Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Vai trò của doanh nghiệp trong việc thực hiện ASXH ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.2 KB, 12 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Vai trò của doanh nghiệp trong việc thực hiện ASXH ở
nước ta
Trong nền kinh tế thị trường theo định hướng: dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh, hơn nữa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc
tế ngày càng sâu rộng, lạm phát do các yếu tố trong nước cộng hưởng với lạm
phát toàn cầu, an sinh xã hội là mục tiêu rất quan trọng. Chính vì thế, ngay cả
khi chuyển hướng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội vẫn được coi là một trong
bốn mục tiêu quan trọng hiện nay của đất nước (kiềm chế lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tăng trưởng bền vững). Trên tinh thần đó
quan điểm của Đảng và Nhà nước về vai trò, tầm quan trọng của an sinh xã
hội là: đầu tư cho an sinh xã hội chính là đầu tư cho con người, đầu tư cho
phát triển, an sinh xã hội đã trở thành động lực góp phần cho kinh tế phát triển
và tăng trưởng bền vững.
1. Thực trạng của việc đảm bảo ASXH tai các doanh nghiệp hiện
nay
Thực hiện an sinh xã hội là một nội dung cơ bản và tất yếu trong trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một vấn đề khá cũ đối với các
nước phát triển nhưng còn khá mới mẻ và nó đang được quan tâm ở Việt Nam hiện nay.
Theo quan niệm của Hội đồng Thương mại thế giới, thì “trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp(Corporate Social Responsibility ) là sự cam kết trong việc ứng xử hợp đạo lý và
đóng góp vào sự phát triển kinh tế, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của lực
lượng lao động và gia đình họ, cũng như của cộng đồng địa phương và của toàn xã hội
nói chung”. Mặc dù có thể có nhiều cách diễn giải khác nhau, tuy nhiên có thể hiểu
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm 4 yếu tố cấu thành: (1) trách nhiệm với
thị trường và người tiêu dùng; (2) trách nhiệm về bảo vệ môi trường; (3) trách nhiệm
với người lao động; (4) trách nhiệm chung với cộng đồng. Ta có thể nhóm gộp trách
nhiệm (3 và 4) để hình thành trách nhiệm thực hiện an sinh xã hội của doanh nghiệp.
Với cách tiếp cận này, có thể hiểu trách nhiệm thực hiện an sinh xã hội của doanh
nghiệp là trách nhiệm của doanh nghiệp trong thực hiện BHXH và hỗ trợ xã hội đối với
người lao động và cộng đồng, mang tính chất tất yếu và thường xuyên. Nó xuất phát từ


chính nhu cầu sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và được quy định thực hiện bởi
chính sách, pháp luật của nhà nước chứ không phải chỉ là sự trợ giúp, lòng hảo tâm, làm
từ thiện của doanh nghiệp và doanh nhân đối với một số nhóm người yếu thế trong xã
hội như: người tàn tật, trẻ mồ côi, nạn nhân lũ lụt... mang tính phong trào. Doanh
nghiệp thực hiện an sinh xã hội không đơn thuần chỉ là những hoạt động từ thiện, trợ
giúp cộng đồng mà nó còn là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho sự phát triển
kinh tế bền vững, thông qua việc quan tâm nâng cao chất lượng lao động và đời sống
cho người lao động, cho cộng đồng và cho toàn xã hội. Hiện tượng doanh nghiệp thỏa
mãn hay không thoả mãn các điều kiện về: BHXH; BHYT, trả lương thưởng; đào tạo
lao động; điều kiện làm việc đúng quy định…đối với người lao động, hoặc là các cam
kết với cộng đồng nơi doanh nghiệp đứng chân…được các phương tiện đề cập đến khá
nhiều trong thời gian gần đây chính là những khía cạnh để đánh giá doanh nghiệp có
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thực hiện tốt an sinh xã hội của mình hay chưa. Còn theo nhóm Phát triển kinh tế tư
nhân của Ngân hàng Thế giới (WB): “CRS là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp
cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời
sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ; cho cộng đồng và toàn xã
hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”…Dù
cách thể hiện hình thức diễn đạt ngôn từ có khác nhau song nội hàm phản ánh của CSR
về cơ bản đều có điểm chung là bên cạnh những lợi ích phát triển riêng của từng doanh
nghiệp phù hợp với pháp luật hiện hành thì đều phải gắn kết với lợi ích phát triển chung
của cộng đồng xã hội.
Tuy nhiên trong thực tế Một số doanh nghiệp còn trốn tránh trách nhiệm về ASXH và
không thực hiện đúng các qui định của nhà nước về ASXH.
VD: Đại diện BHXH Việt Nam cho biết, hiện việc thực hiện BHXH vẫn còn không ít
khó khăn, trong đó nổi cộm lên là việc nhiều doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm việc
thực hiện pháp luật BHXH, gây khó khăn cho công tác quản lý số người thuộc diện
tham gia BHXH bắt buộc.
Các chế tài xử phạt vi phạm pháp luật về BHXH chưa đủ mạnh nên hiện tượng trốn

tránh tham gia BHXH, BHYT cho người lao động hoặc tham gia không đủ số lao động
đang làm việc tại đơn vị vẫn còn xảy ra. Các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHXH,
Luật BHYT chậm ban hành. Luật BHYT mới ban hành vừa có hiệu lực song qua thực
tế còn có một số khó khăn vướng mắc, chẳng hạn như vấn đề cùng chi trả 5% đối với
người nghèo, người dân tộc thiểu số…
2. Ưu điểm của việc thực hiện ASXH của các doanh nghiệp
An sinh xã hội là một nội dung quan trọng và tất yếu trong trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp, có khả năng góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế,
đồng thời không mâu thuẫn với lợi ích kinh tế, lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì khi
doanh nghiệp thực hiện tốt an sinh xã hội sẽ góp phần tăng năng suất lao động, hiệu quả
và lợi nhuận, nâng cao tính cạnh tranh, tăng năng suất, thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Hơn nữa, nó còn có vai trò quan trọng thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện ngày càng cao
các tiêu chuẩn quốc gia cũng như quốc tế về điều kiện lao động, hỗ trợ cộng đồng...
Tạo việc làm: Việc tạo một chỗ làm cũng phụ thuộc vào việc liệu người lao động có
được hưởng những phúc lợi xã hội (PLXH)-qua hệ thống ASXH- thích đáng với những
đặc trưng của một doanh nghiệp hay không, cũng như vào khả năng đóng góp tài chính
cho các lĩnh vực bảo hiểm khác nhau của họ. Liệu giới chủ có sẵn sàng tạo thêm chỗ
làm hay không, cũng phụ thuộc vào tính toán chi phí và lợi ích của việc đảm bảo PLXH
với hiệu quả kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp.
Nâng cao sức sản xuất: ASXH góp phần nâng cao sức sản xuất của người lao động,
của doanh nghiệp và của nền kinh tế quốc dân nói chung. Chẳng hạn, một sự bảo hộ lao
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
động tốt-là điều kiện để hưởng bảo hiểm tai nạn- sẽ khiến người lao động không phải
thực hiện biện pháp tự bảo vệ, và qua đó nâng cao sức sản xuất của họ. Khi mức độ
tăng trưởng sức sản xuất vượt quá chi phí cho các biện pháp bảo vệ như vậy thì nó cung
chính là lợi ích cua doanh nghiệp. Được bảo vệ chống sa thải- qui định gắn liền với bảo
hiểm thất nghiệp- người lao động sẵn sàng tham gia đào tạo nâng cao và thu thập các
tri thức mới cho hoạt động chuyên ngành của mình. Họ và doanh nghiệp sẽ rất quan
tâm xây dựng một quan hệ lâu dài. Hiện tượng “chảy máu chất xám”, mất công nhân

lành nghề sẽ được khắc phục. Đối với người lao động, doanh nghiệp quan tâm đến thực
hiện an sinh xã hội tức là họ sẽ đảm bảo tốt hơn quyền lợi, nhân phẩm, đảm bảo việc
làm và tăng thu nhập, giúp người lao động nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn
nghiệp vụ…Và do đó, doanh nghiệp sẽ tạo ra được một đội ngũ người lao động gắn bó,
yêu thích công việc, tự hào về công ty và làm việc hết mình vì lợi ích chung của “đại
gia đình”. Số liệu khảo sát do Viện Khoa học Lao động và Xã hội tiến hành gần đây
trên 24 doanh nghiệp thuộc hai ngành dệt may và da giầy đã khẳng định: nhờ thực hiện
các chương trình “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” (trong đó có an sinh xã hội)
mà doanh thu của các doanh nghiệp này đã tăng 25%. Không những vậy, năng suất lao
động cũng tăng từ 34,2 lên 35,8 triệu đồng/lao động/năm, tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng từ
94% lên 97%. Ngoài hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp còn có lợi từ việc tạo dựng
hình ảnh với khách hàng, sự gắn bó và hài lòng của người lao động, thu hút lao động có
chuyên môn cao…Do đó, bản thân doanh nghiệp cần coi việc thực hiện an sinh xã hội
chính là đòn bẩy, động lực cho sự phát triển của mình.
Tạo dựng niềm tin vào tương lai: ASXH là sự bảo hiểm đem lại cho cá nhân, đặc biệt
là thanh niên, sự tự tin và an tâm, những cái mà họ cần để có thể nắm bắt những cơ hội
nhằm phát triển cuộc sống cá nhân. Những biện pháp phân phối lại sản phẩm xã hội
thông qua ASXH cần đảm bảo được một mức thu nhập cần thiết duy trì cuộc sống có
phẩm giá cho những cá nhân lâm không thể sống được bằng sức lực tự thân, hoặc lâm
vào hoàn cảnh thiếu may mắn. Nó giúp con người có sự dũng cảm dám nắm bắt những
cơ hội có nhiều yếu tố rủi ro, và như vậy cũng góp phần làm tăng sức sản xuất của nền
kinh tế quốc dân nói chung.
Ổn định xã hội: Khi chênh lệch thu nhập thực tế lớn hơn so với mức chênh lệch được
xã hội chấp nhận có thể sẽ dẫn đến những cuộc đấu tranh để phân chia lại sản phẩm xã
hội, đe dọa sự ổn định, hòa bình trong xã hội, và qua đó ảnh hưởng đến toàn bộ sức sản
xuất của nền kinh tế quốc dân. ASXH giúp ổn định sự chênh lệch được xã hội chấp
nhận bằng cách dùng phúc lợi XH để xóa đói, giảm nghèo hạ thấp sự chênh lệch vượt
quá giới hạn. (giảm bất bình đẳng).
Công cụ cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngòai: Hệ thống ASXH là một trong các
yếu tố tĩnh quan trọng của môi trường đầu tư quốc gia nhằm thu hút vốn tư bản và

nguồn nhân lực cao cấp tòan cầu.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thực hiện an sinh xã hội không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền lợi để đảm bảo cho
chính doanh nghiệp phát triển. Thực hiện an sinh xã hội là cách thức hiện thực hoá định
hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: tăng trưởng kinh tế gắn liền với công
bằng xã hội; Đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện an sinh xã hội là một cách thức
để giữ vững vai trò chủ đạo của mình đối với các thành phần kinh tế. Như chúng ta đã
biết, quan điểm tổng quát về phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước Việt
Nam là: tăng trưởng kinh tế gắn liền với công bằng xã hội. Đồng thời, xác định vai trò
chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong quá trình thực hiện nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để hiện thực hoá quan điểm này trong cuộc sống
thì việc thực hiện an sinh xã hội của các doanh nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng.
Thực tế cho thấy, trong những năm qua, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lớn
của Nhà nước, như: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân Hàng
Công Thương Việt Nam (Viettinbank); Tập đoàn Dầu khí quốc gia; Công ty Viễn thông
quân đội (Vietel)... đã xác định, thực hiện an sinh xã hội chính là sự nghiệp của chính
bản thân doanh nghiệp. Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, các doanh
nghiệp này đã luôn đề cao vai trò, trách nhiệm thực hiện an sinh xã hội của mình đối
với người lao động và cộng đồng…
Dẫn chứng:
- BIDV với hoạt động an sinh xã hội trong năm 2009: thực hiện Nghị quyết 30a
của chính phủ, BIDV đã xây dựng những đề án và các chương trình an sinh xã
hội.
Tổng gói tài chính: 302 tỷ đồng.
• Hỗ trợ 5/62 huyện nghèo: 158 tỷ đồng.
• Hỗ trợ giáo dục, dạy nghề Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam( với các hoạt
động như quyên góp sách vở,quần áo, tặng học bổng cho học sinh nghèo vượt
khó...): 30 tỷ đồng
• Hỗ trợ các vùng nghèo, thiên tai và hoạt động cộng đồng khác: 114 tỷ

đồng, trong đó Hỗ trợ quà Tết 2009 -2010: 13,4 tỷ đồng
- Cùng với các hoạt động sản xuất kinh doanh, mang lại nguồn thu lớn cho ngân
sách nhà nước, Petrovietnam còn là đơn vị đi đầu trong công tác ansinhxãhội.
+Trong 10 tháng đầu năm 2009, Tập đoàn đã thực hiện công tác
ansinhxãhộivới tổng số trên 360 tỷ đồng.
- Ngân hàng công thương Vietbank: thực hiện an sinh xã hội: tặng hơn 1500
học bổng cho học sinh nghèo, xây dựng các ngôi nhà tình thương,…
- BIDV với hoạt động an sinh xã hội trong năm 2009: thực hiện Nghị quyết 30a
của chính phủ, BIDV đã xây dựng những đề án và các chương trình an sinh xã
hội.
Tổng gói tài chính: 302 tỷ đồng.
• Hỗ trợ 5/62 huyện nghèo: 158 tỷ đồng.
• Hỗ trợ giáo dục, dạy nghề Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam( với các hoạt
động như quyên góp sách vở,quần áo, tặng học bổng cho học sinh nghèo vượt
khó...): 30 tỷ đồng
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
• Hỗ trợ các vùng nghèo, thiên tai và hoạt động cộng đồng khác: 114 tỷ
đồng, trong đó Hỗ trợ quà Tết 2009 -2010: 13,4 tỷ đồng
- Cùng với các hoạt động sản xuất kinh doanh, mang lại nguồn thu lớn cho ngân
sách nhà nước, Petrovietnam còn là đơn vị đi đầu trong công tác ansinhxãhội.
+Trong 10 tháng đầu năm 2009, Tập đoàn đã thực hiện công tác
ansinhxãhộivới tổng số trên 360 tỷ đồng.
- Ngân hàng công thương Vietbank: thực hiện an sinh xã hội: tặng hơn 1500
học bổng cho học sinh nghèo, xây dựng các ngôi nhà tình thương,…
3. Nhược điểm của việc thực hiện ASXH của các doanh nghiệp
Vẫn còn tồn tại hệ thống an sinh xã hội truyền thống – phi chính thức:Cùng tồn
tại với những hình thức an sinh xã hội chính thức từ phía Nhà nước và doanh nghiệp, ở
Việt Nam đang tồn tại hình thức an sinh xã hội phi chính thức mang tính truyền thống
theo kiểu liên kết thế hệ trong gia đình, tức là bố mẹ, ông bà chăm sóc con cháu và khi

bố mẹ, ông bà không còn khả năng lao động nữa thì con cháu đi làm chăm sóc phụng
dưỡng bố mẹ, ông bà. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập và khủng hoảng kinh tế như
hiện nay thì hình thức an sinh xã hội này đang đặt ra những vấn đề bất cập. Thực tế cho
thấy, nếu người được coi là trụ cột gia đình bị mất việc làm, hoặc giảm nguồn thu nhập
do một lý do nào đó như tình trạng lạm phát thì tất yếu mô hình an sinh xã hội kiểu này
sẽ bị phá sản. Bên cạnh hình thức an sinh xã hội truyền thống này, một hình thức phi
nhà nước nữa cũng đang tồn tại, đó là xuất phát từ truyền thống đạo lý tốt đẹp của
người Việt Nam, như: tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách… Đối với
hình thức này, trong những năm qua phát huy rất hiệu quả trong việc trợ giúp xã hội đối
với nhóm xã hội yếu thế, gặp thiên tai địch hoạ xảy ra bất thường. Tuy nhiên, do là hình
thức phi chính thức, cho nên nhiều khi các hoạt động này vẫn mang tính tự phát, thời
vụ, thậm chí còn phụ thuộc vào sự nhiệt tình của cộng đồng hay lòng hảo tâm của mỗi
cá nhân,
Vai trò của chủ thể chính thức doanh nghiệp còn chưa tương xứng với trách
nhiệm vốn có của nó và yêu cầu đặt ra: Không thể phủ nhận được, ở Việt Nam chủ
thể cao nhất, quan trọng nhất điều phối hệ thống an sinh xã hội luôn phải là Nhà nước.
Nhà nước với vai trò và trách nhiệm của mình có khả năng tạo ra cơ chế đảm bảo
những điều kiện tối thiểu về an sinh xã hội cho những thành viên trong xã hội bằng các
biện pháp cụ thể hoặc các công cụ chính sách về nguồn lực, bộ máy thực hiện. Nhà
nước cũng có thể trực tiếp phân phối lại thu nhập hoặc gián tiếp thông qua việc hình
thành những định chế phù hợp…Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, ngoài trách nhiệm
chính của Nhà nước, cần xây dựng hệ thống an sinh xã hội ngoài Nhà nước, trong đó
việc đề cao vai trò của doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Nếu không có sự tham gia
một cách tích cực chủ động của doanh nghiệp thì những khiếm khuyết của hệ thống an
sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay không thể khắc phục được. Bởi vì về đại thể, chính
sách an sinh xã hội của chúng ta hiện nay được biết đến bởi hai tiểu hệ thống: BHXH
5

×