Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Kế hoạch bồi dưỡng GV 2009-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.82 KB, 8 trang )


PHÒNG GD&ĐT NÚI THÀNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số 2/KHCM/2009-2010
KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN
TRONG NĂM HỌC :2009 - 2010
I/ Đặc điểm tình hình đội ngũ :
- Năm học 2009 - 2010 gồm có 806 học sinh và 21 lớp. Trong đó lớp 6 có 190 học sinh /
5 lớp, Lớp 7 có 187 học sinh /5lớp, Lớp 8 có 195 học sinh /5 lớp và Lớp 9 có 234 học
sinh /6 lớp
- Tập thể giáo viên gồm có: 43 giáo viên. Trong đó: Tổ tự nhiên I: 10 giáo viên; Tổ tự
nhiên II: 10 giáo viên; Tổ xã hội I: 8 giáo viên; Tổ xã hội II: 10 giáo viên; Tổ ngoại ngữ: 5
giáo viên. Có 42 giáo viên đạt chuẩn tỉ lệ 100%, có 14 giáo viên đạt trên chuẩn tỉ lệ 31%,
có 02 giáo viên đang học nâng chuẩn tỉ lệ 5%.
1/ Số giáo viên toàn cấp: 43 giáo viên
2/ Được phân chia các tổ như sau:
TT TÊN TỔ
SỐ GIÁO
VIÊN
ĐẠT
CHUẨN
CĐSP
TRÊN
CHUẨN
ĐH, CN
ĐANG
HỌC
NÂNG
CHUẨN
CHƯA
ĐẠT


NÂNG
CHUẨN
GHI
CHÚ
1 TỰ NHIÊN 1 10 9 4 0 5
2 TỰ NHIÊN 2 10 10 1 2 7
3 XÃ HỘI 1 8 9 0 0 9
4 XÃ HỘI 2 10 9 1 0 9
5 NGOẠI NGỮ 5 5 5 0 0
TỔNG CỘNG 43 44 11 3 30
TỈ LỆ 98% 25% 7% 68,8%
II/ Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cấp về các chuyên đề chung trong năm
học 2009-2010 .
1/ Tình hình hoạt động CM và vai trò của tổ CM trong công tác BDGV.
Trường THCS Nguyễn Trãi có đội ngũ CBGV rất lớn, do đó việc tổ chức thành
lập tổ chuyên môn và quản lý nhân sự của nhà trường cần phải hết sức chặt chẽ, xét
về trình độ năng lực sư phạm, phẩm chất đạo đức và trình độ quản lý của GV, Hiệu
trưởng (HT) đã quyết định thành lập 5 tổ chuyên môn như sau: Tổ Tự nhiên 1 (gồm
có các GV bộ môn Toán – Lý – Công nghệ), Tổ Tự Nhiên 2 (gồm có GV Hóa –
Sinh và Thể dục) , Tổ Xã Hội 1 (Gồm có GV Văn- Nhạc), Tổ Xã Hội 2 (gồm có
GV bộ môn Sử – Địa – Giáo dục Công dân), Tổ Ngoại Ngữ (GV môn tiếng Anh).
Tổ trưởng chuyên môn (TTCM) là người chịu trách nhiệm và quản lý mọi hoạt động
của tổ chuyên môn. Ngay từ đầu năm học trên cơ sở kế hoạch của nhà trường,
TTCM cụ thể hóa kế hoạch chuyên môn của nhà trường thành kế hoạch năm, tháng,
tuần của mình, phù hợp với chuyên môn và điều kiện của tổ.
/storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/ke-hoach-boi-duong-gv-2009-2010-0-
14043564148020/zvs1382455242.doc
1

TTCM xây dựng quy trình hoạt động của tổ, chủ động lên kế hoạch xây dựng

chuyên đề, chuyên môn trong tổ 2 lần / 1học kỳ.
TTCM thường xuyên tổ chức cho tổ chuyên môn dự giờ, thao giảng, học tập
chuyên đề hằng tháng, tổ chức bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu, phân công dạy
thay, kiểm tra GV trong tổ, xây dựng ngân hàng đề kiểm tra cho các khối lớp. Các
thành viên trong tổ CM có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao, giúp đỡ các
thành viên trong tổ hoàn thành công việc, hổ trợ viết Sáng kiến kinh nghiệm.
TTCM là người tham mưu với HT đề ra kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ sư phạm cho GV tổ mình, động viên mọi thành viên trong tổ tham gia học tập bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp do nhà trường và ngành tổ chức.
Sinh hoạt tổ chuyên môn thường kỳ là một hoạt động chính trong nhà trường,
một tháng nhà trường đã bố trí thời gian cho tổ chuyên môn sinh hoạt thường kỳ 2
lần vào tuần thứ 2 và thứ 3. Ngoài họp thường kỳ do những yêu cầu cấp bách của
nhà trường, tổ CM còn tổ chức các cuộc họp đột xuất để bàn những nội dung cần
thiết khi nhà trường giao phó.
Sau cuộc hop toàn thể hội đồng tuần thứ 1, các tổ CM tiến hành họp tổ CM lần
thứ nhất vào tuần thứ 2 trong tháng, trong cuộc họp này TTCM chủ tọa cuộc họp,
TTCM đánh giá các hoạt động của tổ tháng qua và rút kinh nghiệm trong việc thực
hiện công tác của tổ, nêu ra phương hướng và công tác đến. Tổ chức phân nhiệm vụ
cho từng thành viên trong tổ, để phát huy quyền dân chủ của tổ viên, TTCM cho tổ
thảo luận, góp ý kiến bổ sung vào kế hoạch.
Trong sinh hoạt tổ CM lần thứ 1 này, TTCM điều hành tổ viên nhận xét mức độ
hoàn thành của từng tổ viên, các tổ viên tự đánh giá xếp loại thi đua của từng cá
nhân và tổ nhận xét xếp loại thi đua của tổ viên trong tổ hàng tháng, dựa trên cơ sở
nội dung và bảng điểm thi đua của nhà trường.
Trong sinh hoạt lần này, TTCM lên kế hoạch cho tổ viên dự giờ trong tuần, kế
hoạch báo cáo chuyên đề , kế hoạch thao giảng , kế hoạch giao lưu chuyên môn cấp
huyện, phân công GV trong tổ đảm nhận nhiệm vụ kế hoạch trong tháng.
Trong phiên họp này TTCM thực hiện chức năng quản lý CM của mình, TTCM
tổ chức cho các thành viên của mình tiến hành kiểm tra chéo hồ sơ của GV , kiểm
tra việc thực hiện chương trình, soạn giảng, quy chế cho điểm, thời điểm chấm và

trả bài viết, kiểm tra giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp, công tác giáo dục học sinh
cá biệt của giáo viên chủ nhiệm Lập biên bản và nghiêm khắc phê bình những GV
chưa thực hiên nghiêm túc nhiệm vụ của mình được tổ phân công trong tháng.
TTCM đánh giá xếp loại khách quan nhưng bảo đảm tính chính xác công bằng giữa
các thành viên trong tổ.
Qua sinh hoạt Tổ CM lần thứ nhất, HT và các PHT đã chỉ đạo bồi dưỡng về
năng lực nghiệp vụ sư phạm, công tác quản CM cho TTCM và bồi dưỡng năng lực
nghiệp vụ sư phạm, kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp, công tác lao động hướng
nghiệp và công tác chủ nhiệm cho đội ngũ GV trong nhà trường.
Trong buổi sinh hoạt CM lần thứ 2 vào tuần thứ 3 của tháng, TTCM cùng tổ viên
trong tập trung vào công tác dự giờ, thao giảng minh họa chuyên đề, hội thảo CM,
/storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/ke-hoach-boi-duong-gv-2009-2010-0-
14043564148020/zvs1382455242.doc
2

tham gia giao lưu chuyên môn cấp huyện, đánh giá công tác thanh tra chuyên đề,
toàn diện tổ viên trong tổ, đánh giá kết quả bồi dưỡng HS giỏi các cấp, công tác phụ
đạo HS yếu.
Qua phiên họp lần thứ 2 TT CM rút ra bài học kinh nghiệm công tác chỉ CM cấp
tổ và tham mưu với HT hoặc PHT phụ trách CM đề xuất ý kiến cho công tác tới.
Qua sinh hoạt thường kỳ của tổ CM, HT đã chỉ đạo bồi dưỡng cho đội ngũ CB
GV trong nhà trường nâng cao được trình chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, GV
trong tổ đã thống nhất đựơc nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, kỹ
năng, kỹ xảo dạy học, kỹ thuật thực hành bộ môn, trong việc nâng cao chất lượng
dạy và học, thống nhất nội dung và phương pháp bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS
yếu kém, đề ra biện pháp cụ thể để thực hiện các mục tiêu đề ra trong tháng tới, kỳ
tới .
2/ Nội dung cần tổ chức bồi dưỡng trong năm học :
1/ Chương trình, sách giáo khoa lớp 9 các môn văn hoá (Khối lớp thay sách) toàn bộ
CB - GV tham gia học lớp bồi dưỡng thay sách lớp 9 trong hè năm 2009

2/ Đổi mới phương pháp dạy học toàn cấp theo hướng tích cực hóa hoạt động của
học sinh. Hệ thống phương pháp dạy học tích cực ở các môn văn hoá.
3/ Các văn bản mới về nghiệp vụ: Quyết định 40/BGD đánh giá xếp loại HS THCS
và Quyết định xét TN THCS và tổ chức thi giáo viên giỏi và học tập QĐ 51/BGD về
sửa đổi một số nội dung đánh giá xếp loại HS (kèm QĐ40/BGD.
4/ Hệ thống các phương pháp dạy học hợp tác hoá theo nhóm ở các môn văn hoá
5/ Kỹ thuật ra đề kiểm tra theo ma trận trong các bộ môn văn hoá
6/ Các văn bản về Điều lệ mới nhà trường phổ thông, về các nội dung tiêu chuẩn xây
dựng trường chuẩn quốc gia. Tổ chức thi giáo viên giỏi.
7/ Xây dựng ngân hàng đề kiểm tra một tiết toàn cấp
8/ Khắc phục các tồn tại khi vận dụng các phương pháp dạy học tích cực ở các môn
văn hoá:
- Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm
- Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
- Gắn bài dạy với thực tiễn cuộc sống và kỹ thuật sản xuất
- Củng cố và khắc sâu kiến thức trọng tâm trong mỗi tiết học
9/ Các nội dung bồi dưỡng thường xuyên (2007 - 2010) vào sự vận dụng vào thực
tiễn nhà trường. Đồng thời trong sinh hoạt tổ chuyên môn, đưa tài liệu kiến thức
chuẩn của BGD&ĐT ban hành ngày 5/6/2006.
10/ Đưa nội dung học bồi dưỡng hè năm học 2009-2010, để học tập thảo luận thống
nhất những nội dung cơ bản đã học được để áp dụng vào công tác soạn giảng và
đánh giá kiểm tra theo phương pháp tích cực.
11/Tổ chức báo cáo chuyên đề trong sinh hoạt chuyên hằng tháng và tổ chức dạy thể
nghiệm chuyên đề, dự giờ thăm lớp thường xuyên.
12/ Tổ chức tập huấn soạn giáo án điện tử và phương pháp giảng dạy bằng projector,
tổ chức sưu tầm ĐDDH điện tử, giáo án điện tử và thi giáo án điện tử cấp huyện mỗi
tổ ít nhất 3 giáo án.
/storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/ke-hoach-boi-duong-gv-2009-2010-0-
14043564148020/zvs1382455242.doc
3


13/ Học tập và áp dụng SKKN của đồng nghiệp đạt giải từ cấp huyện trở lên.
III/ Phương pháp bồi dưỡng giáo viên ở tổ chuyên môn :
1./Phương pháp tổ chức sinh hoạt thường kỳ của tổ chuyên môn:
Theo điều lệ nhà trường trung học, tổ chuyên môn(CM) là một cấp quản lý
trong nhà trường, tổ CM có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ.
Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng,
thực hiện nhiệm vụ của GV theo kế hoạch của nhà trưòng.
Tổ chuyên môn trong trường học được tổ chức trên cơ sở về cơ cấu các GV theo
bộ môn, nên hoạt động của tổ CM có ảnh hưởng lớn đối với mỗi GV trong nhà
trường. Tổ chuyên môn hằng tháng lên kế hoạch tổ và các động khác như hoạt động
ngoài giờ lên lớp, tổ chức lao động hướng nghiệp, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo
học sinh yếu Do đó việc sinh hoạt tổ CM có ý nghĩa quýêt định trong việc xây
dựng và ổn định nề nếp dạy học, giáo dục nhân cách cho học sinh, đồng thời tổ CM
cũng là đơn vị tham vấn cho nhà trường.
Vào đầu năm học trên cơ sở Nghị quyết của chi bộ Đảng và kế hoạch của nhà
trường, tổ CM thể chế hóa kế hoạch sinh hoạt tổ CM cả năm của tổ được thông qua
hội nghị của tổ CM đầu năm học, trên cơ sở đó tổ CM lập kế hoạch hàng tháng,
hàng tuần. Trong kế hoạch tổ CM thể hiện rõ thực trạng về nguồn đào tạo nhân lực
và nhiệm vụ cụ thể của từng GV. Trong kế hoạch năm, tháng, tuần của tổ CM đều
có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cho GV thông qua các văn
bản chỉ đạo cấp trên và kiểm tra của tổ.
Theo lịch hằng tháng của nhà trường thì tổ CM mỗi tháng sinh hoạt 2 lần , mỗi
lần họp đều thông báo trước , nội dung cuộc họp đựoc tổ trưởng CM nêu rõ những
việc làm của tổ và của cá nhân trong tổ thực hiện nghị quyết của kỳ họp trước và đề
ra kế hoạch thực hiện cho tuần tới hoặc tháng tới .
Trong cuộc họp tổ CM, tổ trưởng CM phải thể hiện rõ vai trò quản lý của mình
như đề ra kế hoạch tháng, kiểm tra việc thực hiện chương trình của tổ, kiểm tra công
tác soạn giảng, ký phê giáo án của GV, đánh giá việc thực hiện ngày giờ công và
mức độ hoàn thành công tác của GV. Tổ trưởng CM phải lên kế hoạch dự giờ cho

GV thực hiện, phân công GV thao giảng, bồi dưỡng HS Giỏi, phụ đạo HS yếu, phân
công tổ chức báo cáo chuyên đề, thao giảng chuyên đề, tổ chức rút kinh nghiệm, đề
xuất ý kiến lên lãnh đạo nhà trường.
Như vậy qua sinh hoạt tổ CM thường kỳ, Hiệu trưởng (HT) hoặcPHTCM đã tổ
chức chỉ đạo bồi dưỡng cho đội ngũ GV, bồi dưỡng cho CB cốt cán, bồi dưỡng
phương thức, kế hoạch sinh hoạt tổ CM, biết kỹ năng tự đánh giá những việc đã làm
đựơc, những việc chưa làm được, từ đó rút kinh nghiệm và đề xuất cải tiến bổ sung
cho chiến lược quản lý và phát triển của nhà trưòng.
2./ Phương pháp tổ chức giao lưu chuyên môn cấp huyện ( giao lưu với
trưòng bạn ):
Tổ chức giao lưu chuyên môn cấp huyện là một hình thức tổ chức giao lưu học
hỏi chia sẽ với các trường bạn cùng cấp (THCS) là một quá trình bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ cho GV đạt nhiều kết quả cao nhất, đây là hình thức bồi dưỡng
/storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/ke-hoach-boi-duong-gv-2009-2010-0-
14043564148020/zvs1382455242.doc
4

chuyên môn nghiệp vụ do Phòng giáo dục lên kế hoạch thường xuyên hằng tháng,
giao nhiệm vụ cho từng trưòng tổ chức đăng cai để các trưòng trong huyện đến dự
giờ học hỏi rút kinh nghiệm.
Qua tổ chức giao lưu chuyên môn cấp huyện phòng giáo dục cùng GV các
trường trong huyện đã tổ chức tọa đàm đi đến thống nhất về nội dung, chương trình
phương pháp dạy- học, nâng cao kỹ năng kỹ xảo trên lớp, kỹ năng thực hành bộ môn
và kỹ năng kiểm tra đánh giá học sinh.
Thông qua hình thức tổ chức giao lưu cấp huyện cũng giống như nhà trưòng tổ
chức một tiết thao giảng chuyên đề của các tổ chuyên môn nhưng có tính chất qui
mô hơn, yêu cầu cao hơn tiết thao giảng bình thường, Vì đây là tiết dạy trên lớp
chuẩn bị cho GV các trường trong huyện dự giờ nên rất công phu, phải huy động
toàn lực trong tổ.
Qua tiết giao lưu chuyên môn cấp huyện, GV từng bộ phận của từng tổ CM tổ

chức đánh giá, qua đó GV tự bồi dưỡng lẫn nhau nhằm đạt dược sự thống nhất
chung về cách nhận thức, thực hiện nội dung chươnh trình SGK về đổi mới phương
pháp giảng dạy mà Bộ đã quy định.
Thông qua phương pháp giao lưu CM Hiệu trưởng và PHTCM đã chỉ đạo tổ
chuyên môn đánh giá được năng lực cao nhất của GV trong tổ và từ đó được nâng
cao tầm nhìn về năng lực CM của GV. Trên cơ sở đó dự kiến được mục tiêu gỉang
dạy trong tương lai và so sánh được với các trường trong huyện.
Phương pháp bồi dưỡng chuyên môn thông qua giao lưu chuyên môn cấp huyện
hằng năm do nhà trường đăng cai tổ chức hoặc HT cử GV đi dự do trường bạn tổ đã
di vào chất lượng và đạt nhiều kết quả khả quan trong công tác bồi dưỡng chuyên
môn , nghiệp vụ cho GV của nhà trường.
3/ Bồi dưỡng GV bằng phương pháp tự học thông qua hình thức tại chức , từ
xa và bồi dưỡng thường xuyên:
Nhân loại đã bước vào nền kinh tế tri thức và ngành công nghệ thông tin đã phát
triển như vũ bão, là người Thầy giáo đang dạy học cũng bắt đầu chuyển mình theo
thời đại. Việc yêu cầu bản thân tự học để nâng cao trình độ kiến thức mới và hiểu
biết thông tin toàn cầu là điều không thể thiếu được.
Do vậy lãnh đạo cùng Công đoàn nhà trường vận động tổ chức cho GV tự học tự
rèn để trau dồi phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn, là nhiệm vụ quan trọng
trong thời kỳ công nghiệp hóa của đất nước. Vận động GV tham gia phong trào tự
học để đạt chuẩn, nâng chuẩn, học tin học, ngoại ngữ, học chuyên môn nghiệp vụ để
nâng cao trình tay nghề hiện nay là điều cần quan tâm của BGH.
Phương pháp tự học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giúp giáo viên
phát huy được tài năng của mình, có dịp để nâng cao năng lực sư phạm của mình để
đáp ứng được nhu cầu đổi mới mà ngành giáo dục đã đề ra. Đồng thời giúp nhà
trường tạo được một đội ngũ kế cận có trình độ cao. Tuy nhiên phương pháp này đòi
hỏi người GV phải tự vượt khó để phấn đấu và có chí vươn lên thì sẽ đạt được mục
tiêu, nếu không vượt khó và kiên nhẫn thì sẽ bị thất bại.
/storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/ke-hoach-boi-duong-gv-2009-2010-0-
14043564148020/zvs1382455242.doc

5

Muốn đạt được mục tiêu tự học, GV cần phải nắm được nhu cầu học tập,
trong quá trình học tập GV phải có trách nhiệm với học tập của mình, tự quy định
những nội dung bồi dưỡng, tự giác học tập nghiêm túc có chất lượng, cần có sự hợp
tác để hoàn thành mục tiêu đề ra.
Các phương pháp tự học để nâng cao tay nghề và nghiêp vụ sư phạm hiện nay có
nhiều hình thức như: bồi dưỡng từ xa, bồi dưỡng tại chức, bồi dưỡng thường xuyên,
bồi dưỡng tạo chổ , Đối với trường THCS Nguyễn Trãi, việc tổ chức cho GV tham
gia phương pháp học tập bồi dưỡng này là phương pháp bồi dưỡng hết sức quan
trọng và được chú ý thường xuyên trong hoạt động bồi dưỡng cho CBGV trong nhà
trường.
4/ Phương pháp bồi dưỡng thông qua các chuyên dề:
BẢNG TỔNG HỚP CÁC CHUYÊN ĐỀ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN
Năm học : 2009-2010
I. Các tham luận của các về Đổi mới KTĐG và thúc đẩy PPDH
II. Các tham luận về nâng caco chất lượng học tập của HS THCS
III. Các chuyên đề báo cáo của các tổ:
TỔ TỰ NHIÊN 1:
THÁNG
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ ĐƯỢC
TRIỂN KHAI
VÀ THAO GIẢNG THỂ NGHIỆM
NGƯỜI THỰC
HIỆN
10
CĐ: PP Dạy học phát hiện và giải quyết
vấn đề.
Trần Thị Ngọc
11

CĐ: Tăng cường ứng dụng CNTT trong
dạy học Vật lý
Trần Thị Thu
2
CĐ: Giáo dục bảo vệ môi trường trong
môn Vật lý
Bùi Trọng Thanh
4 Dạy và học theo SGK Toán 7
Sưu tầm
(Tôn Thân)
5 PP dạy học tiết ôn tập Toán Trần Đình Thành
TỔ TỰ NHIÊN 2:
THÁNG
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ ĐƯỢC
TRIỂN KHAI
VÀ THAO GIẢNG THỂ NGHIỆM
Người thực hiện
11
Dạy học có sự hổ trợ của Công nghệ
thông tin
Nguyễn Thị Lệ Thông
1&2
Dạy học bằng PP tổ chức hoạt động khám
phá
Nguyễn Thị Lệ Tâm
/storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/ke-hoach-boi-duong-gv-2009-2010-0-
14043564148020/zvs1382455242.doc
6

3

Giáo dục đạo đức học sinh thông qua việc
liên hệ thực tế .
Cao Văn Tài
4
Hệ thống hoá kiến thức với bản đồ của
khái niệm và câu hỏi ôn tập
Bùi Tịnh

TỔ XÃ HỘI 1
THÁNG
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ ĐƯỢC
TRIỂN KHAI
VÀ THAO GIẢNG THỂ NGHIỆM
Người thực hiện
11
CĐ 1: Phương pháp dạy học ôn tập Tập
làm văn.
- Phạm Thị Quý
1&2 CĐ: Phương pháp hoạt động nhóm. -Lê Thị Lệ Thanh
3
CĐ: Sử dụng PP trực quan trong văn bản
nhật dụng.
-Thái Thi Phương
4
CĐ: Rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh
thông qua việc vận dụng các dấu câu đã
học.
Võ Thị Cảnh Thiện
TỔ XÃ HỘI 2:
THÁNG

NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ ĐƯỢC
TRIỂN KHAI
VÀ THAO GIẢNG THỂ NGHIỆM
Người thực hiện
11
Củng cố bài học lịch sử bằng phương pháp
trò chơi ô chữ
Ngô Thị Thu
1&2
Hình thành và rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ
cho học sinh.
Phan Hương.
TỔ NGOẠI NGỮ:
THÁNG
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ ĐƯỢC
TRIỂN KHAI
VÀ THAO GIẢNG THỂ NGHIỆM
GHI CHÚ
11 Chuyên đề: Listen anh Read Trần Thị Hạnh
12 Chuyên đề: Reading Nguyễn Thị Thu Thuỷ
1&2 Chuyên đề: Listening Lê Thị Thanh Thuỷ
3 Chuyên đề: Writing Huỳnh Thị Bích Ngọc
4 Chuyên đề : Spaeking Huỳnh Thị Hiểu
PHT
/storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/ke-hoach-boi-duong-gv-2009-2010-0-
14043564148020/zvs1382455242.doc
7


/storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/ke-hoach-boi-duong-gv-2009-2010-0-

14043564148020/zvs1382455242.doc
8

×