Chăm sóc ngoài da cho trẻ sơ
sinh và trẻ nhỏ
Mụn sữa
Mụn sữa trong y học gọi là
thấp chẩn ở trẻ, chủ yếu có
liên quan đến các nhân tố
đường tiêu hóa chưa phát
triển hoàn thiện, đặc biệt là
ở bé sơ sinh. Lúc này công
năng miễn dịch của bé tương đối kém. Khi bé ăn phải các
món đồ ăn giàu đạm như: cá , tôm, thịt bò, dê, sữa mẹ,
trứng…thì có thể gây ra thấp chẩn. Có thể điều trị cho bé
theo 3 cách:
- Vệ sinh ăn uống: Ngoài việc chú ý chất lượng thức ăn
cũng như thời gian cho bé ăn hợp lý cần đặc biệt chú ý đến
những thực phẩm có thể gây dị ứng cho trẻ. Cách tốt nhất
là nấu lại sữa vài lần để phân hủy chất anbumin gây dị ứng
hoặc dùng sữa đậu nành thay cho sữa bò. Nếu bé đang bú
mẹ thì mẹ cần chú ý tránh các thức ăn tanh.
- Chăm sóc da: Da của bé sơ sinh và trẻ nhỏ rất non vì thế
cần tránh cọ xát mạnh hoặc sử dụng xà phòng có tính kích
thích mạnh, quần áo của trẻ cũng cần thoáng, sạch. Không
nên sử dụng quần áo lông trực tiếp có thể gây ngứa cho trẻ,
tránh ánh nắng chiếu trực tiếp lên da bé.
- Trị liệu cục bộ: Căn cứ tính chất của bì chẩn để lựa chọn
loại thuốc thích hợp cho trẻ. Cũng như bệnh ban đỏ, thấp
chẩn có thể biến chứng với những biểu hiện như mụn đỏ,
chảy nước, kết vảy, lúc này theo hưỡng dẫn của bác sĩ, cha
mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc khử trùng đặc hiệu.
Lưu ý rằng, mụn sữa chỉ kéo dài trong khoảng 6 tháng và
phần lớn đều tự khỏi hẳn, do đó cha mẹ không nên quá lo
lắng.
“Đỏ mông”
Cha mẹ cần lưu ý thay tã thường xuyên cho trẻ vì tã là nơi
khu trú của nhiều loại vi khuẩn từ nước tiểu và phân. Đặc
biệt khi trẻ đi đại tiện, cần rửa sạch mông bé bằng nước đun
sôi để nguội , acidbonic 4% rửa cho trẻ, thấm khô bằng
khăn sạch rồi bôi vào một chút dầu thực vật.
Tuyệt đối không được dùng xà phòng để rửa mông cho bé
vì xà phòng chứa xút và nhiều chất kích thích khiến da bé
càng dễ bị tổn thương. Nếu da bị lở loét hoặc bong ra, có
thể sử dụng thuốc oxit kẽm dầu gan cá. Cần rửa bé bằng
tay, thấm nhẹ cho bé chứ không lau mạnh để tránh trầy
xước.
”Cứt trâu”
“Cứt trâu” trên đầu trẻ là do da đầu bé có quá nhiều chất
dầu. Nhiều bà mẹ tỏ ra lo lắng, nhưng thực ra đám vảy này,
tuy nhìn không đẹp mắt, nhưng hoàn toàn vô hại. Chỉ khi
trên cơ thể trẻ có những vùng đỏ, đóng vẩy, thì cha mẹ nên
đưa con đi khám, bởi có thể trẻ bị chàm bã nhờn. Dù vậy
bạn tuyệt đối không nên dùng tay để cạy chúng vì sẽ làm da
bé bị tổn thương.
Ảnh: Images.
Trước khi tắm cho bé hằng ngày, bạn cần làm ướt vùng tóc
này bằng nước trà hoặc nước chanh. Sau đó, bạn bôi dầu
gội dành cho trẻ hoặc vaselin vào chỗ có “cứt trâu”, để 15 -
20 phút rồi lấy lược của bé chải nhè nhẹ theo các hướng từ
trên xuống, từ dưới lên, trái qua phải và ngược lại.
Sau đó, bạn làm sạch đầu trẻ bằng chậu nước chè hay bồ
kết đã pha ấm. Mỗi ngày, bạn gội cho con theo cách này
một lần, liên tục từ 4 đến 5 ngày, da đầu trẻ sẽ trắng, sạch.
Để tránh cứt trâu tái phát, bạn nên dùng dầu gội cho con
thường xuyên, da sẽ sạch chất nhờn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể hòa một chút muối tinh vào nước
tắm gội của bé để giúp cơ thể trẻ vệ sinh, giữ cảm giác sạch
sẽ, mát mẻ.
Lấy nước bồ kết, chè đặc hoặc cốt chanh pha loãng, xoa
trên vùng da đầu đóng nhiều vảy của trẻ. Để một lúc,
những mảng “cứt trâu” sẽ bong ra.