Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

QUAN ĐIỂM CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN LỐI SỐNG CON NGƯỜI HUẾ HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.71 KB, 68 trang )


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
  
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
QUAN ĐIỂM CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC
PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN
LỐI SỐNG CON NGƯỜI HUẾ HIỆN NAY
Giảng viên hướng dẫn
ThS. Thái Thị Khương
Sinh viên thực hiện
Đặng Thị Sao
Lớp: Triết K34
Huế, tháng 5 năm 2014

Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin
gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Đại học Khoa học,
Khoa Lý luận Chính trị, đặc biệt là giảng viên - Thạc
sĩ Thái Thị Khương đã nhiệt tình hướng dẫn giúp em
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tuy đã cố gắng rất nhiều song khóa luận chắc chắc
còn nhiều thiếu sót, rất mong quý thầy cô xem xét và
góp ý để cho khóa luận tốt nghiệp được hoàn thiện
hơn.
Huế, tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Đặng Thị Sao

MỤC LỤC


A. MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 4
6. Đóng góp của đề tài 5
7. Kết cấu của đề tài 5
B. NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1 6
DƯỚI GÓC ĐỘ TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI 6
ĐƯỢC PHẢN ÁNH TRONG NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO 6
1.1. KHÁI LƯỢC SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT
GIÁO 6
1.1.1. Con đường hình thành và phát triển Phật giáo ở Ấn Độ 6
1.1.2. Quá trình du nhập Phật giáo vào Việt Nam 11
1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG PHẬT
GIÁO 18
1.2.1. Quan niệm của Phật giáo về cấu tạo con người 18
1.2.2. Quan niệm của Phật giáo về thân thể con người 21
1.2.3. Quan niệm của Phật giáo về bản chất con người 23
1.2.4. Quan niệm của Phật giáo về cuộc đời con người 26
CHƯƠNG 2 30
ẢNH HƯỞNG PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI 30
LỐI SỐNG CON NGƯỜI HUẾ HIỆN NAY 30

2.1. KHÁI LƯỢC VỀ LỊCH SỬ XÃ HỘI HUẾ 30
2.2. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN LỐI SỐNG CON
NGƯỜI HUẾ HIỆN NAY 34
2.2.1. Sự tác động của Phật giáo đến đời sống xã hội 34

2.2.2. Sự tác động của Phật giáo đến quan niệm tư tưởng 42
2.2.3. Ảnh hưởng của phật giáo đến phong tục tập quán 51
C. KẾT LUẬN 60
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học khác nhau
như sinh vật học, tâm lý học, đạo đức học, dân tộc học, triết học Song, giải
đáp những vấn đề chung nhất về con người như bản chất con người, ý nghĩa
cuộc sống của con người, trước hết phải là nhiệm vụ của triết học, bởi vì, đặc
trưng của tư duy triết học là sự phản ánh của tư duy con người đối với bản
thân mình. Những vấn đề triết học về con người là một nội dung lớn trong
lịch sử nhân loại. Đó là những vấn đề: Con người là gì? Bản tính, bản chất
con người? Mối quan hệ giữa con người và thế giới? Con người có thể làm gì
để giải phóng mình, đạt tới tự do? Đây cũng là nội dung cơ bản của nhân
sinh quan - một nội dung cấu thành thế giới quan triết học.
Tùy theo điều kiện lịch sử của mỗi thời đại mà nổi trội lên vấn đề này
hay vấn đề kia. Đồng thời, tùy theo giác độ tiếp cận khác nhau mà các trường
phái triết học, các nhà triết học trong lịch sử có những phát hiện, đóng góp
khác nhau trong việc lý giải về con người.
Thời kỳ cổ đại, Protagoras cho rằng: “Con người là thước đo của vạn
vật” và đặc biệt khi Socrate kêu gọi “Con người hãy tự biết mình” thì khi đó,
đối tượng con người, đối tượng gần gũi và thân cận nhất là con người mới
được các nhà triết học đương thời chú ý và quan tâm. Ngày nay, con người
không chỉ được nghiên cứu như là đối tượng khách quan của nhiều ngành
khoa học mà còn trở thành một phần chủ thể góp phần kiến tạo và hình thành
nên diện mạo thế giới khách quan. Ở Ấn Độ, con người là “tiểu vũ trụ”, sống
chính là nhằm hòa tan cái “tiểu vũ trụ” nhỏ bé vào “đại vũ trụ” rộng lớn như
giọt nước hòa vào đại dương mênh mông. Ở Trung Quốc, con người và trời

đất là một, xuất phát từ Đạo và cuối cùng cũng quay trở về với cái Đạo của
nó. Những điều vừa đề cập ở trên cho ta thấy rằng vấn đề con người được các
nhà triết học thời kỳ cổ đại bàn đến là vấn đề trung tâm, xoay quanh việc giải
đáp vấn đề xã hội và đề cao chính bản thân con người.
1
Trong thời kỳ phục hưng và cận đại, Bêcơn cho rằng con người là sản
phẩm của tạo hóa; Hốpxơ thì quan niệm con người là sự thống nhất giữa tính
tự nhiên và tính xã hội. Còn theo Lépnít thì con người được cấu thành từ linh
hồn và thể xác; trong quan niệm của Hium, bản thân “con người không là cái
gì khác ngoài sự liên hệ hay một chùm các giá trị khác nhau, cái này kế tiếp
cái kia, và tất cả chúng nằm trong quá trình biến đổi một cách nhanh chóng lạ
kỳ” Ở thời kỳ phục hưng con người là vấn đề trung tâm của triết học, vấn đề
con người được nghiên cứu với mục đích nhằm giải thoát con người khỏi
xiềng xích chật hẹp mà các tôn giáo thời trung cổ áp đặt cho nó.
Triết học Mác - Lênin đã kế thừa quan niệm về con người trong lịch sử,
đồng thời, khẳng định con người hiện thực là sự thống nhất giữa yếu tố sinh
học và yếu tố xã hội; trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng
hòa nhưng quan hệ xã hội và con người là sản phẩm của lịch sử.
Còn Phật giáo lại tiếp cận vấn đề con người từ góc độ khác. Góc độ suy
tư về con người và đời người ở tầm chiều sâu triết lý đối với những vấn đề
nhân sinh quan. Kết luận về bản tính Vô ngã, Vô thường và tính hướng thiện
của con người trên con đường truy tìm sự Giác Ngộ là một trong những kết
luận độc đáo của triết học Đạo Phật. Tìm hiểu về con người, bản chất và mục
tiêu giải phóng con người nói chung và theo quan niệm của triết học Phật giáo
nói riêng có một ý nghĩa và giá trị rất thiết thực, không chỉ giúp định hướng
một nhân sinh quan sống cho mỗi cá nhân mà hơn thế nữa, nó còn giúp chúng
ta thực hiện chiến lược phát triển đất nước: Tất cả cho con người và vì con
người, ngày hôm nay cũng như cho các thế hệ mai sau.
Với những lý do trên nên tôi chọn đề tài “Quan niệm con người trong
phật giáo và ảnh hưởng của nó đến lối sống con người Huế hiện nay” làm

đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Phật giáo là một đề tài rất rộng, nó khá hấp dẫn và thu hút nhiều người
tham gia. Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về Phật giáo ở nhiều
gốc độ khác nhau. Như:
2
- Nguyễn Đăng Duy (1999), Phật giáo với văn hóa Việt Nam, Nhà xuất
bản Hà Nội.
- Ngô Văn Doanh và Nguyễn Hùng Hậu (Biên dịch 1990), Phật giáo
những vấn đề triết học, TTTL Phật học Việt Nam, Hà Nội.
- Nguyễn Hùng Hậu (1996), Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học Phật
giáo của Trần Thái Tông, Nhà xuất bản KHXH, Hà Nội.
- PGS. PTS Phùng Hữu Phú (Chủ biên1997), Hồ Chí Minh với Phật
giáo Việt Nam (1945 - 1969), Nhà xuất bản CTQG, Hà Nội.
- Nguyễn Tài Thư (Chủ biên 1988), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nhà
xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
- Thích Phụng Sơn (1995), Những nét văn hóa của đạo Phật, Viện
nghiên cứu Phật học Việt Nam.
Ở Đại học Huế cũng có nhiều công trình nghiên cứu về Phật giáo của
một số tác giả như:
- Lê Cung với tác phẩm “ Phong trào Phật giáo ở miền Nam thời kỳ
1963 - 1964”.
- Trần Cao Phong với tác phẩm “Phật giáo Huế với việc hình thành
nhân cách con người Huế”.
- Hoàng Ngọc Vĩnh với các tác phẩm “Nhân sinh quan của Phật giáo
qua góc nhìn lịch sử”; “Chùa Huế và đời sống tinh thần của con người Huế”;
“Phật giáo Huế trong đời sống văn hóa xã hội Huế hiện nay”
Nhìn chung các đề tài xoay quanh Phật giáo đã có nhiều tác giả nghiên
cứu với nhiều gốc độ khác nhau; song, chủ yếu đó là những công trình nghiên
cứu về Phật giáo ở phương diện triết học và xã hội nói chung. Trên phương

diện con người trong triết học Phật giáo, và ảnh hưởng của nó đến lối sống
con người Huế cũng có một số tác giả đã nghiên cứu nhưng còn rất ít.
Đề tài là sự kế thừa một số thành tựu nghiên cứu của những người đi
trước; đồng thời với thời gian và khả năng hiện có khóa luận tốt nghiệp chỉ
bước đầu tìm hiểu một số nội dung cơ bản về lối sống con người Huế dưới tác
động của Phật giáo mà thôi.
3
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Mục đích của đề tài là:
Bước đầu tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo ở
Ấn Độ; sự du nhập Phật giáo ở Việt Nam. Và những tác động của tư tưởng
Phật giáo trong đời sống văn hoá, tinh thần con người Huế.
- Nhiệm vụ của đề tài là:
Lược khảo quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo ở Ấn Độ, và
sự du nhập đạo Phật ở Việt Nam. Tìm hiểu quan niệm của Phật giáo về con
người.
Phân tích và kết luận những giá trị tác động của tư tưởng Phật giáo về
con người trong lối sống con người Huế hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghên cứu:
- Phân tích, chứng minh và đánh giá triết học về con người được phản
ánh trong nhân sinh quang Phật giáo.
- Ảnh hưởng của của Phật giáo đối với lối sống con người Huế hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: Phật giáo đối với lối sống con người Huế hiện nay
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Cơ sở lý luận
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về lịch sử tư tưởng, về tôn giáo; đường lối
chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Kế
thừa các kết quả của các công trình nghiên cứu của các tác giả đã nghiên cứu

về Phật giáo, nhất là Phật giáo Việt Nam vào việc giải quyết các vấn đề đặt ra
của đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu
Đề tài là sự vận dụng của phương pháp: phân tích- tổng hợp; lôgic -
lịch sử; thống kê - tổng hợp.
4
6. Đóng góp của đề tài
Khóa luận bước đầu nêu lên những tác động của tư tưởng Phật giáo đến
lối sống con người Huế hiện nay.
Hy vọng rằng khi khóa luận được hoàn thành thì sẽ là tài liệu tham
khảo cho sinh viên và những ai quan tâm đến vấn đề này.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề
tài được kết cấu gồm 2 chương, 8 tiết như sau:
Chương 1: Dưới góc độ Triết học về con người được phản ánh
trong nhân sinh quan Phật giáo.
Chương 2: Ảnh hưởng Phật giáo đối với lối sống con người Huế
hiện nay.
5
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
DƯỚI GÓC ĐỘ TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI
ĐƯỢC PHẢN ÁNH TRONG NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO
1.1. KHÁI LƯỢC SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT
GIÁO
1.1.1. Con đường hình thành và phát triển Phật giáo ở Ấn Độ
Phật giáo ra đời ở Ấn Độ cách ngày nay khoảng 2500 năm. Người sáng
lập là Tất Đạt Đa họ Cù Đàm. Ông sinh ra vào ngày trăng tròn tháng Vaisaka
mà ngày nay cho rằng là ngày rằm tháng Tư, lấy đó làm ngày Phật Đản. Ông
thuộc dòng dõi quý tộc, tộc Thích Ca. Cha là vua Tịnh Phạn, mẹ là hoàng hậu

Ma Da, thuộc vương quốc Ca Tì La Vệ (ngày nay thuộc lãnh thổ nước
Nêpan). Ông sinh năm 563 tr.CN mất năm 483 tr.CN (có sách ghi 623 - 543,
và sinh ngày 08/04). Theo truyền thuyết thì Đức Phật có tới 547 tiền kiếp
trước khi đầu thai làm con vua Sakya. Trong những tiền kiếp trước dù ông là
con người hay là con vật thì điều đầy lòng từ -bi-hỷ-xả, sẵn sàng hy sinh vì
đồng loại. Kiếp gần nhất của ông là con voi trắng 6 ngà. Khi mới sinh ra, Phật
có 32 dị tướng (tam thập nhị), 82 đặc điểm phi thường (bát thập nhị chủng
hảo) và đã được tiên đoán là thành Hoàng Đế trị vì thiên hạ, nếu không thì
cũng là đức Phật cứu nhân độ thế [23;38].
Năm 19 tuổi, ông kết hôn với Da Du Đà La sinh hạ một người con trai
là La Hầu La. Năm 29 tuổi ông xuất gia tu hành theo phương pháp khổ hạnh,
hành khất về phương Nam.Ông thiền định trong 6 năm, đến mức thân hình
gầy yếu chỉ còn da bọc xương, nhưng vẫn không đắc đạo. Ông đã suy nghĩ “ta
tu khổ hạnh, ép xác như thế này mà không thấy đạo, thì cách tu của ta chưa
phải, chi bằng ta phải theo trung đạo, tức không say mê việc đời, mà cũng
không quá khắc khổ ” [23; 38]. Năm đạo sĩ cùng tu hành với Tất Đạt Đa,
6
tưởng Ngài thoái chí nên bỏ Ngài đi tu chỗ khác. Còn lại một mình, một buổi
trưa sau khi tắm rửa xong và uống một cốc sữa của người chăn bò đưa cho,
ông cảm thấy khoan khoái, tinh thần tỉnh táo hẳn lên, ông một mình đến ngồi
gốc cây Bồ Đề (Bobdi - Tâtbatla) thiền tịnh trong 49 ngày thì quả nhiên giác
ngộ, thấy được căn nguyên sinh - thành - biến - hóa của vạn vật, vũ trụ, nhân
sinh; tìm ra nguồn gốc của nổi khổ và phương pháp trừ nổi khổ cho sinh linh.
Ông xuất gia ngày 8/2/535(595) tr.CN, giác ngộ thành Phật ngày 8/12/529
(589) tr.CN. Ông đã truyền đạo của mình trong 45 năm nữa và nhập Niết Bàn
ở Câu Thi Na năm 80 tuổi (ngày 15/2/483(543) tr.CN).
Sau khi Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn thì trong giáo đoàn có nhiều ý
kiến khác nhau. Cho nên ngay trong năm đó đã triệu tập cuộc kết tập lần thứ
nhất tại thành Vương Xá. 500 tì kheo hiệp tụng những lời Thích Ca Mầu Ni
dạy dưới sự chủ tọa của Ma Ha Ca Diếp, đệ tử thứ ba, mệnh danh là người tu

định đệ nhất. A Nan, đệ tử thứ năm, mệnh danh là đa văn đệ nhất, em họ của
Thích Ca, tụng pháp sau này là cơ sở của Kinh Tạng. Ưu Bà Ly, đệ tử thứ
mười, mệnh danh trì luật đệ nhất, xuất thân thợ cạo, tụng giới sau này là cơ sở
của Giới Tạng. Vốn Thích Ca Mầu Ni không phân biệt Pháp, Giới trong khi
thuyết pháp. Lần kết tập này mới hệ thống lại như thế. Lần kết tập này kéo dài
7 tháng và không có văn bản. Sau này Tam Tạng (ba bộ A Hàm) được coi là
mang nội dung của cuộc kiết tập lần này. Thực tế nội dung Tam Tạng đã
phong phú phát triển hơn mà ngay sự có mặt của Luận Tạng cũng đã chứng
minh điều đó.
Điều đáng lưu ý, ngay lần kết tập thứ nhất đã không thống nhất được
giáo đoàn. Phú Lâu Na, đệ tử thứ chín, mệnh danh biện tài đệ nhất, không dự
cuộc kết tập này. Và, trong khi Ca Diếp chủ trì cuộc họp trong thành Vương
Xá tại hang Thất Diệp thì ở ngoài thành tại tịnh xá Trúc Lâm lại có một số đệ
tử khác hội họp và tỏ ý không tán thành nội dung cuộc họp ở Thất Diệp.
Thành phần giáo đoàn phức tạp. Có tín đồ thuộc tín ngưỡng khác (như
thờ Lửa, Bà la Môn giáo ), có tín đồ thuộc các đẳng cấp khác nhau (Bà La Môn
7
như Ma Ha Ca Diếp, Sát Đế Lợi như A Nan, Thủ Đà La như Ưu Bà Ly ). Cho
nên ngay từ khi Thích Ca Mầu Ni còn sống thì đã có nhiều ý kiến khác nhau.
Tiêu biểu nhất là Đề Bà Đạt Đa, em họ Thích Ca Mầu Ni đã từng phản đối
quyết liệt Thích Ca, đưa ra lý luận gọi là Ngũ Pháp, chủ trương khổ hạnh cực
đoan [13;11,12].
Cuộc kết tập lần thứ hai tiến hành sau kết tập lần thứ nhất khoảng 100
năm tại Phệ Xá Lị. Nguyên nhân triệu tập kết tập lần này là để thảo luận Thập
Sự do các tì kheo tộc Bạt Kỳ đông Ấn Độ nêu ra. Kết tập do trưỡng lão Da Xá
chủ trì với 700 tì kheo tham dự, tiến hành thảo luận trong 8 tháng. Kết quả
dẫn đến sự phân biệt thành Thượng Tọa Bộ và Đại Chúng Bộ (tiền thân của
Tiểu thừa và Đại thừa sau này). Có tư liệu cho rằng người sáng lập Đại Chúng
Bộ là Đại Thiên, người đề xướng Ngũ Sự.
Khoảng sau hơn 100 năm nữa thì cuộc kết tập lần thứ ba được triệu tập

theo sáng kiến của vua A Dục. Một nghìn người họp ở thành Hoa Thị dưới sự
chủ tọa của Mục Kiền Liên diễn ra ròng rã suốt 9 tháng. Chủ đề kết tập lần
này là phê phán ngoại đạo. Kết tập lần này, Tam Tạng đã được ghi lại thành
văn bản với cả hai thứ tiếng Sanskrit và Pali. Sau khi kết tập, được sự bảo trợ
của vua ADục, các tăng đoàn được thành lập và bắt đầu truyền bá đạo Phật ra
nước ngoài.
Cuộc kến tập lần thứ tư do vua Ca Nhị Sắc Ca (125 - 150 s.CN) khởi
xướng. Hiếp Tôn Giả đề xuất, Thế Hữu chủ trì có 500 A la hán dự tại Ca
Thấp Nhi La (nay thuộc Cátsơmia). Có tài liệu lại cho rằng cuộc kết tập lần
này do Ca Chiên Diên Tử thuộc Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ triệu tập 500 A la
hán và 500 Bồ Tát họp ở Khê Tân (tây bắc Ấn Độ), mời Mã Minh chấp bút bộ
A Tì Đạt Ma Tì Bà Sa. Thời gian đó là sau khi Phật nhập diệt 500 năm, tức là
vào khoảng thế kỷ I/II. Kết tập lần này đã hoàn chỉnh “kinh điển” của Phật
giáo và tồn tại cho đến ngày nay. Cũng từ lần kết tập này, Phật giáo chính
thức chia thành hai phái lớn là Đại thừa và Tiểu thừa.
- Tiểu thừa có nghĩa là cỗ xe nhỏ, phái này chủ trương ai tu thì tự độ lấy
8
mình. Kinh sách ban đầu chủ yếu viết bằng tiếng Paly, và chủ yếu truyền đạo
về phía Nam như Xrilanca, Lào, Thái Lan, Campuchia, Miến Điện, nên còn
gọi là Nam tông. Phái này “chấp hữu”, tức phủ nhận bản thể (Ngã, Tự Tính)
nhưng không phủ nhận sự tồn tại khách quan vật chất của thế giới (Pháp, vạn
pháp, chư pháp). Tiểu thừa cơ bản coi Thích Ca Mầu Ni là người thầy dẫn
đường, một vĩ nhân lịch sử. Và học tập Thích Ca Mầu Ni đến chỗ Vô học,
không còn phải học nữa, đạt đến trình dộ thánh nhân rồi, quả vị tối cao của
Tiểu thừa. Tiểu thừa bám chắt Tam Học (Giới Định Tuệ), Bát Chính Đạo và
chỉ thờ Thích Ca Mầu Ni mà thôi. Tiểu thừa lấy độc thiện kỳ thân.
Tiểu thừa có hai phái lớn là: Phái “Nhất thiết hữu bộ” (Savatyvada), tập
trung nghiên cứu phạm trù thời gian. Phái Kinh bộ (Sautramtica), xây dựng
“lý thuyết về tính chốc lát”. Về sau, Tiểu thừa còn nhiều phái khác như Câu
xá tông, Thành thực tông, Luật tông

- Đại thừa có nghĩa là cỗ xe lớn, phái này không chỉ là giác ngộ cho
mình mà còn giác ngộ cho mọi người. Kinh sách thường viết bằng tiếng
Sanskrit và phát triển mạnh mẽ về phía Bắc như Nêpan, Tây Tạng, Mông Cổ,
Trung Quốc, Nhật, Việt Nam nên còn gọi là Bắc tông. Phái này “chấp không”
(không luận), tức vừa phủ nhận bản thể, vừa không thừa nhận sự tồn tại khách
quan chân thực (chứ không phải phủ nhận sự tồn tại đó). Đại thừa đưa ra khái
niệm Tam Thân (Pháp Thân, Báo Thân, Ứng Thân). Phật không còn là nhân
vật lịch sử mà là Thần với vô vàn thân, tức Thiên Phật. Đại thừa đã thần thánh
hóa Thích Ca Mầu Ni, coi người chỉ là một Phật xuống trần cứu vớt nhân loại
mà thôi. Đại thừa phê phán A la hán là chưa đạt tới quả vị tối cao, đưa ra khái
niệm Bồ Tát mà chữ Phạn là BODHISATTWA, BODHI là Giác, SATWA là
Chúng sinh (hữu tình chúng sinh), nghĩa là chúng sinh đã giác ngộ. Đại thừa
giải thích “thượng cầu bồ đề, họa há chúng sinh”, tức là mình Giác rồi giáo
hóa chúng sinh cho chúng sinh Giác. Đó là tư tưởng Lợi Tha, Tự Giác Giác
Tha - Đó là tinh thần vị tha cứu thế, cứu khổ, cứu nạn, sau này sẽ càng phát
triển. Người tu hành đạt đến trình độ Bồ Tát, nên có Bồ Tát Mã Minh, Bồ Tát
9
Long Thọ là những nhân vật lịch sử.
Đại thừa có hai phái lớn là: Phái Trung luận (Madhymika) do sư Long
Thọ lập ra ở thế kỷ II s.CN. Phái Trung luận truyền tụng chủ yếu là các kinh
Hoa Nghiêm, Trung luận, Thập nhi môn luận, Thập trụ luận. Phái Du Già
(Yogacara) do hai anh em Vô Trước (Asangha) và Thế Thân (Vasubhandha)
sáng lập ở thế kỷ IV s.CN. Kinh sách truyền tụng của phái này thường là Du
già sư địa luận (duy thức luận), Đại thừa luận, Kim cương bát nhã luận. Về
sau Đại thừa còn có nhiều tông phái khác như Pháp tường tông, Tam luận
tông, Hoa nghiêm tông, Thiên tai tông, Mật tông (Chân ngôn tông), Thiền
tông, Tịnh độ tông
Hay có thể tóm gọn lại Đạo Phật hình thành ở Ấn Độ vào khoảng thế
kỷ VI tr.cn; người sáng lập là thái tử Sidharta (Tất-đạt-đa), họ là Gotama (Cồ-
Đàm). Ông sinh năm 624 tr.cn, vào lúc ở Ấn Độ đạo Balamon đang thống trị

với sự phân chia đẳng cấp sâu sắc trong xã hội. Nỗi bất bình của thái tử về sự
phân chia đẳng cấp, kì thị màu da và đồng cảm với nổi khổ của muôn dân là
những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành một tôn giáo mới.
Thực chất đạo Phật là một Học Thuyết về “nỗi khổ và sự giải thoát”.
Đức Phật từng nói: “Ta chỉ dậy một điều: Khổ và Khổ Diệt”. Cốt lõi của học
thuyết này là Tứ diệu đế (Bốn chân lý kỳ diệu) hay Tứ thánh đế (Bốn chân lý
thánh), đó là: Khổ đế, Nhân đế, Diệt đế, Đạo đế. Toàn bộ giáo lý Phật được
xếp thành ba tạng là: Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng. Phật giáo coi trọng
Phật-Pháp-Tăng, gọi là tam bảo: Đức Phật sang lập ra Phật giáo; pháp (giáo
lí) là cốt tủy của Phật; tăng chúng (người xuất gia tu hành) truyền bá Phật
pháp trong thế gian.
Năm 1193, những người Hồi giáo đã tàn sát tín đồ Phật giáo Ấn Độ,
phá hủy các tu viện. Phật giáo bị tiêu diệt trên đất Ấn Độ. Nhưng thật ra Phật
giáo đã suy vong ở đầu thế kỷ IX. Nhưng trong thời gian tồn tại của nó, Phật
giáo đã từ Ấn Độ truyền bá sang các nước sung quanh, trở thành hệ thống tôn
giáo - triết học thế giới, có ảnh hưởng lớn đến tinh thần và lịch sử văn hóa của
10
nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt nam.
1.1.2. Quá trình du nhập Phật giáo vào Việt Nam
Có rất nhiều ý kiến khác nhau về sự du nhập của Phật Giáo vào Việt
Nam. Nhưng ngày nay, nhiều học giả, giới nghiên cứu hầu hết đều đồng ý rằng
Ðạo Phật đã được truyền vào Việt Nam rất sớm, nhất là từ cuối thế kỷ thứ II
đến đầu thế kỷ thứ III Tây Lịch qua hai con đường Hồ Tiêu và Ðồng Cỏ.
Phật Giáo du nhập qua con đường Hồ Tiêu:
Con đường Hồ Tiêu (Chemi des epices) tức là đường biển, xuất phát từ
các hải cảng vùng Nam Ấn rồi qua ngã Srilanka, Indonesia, Việt Nam lợi
dụng được luồng gió thổi định kỳ vào hai lần một năm phù hợp với hai mùa
mưa nắng ở khu vực Ðông Nam Á, những thương nhân Ấn đã tới các vùng
này để buôn bán bằng những con thuyền buồm. Trong các chuyến đi viễn
dương này, các thương nhân thường cung thỉnh một hay hai vị tăng để cầu

nguyện cho thủy thủ đoàn và các vị tăng này nhờ đó mà đến truyền bá Ðạo
Phật vào các dân tộc ở Ðông Nam Á. Giao Châu tiêu biểu bấy giờ là trung
tâm Luy Lâu, là nơi tụ điểm nghỉ chân giao lưu của các thương thuyền. Lịch
sử chính thức xác nhận năm 240 trước Tây lịch, Mahoda - con vua A dục
(Asoka) đã đưa Ðạo Phật vào Việt Nam . Tư liệu trong Lĩnh Nam Chính Quái
cho biết một dữ kiện chứng tỏ sự có mặt của Ðạo Phật vào đời Hùng Vương
thứ 3 (triều đại thứ 18 Vua Hùng kể từ trước công nguyên 2879-258). Ðó là
câu chuyện công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng Vương thứ 3 lấy Chử
Ðồng Tử. Chuyện kể rằng Ðồng Tử và Tiên Dung lập phố xá buôn bán giao
thiệp với người nước ngoài. Một hôm Ðồng Tử theo một khách buôn ngoại
quốc đến Quỳnh Viên và tại đây Ðồng Tử đã gặp một nhà sư Ấn Ðộ ở trong
một túp lều. Nhờ đó mà Ðồng Tử và Tiên Dung đã biết đến Ðạo Phật. Qua dữ
kiện này ta thấy sự hiện diện của Phật Giáo do các tăng sĩ Ấn Ðộ truyền vào
Việt Nam khá lâu trước Tây lịch.
Một bài nghiên cứu của Ngô Ðăng Lợi, viện nghiên cứu khoa học Hải
Phòng viết: "Vùng Ðồ Sơn mà có nhà nghiên cứu khẳng định chính là thành
11
Nê Lê nơi có bảo tháp của vua Asoka. Nếu quả vậy thì từ thế kỷ thứ ba trước
Tây lịch, Ðạo Phật đã được trực tiếp truyền vào nước ta" . Và Thiền Uyển
Tập Anh cũng ghi nhận cuộc đàm luận giữa thiền sư Thông Biện và Thái Hậu
Phù Thánh Linh Nhân (Ỷ Lan) (khi bà hỏi về nguồn gốc Ðạo Phật Việt Nam
vào dịp các cao tăng trong nước tập hợp tại chùa Khai Quốc (nay là chùa Trấn
Quốc - Hà Nội), vào ngày rằm tháng 2 năm 1096 Thông Biện dẫn chứng lời
pháp sư Ðàm Thiên (542-607 TL) đối thoại với Tùy Cao Ðế (?-604 TL): "Một
phương Giao Châu, đường sang Thiên Trúc, Phật pháp lúc mới tới, thì Giang
Ðông (Trung Hoa) chưa có, mà Luy Lâu lại dựng chùa hơn 20 ngôi, độ tăng
hơn 40 người, dịch kinh được 15 quyển, vì nó có trước vậy, vào lúc ấy thì đã
có Khâu Ðà La, Ma Ha Kỳ Vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương, Mâu
Bác tại đó". Ma Ha Kỳ vực, Khâu Ðà La (188 TL) người Ấn Ðộ hay Trung Á;
Mâu Bác (165-170 TL) người Trung Hoa; Khương Tăng Hội (200-247 TL)

người Ấn Ðộ; Chi Cương Lương (?-264 TL) người xứ Nhục Chi, theo sử
chép đó là các vị sư có mặt sớm nhất ở Giao Châu vào khoảng thế kỷ II đến
thế kỷ III. Có lẽ đây chỉ là những vị được sử ghi lại tên tuổi, kỳ thực đây
không phải là phái đoàn truyền bá đầu tiên đến Việt Nam, vì từ thế kỷ III
trước Tây lịch đến thế kỷ II sau Tây Lịch chắc chắn đã có nhiều tăng sĩ đặt
chân đến hoằng Pháp tại Việt Nam, cho nên Pháp sư Ðàm Thiên chỉ dẫn phần
giới hạn và căn cứ vào sự có mặt của tác phẩm Lý hoặc Luận của Mâu Bác.
Qua nhiều tài liệu lịch sử và dựa vào địa lý, thiên nhiên, cư dân, lịch sử
có thể cho chúng ta một kết luận rằng Ðạo Phật đã được truyền trực tiếp vào
Việt Nam chứ không thông qua Trung Hoa bằng con đường Hồ Tiêu. Tuy
nhiên, cũng có nhiều cứ liệu lịch sử chứng minh rằng Ðạo Phật đồng thời
được truyền vào Việt Nam qua con đường Ðồng Cỏ [15; 11-13].
Phật Giáo du nhập qua con đường Ðồng Cỏ:
Con đường Ðồng Cỏ (Chemin des Steppes) tức là đường bộ còn gọi là
con đường tơ lụa . Con đường này nối liền Ðông Tây, phát xuất từ vùng Ðông
Bắc Ấn Ðộ, Assam hoặc phía Trung Á, một nhánh của đường tơ lụa đi từ
12
Châu Âu qua các vùng thảo nguyên và vùng sa mạc ở Trung Á tới Lạc Dương
bằng phương tiện lạc đà. Cũng có thể các thương nhân và tăng sĩ qua vùng
Tây Tạng và các triền sông Mêkông, sông Hồng, sông Ðà mà vào Việt Nam.
Cuốn Lịch sử Phật Giáo Việt Nam (Hà Nội, 1988) có nói rõ: "Các thương
nhân xuất phát từ Trung Ấn có thể dùng tuyến đường bộ ngang qua đèo Ba
Chùa và theo sông Kanburi mà xuống Châu Thổ Mênam, bằng tuyến đường
hiện nay vẫn nối liền cảng Moulmein với thành phố Raheng, nằm trên một
nhánh của con sông Mênam ( ) chính tuyến đường này dẫn tới vùng Bassak
ở trung lưu sông Mêkông, địa bàn của vương quốc Kambijan. Vương quốc
này có thể là do những di dân Ấn Ðộ thành lập trước công nguyên. Rất có thể
các tăng sĩ Ấn Ðộ vào đầu công nguyên đã theo con đường này mà đến đất
Lào, rồi từ đây vượt Trường Sơn sang Thanh Hóa hay Nghệ An".
Từ thế kỷ thứ III, Phật giáo tại Giao Châu vẫn tiếp tục tự phát triển

mạnh mẽ, với sự xuất hiện của Tăng Hội (? - 280) và tư tưởng thiền của ông.
Ông không những là sáng tổ của Thiền học Việt Nam, mà còn là người đầu
tiên đem thiền học phát huy ở Trung Hoa (Tăng Hội đã ở trên đất Ngô từ năm
255 đến 280).
Sự thâm nhập của Phật giáo theo con đường đồng cỏ còn được thể
hiện ở việc các thiền sư lớn, những người sáng lập ra những thiền phái có vị
trí lớn trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, đều ít nhiều có liên hệ và tiếp thu
Phật giáo Trung Hoa.Các phái thiền du nhập ở đất Bắc, thì sớm nhất là tổ
Vinitaruci (549) đã lập nên thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi Việt Nam. Vị tổ này
là Pháp lữ với đệ Tứ tổ Đạo Tín ở Trung Hoa. Hai tổ đều là đệ tử đắc Pháp
của đệ tam tổ Tăng Xán. Phái Vinitaruci truyền được 19 thế hệ, có 28 thiền
sư đắc Pháp, khởi đầu từ Ngài Pháp Hiền (626) đến Ngài Y Sơn (1216) phái
này không thấy truyền vào phương Nam khi dân tộc Việt Nam làm cuộc
Nam tiến lâu dài liên tục.
Thiền phái thứ hai là Vô Ngôn Thông (826). Ngài Pháp lữ với Ngài
Quy Sơn (853) bên Trung Hoa. Hai tổ đều là đệ tử đắc pháp của tổ Bách
13
Trượng (814) phái thiền này truyền được 15 thế hệ, có đến 40 vị đắc pháp;
truyền mãi cho đến niên hiệu Khai Hựu nhà Trần(1337). Phái này cũng không
thấy truyền vào phương Nam. Mặc dầu, vào các thế kỷ XIII, XIV đời Lý,
Trần thì người Đại Việt đã làm chủ đất Thuận Hóa.
Thiền phái thứ ba do chính một thiền sư Trung Quốc đã đến đất Châu
Ô, Châu Rí cắm tích trượng để hoằng hóa giáo Pháp, nhưng cơ duyên lại đẩy
vị thiền sư này ra Thăng Long để khai phá, đó là thiền sư Thảo Đường, phái
này truyền thừa được 5 thế hệ, có 19 thiền sư đắc pháp. Thời gian kéo dài từ
1069 đến 1205. Mặc dầu, từ Châu Ô, Châu Rí ra; nhưng về sâu thiền này
cũng không truyền vào phương Nam.
Thiền phái thứ tư do người Việt sáng lập, đó là dòng Thiền Trúc Lâm ở
núi Yên Tử. Phái này long thịnh vào thời dân Đại Việt đã làm chủ cõi đất
Thuận Hóa, tuy có đến cửa Tư Dung và vùng Bắc Thuận Hóa mà không

truyền bá rộng rãi ở vùng đất mới này.
Như vậy, từ buổi đầu, cõi Tiên Bình, Thuận Hóa có Phật giáo, có chùa
chiền, có Phật giáo dân gian, có chùa làng, nhưng chưa thấy chùa Tổ có
truyền thừa theo một dòng kệ nào.
Kịp đến thời kỳ Nam Bắc phân tranh, con đương về Nam bị chặn bởi
cuộc nội chiến qua phân. Song tại Nam Hà thì công cuộc Nam tiến tiếp tục
diển tiến.
Như vậy, nếu không có một Phật giáo Nam Hà, có lẽ nếp sống tư duy,
tình cảm tôn giáo sẽ là chỗ trống lớn trong tâm hồn người Việt.
Thiền phái thứ năm là thiền phái Nguyên Thiều và thiền phái thứ sáu là
Thiền Tử Dung -Liểu Hạnh ở Huế cũng đã góp mặt tiếp nối sự hoằng hóa
giáo Pháp của đức Phật, làm cho đạo mạch Phật giáo Việt Nam lưu trường và
tiến về phương Nam của dân tộc.
Những dữ kiện về con đường Hồ Tiêu và con đường Ðồng Cỏ có liên
quan đến sự giao lưu của Việt Nam tuy chưa nhiều chứng minh có những
chứng tích mà lịch sử còn để lại, dù lịch sử truyền miệng hay thành văn, theo
14
lịch sử Phật Giáo Việt Nam thì vào thế kỷ thứ II trước Tây lịch, vua Ấn Ðộ
Asoka sau cuộc đại hội kết tập kinh điển lần thứ ba, vua và trưởng lão Tissa
Moggaliputta đã gởi nhiều phái đoàn Như Lai sứ giả lên đường truyền bá
chánh pháp cho các nước thuộc vùng viễn đông, trong đó có đoàn của hai vị
cao tăng là Uttara và Sona được phái đến Suvana-Bhumi, xứ Kim Ðịa. Tuy có
nhiều ý kiến khác nhau về vùng Kim Ðịa nhưng ý kiến trong quyển lịch sử
Phật Giáo Thế Giới thì cho rằng vùng Kim Ðịa này là bán đảo Ðông Dương
từ Miến Ðiện kéo dài đến Việt Nam. Vấn đề này được sách Lịch Sử Phật
Giáo Việt Nam (sđđ) viết: "Sử liệu Phật Giáo Miến Ðiện chép rằng hai vị cao
tăng đó (Uttara và Sona) đã đến Miến Ðiện truyền giáo nhưng sử liệu Phật
Giáo tại Thái Lan cũng ghi là hai cao tăng Uttara và Sona có đến Thái Lan
truyền giáo. Có học giả dựa vào một tài liệu Trung Hoa nói rằng ở Giao Châu
tại thành Nê Lê, có bảo tháp của vua Asoka, và học giả đó xác định thành Nê

Lê chính là Ðồ Sơn hiện nay (cách Hải Phòng khoảng 12km)" [15; 13,14].
Tuy nhiên, ở đây, khi nói về sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam, ta
có thể xem việc này đã cơ bản hoàn tất trước thế kỷ thứ X, khi mà một mặt có
sự du nhập trực tiếp từ Ấn Độ cộng với sự ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa
từ phương Bắc sau đó, mặt khác là sự sản sinh, hình thành nền thiền học Việt
Nam với những thiền phái đầu tiên nhưng lại rất lớn mạnh. Từ đây đã tạo một
tiền đề vững vàng cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam về sau, mà đỉnh
điểm là giai đoạn thế kỷ X - XIV.
• Phật giáo Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của 3 tông phái lớn:
Thứ nhất là Mật tông: Ra đời từ thế kỷ VII, khi Phật giáo Ấn Độ đã suy
yếu và Ấn Độ giáo hình thành. Mật tông hình thành từ Phật giáo Đại thừa và
các yếu tố bùa chú, pháp thuật thần linh của Ấn Độ. Những người tu hành
trong tông phái mật tông đã ảnh hưởng lớn đến phật giáo Việt Nam thời nhà
Lý với các sư Vạn Hạnh, tới đạo hạnh Không Minh không. Mật tông đề cao
vai trò của người xuất gia tu hành, thậm chí còn coi là liệu thân của Phật.
Thứ hai là Tịnh độ tông: Ra đời vào thế kỷ IV ở TRung Quốc do sư
15
Tuệ Viễn (Viễn Công) lập ra, Tịnh độ tông thờ Tam Bảo: Tam bảo tức là ba
ngôi báu. Tam bảo là Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo. Phật Bảo: Đại giác, đại
ngộ, hiểu biết tất cả. Pháp Bảo: những giáo thuyết của đức Phật. Tăng Bảo:
những người xuất gia cùng hòa hợp, cùng nhau tu học giáo thuyết của Phật.
Quy y Tam bảo: là gửi thân vào đức Phật, vào đạo Phật, vào tăng chúng của
Phật. Tức là nương theo đức giác có đủ Phước và Huệ, tức là nương theo sự
chính không tà kiến, là nương theo đức Tịnh không nhiễm ô trọc, không chấp
nệ. Như vậy, Phật tức là giác, Pháp tứ là chính, Tăng tức là tịnh. Có 3 thứ
Tam bảo là tổng thể Tam bảo (3 ngôi còn ở trong thế gian). Họ niệm Phật,
chủ trương dựa vào Phật lực để giải thoát là chủ yếu. Điều quan trọng là giữ
cho tâm tính yên tĩnh, không vọng động, phải hướng thiện và hướng thượng,
luôn nhớ công đức cũng như lời răng dạy của Phật. Phải luôn có niềm tin vào
sự giác ngộ.

Thứ ba là Thiền tông: Ra đời vào thế kỷ VI ở Trung Quốc sư tổ là Bồ
Đề Đạt Ma, cho rằng giáo thuyết Phật giáo trừu tượng, lại nhiều kinh sách,
người bình dân khó tiếp thu chân lý của phật nên ông chủ trương tu thiền, yên
lặng mà suy nghĩ. Tu thiền là cách tốt nhất để thấy được tâm, tính và giác
ngộ, vì phật tại tâm, tại tính chứ không phải ở bên ngoài. Có tu tiệm ngộ thông
qua 52 bậc mới đạt quả Phật. Có tu đốn ngộ giác ngộ nhanh với điều kiện
người tu hành phải tạo ra được công án làm trí tuệ bùng sáng. Thật ra niệm là
nhân của đốn, đốn là nhân của tiệm trong quá trình tu hành. Thiền tông Việt
Nam là thiền tông nam phái. Phật giáo có luật lệ lễ nghi và sự thờ phụng.
Người theo đạo Phật có 2 dạng là tu tại gia và xuất gia tu hành. Người
theo tại gia gọi là Ưu bà tắc (Nam), Ưu bà di(Nữ) gọi chung là cư sĩ hoặc là
phật tín đồ. Cư sĩ tại gia phải thực hiện ngũ giới gồm không được sát sanh;
không được trộm cắp; không được sinh hoạt như vợ chồng với người không
phải là chồng hoặc vợ của mình; không được vọng ngữ; không được uống
rượu say và thập thiện gồm không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm (3
điều kiện về thân); không nói dối, không nói hai chiều, không nói điều ác,
không nói thêu dệt (4 điều thiện vế khẩu), không tham lam, không giận dữ,
16
không tà kiến (3 điều thiện về ý).
Người mới xuất gia tu hành gọi là tiểu hay điệu. Sau một thời gian tu
tập (tập sự) sẽ được xuống tóc dần dần và khi được tăng chúng đồng ý sẽ thụ
giới Sadi (ở ngoài bắc quen gọi là sư bác). Sa di phải thực hiện 10 giới cấm,
ngoài 5 giới cơ bản trên còn phải thực hiện 5 giới nữa là không trang điểm,
bao gồm cả không bôi nước hay xoa dầu thơm; không nằm giường nệm cao
sang và giường rộng giành cho 2 người; không xem ca hát nhảy múa; không
cất giữ vàng bạc; không ăn quá giờ quy định. Sau một thời gian làm Sadi ( từ
10 năm trở lên) nếu được tăng chúng thừa nhận có đủ tư cách và trình độ thì
sẽ được thụ giới Tỳ Kheo. Lễ thụ giới Tỳ Kheo được tổ chức trọng thể theo
một thiết chế gọi là giới đàn. Tỳ Kheo có các bậc Đại đức (còn gọi là sư ông);
Thượng tọa (ngoài việc có đạo đức và trình độ Phật học cao còn phải có 45

tuổi đời và 25 tuổi hạ trở lên); Hòa thượng (ít nhất phải có 60 tuổi đời và 45
tuổi hạ). Ni không có phẩm thượng tọa và hòa thượng mà được thay bằng
phẩm ni sư và sư trưởng.
Bậc Tỳ Kheo trở lên: Tăng phải giữ 250 giới, Ni phải giữ 348 giới.
Người xuất gia phải được phép của cha mẹ, không tàn tật, không nói ngọng,
không phải là tội phạm, không phải là kẻ trốn nợ và phải được tăng chúng
trong chùa hay tu viện đồng ý. Người xuất gia tu hành được gọi là tăng
(Nam), Ni (Nữ). Giới luật quy định cho những người xuất gia là rất nghiêm
ngặt, chi tiết cho tất cả các sinh hoạt ăn, mặc, ở, đi lại, ngủ nghỉ, nói năng,
quan hệ giao tiếp vói gia đình xã hội, đồng đạo và phương thức hành động.
Hàng tháng vào ngày 15, 29 hoặc 30 âm lịch những người xuất gia trong một
chùa hay trong một tu viện phải tập họp lại để tụng giới. Người phạm giới
được xử theo phép xết ma. Giáo lý, giới luật của Phật giáo tạo ra những nội
dung đạo đức khá phong phú, điển hình như "từ bi hỷ xã", "vô ngã vị tha",
"bình đẳng hòa hợp, khoan dung yêu thương giúp đỡ lẫn nhau".
• Các ngày lễ chính trong Phật giáo
Tính theo âm lịch thì những ngày lễ chính là:
- Ngày 01 tháng 01, lễ vía Phật Di lặc.
17
- Ngày 15 tháng 01, lễ thượng nguyên.
- Ngày 08/02, lễ vía Phật thích ca xuất gia.
- Ngày 15/2, lễ vía Phật thích ca nhập diệt.
- Ngày 04/04, lễ vía bồ tát văn thù.
- Ngày 15/04, lễ vía Phật đản sinh; từ 15/04 -đến 15/07 mùa kiết hạ.
- Ngày 19/6, lễ vĩa quán thế âm bồ tát thành đạo.
- Ngày 13/07, lễ vía địa tạng bồ tát.
- Ngày 19/9, lễ vía quán thế âm xuất gia.
- Ngày 30/9 lễ vía Phật Dược sư.
- Ngày 17/11, lễ vía Phật A di da.
- Ngày 8/12, lễ vía Phật thích ca thành đạo.

1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG PHẬT GIÁO
Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin thì con người là một thực
thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội; trong tính hiện thực của nó,
bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội; con người vừa là chủ thể
và là sản phẩm của lịch sử. Đó là những quan niệm cơ bản của chủ nghĩa Mác -
Lênin về con người, vậy Phật giáo có quan niệm như thế nào về con người?
1.2.1. Quan niệm của Phật giáo về cấu tạo con người
Một trong những khái niệm trung tâm của Phật giáo chính là Pháp
(Phạn: Dharma, Paly: Dhamman). Theo tiếng Phạn, chữ gốc của Dharma là
nắm giữ, ra đời từ thời Rig Veda, ám chỉ đến tác dụng của các thần linh với
nghĩa trực tự và thứ lớp. Đến khi Đức Phật tiếp nhận khái niệm này, Ngài đã
cung cấp cho nó nhiều tầng ý nghĩa hơn. Bộ Abhidhaanappadiipikaa, bộ "từ
điển" Pali cổ viết bằng văn vần (vào thế kỷ XII), liệt kê đến 14 nghĩa khác nhau
của từ Dhamma và khi kết thúc bài kệ cũng phải thêm vào chữ aado (vân vân).
14 nghĩa được nêu lên trong bài kệ là: bản chất, giáo pháp, trí tuệ, công lý, sự
thật, điều kiện hay trạng thái bình thường, phước đức, đối tượng của nhận thức,
đức tính, giới hạnh, thiền định, vô ngã, sư phạm giới, nguyên nhân.
Trong các bản kinh, khái niệm này được sử dụng trong nhiều trường
18
hợp khác nhau chỉ như tính chất thiện, bất thiện hoặc vô ký; có khi dùng để
chỉ tóc trên đầu; cũng có khi dùng để chỉ toàn bộ các đối tượng hiện hữu do
nhân duyên như trong câu “vạn pháp vô ngã” (sabbe dhammaa anattaa) nhưng
tựu chung có hai nghĩa cơ bản:
- Pháp là chỉ tất cả các sự vật, hiện tượng có tự tính, có bản chất riêng
không thây đổi để phân biệt với các sự vật hiện tượng khác.
- Pháp là pháp tắc tự nhiên, pháp tính hay quy tắc.
Con người là một Pháp nghĩa là con người có tự tính hay có bản chất
riêng biệt để dựa vào đó mà nhận biết, lý giải và phân biệt với các sự vật, hiện
tượng khác. Mặt khác, con người là một pháp còn có nghĩa con người là một
thực thể chụi sự quy định của các pháp tắc tự nhiên và dù Đức Phật có mặt

hay không có mặt cũng không thây đổi được điều đó.
* Các nhân tố hình thành con người.
- Con người là hợp thể của Danh và Sắc
Có nhiều cách giải thích khác nhau về những nhân tố hình thành nên
con người, trong đó có hai nhân tố cơ bản và chung nhất mà Phật giáo đề cập
đến: Danh và Sắc (namarupa).
Danh - Sắc là tên gọi chung của Ngũ uẩn. Danh chỉ cho phương diện
tinh thần hay tâm; còn Sắc chỉ về cơ thể, thể xác hay vật chất. Trong một số
trường hợp, để nhấn mạnh mặt này hay mặt khác, Đức Phật đã đề cập đến các
khái niệm khác như Ngũ uẩn, Lục giới, Tứ thực, Thập nhị xứ, Thập bát giới
Chẳng hạn, khi nhấn mạnh về vật chất, đức Phật nói Lục giới (đất, nước, lửa,
gió, không và thức); Tứ thực (đoạn thực, xác thực, tư thực và thức thực); khi
nhấn mạnh đến yếu tố nhận thức, Đức Phật nói Lục xứ (nhãn, nhĩ, tị, thiệt,
thân và ý), Nhị thập xứ (lục xứ kết hợp với lục cảnh: sắc, thanh, hương, vị,
xúc), Thập bát giới (lục xứ kết hợp lục cảnh hình ra lục thức: nhãn thức, nhĩ
thức, tị thức, thiệt thức, thân thức và ý thức; cộng lại là 18).
Khi nói con người là hợp thể của Danh và Sắc, điều đó có nghĩa con
người chỉ được gọi là con người khi có sự tương hợp của hai yếu tố: tinh thần
19
và vật chất. Nói cách khác, nói con người được sinh thành thuần túy từ vật
chất hoặc từ tinh thần đều là sai lầm; thay vào đó, khi có sự phối hợp hay
tương hợp của hai yếu tố này cùng lúc thì khi đó mới có con người. Quan
niệm về con người là hợp thể của Danh - Sắc này là quan niệm cơ bản và
chung nhất trong tất cả các quan niệm khác về con người, không chỉ tiếp tục
tái khẳng định con người là Vô ngã vì là hệ quả của Duyên khởi mà còn muốn
nhấn mạnh một điều: vật chất và tinh thần hay thể xác và tâm thức chính là
hai nhân tố hình thành nên con người.
- Con người là hợp thể của Lục giới (Lục đại)
Lục giới (sad dhatavah) là sáu yếu tố hình thành ra con người gồm đất,
nước, gió, lửa, không và thức. Gọi là giới vì mỗi thứ đều có giới hạn riêng, có

khi còn gọi là đại vì sáu yếu tố này cấu tạo thành thế giới hữu tình và có mặt ở
khắp mọi nơi. Năm yếu tố đầu: đất, nước, gió, lửa và không thuộc về vật chất
hay Sắc trong Danh -Sắc, hình thành ra thể tạng hay cơ thể con người; thức là
Tâm, thuộc về Danh trong Danh - Sắc. Đức Phật nói con người là hợp thể của
Lục giới hay Lục đại chính là nhấn mạnh khía cạnh vật chất của con người.
Theo đó, đất là yếu tố hình thành ra xương, thịt; nước là máu và chất
lỏng; gió là hơi thở, sự hô hấp; lửa là độ ấm hay nhiệt độ của cơ thể và không
là các khoảng trống; thức là tinh thần, là sinh khí mà nhờ nó, các đại thuộc vật
chất mới có sự sống và khả năng hoạt động.
Khi quan niệm con người là hợp thể của Lục giới hay Lục đại nghĩa là
con người sinh thành và hoại diệt tùy thuộc vào sự dung hòa của sáu yếu tố
trên. Mỗi một đại hay một giới cũng không phải là một yếu tố độc lập, biệt
lập hay tách rời mà ngược lại chúng chứa đựng trong nhau, một đại có đủ năm
đại kia dung nhập trong nhau.
Khi đề cập đến con người với tư cách là hợp thể của Lục đại, nhấn
mạnh vào yếu tố thể xác vật chất, Đức Phật vừa muốn hành giả quán chiếu
thân thể vốn không có Ngã thể thường hằng mà chỉ là một tập hợp bất tịnh
của đất, nước, gió, lửa và không; từ đó buông bỏ hay xả ly khỏi sự chấp trước
20
vào thân thể, tiến tới tu tập và giải thoát; mặt khác, Ngài cũng muốn hành giả
nhìn nhận vào sự viên dung vô ngại, thu nhiếp và dung hòa lẫn nhau của vạn
pháp, cả Tâm và vật, từ đó không còn chấp trước vào bất cứ một yếu tố hay
một Ngã thể nào.
- Con người là hợp thể của Ngũ uẩn
Ngũ uẩn (Panca skandha) còn gọi là Ngũ ấm, Ngũ chúng hay Ngũ tụ.
Ngũ uẩn gồm có: Sắc uẩn, Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn vàThức uẩn. Sắc
uẩn thuộc Sắc, tức thuộc về vật chất; Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn và Thức
uẩn thuộc về Danh, tức đề cập đến Tâm thức hay khía cạnh tinh thần. Khác
với quan niệm Lục đại nhấn mạnh khía cạnh vật chất của con người, quan
niệm về Ngũ uẩn nhấn mạnh khía cạnh tinh thần hay Tâm thức của con người.

- Ngoài ra để con người có thể tồn tại và phát triển thì con người cần phải
ăn uống. Ăn (thực) là cái vô cùng quan trọng, trong Phật giáo có 4 loại thực:
(1) Đoạn thực: thức ăn là động vật, thức ăn vật chất.
(2) Tư thực: thức ăn là sự suy tư, nghĩ ngợi.
(3) Xúc thực: thức ăn là những cảm xúc, cảm giác.
(4) Thức thực: thức ăn là những món ăn tinh thần thuần khiết. Đây la
thức ăn của cõi vô sắc, sống bằng tinh thần thanh cao.
1.2.2. Quan niệm của Phật giáo về thân thể con người
Khi phân tích con người, Đức Phật sử dụng khái niệm Ngũ uẩn. Khi
quán chiếu quá trình hình thành ra con người, nói đúng hơn là quá trình hình
thành Ngũ uẩn, Đức Phật sử dụng khái niệm Thập nhị nhân duyên. Cả hai
quan niệm Ngũ uẩn và Thập nhị nhân duyên đều nhằm mục đích nhấn mạnh
con người vốn dĩ Vô ngã, tức là không có ngã để thường hằng, thường trụ và
bất biến. Tuy vậy, mỗi một khái niệm có một chức năng riêng biệt nhằm nhấn
mạnh các khía cạnh khác nhau. Ngũ uẩn nhằm phân tích sự hiện hữu của con
người ở khía cạnh hiện hữu, Thập nhị nhân duyên nhằm chỉ rõ tiến trình sinh
thành và hoại diệt của con người. Thập nhị nhân duyên gồm 12 chi là: Vô
21

×