Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bảo vệ làn da bé yêu vào mùa nóng pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.58 KB, 6 trang )

Bảo vệ làn da bé yêu vào mùa nóng


B
ị hăm tã sẽ khiến trẻ đau rát, khó chịu và gây tổn thương làn da m
ỏng manh của bé.

Trong mùa hè, hăm tã hay còn gọi là chứng viêm
da ở trẻ em là một vấn đề nan giải thường gặp,
nhất là khi da của bé luôn ở trong tình trạng ẩm
ướt và bị cọ xát nhiều khi bé phải mặc tã thường
xuyên. Đây là vấn đề đau đầu đối với những bà
mẹ có con trong giai đoạn nhũ nhi, trẻ trong lứa
tuổi tập ngồi bô và ngay cả ở những trẻ đã lớn
nhưng vẫn thường xuyên mặc tã. Hăm tã thường
xảy ra nhất đối với trẻ từ 9 đến 12 tháng tuổi.

Khu vực da bị hăm sẽ xuất hiện những vết đỏ, thô,
bỏng rát hoặc có thể bị chảy máu nếu bé bị hăm
nặng. Hăm tã có thể do nấm, vi khuẩn hay bệnh “giời
leo” (eczema) gây ra nhưng cũng có thể do da bé quá
nhạy cảm và bị kích ứng. Trong thời tiết nắng nóng
này, làn da của trẻ nhỏ sẽ nhạy cảm hơn vì luôn bị
ảnh hưởng bởi mồ hôi tiết ra trên da và nhiệt độ nóng
bức làm cho da dễ bị nhiễm trùng.Khi bé vệ sinh mà
không được thay ngay kịp thời thì nước tiểu có thể
thấm ngược trở lại da bé hoặc chất bẩn ở trong phân
có thể thấm vào da tạo điều kiện cho vi trùng phát
triển. Đặc biệt khi bé bị tiêu chảy thì trong phân có
hàm lượng acid rất cao gây kích ứng da mạnh. Ngoài
ra, vệ sinh vùng kín của trẻ không kỹ, không sạch và


không lau khô cho trẻ sau khi tắm rửa cũng là một
trong những lý do làm cho trẻ bị hăm da.

Làn da của bé có thể bị phồng giộp hoặc bong ra từ
miệng của những vết hăm, đôi khi bị chảy máu hoặc
tiết dịch. Khi những vết hăm da đã vỡ miệng và trở
thành những vết trầy thì sẽ khó điều trị hơn. Bé sẽ bị
đau rát và khó chịu nhiều, nhất là lúc trời nóng. Muối
và axít tiết ra từ mồ hôi có thể ảnh hưởng ngược trở
lại vào bên trong vết trầy, làm cho bé luôn luôn rát
ngứa và cáu bẳn. Môi trường hầm nóng , ẩm ướt và
dơ bẩn sẽ làm cho các loại nấm cũng như vi khuẩn
gây nhiễm trùng sinh sôi nảy nở dễ làm cho trẻ bị
hăm tã hơn.

Hăm tã thường xảy ra ở mông của bé, làm bé đau rát,
khó chịu và ngủ không ngon giấc. Nhưng, nó thật sự
không phải là vấn đề lớn nếu bạn biết cách giải quyết
và phòng tránh cho bé.

Phòng tránh và điều trị hăm tã như thế nào?

- Nên thường xuyên thay tã cho bé, đặc biệt phải
thay ngay khi vừa đi vệ sinh nặng tránh tình trạng để
một lúc mới thay ngay khi đó nước tiểu có thể thấm
vào da và vi trùng ở phân có điều kiện phát triển rất
nguy hại cho làn da mỏng manh của bé. Khi phát hiện
ra bé có “dấu hiệu” cần kiểm tra ngay, nếu bé “đi
nặng” cần rửa và lau khô cẩn thạn, để da thở khoảng
30 giây đến 1 phút rồi hãy mặc tã


ấy Bobby
Fresh có mặt đáy thoát hơi ẩm dạng vải giúp thoát hơi nóng ra ngoài, đ
ể da bé có thể hô hấp tự
ến trẻ luôn cảm thấy thoải mái v
à dễ chịu.
- Chọn loại tã có mặt đáy “ biết thở” dạng vải vì
theo nghiên cứu của các nhà chuyên môn, loại tã này
được sản xuất với màng thoáng khí vô cùng mỏng
(18-20g/m2) kếp hợp với một lớp sợi mỏng trên bề
mặt làm tăng độ bền cơ học, giảm nhiệt độ trong lòng
tã từ 0,-1,5 độ C. Do vậy mà tăng độ thoáng khí, giúp
da bé luôn khô ráo ngay cả trong điều kiện thời tiết
nóng ẩm của mùa hè. Ngoài ra dạng vải sẽ giúp mẹ
chăm sóc bé nhẹ nhàng,không thô ráp, cho bé thoải
mái vận động dễ dàng , không gây đỏ hoặc xước da.

Mặc tã đúng kích cỡ và chọn đúng loại tã phù hợp để
giảm sự cọ xát giữa da bé với tã giấy hoặc những
chất bẩn trong tã, nhất là ở những vị trí kín như ngấn
thịt đùi, bẹn, cơ quan sinh dục, vùng mông, vùng
bụng.

- Chọn loại tã có tinh chất trà xanh vì đây là một
“loại thuốc” dân gian rất hữu nghiệm trong việc ngừa
hăm.

- Mặc quần áo thoáng mát bằng chất liệu cotton cho
trẻ, tránh mặc quần áo có chất liệu nilông, và nên
thay quần áo thường xuyên.


×