Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

CHUYÊN ĐỀ: SUY GIÁP TRẠNG BẨM SINH (Kỳ 1) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.58 KB, 6 trang )

CHUYÊN ĐỀ: SUY GIÁP TRẠNG BẨM SINH
(Kỳ 1)
Bs: Lê xuân Trung
Bệnh Viện nhi Thanh Hóa
I. Đạị cương.
Suy giáp trạng bẩm sinh là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ
hormone ở thời kỳ sơ sinh. Nguyên nhân do di tật bẩm sinh không có hoặc có
nhưng tuyến giáp lạc chổ, thiểu sản, một nguyên nhân khác do dị tật quá trình trao
đổi chất tuyến giáp, hoặc thiếu iốt.
Các bệnh “đần độn đặc trưng” được sử dụng để mô tả tình trạng bệnh của
đa số trẻ sơ sinh với những triệu chứng của bướu cổ và suy giáp trong một khu
vực địa lý nhất định. Tại các khu vực này sau đó được phát hiện là do thiếu iốt và
nguyên nhân của bệnh “đần độn đặc trưng” được xác định là do thiếu hụt iốt.
Trong những năm của thập niên 1920, chế độ ăn uống đầy đủ của iốt được khuyến
cáo nhằm ngăn ngừa bướu cổ đơn thuần. Nồng độ iốt trong muối ăn được đánh giá
như là một thước đo tiêu chuẩn để ngăn ngừa thiếu iốt. Bất chấp những nỗ lực của
mình, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã không thể thanh toán hoàn toàn thiếu iốt
trên toàn thế giới. Bướu cổ và bệnh “đần độn đặc trưng” vẫn còn tồn tại ở một số
vùng, như khu vực của Bangladesh, Chad, Trung Quốc, Indonesia, Nepal, Peru,
Zaire và Việt Nam.
Các bệnh nhân sơ sinh bị “đần độn lẻ tẻ” ( Sau này được gọi là suy giáp
trạng bẩm sinh) lúc đầu được dùng để mô tả sự xuất hiện ngẫu nhiên của một hoặc
một vài bênh nhân ở các vùng khác nhau. Nguyên nhân của những bất thường này
được xác định là do không có tuyến giáp hoặc suy giảm chức năng tuyến giáp.
Điều trị với liệu pháp thay thế hormon tuyến giáp đã được sử dụng để cải thiện
những tiến triển biến chứng của bệnh ở các trẻ sơ sinh.
2. Sinh lí bệnh
Tuyến giáp hình thành từ tuần thai 10 tuần, phát sinh từ các túi mang cá
thứ tư và cuối cùng là một cơ quan bao gồm 2 thùy ở cổ. Một bất thường trong
việc hình thành hoặc di cư của các mô tuyến giáp có thể dẫn đến ngừng phát triển,
loạn sản hoặc lạc chổ tuyến giáp. Vào tuần thai 10-11 tuyến giáp thai nhi có khả


năng sản xuất hormon tuyến giáp. Thai 18-20 tuần hormon T4 trong máu thai nhi
đã đạt đến hạn mức cao có tác dụng. Lúc này trục hoạt động tuyến yên - tuyến
giáp của thai nhi đã chính thức hoạt động độc lập tách khỏi mẹ.
Tuyến giáp sử dụng iodine tyrosine làm nguyên liệu và sản xuất ra T4 và
triiodothyronine (T3). Iốt được đưa vào tế bào nang tuyến giáp bởi một hệ thống
mao mạch, sau đó bị ôxi hóa bởi enzym peroxidase của tuyến giáp. Quá trình phân
cực xảy ra làm iốt tách thành tyrosine thuộc thyroglobulin, sau đó tiếp tục tạo
thành monoiodotyrosine (MIT) và diiodotyrosine (DIT). Việc ghép đôi của 2 phân
tử DIT hình thành T4. Việc ghép đôi của một phân tử của MIT và một phân tử
DIT thành T3. T4 và T3 sau khi được hình thành đính kèm trong Thyroglobulin và
được lưu trữ trong tế bào nang giáp. Dưới tác động của hormon TSH các phân tử
T4 và T3 được tách ra từ thyroglobulin. Trong hầu hết trường hợp, T4 là hormone
chính tạo nên các tác dụng của tuyến giáp.
Trong máu ngoại vi chỉ 10-40% hormon T3 lưu hành, số còn lại là sản
phẩm monodeiodination và T4. Tuy vậy T3 lại có nhiệm vụ trung hòa hiệu ứng
sinh học của các hormone tuyến giáp bằng cách tương tác với một thụ thể ở nhân
tế bào đích. Thụ bất thường của thụ thể ở tế bào địch có thể dẫn đến kháng
hormone tuyến giáp.
Ngoài ra sự tham gia của các protein vận chuyển chính cho các hormone
tuyến giáp như binding globulin (TBG), binding prealbumin (TBPA) và Albumin.
Khi một đứa trẻ sinh ra có các protein vận chuyển thấp do thiếu hụt bẩm sinh. Lúc
này nồng độ các hormone tuyến giáp bình thường hoặc thậm chí tăng trong máu
nhưng tại tế bào cơ quan đích vẫn thiếu hụt. Thiếu hụt protein TBG bẩm sinh được
phát hiện thấy có liên quan đến di truyền gen lặn trên NST thường.
Tuy nồng độ hormone tuyến giáp ở bà mẹ hầu như không có vai trò trong
thai nhi sau tuần thứ 14, nhưng những bà mẹ bị bệnh tuyến giáp có thể có một ảnh
hưởng đáng kể về chức năng tuyến giáp thai nhi và trẻ sơ sinh. Kháng thể
immunoglobulin G (IgG) trong viêm tuyến giáp tự miễn, có thể qua nhau thai và
ức chế chức năng tuyến giáp. Thioamides dùng để điều trị cường giáp bà mẹ cũng
có thể chặn sự tổng hợp hormone tuyến giáp thai nhi.

Tầm quan trọng của hormone tuyến giáp là tăng trưởng và phát triển não
bộ. Hormone tuyến giáp cần thiết cho sự phát triển não bình thường và myelin hóa
các tế bào thần kinh. Giai đoạn quan trọng nhất đối với ảnh hưởng của hormone
tuyến giáp phát triển não bộ là vài tháng đầu tiên của cuộc đời.
3.Tần số, phân loại bệnh.
Ở Mỹ tỷ lệ suy giáp bẩm sinh được phát hiện qua kiểm tra sàng lọc sơ
sinh là khoảng 1 trên 4.000 trẻ
Trên thế giới ở những vùng thiếu iốt tỷ lệ mắc bệnh bướu cổ được báo
cáo là khoảng 5-15% dân số.
Kết quả thu thập được ở hầu hết các nước cũng như qua các chương trình
sàng lọc sơ sinh cho thấy tỷ lệ suy giáp bẩm sinh trong khoảng 1 / 3000-4000. Ở
một số địa phương có thể có tỷ lệ cao hơn 1/1200 (Trung Đông)
Mặc dù tỷ lệ phần trăm của bệnh có thể khác nhau ở từng quốc gia, tuy
nhiên các nguyên nhân gây bệnh được phát hiện có tỷ lệ phân các phạm vi như
sau:
+ Tuyến giáp lạc chổ: 25-50%
+ Tuyến giáp bé: 20-50%
+ Rối loạn dung nạp: 4-15%
+ Rối loạn trục dưới đồi-tuyến yên: 10-15%
* Giới tính: Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy một tỷ lệ nữ/nam là 2/1.
Đặc biệt tỷ lệ này tăng cao ở nhóm phụ nữ có mẹ là người gốc Tây Ban Nha
4. Lâm sàng
Các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng bao gồm:
+ Chậm phất triển tinh thần vận động
+ Bộ mặt đặc biệt ( má phị, mắt to, mũi tẹt, lưỡi dày)
+ Chậm tăng cân
+ Lùn không cân đối
+ Bệnh vàng da kéo dài
+ Táo bón kéo dài
+ Thoát vị rốn

+ Da khô, tóc khô và gãy
+ Khóc ít và bé
Thông thường, chúng được mô tả là "trẻ sơ sinh ngoan" bởi vì họ hiếm
khi khóc và ngủ hầu hết thời gian.
Chú ý khai thác tiền sử gia đình về mặt tâm lý, tâm thần. Qúa trình mang
thai của người mẹ. Môi trường sống của người mẹ, đứa bé
Suy giáp bẩm sinh phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh với cân nặng < 2000g hoặc
> 4500g.

×