Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Vận dụng quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác Lênin vào quá trình phát triển kinh tế xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.86 KB, 67 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5
6. Đóng góp của đề tài 5
7. Kết cấu của đề tài 5
NỘI DUNG 6
Chương 1 6
QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN 6
1.1. Quan điểm toàn diện trong lịch sử triết học 6
1.2. Nội dung quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác - Lênin 11
1.2.1. Định nghĩa về mối liên hệ 11
1.2.2. Các tính chất của mối liên hệ 15
1.2.2.1. Mối liên hệ có tính chất khách quan 15
1.2.2.2. Mối liên hệ có tính phổ biến 18
1.2.2.3. Mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú 24
1.3. Ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm toàn diện đối với việc phát triển kinh
tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay 27
1.3.1. Cơ sở lý luận để nhận thức 27
1.3.2. Cơ sở lý luận để hoạch định chính sách 27
1.3.3. Vai trò của quan điểm toàn diện đối với thực tiễn phát triển kinh tế- xã hội ở
huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay 28
Chương2 30
SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀO VIỆC 30
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HUYỆN CAN LỘC, 30
TỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY 30
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên - xã hội huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh 30


2.1.1. Về lịch sử 30
2.1.2. Điều kiện tự nhiên xã hội 30
2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh 32
2.2.1. Về kinh tế 33
2.2.2. Về văn hóa - xã hội 39
2.2.3. Về Quốc phòng - an ninh 43
2.3. Phương hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội ở
huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay 48
2.3.1. Phương hướng 48
2.3.1.1. Chú trọng công tác xây dựng Đảng 48
2.3.1.2. Chú trọng đến phát triển kinh tế - xã hội 50
2.3.1.3. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 51
2.3.1.4. Gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa xã hội 56
2.3.1.5. Phát triển kinh tế gắn với tăng cường công tác quốc phòng, giữ vững
ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội 58
2.3.2. Một số giải pháp 59
2.3.2.1. Giải pháp về nhận thức 59
2.3.2.2. Giải pháp về kinh tế - xã hội 60
KẾT LUẬN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những nguyên lý và quy luật của phép biện chứng duy vật luôn là
công cụ quý báu đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người, bởi
chúng được khái quát và rút ra từ sự phát triển của tự nhiên, xã hội. Quan
điểm toàn diện là một trong những nguyên tắc được rút ra từ các nguyên lý
của phép biện chứng duy vật, và đó cũng là một trong những nguyên tắc
mang tính phương pháp luận của phép biện chứng duy vật mácxit, đóng vai
trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của tư duy biện chứng.
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là cơ sở lý luận cho quan điểm toàn

diện. Trong đó, sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng điều nằm trong mối liên
hệ biện chứng, có tác động qua lại lẫn nhau, thâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau
và luôn có tính kế thừa, phát triển. Vì vậy, khi xem xét, đánh giá sự vật phải
đặt nó trong tính chỉnh thể. Không được xem xét, đánh giá sự vật một cách
phiến diện, một chiều cũng như tách rời và cô lập. Có như vậy mới thấy được
mọi mặt của mối quan hệ; giữa mặt này, mối liên hệ này, giai đoạn này, bộ
phận này với mặt khác, mối liên hệ khác, giai đoạn khác, bộ phận khác.
Trong nhìn nhận, đánh giá phải tránh cái nhìn cực đoan, phiến diện, một
chiều; tránh sự xuyên tạc bản chất của đối tượng. V.I.Lênin đã từng chỉ rõ:
“Chúng ta không thể làm được điều đó một cách hoàn toàn đầy đủ, nhưng sự
cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi phạm
phải sai lầm và sự cứng nhắc” [15;364]. Vì vậy, quán triệt quan điểm toàn
diện sẽ giúp cho nhận thức sự vật, hiện tượng một cách khách quan và đúng
đắn. Nó là cơ sở để có được hành động thực tiễn đạt hiệu quả cao, phản ánh
được bản chất của đối tượng.
Theo quan điểm toàn diện, sự vật hiện tượng là một chỉnh thể thống
nhất, đó là cơ sở cho nhận thức đúng đắn sự vật. Quan điểm toàn diện không
1
tách rời quan điểm lịch sử cụ thể, phản ánh được bản chất của đối tượng, làm
cơ sở đúng đắn cho quá trình nghiên cứu khoa học, thúc đẩy sự vật phát triển.
Vận dụng quan điểm toàn diện trong mọi giai đoạn phát triển của xã
hội luôn là nguyên tắc mang tính khoa học; là một yêu cầu cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin. Ngày nay khi đất nước đang thực hiện công cuộc đổi mới
toàn diện, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở
cửa hội nhập quốc tế, trong bối cảnh có nhiều cơ hội và thách thức lớn. Thực
tiễn đã đặt ra nhiều vấn đề mới đối với sự lãnh đạo của Đảng, trong đó có
vấn đề đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, đây là nhiệm vụ then chốt để đảm
bảo đưa đất nước ta sánh vai với các cường quốc trên thế giới.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra mục tiêu tổng
quát của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 là: “Phấn đấu đến

năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại;
chính trị - xã hội ổn định, dân chủ kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường
quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn
trong giai đoạn sau”. Quán triệt tinh thần đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Can Lộc lần
thứ XXXIII thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng và Nhà nước đã mang
lại nhiều thành quả quan trọng. Điều này cho thấy sự đúng đắn, kịp thời, hợp
lý của Đảng bộ và năng lực thực tiễn của huyện Can Lộc. Huyện đang dần
từng bước khẳng định vị thế của mình trong sự phát triển chung của toàn tỉnh
và của cả đất nước. Sở dĩ đạt được những thành tựu như ngày nay là do nổ lực
rất lớn của Đảng bộ và nhân dân Can Lộc, trong đó vấn đề nhìn nhận thực tế
những khó khăn và thuận lợi của huyện trong sự phát triển kinh tế - xã hội đã
tạo ra cơ sở lý luận vững chắc áp dụng vào thực tiễn. Việc áp dụng quan điểm
toàn diện của chủ nghĩa Mác - Lênin và chỉ ra sự vận dụng quan điểm toàn
2
diện vào vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Can Lộc là đúng đắn, hợp
với sự vận động đi lên trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như của
đất nước.
Vì những lý do như trên, nên tôi quyết định chọn đề tài: “Vận dụng
quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác - Lênin vào quá trình phát triển
kinh tế - xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay”
làm Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Triết học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Quan điểm toàn diện với cơ sở lý luận là nguyên lý về mối liên hệ phổ
biến là vấn đề đã được nhiều nhà triết học từ trước đến nay quan tâm, nhưng
chỉ đến khi chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời quan điểm này mới được trình bày
một cách khoa học, có hệ thống với những cơ sở lý luận đầy đủ nhất của nó.
Quan điểm này hợp thành với toàn bộ lý luận về phép biện chứng đã trở

thành cơ sở lý luận để các nhà khoa học vận dụng vào quá trình nghiên cứu
và hoạt động thực tiễn. Trong quá trình thu thập tài liệu, nội dung quan điểm
toàn diện với cơ sở lý luận là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đã được
nhiều tác giả nghiên cứu, ví dụ như: “Giáo trình Triết học Mác -
Lênin”(2004), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Giáo trình trung cấp lý luận
chính trị “Những nguyên lý cơ bản của triết học Mác - Lênin”, Nxb Chính trị
quốc gia, 2010; “Lịch sử phép biện chứng” (6 tập) của Viện Hàn lâm khoa
học Liên Xô, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.
Đối với việc vận dụng quan điểm toàn diện vào quá trình phát triển
kinh tế - xã hội đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu như:
- Lê Văn Quang (2009), Phát triển toàn diện chất lượng con người để
nâng cao trách nhiệm cá nhân trong điều kiện kinh tế thị trường, Tạp chí
Triết học, số 4 (215).
3
- Phạm Xuân Nam (2010), Kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và
công bằng xã hội trong mô hình phát triển của Việt Nam trong thời kỳ đổi
mới, Tạp chí khoa học xã hội Việt Nam.
- Lương Đình Hải (2010), Mấy vấn đề về đổi mới kinh tế và đổi mới
chính trị ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Triết học, số 7.
- Nguyễn Hữu Đễ (2010), Công cuộc đổi mới ở Việt Nam: đặc trưng
và triển vọng, Tạp chí Triết học, số 3.
- Nguyễn Đức Luận (2008), Vấn đề phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học, số 7.
Nhìn chung những tài liệu trên đã có những đóng góp quan trọng trong
việc cung cấp lý luận cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên đối với huyện
Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh chưa có công trình nghiên cứu nào. Những công trình
trên là tài liệu quý để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ quan điểm toàn diện với cơ
sở lý luận của nó về nguyên lý “mối liên hệ phổ biến” vào quá trình phát triển

kinh tế - xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
+ Làm rõ quan điểm toàn diện với cơ sở của nó là mối liên hệ phổ biến
+ Phân tích sự vận dụng lý luận về quan điểm toàn diện với quá trình
phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu quan điểm toàn diện với cơ sở
lý luận là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong quá trình phát triển kinh tế
- xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu sự vận dụng quan
điểm toàn diện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Can Lộc,
tỉnh Hà Tĩnh trên cơ sở số liệu từ năm 2010 - 2013 trên địa bàn huyện Can
Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
4
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác - Lênin,
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, tính chất mối liên hệ phổ biến và ý nghĩa
phương pháp luận của quan điểm toàn diện.
- Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là lý luận về nguyên lý mối
liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin, các
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, của chủ tịch Hồ Chí Minh để vận
dụng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa
học như: phương pháp phân tích và tổng hợp, lịch sử và lôgich, thống kê, so
sánh…
6. Đóng góp của đề tài
- Đề tài đã hệ thống hóa quan điểm toàn diện trong lịch sử triết học và
của Chủ nghĩa Mác - Lênin.

- Đề tài chỉ ra được thực trạng và những điều kiện để phát triển kinh tế
- xã hội trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó, đưa ra những phương hướng
để phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
- Là tài liệu tham khảo bổ ích cho những sinh viên chuyên nghành
Triết học, Giáo dục Chính trị, và những ai quan tâm.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Khóa
luận gồm 2 chương, 6 tiết.
Chương 1: Quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Chương 2: Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc phát triển kinh
tế - xã hội ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay.
5
NỘI DUNG
Chương 1
QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
1.1. Quan điểm toàn diện trong lịch sử triết học
Quan điểm toàn diện là một trong những nguyên tắc phương pháp luận
được rút ra từ nguyên lý mối liên hệ phổ biến. Bất cứ sự vật, hiện tượng nào
trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ rất đa dạng và phong phú. Do đó,
khi nhận thức về sự vật, hiện tượng ta phải xem xét nó trong các mối liên hệ
của nó với sự vật khác hay nói cách khác chúng ta phải có quan điểm toàn
diện, tránh quan điểm phiến diện, chỉ xem xét sự vật, hiện tượng ở một mối
liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay tính quy luật của chúng. Trong
thời đại ngày nay, đất nước phát triển trong xu thế toàn cầu với sự đa dạng
hóa các loại hình phát triển, với tính chất liên hệ cao của xã hội thì quan điểm
toàn diện luôn luôn cần thiết trong nhận thức về sự phát triển đồng đều tất cả
các mặt của mỗi quốc gia. Vì vậy, nhận thức đúng về quan điểm toàn diện và
vận dụng nó trong tiến trình phát triển là điều vô cùng quan trọng và cần
thiết, đòi hỏi phải được nhận thức đúng đắn và vận dụng có hiệu quả. Trong
lịch sử đã có rất nhiều ý kiến về quan điểm toàn diện mà cơ sở là các mối

liên hệ của sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Thế giới được tạo thành từ những sự vật, những hiện tượng, những quá
trình khác nhau. Vậy chúng có mối liên hệ qua lại với nhau, ảnh hưởng lẫn
nhau hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau.
Sự lý giải triết học đầu tiên về sự liên hệ và biệt lập giữa các đối tượng
của thế giới bên ngoài cũng như việc coi chúng là những đặc trưng phổ biến
của vật chất thì chúng ta có thể thấy ở trong các nhà triết học thời kỳ cổ đại.
6
Theo các nhà triết học Hy Lạp cổ đại, các hiện tượng quan sát được
trong thế giới tuy là riêng lẻ, tách biệt, biệt lập về chất, lượng nhưng cũng có
những liên hệ với nhau, bởi vì tất cả đều bắt nguồn từ một bản nguyên hay cơ
sở đầu tiên là “nước” (Talét), “khí” (Anaximen), “Apâyrôn” (Anaximăngđrơ),
“lửa” (Hêraclít)… Nhà triết học Arixtốt đã có bước tiến đáng kể trong nhận
thức tính liên hệ và tính biệt lập với tư cách là những thuộc tính phổ biến của
tồn tại. Ông đã hình dung tính liên hệ giữa các sự vật khác nhau không chỉ là
tính thống nhất có được vì cũng chung một nguồn gốc, xuất phát từ một bản
nguyên duy nhất, cơ sở đầu tiên mà như sự phụ thuộc tồn tại lẫn nhau, sự quy
định lẫn nhau giữa các vật thể. Các nhà Hy Lạp cổ đại có công lao đó là những
người đưa ra thuật ngữ “quan hệ” nó phản ánh sự “liên hệ” mang tính tất yếu
và phổ biến.
Những người theo quan điểm siêu hình thì nhìn nhận thế giới trong đó
các bộ phận tạo nên nó luôn ở trong trạng thái tĩnh tại, biệt lập với các bộ
phận khác, giữa các bộ phận cấu thành thế giới có một ranh giới tuyệt đối,
tồn tại biệt lập với các cá thể khác trong trạng thái tĩnh tại. Họ cho rằng các
bộ phận trong thế giới rất ít khi biến đổi, nếu có sự biến đổi thì đó chỉ là sự
biến đổi về số lượng, chất của sự vật là vĩnh viễn và nguyên nhân của sự biến
đổi không phải do bản thân sự vật mà là do nguyên nhân bên ngoài. Theo
quan điểm siêu hình, các sự vật tồn tại một cách tách rời nhau, cái này bên
cạnh cái kia và giữa chúng không có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc
lẫn nhau, những mối liên hệ có chăng cũng chỉ là liên hệ hời hợt, bề ngoài

mang tính ngẫu nhiên. Một số người theo quan điểm siêu hình cũng thừa
nhận tính liên hệ và đa dạng của nó nhưng lại phủ nhận khả năng chuyển hóa
lẫn nhau giữa các hình thức liên hệ khác nhau.
Phương pháp siêu hình làm cho con người “chỉ nhìn thấy những sự vật
riêng biệt mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật
7
ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận
động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng” [18;39].
Thomas Hobbes (1588-1679) là nhà triết học duy vật Anh, Hobbes là
người đã kế tục tư tưởng duy vật của Bacon và là nhà triết học duy vật nổi
tiếng thế kỷ XVII. Trên lập trường toán học, Hobbes khẳng định thế giới
khách quan là tổng thể những vật thể riêng lẻ có hình dạng và quảng tính.
Hobbes cho rằng giới tự nhiên là tổng các vật có độ dài phân biệt nhau
bởi đại lượng hình khối, vị trí và vận động nhưng vận động chỉ là vận động
cơ giới. Quan niệm của Hobbes về con người như một cơ thể sống mang tính
siêu hình rõ rệt, dưới con mắt của ông trái tim con người chỉ như lò xo, dây
thần kinh là những sợi chỉ, còn các khớp xương là các bánh xe làm cho cơ
thể chuyển động. Ông không thừa nhận tính phong phú về chất như một
thuộc tính khách quan của giới tự nhiên, và chất lượng cảm tính không phải
là thuộc tính của sự vật mà là hình thức tri giác chung.
Rene Descartes (1596-1650) nhà triết học lỗi lạc, nhà bách khoa toàn
thư vĩ đại người Pháp. Descartes đã nêu lên một số quan niệm về mối liên hệ
trong thế giới. Theo ông, kể từ các sự vật nhỏ bé đến các hành tinh xa xôi
đều được cấu tạo từ vật chất. Vì vậy, bản tính vật chất thế giới này là vô hạn.
Và cũng không thể có sự khác biệt về vật chất tạo thành giữa mặt trăng và
trái đất. Từ đó suy ra vận động ở trên trời và dưới đất là giống nhau.
Tự nhiên là một khối thống nhất gồm những hạt nhỏ vật chất có
quãng tính và vận động vĩnh viễn theo đúng quy luật cơ học của nó.
Descartes cho rằng, triết học bao hàm hai nghĩa: nghĩa rộng đó là toàn bộ
tri thức của con người, còn nghĩa hẹp đó là siêu hình học. Toàn bộ thế giới

quan khoa học của con người tương tự như một cái cây mà rễ của nó là
siêu hình học, thân là vật lý học và các nhánh đâm ra từ thân cây đó là tất
cả các khoa học khác….
8
Khẳng định nguồn gốc của mọi sự vật trong thế giới, kể cả các hành
tinh đều bắt nguồn từ vật chất. Vũ trụ không phải bất biến mà là trong một
quá trình tiến hóa mang tính quy luật cái hiện hữu là cái đã xuất hiện, hiện
hữu là tồn tại trong sinh thành, tất cả đều tuân theo các quy luật nội tại của
vật chất. Sự sinh thành diễn ra trong quá trình vận động xoáy tròn hướng tâm
theo quy luật của cơ học.
Baruch Spinoza (1632-1677) là một triết gia lừng danh của xứ sở Hà
Lan. Kế thừa chủ nghĩa cơ học của Descartes, đồng nhất quãng tính với vật
chất, Spinoza không xem vận động và đứng im là các dạng thuộc tính mà đó
chỉ là dạng thức vô hạn vì vận động và đứng im là cái vốn có trong mỗi sự
vật hiện tượng. Chính điều này đã làm lộ rõ quan điểm siêu hình phải tách rời
thực thể với các dạng thức do nó sinh ra. Ông cho rằng, thế giới là thế giới
của sự tồn tại các sự vật riêng lẻ, toàn bộ thế giới được mô tả là một hệ thống
toán học có thể hiểu và nhận thức được bằng cách giải quyết từ phương pháp
hình học. Trong nhận thức về bản thể luận, Spinoza bộc lộ tư tưởng hai mặt
có cả tư duy biện chứng lẫn siêu hình khi đưa ra cùng một kết luận, bên cạnh
sự khẳng định thế giới là vô hạn, có tính thống nhất và toàn vẹn, trong đó có
các sự vật đơn nhất luôn luôn biến đổi và có sự tác động qua lại lẫn nhau thì
ông còn cho rằng thực chất đó chỉ là thế giới kết thúc, trong đó không diễn ra
một cái gì mới. Ông đã giải quyết mọi vấn đề trên cơ sở tuyệt đối hóa toán
học, giống như tính tất yếu của các kết luận toán học, mọi quá trình trong thế
giới đều diễn ra như những tất yếu đó.
Theo Spinoza, thực thể luôn mang tính đặc trưng và có tính chất riêng
biệt. Thực thể là tuyệt đối và không bị hạn chế bởi bất cứ cái gì. Vì vậy, “tồn
tại hữu hạn ở trong một chừng mực nào đó là sự phủ định, còn lại tồn tại vô
hạn là sự khẳng định tuyệt đối về tồn tại của một tự nhiên nào đó”. Tóm lại,

thế giới của Spinoza tồn tại như một thực thể duy nhất, tồn tại bằng nguyên
nhân tự nó, vì vậy Thượng đế cũng chính là thực thể, là thế giới mà thôi. Thế
9
giới tồn tại trong thống nhất, toàn vẹn và chỉnh thể, ngoài nó ra thì trên thế
giới này không còn có cái gì khác, vì thế thực thể này vô tận về mặt không
gian, vô tận về mặt thời gian[9;374].
Đến thời kỳ Cổ điển Đức (từ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX), phép
biện chứng duy tâm khách quan xuất hiện trong triết học Kant và hoàn thiện
trong triết học Hêghen cũng đã nêu ra quan điểm về sự tồn tại của các mối
liên hệ trong thế giới. Kant (1724 - 1804) đã trình bày những quan điểm biện
chứng của mình bằng giả thuyết có giá trị về sự hình thành của vũ trụ bằng
các cơn lốc và kết tụ của các khối tinh vân. Kant đưa ra một luận điểm mang
tính khoa học cao về sự lên xuống của thủy triều do lực hấp dẫn giữa trái đất
và mặt trăng gây ra ảnh hưởng tới trái đất, làm cho vòng xoay của trái đất
quanh trục của nó mỗi ngày một chậm lại. Hêghen (1770 - 1831) kế thừa và
phát triển quan niệm của Platon về ý niệm, Hêghen xây dựng “ý niệm tuyệt
đối”, mọi sự vật đều do ý niệm tuyệt đối sinh ra và quyết định, nó tha hóa
thành giới tự nhiên và xã hội, cuối cùng lại trở về với chính nó…
Suy cho cùng, các quan điểm về mối liên hệ giữa các sự vật, hiện
tượng trong thế giới đã được các nhà triết học trước Mác đưa ra từ thời cổ đại
cho đến triết học Cổ điển Đức, tuy nhiên nó chỉ mang bản chất sơ khai, chưa
được thể hiện với tính chất của một khoa học, thế nhưng đó cũng là tiền đề
cho các nhà triết học Mác kế thừa để xây dựng nên phép biện chứng và chủ
nghĩa duy vật biện chứng. Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên một
hệ thống những nguyên lý, các cặp phạm trù, các quy luật phổ biến của hiện
thực. Trong đó, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến - cơ sở lý luận của quan
điểm toàn diện là một trong những nguyên lý khái quát nhất.
Trong lịch sử triết học có rất nhiều khuynh hướng phủ nhận mối liên
hệ lẫn nhau giữa các hiện tượng trong hiện thực dưới các hình thức khác
nhau. Quan niệm chung của những nhà triết học hiện đại là dựa vào sự quan

sát trực tiếp, vào sự ngắm nhìn những gì xảy ra trên bề mặt các hiện tượng.
Trong khi nghiên cứu các sự vật và hiện tượng thì phương pháp tư duy lúc
10
đầu hình thành trong khi nghiên cứu giới tự nhiên, sau đó chuyển sang triết
học do F.Bêcơn và J.Lốccơ là những người vận dụng nó khi nghiên cứu các
phương pháp nhận thức.
Theo F.Bêcơn, người ta nhận thức các đối tượng bằng cách phân đôi
chúng trong tư duy thành các “chất” đơn giản và nghiên cứu các “chất” để
tách biệt với nhau trên cơ sở các kết quả nhận được, người ta dựng lên hình
ảnh của lĩnh vực các hiện tượng được nghiên cứu. Tuy nhiên nếu chúng ta
chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố cấu thành thì không tránh khỏi xóa bỏ nó
với tư cách là một thành tố tạo định tính chặt chẽ, do đó việc nhận thức các
yếu tố không thể dẫn đến nhận thức toàn bộ đối tượng… Như vậy, chỉ khi có
thể nhận thức được những yếu tố riêng biệt và cái tổng thể do những yếu tố
đó hợp thành nếu người ta tính đến và nghiên cứu toàn diện mối liên hệ và
phụ thuộc giữa chúng với nhau.
1.2. Nội dung quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác - Lênin
1.2.1. Định nghĩa về mối liên hệ
Trong lịch sử triết học trước Mác đã từng chứng kiến các quan điểm
đối lập nhau về các mối liên hệ trong thế giới, đó là sự đối lập giữa siêu hình
và biện chứng, duy tâm và duy vật. Các nhà siêu hình học coi sự liên hệ chỉ
là tình cờ của các sự vật riêng lẻ, do đó họ không thừa nhận có sự liên hệ của
các sự vật. Các nhà biện chứng duy tâm coi nguồn gốc của sự liên hệ của các
sự vật là ý niệm, ý niệm tuyệt đối hay cảm giác chủ quan của con người.
Những người theo quan điểm biện chứng đã chỉ ra sự thống nhất của thế giới
cho nên không có sự vật riêng lẻ mà luôn tồn tại trong sự liên hệ với nhau.
Kế thừa những tư tưởng đi trước, Chủ nghĩa Mác chỉ ra rằng nguồn gốc của
mối liên hệ trong hiện thực là do tính thống nhất vật chất của thế giới, theo
đó sự vật, hiện tượng đều là những dạng tồn tại cụ thể của vật chất, có tính
vật chất hay có nguồn gốc vật chất, vì vậy chúng đều phải chịu sự tác động

bởi các quy luật phổ biến của vật chất, chắc chắn phải diễn ra các mối liên hệ
11
giữa các sự vật, hiện tượng trong quá trình vận động phát triển. Mối liên hệ
được hiểu như thế nào?
Theo cách hiểu thông thường theo nghĩa Tiếng Việt, “mối” là điểm
nối của hai đầu dây, là chỗ mà ở đó được xem là trung tâm của các quan hệ
qua lại, hay mối là “đoạn đầu của sợi dây, sợi chỉ dùng để buộc thắt lại với
nhau, chỗ nối, chỗ thắt, chỗ từ đó có thể quan hệ với một tổ chức, cơ sở liên
lạc” [23;640]. “Liên hệ” là sự quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau giữa các
yếu tố trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự vật hiện tượng của nhau, giữa
các sự vật có sự dính dáng tới nhau, phụ thuộc vào nhau, hay “liên hệ” là
“chỉ sự vật, sự việc có quan hệ làm cho ít nhiều tác động đến nhau, dựa trên
những mối quan hệ nhất định” [23;567]. Còn “phổ biến” mang ý nghĩa rộng
rãi, thường gặp ở tất cả mọi nơi, mọi sự vật hiện tượng. Như vậy, mối liên hệ
được hiểu như là quan hệ qua lại, có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các sự
vật hiện tượng, mối liên hệ có ở tất cả các mặt, các bộ phận, các quá trình của
thế giới, có trong tự nhiên, xã hội, lẫn tư duy. Liên hệ theo quan điểm biện
chứng là sự phụ thuộc, ràng buộc, quy định lẫn nhau và tác động qua lại với
nhau. Liên hệ phổ biến là những mối liên hệ tồn tại một cách phổ biến cả
trong tự nhiên xã hội và tư duy. Mối liên hệ phổ biến mang tính chất bao
quát, nó tồn tại thông qua những mối liên hệ đặc thù của sự vật, nó phản ánh
tính đa dạng và tính thống nhất của thế giới.
Triết học Mác - Lênin khẳng định mọi sự vật hiện tượng trong thế giới
đều nằm trong mối liên hệ phổ biến, không có sự vật, hiện tượng nào tồn tại
một cách biệt lập mà chúng tác động đến nhau, ràng buộc quyết định và
chuyển hoá lẫn nhau. Các mối liên hệ trong tính tổng thể của nó quy định sự
tồn tại vận động, biến đổi của sự vật khác. Khi các mối liên hệ thay đổi tất
yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi sự vật.
Thế giới là một chỉnh thể thống nhất tồn tại với vô số các sự vật hiện
tượng, các quy luật, các quá trình…Thế nhưng, một câu hỏi đặt ra là giữa

chúng có mối liên hệ tương tác, ảnh hưởng, phụ thuộc lẫn nhau hay không
12
hay tồn tại biệt lập, tách rời nhau? và nếu chúng có mối liên hệ qua lại thì cái
gì quy định mối liên hệ đó?
Trả lời cho câu hỏi sự vật, hiện tượng có mối liên hệ tương tác nào
không, các nhà siêu hình học không thừa nhận có sự liên hệ, ảnh hưởng của
sự vật này với sự vật kia. Họ cho rằng, sự vật, hiện tượng tồn tại một cách
tách rời nhau, chúng chỉ tồn tại bên cạnh nhau, cái này bên cạnh cái kia, giữa
các sự vật không có sự ràng buộc hay phụ thuộc lẫn nhau, chúng tồn tại một
cách riêng lẻ và không ảnh hưởng với nhau. Nếu có một liên hệ nào đó thì
chẳng qua chỉ là những liên hệ bên ngoài, hời hợt do sự ngẫu nhiên nào đó
mà có sự liên quan chứ không phải do yêu cầu của bản thân sự vật. Một số ít
tư tưởng siêu hình có thừa nhận sự liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, quá
trình trong thế giới và nhận ra có sự đa dạng của các mối liên hệ trong quá
trình vận động, nhưng họ lại cho rằng không thể xảy ra sự chuyển hóa lẫn
nhau giữa các hình thức liên hệ khác nhau. Cũng với câu hỏi đó, nhưng trên
lập trường duy vật, những người theo quan điểm biện chứng coi thế giới như
một chỉnh thể thống nhất, các sự vật, hiện tượng, các quá trình khác nhau
trong thế giới vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại, chuyển hóa
lẫn nhau.
Đối với quan điểm cho rằng, sự vật hiện tượng tồn tại biệt lập, riêng lẻ,
những người theo quan điểm biện chứng phủ nhận quan điểm đó, đồng thời
khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở cho sự liên hệ,
tương tác giữa các sự vật, hiện tượng. Dù các sự vật, hiện tượng tạo thành thế
giới có phong phú, đa dạng, có khác nhau như thế nào đi chăng nữa thì chúng
cũng đều tồn tại trong một thế giới duy nhất - thế giới vật chất. Do có sự
thống nhất đó mà cho dù có tồn tại như thế nào chúng cũng không thể có sự
biệt lập, tách rời với các sự vật hiện tượng khác. Vì vậy, trong một thế giới
chỉnh thể, các sự vật luôn có sự tương tác lẫn nhau, tác động qua lại lẫn nhau,
chuyển hóa hay thâm nhập vào nhau, ràng buộc lẫn nhau theo những quan hệ

13
xác định. Thế giới luôn vận động và phát triển, sự vật, hiện tượng cũng theo
đó mà luôn thay đổi cho phù hợp, nếu không có sự liên hệ, tác động, ảnh
hưởng qua lại giữa các sự vật thì thế giới vật chất sẽ trở nên thô cứng, phát
triển chậm chạp, thậm chí có thể sẽ kìm hãm sự phát triển của sự vật. Ngay
cả trong tư duy của con người, ý thức của con người là những cái phi vật chất
cũng chỉ là một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não người. Vì vậy mà
muốn nhận thức được thế giới, ý thức của con người cũng phải linh hoạt,
mềm dẻo, kết hợp với thực tiễn đời sống vật chất và tinh thần, tư duy cũng
phải thay đổi, nhanh nhẹn, tránh quan điểm bảo thủ thì mới có thể có được
những tri thức khoa học, đúng đắn về thế giới.
Trong thế giới khách quan, các sự vật, hiện tượng biểu hiện sự tồn tại
của mình thông qua quá trình vận động, sự tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn
nhau của các sự vật. Thông qua quá trình liên hệ đó mà bản chất, đặc trưng
hay tính quy luật của sự vật, hiện tượng cũng được bộc lộ ra. Trong đời sống
xã hội, chúng ta chỉ có thể đánh giá bản chất cũng như sự tồn tại của một con
người cụ thể thông qua các mối liên hệ của bản thân cá nhân người đó với
các mối liên hệ khác, sự ảnh hưởng của cá nhân với môi trường xung quanh,
sự tác động của cá nhân đó với cá nhân khác, quá trình hoạt động cải tạo giới
tự nhiên và xã hội của chính bản thân. Và nhận thức hay giá trị tri thức của
con người chỉ được đánh giá hay chứng nhận đỉnh cao khi những tri thức đó
được con người vận dụng vào thực tiễn để cải biến giới tự nhiên hay xã hội,
làm cho đời sống con người ngày một nâng cao. Vì vậy trong cuộc sống, kể
cả trong tự nhiên, xã hội hay trong tư duy con người, từ kinh tế đến chính trị,
từ lý luận đến thực tiễn không thể không diễn ra quá trình liên hệ, tương tác,
ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng. Sự liên hệ đó là khách quan,
là phổ biến, nằm trong sự vận động của thế giới vật chất muôn màu, muôn vẻ
cho nên không chỉ có một mối liên hệ mà có rất nhiều sự liên hệ, có nhiều
cách thức để liên hệ, mối liên hệ đó là vô cùng phong phú và đa dạng, đó là
14

liên hệ vốn có của sự vật. Ngay cả những sự vật được xem là vô tri, vô giác
như đất đai, sông ngòi, rừng, biển….cũng có thể chịu sự tác động thậm chí
làm biến đổi như sự tác động của độ ẩm trong không khí, ánh sáng, nhiệt độ,
khí quyển… và lẽ tất nhiên cũng chịu cả sự tác động của con người để tồn tại
và phát triển. Và lẽ dĩ nhiên, con người dù muốn dù không cũng phải hứng
chịu những tác động của vô số hiện tượng và kể cả những tác động bên trong
cơ thể của bản thân mình.
1.2.2. Các tính chất của mối liên hệ
1.2.2.1. Mối liên hệ có tính chất khách quan
Sự vật, hiện tượng dù phong phú, đa dạng nhưng đều thống nhất bởi
tính vật chất. Chính vì sự thống nhất đó đã tạo nên cơ sở khách quan cho các
mối liên hệ của sự vật. Liên hệ là thuộc tính vốn có của mọi sự vật, trong quá
trình tồn tại, sự tương tác giữa sự vật này với sự vật khác, chịu sự chi phối và
ảnh hưởng lẫn nhau trong một chỉnh thể nhất định luôn mang tính chất khách
quan, nó không lệ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Con người dù
muốn dù không cũng không thể cản trở sự liên hệ giữa các sự vật, nếu có
cũng chỉ trong những giới hạn nhất định. Bộ não người cũng là một dạng vật
chất có tổ chức cao luôn bị chi phối bởi chằng chịt các liên hệ khách quan từ
bên ngoài, con người không thể bằng năng lực cá nhân mà tránh đi sự ảnh
hưởng đó. Năng lực, bản chất của con người cũng chỉ bộc lộ ra khi tiếp xúc
với sự vật, hiện tượng khác. Ăngghen cho rằng khi chúng ta nghiên cứu giới
tự nhiên, lịch sử loài người hay sự hoạt động tinh thần của bản thân chúng ta
thì trước hết, trước mắt chúng ta hiện ra một bức tranh chằng chịt vô tận
những mối liên hệ và những tác động qua lại lẫn nhau trong đó không có cái
gì là không vận động, biến hóa, xuất hiện và biến đi.
Sự tồn tại của sự vật, hiện tượng hay một quá trình muốn tồn tại và
phát triển thì tự bản thân nó đã mang những mối quan hệ vốn có. Chẳng hạn,
cơ thể sống của con người từ khi sinh ra đã mang những sự liên hệ khách
15
quan, một em bé khi vừa lọt lòng mẹ đã phải cần những sự liên hệ nhất định

để cất tiếng khóc chào đời, đó cũng có thể là những liên hệ tự nhiên (không
khí) hay liên hệ do người khác tạo ra (một cái vỗ nhẹ để cất tiếng khóc, làm
nở lồng ngực và hấp thụ Oxi ). Tuy nhiên, mối liên hệ là khách quan của
mọi sự vật, hiện tượng nhưng không phải mọi sự vật, hiện tượng đều có sự
liên hệ với nhau, có thể có sự liên hệ chặt chẽ với sự vật này nhưng lại biệt
lập với sự vật khác. Trong thế giới, tất cả các sự vật hiện tượng đều ở trong
trạng thái liên hệ lẫn nhau và biệt lập với nhau. Chúng có thể liên hệ với
nhau trong mối liên hệ này nhưng lại biệt lập trong mối liên hệ khác. Đó
cũng có thể được xem là liên hệ nội bộ hay liên hệ riêng lẻ giữa các sự vật
hiện tượng có liên quan. Khi môi trường sống thay đổi, có thể ảnh hưởng đến
sự thay đổi của một số cơ thể sống, nhưng một số khác do điều kiện thích
nghi đã biệt lập với môi trường xung quanh và tạo nên bản chất của sự vật.
Cùng một cơ thể sống, nhưng ở một số cá thể có thể không chịu được sự thay
đổi của môi trường, như sương muối làm cản trở quá trình thụ phấn ở một số
loài thực vật, nhưng một số khác lại không bị ảnh hưởng gì, chúng có khả
năng tạo nên sự biệt lập với quá trình thay đổi. Như vậy, liên hệ và biệt lập
luôn có sự cùng tồn tại, đó cũng là cái vốn có của bản thân sự vật mà về mặt
chủ quan chúng ta không thể can thiệp vào quá trình đó.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, một trong những thuộc tính
bản chất của thế giới vật chất là sự liên hệ mang tính khách quan của các sự
vật, hiện tượng, các quá trình. Ngay cả trong tư duy, ý thức của con người
cũng mang liên hệ khách quan với các quá trình khác. Trong quá trình nhận
thức, con người sử dụng khả năng tư duy của mình để nhận thức và cải tạo thế
giới, làm cho thế giới phát triển. Nhưng trước hết con người cần phải phản ánh
đúng thế giới thì mới có khả năng cải tạo thế giới, biết quan sát và chịu ảnh
hưởng của môi trường xung quanh. Từ việc quan sát thực tiễn, con người có
16
thể đi đến phủ định hay khẳng định, sự vật vừa là nó lại vừa là cái khác, phủ
định và khẳng định là hai mặt loại trừ nhau nhưng không thể tách rời nhau.
Trả lời cho câu hỏi có hay không có sự liên hệ trong thế giới, các nhà

duy vật khẳng định thế giới mà chúng ta đang sống cho dù tồn tại sự đa dạng,
phong phú của sự vật, hiện tượng thì đều có sự thống nhất ở tính vật chất nên
luôn có sự liên hệ, tác động lẫn nhau. Trên cơ sở của các thành tựu khoa học
ra đời từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX như sự ra đời của các phát minh về
vật lý học, về hạt phân tử, năng lượng triết học Mác - Lênin cho rằng, bản
thân sự vật, hiện tượng cùng với sự liên hệ qua lại với các sự vật, hiện tượng
khác là tiền đề để tìm ra bản chất của sự vật, tạo nên vẻ khác nhau để so sánh
với các sự vật khác, thông qua việc liên hệ các thuộc tính vốn có của sự vật
sẽ được bộc lộ, khiến cho sự vật nó là nó mà không là cái khác, và do đó
cũng bộc lộ ra sự độc lập tương đối giữa chúng. Và cũng thông qua sự liên
hệ đó mà con người có thể nhận thức được sự vật. Ăngghen cho rằng, bản
chất của sự vật chỉ được bộc lộ thông qua vận động. Qua quá trình vận động
mà sự vật liên hệ với nhau từ đó mới bộc lộ được thuộc tính của nó. Bản
chất, khả năng của con người cũng chỉ được thể hiện ra thông qua các mối
quan hệ, ảnh hưởng với môi trường xung quanh, khả năng nhận thức với bên
ngoài. Chính vì lẽ đó, khi bàn về bản chất của con người, C.Mác đã nhận
định rằng: “Bản chất của con người không phải là một cái trừu tượng, cố hữu
của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người
là tổng hòa các quan hệ xã hội” [17;11].
Trên thực tế, nhận thức đúng bản chất của sự vật, hiện tượng không
chỉ nhìn nhận nó ở khía cạnh của một cá thể riêng biệt mà còn đánh giá nó
trong quan hệ giữa nó và cái khác. Không có sự vật tồn tại riêng lẻ cho nên
không thể nhận thức nó chỉ ở bản thân của nó, nghĩa là phải đánh giá cả về
mặt chủ quan trong chính bản thân sự vật với cái khách quan trong liên hệ
với sự vật khác. Tính khách quan là thuộc tính vốn có của thế giới vật chất,
sự liên hệ tồn tại trong thế giới vật chất cũng đều mang tính khách quan, nó
17
là cái không thể không diễn ra giữa các sự vật, hiện tượng, các quá trình sự
liên hệ đó diễn ra ở khắp mọi nơi, mọi quá trình, mọi giai đoạn phát triển. Đó
cũng là tính phổ biến của các mối liên hệ.

Như vậy, theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ của các
sự vật, hiện tượng của thế giới có tính khách quan. Theo quan điểm đó, sự
vật quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau và làm chuyển hóa lẫn nhau của các
sự vật, hiện tượng hoặc trong bản thân chúng là cái vốn có của nó, tồn tại độc
lập không phụ thuộc vào ý chí của con người; con người chỉ có thể nhận thức
và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình.
1.2.2.2. Mối liên hệ có tính phổ biến
Mối liên hệ luôn mang tính phổ biến bởi vì tất cả các sự vật, hiện
tượng đều diễn ra sự liên hệ và sự liên hệ đó có thể diễn ra ở khắp mọi nơi,
ở mọi thời điểm, mọi không gian, mọi đối tượng Sự vật, hiện tượng nào
cũng đều liên hệ với sự vật, hiện tượng khác và không có sự vật nào nằm
ngoài sự liên hệ, không có sự vật tồn tại riêng lẻ. Thế giới tồn tại trong sự
thống nhất của các mối liên hệ trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Xã hội
càng phát triển thì sự liên hệ càng diễn ra mạnh mẽ và dù nó được diễn đạt
ở hình thức nào thì liên hệ cũng luôn mang tính phổ biến và khách quan,
đó là sự liên hệ tất nhiên của sự vật và không thể tồn tại sự vật riêng lẻ,
tách rời với sự vật khác.
Quan điểm biện chứng trong triết học Mác - Lênin đã chỉ ra tính phổ
biến của sự vật, hiện tượng, quá trình. Theo đó, ở tất cả mọi nơi, ở mọi sự vật
đều diễn ra quá trình liên hệ, có thể có nhiều dạng liên hệ, sự khác nhau về
cách thức, quy mô, giới hạn liên hệ, đó là sự liên hệ đa dạng và sinh động ở
trong từng sự vật riêng lẻ hay giữa các sự vật với nhau. Trong tự nhiên không
chỉ có sự liên hệ giữa các loài mà còn có sự liên hệ với môi trường xung
quanh, giữa đồng hóa và dị hóa, giữa vô cơ với hữu cơ. Xã hội càng phát
triển càng không thể tách rời các quan hệ xã hội, xu hướng toàn cầu hóa
trong hội nhập và phát triển là minh chứng cho yêu cầu đó. Đó là sự hợp tác
18
nhiều mặt, nhiều hình thức, nhiều giai đoạn Đời sống xã hội của con người
cũng là một chuỗi các liên kết giữa người với người, giữa người với sự biến
đổi chính trị, kinh tế hay có sự liên kết trong chính cơ thể sống con người

(các tế bào, các bộ phận, các dây thần kinh), tư duy con người muốn trở nên
có giá trị thì không thể tách rời sự liên hệ với môi trường xung quanh, với
việc quan sát và hiểu biết thực tiễn.
Theo quan điểm duy vật biện chứng, dù mối liên hệ của sự vật có sinh
động hay có nhiều hình thức thì cũng đều là biểu hiện của mối liên hệ phổ
biến nhất, chung nhất. Những hình thức riêng lẻ, cụ thể đã được các nhà khoa
học cụ thể nghiên cứu. Phép biện chứng duy vật chỉ nghiên cứu những mối
liên hệ chung nhất. Trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên, Ph.Ăngghen đã
viết “phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến”. Trong tác phẩm
Chống Đuyrinh, Ăngghen nói rõ: “phép biện chứng chẳng qua là môn khoa
học của những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự
nhiên, của xã hội loài người và tư duy” [18;201].
Triết học Mác - Lênin đã khẳng định mối liên hệ phổ biến của sự vật,
hiện tượng, quá trình trong thế giới. Trong thế giới không có bất cứ sự vật
tồn tại riêng lẻ mà luôn trong trạng thái vận động, liên hệ với các sự vật khác.
Sự liên hệ đó diễn ra không chỉ giữa các sự vât, hiện tượng, quá trình mà còn
có sự liên hệ trong chính bản thân sự vật. Nó bao quát cả trong tự nhiên, xã
hội hay tư duy. Song, dù liên hệ có những hình thức như thế nào cũng đều là
những biểu hiện của liên hệ phổ biến nhất, chung nhất. Từ đó, triết học Mác -
Lênin làm sáng tỏ quan điểm của mối liên hệ mang tính phổ biến bằng việc
nghiên cứu và đưa ra hệ thống các cặp phạm trù. Thực chất, các cặp phạm trù
là kết quả của sự liên hệ giữa thực tiễn với tư duy con người, với hoạt động
nhận thức của con người.
19
Thứ nhất, mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng
Theo quan điểm của phép biện chứng duy vật, cái chung và cái riêng
không thể tách rời. Không có cái chung tồn tại độc lập đứng ngoài cái riêng
mà ngược lại: “Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái
riêng”[14;381]. Mỗi cái chung chỉ là một bộ phận, một thuộc tính một đặc
điểm của cái riêng. Cái riêng là cái toàn thể, cái chung là cái bộ phận, vì vậy

cái chung không bao quát hết cái riêng và cái riêng phong phú hơn cái chung.
Vì ngoài những đặc điểm chung, cái riêng là cái đơn nhất.
Tuy nhiên, cái chung căn bản bao giờ cũng sâu sắc hơn cái riêng, vì nó là
cái bản chất, cái mang tính quy luật. Cũng vì vậy, Lênin khẳng định: “cái riêng
chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung” [14;381]. Cái riêng là cái tồn tại
độc lập tương đối với những cái khác. Mỗi cái riêng đều chịu sự tác động cụ thể
của môi trường mà nó tồn tại, bị chi phối bởi những mối liên hệ bên trong và
bên ngoài. Điều đó tạo nên những sự vận động cụ thể, mang tính đặc thù. Tuy
vậy, mọi cái riêng đều chịu mọi sự chi phối của những mối liên hệ chung, bởi
các quy luật chung và thông qua các hình thức vận động muôn vẻ, cuối cùng nó
đều đi theo những con đường khác nhau để đi tới những kết cục chung, tất yếu
của từng loại sự vật, hiện tượng hay của toàn bộ thế giới khách quan.
Cái riêng không bao giờ nhập hết vào cái chung. Mỗi cái riêng, bên
cạnh cái chung, cái phổ biến bao giờ cũng tồn tại cái cá biệt, cái không lặp
lại, cái đơn nhất. Cái đơn nhất và cái chung như hai mặt đối lập tạo nên cái
riêng. Trong cái riêng, cái đơn nhất và cái chung luôn chuyển hóa lẫn nhau.
Cái đơn nhất chuyển thành cái phổ biến và cái phổ biến trở thành cái đơn
nhất, nhưng không bao giờ có sự chuyển hóa đồng loạt, toàn bộ.
Cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất chi phối cái riêng nên nhận thức
phải tìm ra cái chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để tạo
ra cái riêng. Mặt khác, cái chung lại biểu hiện thông qua cái riêng, nên khi áp
dụng vào cái chung phải tùy theo cái riêng cụ thể để vận dụng cho nó thích hợp.
20
Thứ hai, mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả
Mọi kết quả đều do nguyên nhân gây ra. Không có nhân thì không có
quả. Vì vậy, nguyên nhân phải có trước, kết quả có sau. Tất nhiên, mọi cái có
trước kết quả chưa hẳn đã là nguyên nhân, nhưng đã là nguyên nhân thì phải
có trước kết quả. Nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng không phải cứ một
nguyên nhân là sinh ra một kết quả. Trong thực tế có nguyên nhân sinh ra
nhiều kết quả và ngược lại, một kết quả lại cho ra nhiều nguyên nhân. Điều

này có thể xảy ra trong nhiều lĩnh vực, nhưng phức tạp nhất là trong lĩnh vực
xã hội. Xã hội vốn là sự tổng hợp của nhiều mối quan hệ đa dạng, đan chéo
nên thường quan hệ nhân quả cũng không đơn giản. Vì vậy, trong nhiều
trường hợp nếu không tính toán đầy đủ có thể rơi vào quan điểm phiến diện,
giản đơn.
Khi nhân tạo ra quả thì lại trở thành tác nhân để sinh ra quả khác và cứ
thế quan hệ nhân quả cứ xảy ra vô cùng vô tận.
Vì một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân và vai trò của các nguyên
nhân không giống nhau nên triết học Mác - Lênin chia nguyên nhân ra thành
nhiều loại: nguyên nhân bên trong - nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân
khách quan - nguyên nhân chủ quan….
Khi một kết quả có nhiều nguyên nhân thì vai trò của các nguyên nhân
đối với việc hình thành các kết quả không giống nhau. Những nguyên nhân
nào quyết định sự ra đời của kết quả thì gọi là nguyên nhân chủ yếu. Những
nguyên nhân chỉ ảnh hưởng tới kết quả hoặc quyết định những mặt những bộ
phận không cơ bản thì gọi là nguyên nhân thứ yếu.
Trong sự vận động của thế giới vật chất, không có nguyên nhân đầu
tiên và kết quả cuối cùng. Ph.Ăngghen viết: “Chúng ta cũng thấy rằng
nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên nhân và
kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định; nhưng
một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ
chung của nó với toàn bộ thế giới thì những khái niệm ấy lại vẫn gắn với
nhau và xoắn xuýt với nhau trong một khái niệm về sự tác động qua lại lẫn
21
nhau một cách phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả luôn luôn thay đổi
vị trí cho nhau; cái ở đây hoặc trong lúc này là nguyên nhân thì ở chỗ khác
hoặc ở lúc khác lại là kết quả, và ngược lại”[18;38].
Thứ ba, mối quan hệ giữa tất nhiên và ngẫu nhiên
Mối quan hệ này được chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định đều tồn
tại một cách khách quan. Cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều có vai trò quan trọng

trong sự phát triển của tự nhiên cũng như của xã hội. Tất nhiên bao giờ cũng
được thể hiện qua cái ngẫu nhiên, còn ngẫu nhiên là sự thể hiện của cái tất nhiên
trong một điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Nếu cái tất nhiên có tác dụng chi phối sự
phát triển của sự vật thì cái ngẫu nhiên có tác dụng làm cho sự phát triển của sự
vật diễn ra nhanh hay chậm. Ăngghen cho rằng: “…cái mà người ta quả quyết
cho là tất yếu lại hoàn toàn do những ngẫu nhiên thuần túy cấu thành, và cái
được coi là ngẫu nhiên, lại là hình thức, dưới đó ẩn nấp cái tất yếu”[19;431].
Trong mối quan hệ xác định, cái tất yếu và cái ngẫu nhiên có thể đổi
chổ cho nhau. Điều đó có nghĩa là xét trong mối quan hệ này là tất nhiên,
nhưng trong mối quan hệ khác lại là ngẫu nhiên. Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn
tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau, chúng không tồn tại dưới dạng biệt
lập thuần túy cũng như không có cái ngẫu nhiên thuần túy. Sự thống nhất này
thể hiện ở chổ: cái tất nhiên bao giờ cũng thể hiện sự tồn tại của mình thông
qua vô số cái ngẫu nhiên. Còn cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái
tất nhiên, đồng thời là cái bổ sung cho cái tất nhiên. Như vậy, ranh giới giữa
cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên chỉ là tương đối. Chính vì thế triết học mới có
hiện tượng chỉ thấy tất nhiên mà không thấy ngẫu nhiên hoặc ngược lại.
Tất nhiên và ngẫu nhiên không nằm yên ở trạng thái cũ mà thay đổi
cùng với sự thay đổi của sự vật và trong những điều kiện nhất định tất nhiên
có thể chuyển hóa thành ngẫu nhiên và ngược lại.
Thứ tư, mối quan hệ giữa nội dung và hình thức
Đây là mối quan hệ có tính biện chứng. Sự gắn bó này thể hiện trước
hết ở sự thống nhất giữa chúng. Bất kỳ sự vật nào cũng có cả nội dung và
hình thức. Sự vật nào cũng phải có các nhân tố, các bộ phận tạo thành nó, vì
22
vậy nó phải có nội dung. Nhưng các bộ phận, các nhân tố phải sắp xếp theo
một trật tự nào đó, phải có màu sắc, hình khối xác định, do đó nó phải có
hình thức. Tuy nhiên vai trò của nó không ngang nhau. Nội dung bao giờ
cũng quyết định hình thức. Nó quyết định cả phương thức thể hiện lẫn cách
thức sắp xếp. Nội dung luôn vận động, biến đổi, hình thức có tính ổn định

tương đối. Sự biến đổi của nội dung là cơ sở cho sự biến đổi của hình thức.
Mỗi khi nội dung của đời sống xã hội thay đổi thì các hình thức thể hiện nó
cũng biến đổi theo.
Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào cũng có sự phù hợp tuyệt đối
giữa nội dung và hình thức. Nội dung quyết định hình thức nhưng hình thức
có tính độc lập tương đối và tác động trở lại nội dung. Hình thức phù hợp với
nội dung thì sẽ thúc đẩy nội dung phát triển. Nếu hình thức không phù hợp
thì sẽ kìm hãm sự phát triển của nội dung.
Thứ năm, mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng
Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan, là hai mặt vừa thống
nhất, vừa đối lập với nhau.
Bản chất bao giờ cũng được thể hiện qua hiện tượng, hiện tượng bao
giờ cũng phản ánh một mặt, một khía cạnh nào đó của bản chất. Mỗi bản
chất không phải chỉ được thể hiện qua một hiện tượng, mà thường được bộc
lộ qua nhiều hiện tượng khác nhau. Tất nhiên, các hiện tượng phản ánh bản
chất không như nhau. Có hiện tượng phản ánh bản chất khá trực tiếp, rõ
ràng. Ngược lại, có hiện tượng phản ánh bản chất một cách quanh co, phức
tạp và trong nhiều trường hợp, các sự vật thường tìm cách che dấu bản chất
của mình.
Bản chất mang tính ổn định tương đối, còn hiện tượng biến đổi thường
xuyên. Hiện tượng là biểu hiện ra bên ngoài của bản chất, nhưng điều kiện,
hoàn cảnh bên ngoài không đồng nhất, vì vậy ở những môi trường khác nhau
thì hiện tượng cũng khác nhau. Trong thực tế, bản chất cũng không phải là
cái hoàn toàn cố định. Theo Lênin: “không phải chỉ riêng hiện tượng là tạm
23

×