Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Sinh đôi hoặc nhiều hơn thế nữa pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.77 KB, 20 trang )

Sinh đôi hoặc nhiều hơn thế
nữa

Nhiều bà mẹ mong muốn sanh một lần 2 đứa con
để sau này khỏi phải sanh nữa, nhưng làm thế
nào để có bầu đa thai và chăm sóc các bé như thế
nào?
Làm thế nào để có đa thai được ?
Khoảng 2 thập kỷ gần đây, càng ngày càng có nhiều
trường hợp sinh đôi (hoặc đa thai) vì nhiều phụ nữ
phải sử dụng thuốc hỗ trợ cho việc có thai hoặc tiến
hành những phương pháp hỗ trợ kiểu như thụ tinh
trong ống nghiệm (IVF). Đa số các phương pháp hỗ
trợ mang thai đều tăng khả năng có thai đôi (cùng
trứng hoặc khác trứng) hoặc đa thai.
Mặc dù tỉ lệ thai đôi đang gia tăng và chiếm 95%
trong các trường hợp đa thai nói chung, thế nhưng tỉ
lệ đa thai (nhiều hơn 2) lại còn tăng mạnh hơn. Trong
khoảng thời gian từ năm 1988 đến 1999, tỉ lệ sinh đôi
ở Mỹ tăng khoảng 53% nhưng đồng thời tỉ lệ sinh 3
hoặc đa thai tăng đến 400% !!!
Việc điều trị hiếm muộn gia tăng khả năng đa thai
như thế nào ?
Không phải các phương pháp điều trị hiếm muộn đều
chắc chắn cho kết quả đa thai, nhưng đa số các phụ
nữ có đa thai đều đã từng trải qua một trong các
phương pháp điều trị hiếm muộn. Lý do là:
Các loại thuốc điều trị hiếm muộn thường kích thích
buồng trứng, giúp cho xảy ra hiện tượng rụng nhiều
trứng cùng một lần. Tỉ lệ trung bình là khoảng 20-25%
phụ nữ sử dụng thuốc kích thích tiết hormone sinh


dục được đậu thai đôi hoặc đa thai. Thụ tinh trong
ống nghiệm cũng cho kết quả tương tự, vì người ta
phải bơm nhiều phôi vào tử cung của người phụ nữ
để gia tăng khả năng đậu thai (theo người dịch :
nhưng theo một số thông tin mới cập nhật gần đây,
ngành phụ sản của một số nước như Mỹ, Thụy Điển
… đã chứng minh là chỉ cần bơm 1 phôi vào tử cung
thì khả năng đậu thai cũng bằng với việc bơm nhiều
phôi vào tử cung). Các phương pháp điều trị khác
cũng nhiều khả năng đa thai tương đương ngoại trừ 1
phương pháp : “bơm tinh trùng” có thể không dẫn đến
đa thai, nhưng các phụ nữ được “bơm tinh trùng” lại
cũng thường được cho uống thuốc kích thích rụng
trứng rồi.
Các yếu tố xảy ra đa thai tự nhiên (ngoài yếu tố
điều trị hiếm muộn):
- Do di truyền : nếu trong gia đình đã từng có nhiều
cặp sinh đôi tự nhiên, bản thân bạn rất có cơ may
sinh ra 1 cặp song sinh nữa
- Do tuổi tác : hiện vẫn còn đang tranh cãi vì có một
số nghiên cứu chứng minh rằng phụ nữ lớn tuổi hơn
thì mức kích thích buồng trứng mạnh hơn, nhưng có
một số nghiên cứu lại không đồng ý với giả thuyết
này
- Do chủng tộc : sinh đôi thường thấy ở người Mỹ gốc
Phi, và ít thấy ở người châu Á và khu vực các nước
nói tiếng Tây Ban Nha.
- Do dinh dưỡng : dinh dưỡng tốt gia tăng khả năng
đa thai và ngược lại
- Do mang thai nhiều lần : phụ nữ nào càng nhiều lần

mang thai, càng có nhìêu khả năng sinh đôi. Trong
lần mang bầu thứ 4 hay thứ 5 của mình, khả năng
sinh đôi của bạn cao gấp 4 lần so với lần mang bầu
đầu tiên !!!
- Do tiền sử sinh đôi : nếu bạn đã từng sinh đôi thì lần
sau dám bạn sẽ sinh đôi nữa lắm !
Làm sao để sớm biết mình đang có đa thai?
- Nếu số đo của bạn gia tăng quá nhanh so với một
thai phụ bình thường thì bạn phải đi siêu âm để phát
hiện 1 trong 2 khả năng : tính sai ngày thụ thai hoặc
có đa thai ? Ngoài số đo gia tăng, nếu bác sĩ nghe tim
thai phát hiện thấy có hai quả tim thai đang đập cùng
một lúc thì kết quả siêu âm coi như chỉ là chuyện cấp
bằng chứng nhận nữa thôi!
- Mặc dù siêu âm là phương pháp hết sức ưu việt để
phát hiện ra đa thai, vị bác sĩ siêu âm lại hết sức điên
đầu để biết chính xác có bao nhiêu đứa bé ở trong
bụng người mẹ nếu bà ta có nhiều hơn 2 đứa bé
(mức độ chính xác giảm dần nếu số lượng thai nhi đa
thai gia tăng).
- Nếu bạn thụ thai do điều trị hiếm muộn, nhất là do
thụ tinh trong ống nghiệm, thì bạn nên siêu âm sớm
từ tuần thứ 4 – 5 sau khi thụ thai để phát hiện số phôi
phát triển được thành thai để các bác sĩ có thể sớm
can thiệp nếu số thai nhiều hơn sự mong muốn.
- Khi siêu âm, có thể biết trước đó là anh em (chị em)
song sinh giống hệt nhau hay không nếu người bác sĩ
siêu âm có tay nghề cao : các cặp song sinh giống
hệt nhau thường nằm chung trong 1 túi nước ối và
được nuôi chung một dây nhau của người mẹ.

Những rủi ro khi có đa thai :
- Đa thai có thể xem như dễ bị rủi ro hơn nhưng bạn
không phải lo lắng đến các biến chứng bởi đa số các
trường hợp đa thai đều cho ra những đứa bé mạnh
khoẻ.
- Loại rủi ro hay gặp nhất trong đa thai là sảy thai do
những bất thường ngẫu nhiên hoặc một thai nhi có
thể ngưng phát triển lúc khoảng 20 tuần, hoặc thậm
chí một bé không sống nổi qua tháng đầu tiên sau khi
sinh. Khi một thai ngưng phát triển, thời điểm này
càng sớm thì bạn và đứa bé còn lại càng ít bị biến
chứng. Thường thì cái thai ngưng phát triển này sẽ
được cơ thể người mẹ “hấp thụ” lại hoặc sẩy ra ngoài
với những hiện tượng chảy máu như một trường hợp
sảy thai thông thường.
- Khi mất một thai, tinh thần của người mẹ sẽ rất xáo
trộn bởi sự mất mát và một mặc cảm khó hiểu khi
đứa bé còn lại vẫn tiếp tục phát triển bình thường.
Người thân phải hết sức tâm lý khi chăm sóc cho
ngừơi mẹ này.
- Các rủi ro khác : chứng tiền sản giật, bong nhau
thai, thai kém phát triển và chuyển hoá máu qua lại
giữa hai thai … là các biến chứng cần phòng chống
bằng cách sinh hoạt dinh dưỡng cân đối, và cần phát
hiện sớm bằng cách thường xuyên thăm khám bác sĩ
phụ khoa suốt thời gian thai kỳ nhằm có cách điều trị
thích hợp và kịp thời, tăng khả năng sống còn của
thai nhi. Nếu sau 36 tuần mà không phát hiện biến
chứng gì, coi như rủi ro không còn đáng kể.
Các vấn đề đáng quan tâm khác khi có đa thai:

- Sinh non: khoảng 50% các trường hợp đa thai phải
sinh non vào tuần thức 37. Vì vậy, thường các thai
phụ sinh đôi giữ được qua 38 tháng thì coi như có
nhiều khả năng sẽ được sinh con đủ tháng bình
thường. Thai nhi nếu phải ra đời sớm sẽ bị nhẹ cân
và sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khoẻ hơn.
- Số lần khám thai: nên khám thai nhiều hơn các thai
phụ bình thường. Số lần nên đi là : mỗi 2-3 tuần đi 1
lần trong suốt 6 tháng đầu và mỗi tuần 1 lần trong 3
tháng cuối. Suốt thai kỳ nên siêu âm khoảng 4-6 lần
để chắc chắn là thai nhi phát triển tốt.
Chăm sóc và dinh dưỡng khi mang đa thai:
- Ăn nhiều hơn : nếu như mang thai một bé bạn phải
nạp thêm 300 calories một ngày thì với thai đôi bạn
phải nạp thêm 600 calories một ngày, trong đó đầy đủ
đạm, calci và carbohydrate, đặc biệt là các loại ngũ
cốc nguyên hạt.
- Uống nhiều nước : khi mang thai rất cần phải uống
nhiều nước, đa thai lại phải càng phải uống nhiều
hơn. Nếu thiếu nước sẽ bị chứng co bóp tử cung tiền
sản gây sinh non. Một ngày bạn nên uống tối thiểu 2
lít nước, vì thế lúc nào cũng phải mang theo 1 bình
nước kè kè bên mình để uống suốt ngày.
- Lên cân như thế nào: chỉ nên lên từ 15-20kg
(khoảng 5kg nhiều hơn so với khi mang thai 1 bé)
- Vận động và tập thể dục: vừa phải, tùy theo tình
hình sức khoẻ của bản thân và lời khuyên của bác sĩ,
nói chung giống như khi mang thai bình thường.
Các vấn đề khi lâm bồn:
- Hạ sinh nhiều hơn một em bé luôn luôn phức tạp và

khó khăn hơn là chỉ sinh một. Vì vậy, bạn nên đến
bệnh viện phụ sản để sinh thay vì sinh ở nhà hay là
đến nhà hộ sinh nhỏ ở gần nhà, nơi không có đầy đủ
phương tiện kỹ thuật.
- Hơn một nửa các trường hợp sinh đôi đều phải sinh
mổ. Một trong những lý do thông thường nhất để bác
sĩ phải đi đến quyết định cho sản phụ sinh mổ là do vị
trí của thai nhi. Nếu thai nhi ra trước có “ngôi đầu” thì
bác sĩ sẽ quyết định cho sinh thường. Sau đó dù thai
nhi thứ hai có ngôi đầu hay ngôi ngược thì bác sĩ vẫn
cố gắng cho sinh thường tiếp. Có thể bác sĩ sẽ cố
tránh phải tiến hành phẫu thuật bằng cách xoay trở,
xoa bóp cho thai nhi được sinh thường nhưng đa số
các bác sĩ không thích việc cố gắng với những ca
sinh ngược này. Ngoài ra, quyết định của bác sĩ trong
việc sinh mổ cũng phụ thuộc vào các yếu tố thông
thường với một sản phụ sinh một, như : cổ tử cung
không mở, thai nhi bị rớt nhịp tim, chứng tiền sản giật,
bong nhau thai sớm …
- Nếu bạn nhất quyết không muốn sinh mổ : nên chọn
cho mình người bác sĩ nào đã có kinh nghiệm đỡ đẻ
sinh đôi bằng cách sinh thường, hỏi trước bác sĩ ấy
sẽ có những phương án gì để tránh sinh mổ …
Phải làm gì để tránh sinh mổ:
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ, uống
đủ nước (2 lít/ngày)
- Không để tăng cân quá nhiều
- Cố gắng ngồi (vị trí càng thẳng đứng càng tốt) và
năng động trong suốt quá trình sinh con
Cho con bú:

Cho 2 đứa trẻ sinh đôi bú quả là 1 công việc lớn lao
hơn nhìêu so với việc chỉ cho bú 1 đứa bé. Nuôi 2 cái
miệng đói khát có thể làmbạn thấy quá tải vì suốt
ngày lúc nào cũng chỉ có mỗi việc cho con bú (một số
trẻ sơ sinh có thể đòi bú nửa tiếng một lần trong
những tuần lễ đầu) : không có thời gian nghỉ ngơi, và
sợ là không có đủ sữa cho bé bú. Tuy nhiên, nếu bạn
nhận được đầy đủ các hỗ trợ cần thiết của các
chuyên viên y tế, bác sĩ nhi, gia đình và bạn bè …
bạn sẽ có thể hoàn thành nhiệm vụ nuôi con bằng
sữa mẹ của mình, và điều này rất tốt cho sức khoẻ cả
mẹ và con.
Những thách thức bạn phải vượt qua:
- Sợ rằng cho bú mẹ mất nhiều thời gian hơn bú bình
: thật ra ta sẽ mất nhiều thời gian hơn khi trẻ bú bình
vì phải pha sữa công thức, phải rửa bình, tiệt trùng
bình …
- Lập ra lịch cho bú : thật ra không nên cứng nhắc
trong việc này vì mỗi đứa trẻ có thời gian no đói khác
nhau, tốt nhất là cho bú theo nhu cầu của con bạn, cụ
thể là theo đứa con nào háu đói hơn trong hai đứa
sinh đôi của mình.
- Cho 2 bé bú cùng 1 lúc : Bạn có thể cho 2 bé bú
cùng một lúc với nhiều tư thế khác nhau. Có thể dùng
khăn bông gấp lại để lên đùi (nếu ở nước ngoài thì có
bán loại gối đặc biệt có thể đặt nằm 2 bé để cho bú
cùng một lúc) rồi đặt hai bé lên ngang trước ngực. Có
một tư thế khác là kẹp nách hai bé hai bên hoặc một
bé thì kẹp nách, một bé thì nằm ngang trước ngực
cũng áp dụng được. Hoặc nhờ một người khác trong

gia đình bế giúp bớt 1 bé. Bạn cần phải kiên nhẫn và
thử nhiều tư thế cho bú để phát hiện ra tư thế nào
hợp với mẹ con bạn nhất.
Một điều nên làm nữa là nên luân phiên đổi bên cho
mỗi bé sau mỗi lần bú, nhất là khi nhu cầu bú của 2
bé không bằng nhau. Tuy nhiên, hơi khó để mỗi lần
cho bú lại phải ngồi nhớ xem lần trước thằng anh bú
bên nào, thằng em bú bên nào để có thể đổi ngược
lại, nên ta chỉ cần đổi sau mỗi 24 giờ thôi. Mục đích
đổi bên là để cân bằng lượng sữa tiết ra và tránh bị
viêm tắt tuyến vú. Ngoài ra, việc đổi bên cũng là một
bài tập tốt cho hoạt động nhìn của bé được cân đối.
Cho hai bé bú cùng một lúc còn có ích lợi khác là tiết
kiệm được thời gian và sau khi cho bú xong thì có thể
dỗ cả hai bé ngủ cùng một lúc.

Giả sử khi xuất viện, một bé yếu hơn phải nằm lại, ở
nhà bạn nên vừa cho bú một bên đồng thời bơm hút
sữa từ vú bên kia để hoạt động tiết sữa của hai bầu
vú vẫn liên tục, sẵn sàng chờ đón bé kia xuất viện.
- Làm sao đủ sữa cho cả hai bé ?
Quy luật của thiên nhiên sẽ không làm bạn thất vọng :
có cầu là có cung. Nếu thấy ít sữa, bạn cứ liên tục
cho bé bú nhiều hơn, sữa sẽ tiết ra nhiều lên dần.
Ngược lại, nếu bé bú không hết, bạn phải bơm hút
cho sữa ra hết nhằm kích thích sữa mới tái tạo nhiều
hơn, tươi mới hơn ! Và nhớ khi cho con bú phải để
nhiều nước uống cạnh đó vì khi cho bú sẽ thấy rất
khát nước.
- Làm sao biết bé đã bú đủ ?


Cũng như với các trẻ em sinh một bình thường, ta
đếm số tã ướt và số lần đi tiêu tiểu của bé. Trong
vòng 24 giờ sau khi sinh, nếu bú đủ bé phải làm ướt
tã ít nhất 1 lần, 2 tã trong vòng 24 giờ tiếp theo (ngày
thứ hai), 3 tã trong vòng 24 giờ sau đó (ngày thứ ba),
v.v…… Sau một tuần, bé phải buộc ta thay 7-8 cái tã
trong một ngày (số lần thay tã có thể ít hơn nếu dùng
loại tã giấy có độ thẩm thấu cao). Và hết tuần đầu thì
phân của bé trở nên lỏng và có màu vàng như mù tạt.
Nếu cẩn thận thì bà mẹ nên ghi lại giờ giấc cho bú,
bé nào bú bên vú nào, và số tã dơ của mỗi bé.
- Liệu mẹ có bị đau rát núm vú khi cho bú ?
Đau rát núm vú không bao giờ là do cho bú nhiều mà
là do cách cho bú và tư thế cho bú không đúng. Khi bị
đau rát, bạn có thể dùng chính sữa của mình và dùng
thêm Lanolin (một loại lotion, hoặc vaseline làm ẩm
da) để điều trị như sau : sau khi cho bú xong, vắt ra
thêm vài giọt sữa nữa và để tự khô trên vú trong vòng
5-10 phút (sữa này giúp làm lành vết thương và diệt
được vi khuẩn), sau đó bôi Lanolin lên.
Nếu bạn tự nhiên thấy thương một bé hơn bé kia?
Điều này cũng thường xảy ra, nhất là khi có một bé
yếu hơn phải nằm lại bệnh viện, bạn có nhiều thời
gian bên bé ở nhà hơn, bạn sẽ thấy thương nó hơn.
Hoặc ngược lại : thấy thương đứa bé ốm yếu hơn.
Khi đó, bạn nên sớm nhận ra tình cảm của mình
nhằm cân bằng lại để cho các con của mình một niềm
yêu thương, quan tâm chăm sóc bằng nhau. Việc cho
con bú sẽ nhanh chóng dệt nên mối dây liên quan

mật thiết giữa mẹ và con, san bằng mọi cách biệt.
Liệu có lúc nào để nghỉ ngơi không?
Có chứ ! Cần phải nghỉ ngơi lắm chứ ! Mỗi khi bọn trẻ
ngủ, bạn cũng nên ngủ theo. Hãy huy động “lực
lượng hỗ trợ” của mình, đầu tiên là ông xã. Nhờ anh
ấy trông con dùm dù chỉ tạm thời 15-20 phút, để bạn
có thể nghỉ một chút. Ngoài việc ngủ bù, bạn nên đi
dạo bên ngoài, đi tắm nước nóng, hoặc đơn giản chỉ
là đọc báo trong một căn phòng khác không có bọn
trẻ ở bên cạnh. Khi nào việc cho bú đã ổn định giờ
giấc, bạn cũng nên gửi con để đi chơi bên ngoài buổi
tối với ông xã. Hãy nhớ rằng vợ chồng mình đã từng
là một đôi ăn ý trước khi sinh con và không được lãng
quên mối quan hệ đó, đã đến lúc phải “làm nóng” lại
mối quan hệ đó rồi đấy bà mẹ bận rộn ơi!
“Lực lượng hỗ trợ” - họ là ai?
Câu hỏi này hơi thừa nhưng lại là một ỵếu tố quan
trọng giúp bạn rất nhiều trong việc chăm sóc những
đứa con bé bỏng của mình. Ngoài việc nuôi con, bạn
cũng nên để tâm tới việc tranh thủ tình cảm và sự
giúp đỡ của những người lân cận : ông xã, bố mẹ
ruột, bố mẹ chồng, anh chị em, bạn bè và thậm chí cả
hàng xóm (ở nước ngoài còn có cả các nhân viên
chăm sóc nhũ nhi tại địa phương hoặc do bệnh viện
gửi đến). Lực lượng hỗ trợ này sẽ giúp đỡ đắc lực
trong việc trông nom em bé, nấu nướng, dọn dẹp và
đi chợ mua sắm …
Dỗ ngủ bé sinh đôi:
Cho các bé đi ngủ cùng một lúc sẽ thành thói quen tốt
cho bé và giúp bạn có thêm thời gian nghỉ ngơi. Nếu

các bé có giờ ngủ chênh nhau, chúng sẽ không ngủ
yên giấc và làm náo loạn cuộc sống của bạn lên mất.
Khi cho bé ngủ, trước đó nên cho tắm nước ấm, cho
bé vào giường rồi kể truyện, ôm ấp, âu yếm bé, xoa
lưng, nói chuyện thì thầm với bé. Nếu bạn kiên nhẫn
cho bé vào nếp theo giờ giấc, bé sẽ hiểu ra “đã đến
giờ ngủ, phải nghe lời mẹ thôi”.

Nên bọc trẻ sơ sinh trong chăn tã, hoặc hữu hiệu hơn
cả là trong những chiếc áo cũ của mẹ, vì mùi hương
của người mẹ giúp cho bọn trẻ cảm thấy yên tâm, ấm
áp và ngủ yên giấc hơn.
Không nên đợi đến khi bé ngủ rồi mới đặt bé vào nôi
mà nên đặt bé vào nôi khi bé chỉ mới gà gật buồn ngủ
thôi. Và cũng không nên đu đưa bé cho đến khi bé
ngủ mới thôi. Mục đích của lời khuyên này là ta nên
tập cho bé tự đi vào giấc ngủ một mình, không phụ
thuộc vào việc đu đưa nữa.
Các nhà tâm lý học khuyên nên cho các trẻ sinh đôi
ngủ cùng với nhau :bọn trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu nếu
được nằm chung, chạm vào người nhau, thậm chí
chúng còn ôm lấy nhau hoặc mút tay của nhau nữa !
Thường thì trong 3 tháng đầu nên cho 2 trẻ sinh đôi
nằm ngủ chung trong 1 nôi, sau đó thì tách ra nhưng
cố gắng sắp xếp sao cho chúng vẫn nhìn thấy nhau
dù là nằm riêng trong 2 nôi.
Quấy khóc ban đêm, dỗ bé nào trước?
Thường thường bạn hay lao đến đứa bé đang quấy
khóc trước mà bỏ quên đứa đang nằm yên lặng
ngoan ngoãn. Các nhà tâm lý khuyên chúng ta làm

ngược lại: tức là phải đến với đứa bé đang nằmg
ngoan trước và kiểm tra, đặt chúng nằm yên ổn
trước, sau đó mới đến với bé đang khóc. Lý do : đứa
bé ngoan sẽ có nguy cơ cảm thấy thiếu thốn tình
thương của mẹ, và thường các trẻ sinh đôi không
cảm thấy khó chịu với tiếng khóc lóc quấy rối của
nhau bao giờ, vì vậy bạn không phải sợ rằng đứa bé
đang khóc sẽ làm thức giấc anh/em của nó.
Bé ngủ thẳng giấc suốt đêm:
Theo các chuyên gia, thời điểm các bé có thể ngủ
thẳng giấc suốt đêm thường phụ thuộc vào cân nặng
của chúng, chứ không phải là tháng tuổi của chúng.
Điều này có nghĩa là nếu 2 trẻ sinh đôi nhà bạn lệch
cân nhiều, chúng cũng lệch luôn về thời điểm có thể
bắt đầu ngủ thẳng giấc suốt đêm. Để đối phó với việc
cho bú đêm, khi 1 bé thức dậy đòi bú thì ta nên thức
bé kia dậy luôn để cùng bú, kẻo không chúng thay
phiên nhau thức xen kẽ đòi bú cả đêm thì đêm của
bạn sẽ là “đêm trắng” mất!
Kết luận :
Khi có con sinh đôi, sinh ba … mức độ vất vả của
việc chăm sóc cũng nhân đôi, nhân ba. Vì vậy, ngoài
nỗ lực của bản thân, bạn cần có sự giúp đỡ hết lòng
của các thành viên trong gia đình, hoặc phải thuê
thêm vú em để giúp đỡ. Vai trò của người bố lại càng
thêm phần quan trọng, nhất là các chuyên gia đã
nhận xét điều này : khi một đứa trẻ quấy khóc, nếu
được âu yếm dỗ dành trong một vòng tay mạnh khoẻ,
rắn chắc của bố, chúng sẽ mau nín hơn là trong vòng
tay của mẹ chúng nữa. Vậy thì, hỡi các ông bố, mau

mau bế con đi nào

×