Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Điều tra tỉ lệ trẻ em và vị thành niên ở miền bắc có các vấn đề về sức khỏe tâm thần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.92 KB, 18 trang )

Điều tra tỉ lệ trẻ em và vị thành niên ở miền
Bắc có các vấn đề sức khỏe tâm thần

Nguyễn Cao Minh

Trường Đại học Giáo dục
Luận văn Thạc sĩ ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên
Người hướng dẫn: TS. Đặng Hoàn Minh, GS. Bahr Weiss
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Tìm hiểu tỉ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em miền Bắc, tập trung
tìm hiểu ở các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Hòa Bình. Nghiên cứu mối
tương quan giữa một số thông tin nhân khẩu và các vấn đề sức khỏe tâm thần như: độ
tuổi, giới tính, vùng miền. Từ đó, xây dựng những chính sách và chương trình phòng
ngừa và can thiệp các vấn đề sức khỏe tâm thần ở cho trẻ em miền Bắc.

Keywords: Tâm lý học; Tâm lý học lâm sàng; Tâm lý học trẻ em; Trẻ vị thành niên

Content
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Chăm sóc và bảo vệ trẻ em luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của xã
hội. Chăm sóc sức khỏe thể chất tạo điều kiện cho trẻ em phát triển thể lực, chiều cao, cân
nặng, hoàn thiện dần các chức năng của cơ thể, giảm khả năng mắc bệnh tật và tránh được
nguy cơ tử vong do bệnh tật. Chăm sóc sức khỏe tâm thần lại đóng vai trò quan trọng trong sự
phát triển khả năng trí tuệ, phát triển mặt xã hội, tạo ra một sự cân bằng về tâm lý tình cảm,
phát triển tính tự lập, sự tự tin, tình yêu cuộc sống và các giá trị đạo đức căn bản nhất của con
người, giúp xây dựng và hình thành một nhân cách lành mạnh sáng tạo và chủ động. Để giúp
trẻ có được sự phát triển toàn diện, trẻ cần phải được chăm sóc cả sức khỏe thể chất lẫn sức
khỏe tâm thần. Tuy nhiên, “so với việc chăm sóc sức khỏe thể chất, việc chăm sóc sức khỏe


tâm thần là một lĩnh vực mới mẻ” [27, Trg.15], và chưa được thực sự quan tâm ở mức cần
thiết.
Đã có một số nghiên cứu đánh giá về sức khỏe tâm thần của trẻ em Việt Nam nói
chung. Mặc dù kết quả không hoàn toàn nhất quán, nhưng các nghiên cứu cho thấy một xu
hướng rõ ràng rằng tỉ lệ trẻ em Việt Nam gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần là đáng kể. Có thể
kể đến các nghiên cứu về các vấn đề sức khỏe của học sinh, điển hình như nghiên cứu của
bệnh viện tâm thần Mai Hương năm 2005 cho thấy tỉ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần của
2
học sinh trong các quận nội thành là 19,46 % [43]. Hoàng Cẩm Tú và Đặng Hoàng Minh [29]
(2010) nghiên cứu trên học sinh ở 2 trường THPT Nguyễn Trãi (Hà Nội) và Vân Tảo (Hà
Tây) cho thấy trẻ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần chiếm 22.55%. Nghiên cứu của trung
tâm Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng tiến hành tại 6 tỉnh trên cả nước
cho thấy tỉ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần là 19,6% [45, Trg.41]. Tuy nhiên sau đó, một
nghiên cứu khác lại của Ananda và Tuấn (2007) trên hai tình miền Trung lại cho kết quả tỉ lệ
trẻ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần là 9% [5]. Những nghiên cứu này cho thấy sự quan tâm
chú ý của những nhà chuyên môn đến các vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ em. Tuy nhiên,
những nghiên cứu này thường có mẫu số không đại diện khiến nó chưa trở thành những thông
số tin cậy để xác định và xây dựng các chiến lược can thiệp và phòng ngừa.
Nước ta được chia ra làm ba miền với các điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội khác nhau:
Bắc, Trung, Nam. Cùng với Trung Bộ và Nam bộ, miền Bắc là một vùng kinh tế, xã hội quan
trọng của cả nước, nơi mà các vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ em đang nổi lên như những
vấn đề xã hội nóng bỏng nhất, từ đó đặt ra những yêu cầu cần có những chương trình can
thiệp trên diện rộng để cải thiện, giải quyết các vấn đề đó ở trẻ em miền Bắc. Nhằm cung cấp
những cơ sở khoa học để xây dựng các chương trình can thiệp và phòng ngừa trên diện rộng
có hiệu quả, chúng tôi tiến hành nghiên cứu“Điều tra tỷ lệ trẻ em và vị thành niên miền Bắc
có các vấn đề sức khỏe tâm thần”. Nghiên cứu này sẽ là khảo sát đầu tiên mang tính đại diện
cho miền Bắc ở Việt Nam, sử dụng bộ công cụ rà soát có tính hiệu lực và được thích nghi về
sức khỏe tâm thần trẻ em. Qua nghiên cứu này, chúng tôi hy vọng sẽ xác định được tỉ lệ các
vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ em ở miền Bắc để từ đó có thể làm cơ sở cho các chương
trình can thiệp hiệu quả trên diện rộng nhằm cải thiện nâng cao đời sống tâm thần cũng như

kết quả giáo dục cho các em học sinh.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu tỉ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em miền Bắc.
- Tìm hiểu tương quan giữa một số thông tin nhân khẩu và các vấn đề sức khỏe tâm
thần như: độ tuổi, giới tính, vùng miền.
- Từ đó, xây dựng những chính sách và chương trình phòng ngừa và can thiệp các vấn
đề sức khỏe tâm thần ở cho trẻ em miền Bắc.
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tỷ lệ trẻ có các vấn đề sức khỏe tâm thần ở miền Bắc.
3.2. Khách thể nghiên cứu
240 trẻ vị thành niên tuổi từ 12-16 ở các tỉnh thành phố: Hà Nội, Thái Nguyên, Hải
Phòng, Hòa Bình. Nam nữ có tỉ lệ cân bằng nhau.

3
4. Giả thuyết khoa học
Tỉ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần mắc phải ở trẻ em miền Bắc là khoảng từ 13% đến
20%.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về các vấn đề sức khỏe tâm thần.
- Xác định tỷ lệ trẻ có các vấn đề sức khỏe tâm thần.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Về khách thể nghiên cứu chính
- Trẻ em từ 12 đến 16 tuổi.
6.2. Về giới hạn nghiên cứu
- Trẻ em trong độ tuổi từ 12 đến 16 tuổi.
6.3. Về địa bàn nghiên cứu
Dữ liệu sẽ được thu thập ở ba tỉnh (Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Hòa Bình) trên
miền Bắc. Các tỉnh được phân ra theo loại thành phố: đặc biệt, loại 1 đến loại 3.

6.4. Nguồn thông tin
- Trẻ tự thuật.
7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu điều tra bằng thang đo.
8. Đóng góp mới của luận văn
- Đây là nghiên cứu dịch tễ về sức khỏe tâm thần trẻ em đầu tiên sử dụng các công cụ
sàng lọc tiêu chuẩn. Mẫu nghiên cứu mang tính ngẫu nhiên khách quan và mang tính
đại diện.
- Kết quả của nghiên cứu thực trạng đưa ra được những con số chính xác về tỉ lệ trẻ có
vấn đề về sức khỏe tâm thần.
9. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo luận văn được trình bày
trong 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận: trình bày về những vấn đề lý luận trong nghiên cứu dịch tễ
học.
Chương 2: Tổ chức nghiên cứu: trình bày về công cụ nghiên cứu, phương pháp lấy
mẫu, mẫu nghiên cứu và cách thức phân tích số liệu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu: trình bày về những kết quả nghiên cứu đạt được.
4
Chƣơng1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Các khái niệm chung:

1.1.1 Khái niệm Trẻ em
Theo công ước về quyền trẻ em của Liên hợp quốc “trẻ em có nghĩa là mọi người
dưới 18 tuổi trừ khi theo luật có thể áp dụng cho trẻ em, tuổi trưởng thành được quy định sớm
hơn". Trong trường hợp ở Việt Nam, luật pháp qui định tuổi trưởng thành là 18 tuổi nên trẻ
em được định nghĩa theo đúng như khoảng tuổi của công ước quốc tế [38].
1.1.3. Khái niệm vấn đề sức khỏe tâm thần
1.1.3.1. Khái niệm sức khỏe tâm thần:
Theo từ điển tâm lý học, sức khỏe tâm thần “là một trạng thái thoải mái, dễ chịu về

tinh thần, không có các biểu hiện rối loạn về tâm thần, một trạng thái đảm bảo cho sự điểu
khiển hành vi, hoạt động phù hợp với môi trường” [32, Trg.719].
Ở Việt Nam, khái niệm sức khỏe tinh thần và sức khỏe tâm thần thường được dùng lẫn
lộn với nhau nhưng với ý nghĩa như nhau và cùng có từ tương đương trong tiếng Anh là
“mental health”. Trong Tiếng Việt, từ tâm thần mang rất nhiều định kiến vì nó gắn liền với
những bệnh tâm thần nặng như tâm thần phân liệt, động kinh (điên, cuồng, lên cơn giật...) nên
những nhà tâm lý thường sử dụng từ sức khỏe tinh thần nhằm làm giảm nhẹ những định kiến
xã hội với sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên để thống nhất với chung với các nghiên cứu trong y
học, chúng tôi xin sử dụng thuật ngữ tâm thần trong luận văn này.
1.1.3.2 Khái niệm vấn đề sức khỏe tâm thần:
Tổ chức Y tế thế giới cho rằng các vấn đề sức khỏe tâm thần bao gồm rất nhiều các
vấn đề khác nhau từ nhẹ đến nặng với nhiều triệu chứng phong phú. Tuy nhiên, một cách khái
quát, những triệu chứng này là sự kết hợp của những suy nghĩ cảm xúc, hành vi lệch lạc và
mối quan hệ với người khác lệch lạc, ví dụ như trầm cảm, lo âu, stress đến chậm phát triển và
những rối loạn liên quan đến việc lạm dụng chất gây nghiện [36]. Vấn đề sức khỏe tinh thần
rất phổ biến với con người nói chung.
Khi đề cập đến khái niệm các vấn đề sức khỏe tâm thần, có một số thuật ngữ hay được
sử dụng kèm là rối loạn tâm thần, bệnh tâm thần. Rối loạn tâm thần là thuật ngữ dùng để chỉ
những suy nghĩ, cảm xúc, hành vi lệch lạc ở mỗi cá nhân và những biểu hiện này ảnh hưởng
đến chức năng cuộc sống hiện tại của cá nhân đó. Một người có thể có vấn đề về sức khỏe
tâm thần những chưa chắc đã bị rối loạn tâm thần nếu như vấn đề đó không ảnh hưởng đến
cuộc sống (gia đình, công việc, xã hội, v.v) của họ. Ví dụ một người sợ độ cao, người đó có
vấn đề về sức khỏe tâm thần nhưng sẽ không được coi là mắc rối loạn tâm thần nếu chứng sợ
độ cao của họ không cản trở họ sống bình thường. Trong trường hợp nếu người đó làm xây
5
dựng nhà cao tầng, chứng sợ độ cao sẽ cản trở họ thực hiện công việc, ảnh hưởng đến cuộc
sống. Trường hợp này sẽ được xác định là có rối loạn tâm thần.
Bệnh tâm thần là một tình trạng sức khỏe do bị rối loạn các chức năng nhận thức, cảm
xúc, xã hội. Một người được coi là có bệnh tâm thần khi được những người có chuyên môn y
tế công nhận như bác sĩ tâm thần, cán bộ tâm lý lâm sàng. Các bệnh tâm thần nặng là: tâm

thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, stress sau sang chấn, tự kỉ, chậm phát triển.
Trong nghiên cứu này chúng tôi quan tâm đến tỉ lệ trẻ có vấn đề sức khỏe tinh thần.
1.1.3.3 Phân loại những vấn đề sức khỏe tâm thần
Hiện nay trên thế giới có hai bảng phân loại về sức khỏe tâm thần được sử dụng rộng
rãi. Đó là Cẩm nang chuẩn đoán và thống kê các bệnh tâm thần lần thứ tư của Hiệp hội tâm
thần Mỹ lần thứ 4 (DSM IV) và Bảng phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10 (ICD 10). Sự ra
đời của hai loại bảng phân loại này được đánh giá là mang lại nhiều lợi ích với những tiêu
chuẩn chẩn đoán rõ ràng và hợp lý của chúng, được đánh giá nền tảng cho sự tiến bộ lớn về
phương pháp cho các nghiên cứu dịch tễ học[12], [4, trg. 222].
1.1.4. Dịch tễ học tâm thần
Trong các nghiên cứu về sức khỏe và hành vi con người, nghiên cứu điều tra về tỷ lệ
người có những vấn đề về sức khỏe được xếp vào nghành khoa học dịch tễ.
1.1.4.1. Dịch tễ học
Tác giả Hoàng Khải Lập cho rằng [28, tr 5]: “Dịch tễ học là một khoa học nghiên cứu
sự phân bố tần số mắc hoặc chết đối với các bệnh trạng cùng với những yếu tố qui định sự
phân bố”.
1.1.4.2. Dịch tễ học tâm thần:
Dịch tễ học tâm thần là một nghành khoa học nghiên cứu nguyên nhân và tỉ lệ của các
bệnh tâm thần trong xã hội. Trong dịch tễ học tâm thần, có hai loại tỉ lệ được nghiên cứu. Đó
là tỉ lệ mắc lâm sàng (clincal prevalence) và tỉ lệ mắc tại cộng đồng (actual prevalence). Tỉ lệ
mắc lâm sàng có được dựa trên số lượng bệnh nhân được các cán bộ chuyên môn (bác sĩ tâm
thần, cán bộ tâm lý) chẩn đoán mắc bệnh tâm thần tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế khác. Tỉ
lệ này tương đối dễ nghiên cứu do nó sử dụng các số liệu sẵn có tại bệnh viện và các cơ sở y
tế. Tỉ lệ mắc tại cộng đồng là tỉ lệ ước lượng số người mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần tại
cộng đồng theo phương pháp điều tra xã hội học dựa trên các thang đo tự thuật hoặc các bảng
phỏng vấn có cấu trúc theo DSM hoặc ICD. Tuy nhiên, với mục đích can thiệp và phòng ngừa
các nhà dịch tễ học tâm thần quan tâm nhiều hơn đến tỉ lệ mắc tại cộng đồng. Tỉ lệ này đuợc
nghiên cứu dựa trên những khảo sát tại cộng đồng [14].
6


1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu dịch tễ học các rối loạn sức khỏe tâm thần trên thế giới
Sự phát triển dịch tễ học tâm thần chia ra 4 giai đoạn. Đáng lưu ý là, trước đây, trong
quá trình lịch sử, cách hiểu về các vấn đề tâm thần đã có nhiều thay đổi rất đáng kể. Sự thay
đổi các hiểu đó ảnh hướng trực tiếp lên kết quả nghiên cứu về tỉ lệ phân bố bệnh trong từng
giai đoạn.
a. Giai đoạn thứ nhất:
Giai đoạn này bắt đầu từ thời gian đầu xuất hiện dịch tễ học và kéo dài đến giữa thế kỷ 20
(năm 1950). Những nghiên cứu trong giai đoạn này dựa trên số liệu của người bệnh ở bệnh
viện, nên nghiên cứu đã bỏ qua những người có bệnh những không đến bệnh viện. Kết quả là
những số liệu thống kê trong giai đoạn này thường đơn lẻ và không mang tính đại điện, không
thể hiện được tỉ lệ bệnh tâm thần trong cộng đồng [24].
b. Giai đoạn thứ hai từ nhăm 1950 đến 1980:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, có nhiều quân nhân bị bệnh tâm thần, tỷ lệ bệnh tâm
thần ở trong quân đội được quan tâm và nghiên cứu, nhiều cuộc điều tra trong quân đội được
tiến hành. Từ đây, khái niệm điều tra trong cộng đồng bắt đầu được sử dụng. Trong dân sự,
các nhà tâm thần học bắt đầu nghiên cứu bệnh tâm thần trong cộng đồng và bắt đầu điều tra
bệnh tâm thần trong cộng đồng. Trong giai đoạn này, các nhà nghiên cứu cũng bắt đầu sử
dụng các bảng câu hỏi để nghiên cứu tại cộng đồng [24]. Sau đây là một vài thí dụ:
Những nghiên cứu trong giai đoạn này đã cung cấp được số liệu về tỉ lệ các vấn đề
trong cộng đồng, nhờ sử dụng bảng câu hỏi mà kết quả có tính chất thống nhất và khách quan.
Tuy nhiên, phương pháp chẩn đoán và thu thập số liệu chưa được thống nhất giữa các cuộc
điều tra. Bên cạnh đó các công cụ nghiên cứu trong giai đoạn này không dựa vào các tiêu
chuẩn chẩn đoán. Số liệu từ những cuộc điều tra cộng đồng trên diện rộng sử dụng các bảng
hỏi tự thuật về các dấu hiệu căng thẳng, đau buồn những không dựa trên các tiêu chuẩn chẩn
đoán tổ chức hợp lý [4, Trg 221 – 223].

c. Giai đoạn thứ ba từ 1980 đến 1980:
Trong giai đoạn này, các bảng câu hỏi vẫn được sử dụng trong các điều tra, nhưng với

sự ra đời của ICD 10 và DSM IV, các bảng câu hỏi đã dựa trên những tiêu chuẩn chẩn đoán
rõ ràng và hợp lý. Sự ra đời của ICD 10 và DSM IV được đánh giá là nền tảng cho sự tiến bộ
lớn về phương pháp cho các nghiên cứu dịch tễ học [12], [4, Trg 222]. Bộ câu hỏi được chú ý
trong giai đoạn này là Bảng liệt kê phỏng vấn chẩn đoán (Diagnostic Interview Schedule -
DIS) xây dựng dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM IV.
7
d. Giai đoạn thứ tư từ 1990 đến này: Các điều tra trong giai đoạn này cũng nhằm nhiều mục
đích khác nhau: tỷ lệ bệnh trong cộng đồng, các thiệt hại của bệnh tâm thần, nhận thức của xã
hội về bệnh tâm thần, tổ chức y tế v.v…
Trong giai đoạn thứ tư và thứ ba của các nghiên cứu dịch tễ học, các nghiên cứu dịch
tễ học có xu hướng nhấn mạnh đến việc nghiên cứu tìm tỉ lệ mắc bệnh ở cộng đồng. Số liệu
nghiên cứu trong hai giai đoạn này được thu thập bằng một trong hai cách: a) phỏng vấn có
cấu trúc dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán của hai bảng phân loại bệnh ICD 10 và DSM 4,
thông qua các nghiên cứu viên được chính dự án nghiên cứu đào tạo b) sử dụng các bảng hỏi
điều tra cộng đồng có cấu trúc dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán của hai bảng phân loại bệnh ICD
10 như bộ câu hỏi CIDI [15]. Trong đó, phương pháp nghiên cứu dựa trên phỏng vấn bán cấu
trúc có nhiều hạn chế do thường rất tốn kém và tính thống nhất không cao do số liệu thu được
phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm lâm sàng và quá trình đào tạo của cán bộ thu thập số
liệu, và do vậy những độ tin cậy của các nghiên cứu này bị đặt câu hỏi [12], [7],[15],[16].
Chính vì vậy xu hướng trong các nghiên cứu dịch tễ học hiện đại là tập trung vào phương
pháp điều tra bằng bảng hỏi trong cộng đồng.

1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu dịch tễ học các vấn đề sức khỏe tâm thần trong nước

Đã có một số các nghiên cứu về dịch tễ học về vấn đề sức khỏe tâm thần được thực
hiện ở nước ta. Các nghiên cứu này có thể chia làm hai loại: a) những nghiên cứu dịch tễ về
một bệnh tâm thần cụ thể b) những nghiên cứu dịch tễ về các vấn đề sức khỏe tâm thần
chung.
1.2.2.1. Nghiên cứu dịch tễ về một bệnh tâm thần cụ thể
Một trong những nghiên cứu đầu tiên phải kể đến nghiên cứu dịch tễ về bệnh tâm thần

phân liệt do Nguyên Văn Siêm thực hiện [33], nghiên cứu trên một phường tại Thành Phố Đà
Nẵng, khảo sát toàn bộ các hộ trong phường với tổng số hộ dân là 23758. Kết quả: tỷ lệ mắc
chung là 0,52 – 0,61% dân số. Tỷ lệ mắc điểm là 0,49 – 0,53%. Một số nghiên cứu dịch tễ khác
về trầm cảm như của Nguyễn Văn Siêm (2010) cho biết tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm của một làng
ven sông Hồng là 8,35%; Bùi Hồng Tâm, Cao Tiến Đức [34] khảo sát tại Quảng Ninh, cho
biết tỉ lệ mắc tâm thần phân liệt là 0,21%; động kinh là 0,12%, chậm phát triển tâm thần là
0,15%, nghiện rượu là 0,25), sa sút trí tuệ là 0,05%.
Nhìn chung những nghiên cứu dịch tễ theo hướng này đã cho thấy sự quan tâm của
giới chuyên môn về các vấn đề sức khỏe tâm thần. Phương pháp nghiên cứu sử dụng theo hai
hướng: a) đào tạo các nghiên cứu viên để có thể sử dụng bảng hỏi phỏng vấn sâu, b) sử dụng
các bảng hỏi điều tra. Cả bảng hỏi phỏng vấn sâu và bảng hỏi điều tra đều dựa trên các tiêu
chuẩn chẩn đoán của hai bảng phân loại bệnh quốc tế DSM IV và ICD 10. Tuy vậy, không

×