Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Các vấn đề về bánh nhau cuối thai kỳ: nhau tiền đạo doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.89 KB, 3 trang )

Các vấn đề về bánh nhau cuối
thai kỳ: nhau tiền đạo

Như thế nào là nhau tiền đạo?
Bánh nhau bám ở vị trí bất
thường (bình thường khi có thai,
nhau bám ở phía đáy tử cung).
Nếu có một nguyên nhân bất
thường nào đó như tử cung dị
dạng, tử cung có u xơ, người có thai nhiều lần, thai sinh
đôi, sinh ba, người có tiền sử nạo hút nhiều lần: bánh nhau
bám ở đoạn dưới tử cung (nhau bám thấp); bám một phần
hay hoàn toàn phủ lên lỗ trong cổ tử cung.
Tùy theo vị trí bám của bánh nhau so với lỗ trong cổ tử
cung, người ta chia nhau tiền đạo thành nhiều loại khác
nhau: nhau bám thấp, nhau bám mép, nhau tiền đạo bán
trung tâm, nhau tiền đạo trung tâm hoàn toàn.
Các dấu hiệu


Chảy máu qua âm đạo (băng huyết) ở giai đoạn cuối của ba
tháng giữa thai kì hay giai đoạn sớm của ba tháng cuối;
máu ra tự nhiên, từng đợt; lượng máu ra ít hay nhiều tuỳ
theo vị trí nhau bám; vị trí nhau bám càng thấp thì máu
chảy ra càng nhiều.
Bạn có nên lo lắng không?
Ở giai đoạn cuối thai kì, khi bánh nhau bám ở gần cổ tử
cung hay có thể che một phần cổ tử cung thì chưa gây nguy
hiểm đến cả mẹ và con. Tình huống nhau tiền đạo xảy ra rất
hiếm, chỉ ở khoảng 1/5 số thai phụ. Phần lớn, bánh nhau sẽ
phát triển cùng với sự phát triển lớn ra của cổ tử cung, nên


thai phụ không nên quá lo lắng khi siêu âm mà thấy bánh
nhau có thể che một phần cổ tử cung ở giai đoạn sớm của
thai kì.
Nếu vị trí bánh nhau vẫn giữ nguyên như vậy đến 3 tháng
giữa hay 3 tháng cuối thai kì mà thai phụ vẫn không bị ra
máu thì không có gì nguy hại. Điều đáng lo ngại là khi thai
phụ bị ra máu nhiều. Mất máu nhiều thì em bé cần phải
được các bác sĩ cho sanh ra bằng một phương pháp thích
hợp. Mất máu nhiều có thể dẫn đến sinh non.
Nếu bác sĩ chuyên theo dõi cho thai phụ cảnh báo bị nhau
tiền đạo và đang ở ba tháng cuối của thai kì thì thai phụ cần
phải khám thai và siêu âm đều đặn để theo dõi, xem xét
bánh nhau. Thai phụ cũng cần tránh việc giao hợp để giảm
nguy cơ chảy máu.
Nếu thai đã lớn hơn 36 tuần, thai phụ có thể đề nghị với bác
sĩ việc sinh theo phương pháp mổ. Nếu sinh bằng ngả âm
đạo, khi em bé sinh ra có thể sẽ làm bong nhau nên dẫn đến
chảy máu rất nhiều.

×