Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thận trọng với bệnh vàng da sơ sinh docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.81 KB, 4 trang )

Thận trọng với bệnh vàng da
sơ sinh


Trong cách hiểu thông
thường của mọi người,
bệnh vàng da chính là
việc da có màu vàng,
nhưng thực chất đó chỉ là
biểu hiện bên ngoài của
bệnh này. Do chất định
lượng sắc tố, được gọi là
Bilirubin trong huyết
dịch tăng cao, bệnh vàng da rất có thể biến chứng gây
nguy hiểm cho trẻ. Vì vậy, khi trẻ sơ sinh mắc bệnh
vàng da, cha mẹ không thể quá chủ quan.

Triệu chứng và nguyên nhân



Theo con số thống kê, có khoảng 60% trẻ sơ sinh mắc bệnh
vàng da trong 1 tuần đầu sau khi lọt lòng mẹ và khoảng
80% trẻ sinh non mắc bệnh này. Để khẳng định việc con
mình có mắc bệnh vàng da hay không, cha mẹ cần đem trẻ
ra nơi đủ sáng, quan sát da và mắt trẻ cũng như các bộ phận
khác. Nếu chỉ có vùng da mặt vàng thì chưa đáng ngại,
nhưng nếu màu vàng đã lan xuống dưới phần bụng thì cần
điều trị ngay. Khi đưa trẻ đi khám, các bác sỹ sẽ chẩn đoán
mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào chỉ số vàng da, ví dụ chỉ số
của bé là 12mg/dl tức là trong 100cc máu có 12mg


bilirubin.

Bệnh vàng da chia làm 2 loại:

Vàng da sinh lý: Thường xuất hiện ở trẻ 2-4 ngày tuổi,
thông thường chỉ số vàng da là 11-12mg. Nguyên nhân là
do chức năng gan của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, không
thể phân giải bilirubin hoặc bilirubin đã được bài tiết ra lại
bị đường ruột của trẻ hấp thụ trở lại, gây ra hiện tượng vàng
da; hoặc cũng có thể xảy ra đối với trẻ nằm trong buồng kín
thiếu ánh sáng. Vàng da sinh lý có thể sẽ biến mất sau 1-2
tuần nhưng lâu hơn với trẻ sinh non.

Vàng da bệnh lý: Có thể do các nguyên nhân: Bệnh về máu
như nhóm máu ABO không tương thích, nhóm máu Rh
không tương thích, tán huyết bẩm sinh; Bệnh về gan như
tắc nghẽn đường mật bẩm sinh, viêm gan bẩm sinh; Chức
năng gan suy giảm; Tụ máu da đầu do ảnh hưởng của quá
trình sinh.

Trong các trường hợp này, chỉ số vàng da thường lên tới
15mg, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng vàng
nhân não, khiến não trẻ bị tổn thương, gây tổn thương mắt,
giảm khả năng nghe hoặc điếc, rối loạn vận động, thiểu
năng trí tuệ, thậm chí tử vong.

Điều trị

Đối với trường hợp nhẹ, có thể điều trị tại nhà bằng cách
tắm nắng. Đặt trẻ gần cửa sổ, nơi có ánh nắng dịu của mặt

trời (mỗi ngày 5-10 phút khoảng 8-8h30 sáng). Cho trẻ bú
nhiều lần trong ngày vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất
Bilirubin qua đường tiêu hóa. Cần theo dõi diễn tiến của
chứng vàng da mỗi ngày trong vòng 7-10 ngày sau sinh.

Trẻ bị vàng da nặng cần được nhập viện ngay để được điều
trị tích cực bằng các phương pháp sau:

Chiếu đèn: ánh sáng của đèn biến Bilirubin thành chất
không độc và được thải nhanh ra khỏi cơ thể qua đường
tiêu hóa, đường tiểu.

Thay máu: Lấy bớt chất Bilirubin ra khỏi cơ thể một cách
nhanh chóng.

Riêng trường hợp để lâu ngày gây ra chứng vàng nhân não,
việc điều trị sẽ rất khó khăn và tỷ lệ tử vong cao, do đó
quan trọng nhất là cha mẹ phải phát hiện sớm bệnh vàng da
khi mới phát sinh.

×