Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Vai trò của CTO trong thành công của doanh nghiệp ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.01 KB, 5 trang )

Vai trò của CTO trong thành công của
doanh nghiệp
Cuộc chiến giành nhân tài là một cuộc chiến mang tính toàn cầu.
Có thể ngày hôm nay, các ông chủ doanh nghiệp chưa thực sự
dám tin rằng mình sẽ mãi mãi tồn tại trên thị trường, song những
cộng sự tốt nhất của họ thì vẫn luôn sát cánh bên cạnh họ.
Chức danh Chief Talent Officer (CTO) liên quan đến trách nhiệm
phát triển nhân tài trong khuôn khổ lĩnh vực kinh doanh của
doanh nghiệp. Anh ta phải có nhiệm vụ tổ chức sao cho việc thu
hút và giữ chân người tài giỏi trở thành một phần của chiến lược
kinh doanh chung, phải xác định được lọai nhân tài nào là cần
thiết cho doanh nghiệp đồng thời tổ chức việc thu hút và giữ chân
người giỏi. Nhiều công ty rất cần chức danh này. Đương nhiên,
đó phải là những người giữ vị trí quản lý cao cấp trong doanh
nghiệp, có tầm ảnh hưởng nhất định đối với Ban giám đốc công
ty.
Cần phải nhìn thẳng vào vấn đề, rằng các doanh nghiệp cần phải
tự hòan thiện nhiều thứ để có thể thu hút và giữ chân người giỏi.
Doanh nghiệp phải xác định rõ rằng, họ có thể đưa ra những đề
nghị gì đối với nhân viên - công việc, môi trường làm việc, phong
cách quản lý Sau đó, họ cần phải áp dụng các lợi thế này để tạo
ra sản phẩm và bán ra thị trường để từ đó có được những cá
nhân phù hợp, gắn bó với doanh nghiệp
Nếu như lãnh đạo công ty không thật sự tin tưởng vào giá trị, tầm
quan trọng của nhân tài trong công việc kinh doanh của mình,
doanh nghiệp chỉ có thể đạt được một kết quả nào đó nhất định
mà thôi. Nếu một vị giám đốc công ty vẫn chưa nói ra được câu:
«Chúng tôi cần những nhân viên giỏi và tài năng để cùng vận
hành doanh nghiệp. Vậy chúng tôi phải làm gì?», thì chắc chắn
một điều rằng, doanh nghiệp đó vẫn chưa thể có kết quả kinh
doanh khả quan được. Nếu thật sự muốn thu hút và giữ chân


nhân tài, bạn cần phải quay lại với những gì mình đề nghị: công
việc, lời mời gọi, thách thức nhân viên bộc lộ khả năng, cơ hội
hòan thiện kỹ năng, môi trường làm việc tốt, tính đồng đội.
Chức danh Chief Talent Officer liên quan đến trách nhiệm phát
triển nhân tài trong khuôn khổ lĩnh vực kinh doanh của doanh
nghiệp. Anh ta phải có nhiệm vụ tổ chức sao cho việc thu hút và
giữ chân người giỏi trở thành một phần của chiến lược kinh
doanh chung, phải xác định được lọai nhân tài nào là cần thiết
cho doanh nghiệp đồng thời tổ chức việc thu hút và giữ chân
người giỏi. Nhiều công ty rất cần chức danh này. Đương nhiên,
đó phải là những người giữ vị trí quản lý cao cấp trong doanh
nghiệp, có tầm ảnh hưởng nhất định đối với Ban giám đốc công
ty.
Ứng viên mà bạn tuyển vào có muốn thực hiện công việc cụ thể
A,B,C,D hay không? Rất nhiều doanh nghiệp đã vấp phải vấn đề
trớ trêu là, nhân viên của họ có khả năng nhất định nào đó và
hiểu rõ họ cần phải làm gì và thậm chí là có thể thực hiện tốt. Tuy
nhiên, họ lại không muốn làm bởi trên thực tế, họ lại thích làm
việc khác. Đây là một thực tế thường xảy ra tại nhiều doanh
nghiệp. Bởi vậy, khi tuyển dụng nhân sự, bạn cần chọn những cá
nhân biết việc, hiểu việc và muốn thực hiện công việc mà bạn
giao phó cho họ.
Sai lầm đầu tiên - đó là việc cho rằng, tiền bạc sẽ giải quyết được
tất cả. Nghĩa là, doanh nghiệp thường cho rằng, việc quan trọng
nhất cần làm, ấy là trả lương cao hơn cho những người có khả
năng thực hiện một công việc cụ thể nào đó. nếu chỉ dừng lại ở
chuyện tiền bạc, bạn sẽ khó lòng mà giữ được nhân viên giỏi của
mình trước những tay thợ săn sành sỏi. Các công ty đối thủ sẽ dễ
dàng "câu" người của bạn. Bởi vậy, cần phải quan tâm hơn nữa
đến môi trường làm việc, chế độ đào tạo, huấn luyện, khả năng

thăng tiến của nhân viên. các công ty không hiểu được một điều
rằng, các nhân viên của họ rất giống nhau nhưng đồng thời cũng
rất khác nhau. Nếu muốn thu hút và giữ chân người giỏi , đừng
nên trả lương theo chế độ bình quân chủ nghĩa. Bởi vậy, nên nói
chuyện với từng người để hiểu điều gì là quan trọng đối với mỗi
một người trong số họ. Chính vì thế mà các nhà quản lý có thể
tạo điều kiện để nhân viên của mình đạt được những kết quả tốt
nhất theo sở trường của
Google là một công ty tên tuổi với nhiều kết quả kỳ diệu, thậm chí
ngay cả cái tên của nó thôi cũng đã được coi như là một động từ.
Google tạo ra sản phẩm tuyệt hảo với giá trị gia tăng cho người
sử dụng. Google hiểu được mình đang đem lại cho nhân viên cái
gì và rồi cùng họ tạo dựng thương hiệu. Công ty này rất chú trọng
đến những chi tiết, cho dù là rất nhỏ, đóng vai trò quan trọng đối
với bản thân người nhân viên và biến những chi tiết này thành
một phần trong chế độ đãi ngộ.

×