Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.04 KB, 4 trang )
Chỉ có 8% trẻ bị suy
giáp trạng bẩm sinh
được điều trị
Theo báo cáo tại khoa Nội, Viện Nhi trung ương, tỷ lệ phát hiện và được
điều trị suy giáp trạng bẩm sinh của trẻ ở Việt Nam chỉ đạt 8%, còn
92% bị bỏ sót ngoài cộng đồng. Nếu được điều trị ngay trong 15 ngày
đầu sau khi sinh, trẻ sẽ phát triển bình thường.
Phần lớn các bệnh lý rối loạn nội tiết - chuyển hóa và di truyền trong thời kỳ
sơ sinh hay một số năm đầu của đứa trẻ thường chưa bộc lộ rõ ràng nên rất
khó phát hiện và chẩn đoán, điển hình như bệnh thiểu năng giáp hay suy
giáp trạng bẩm sinh thường không chẩn đoán đúng. Đến khi các dấu hiệu
lâm sàng và xét nghiệm được chứng minh thì đã muộn không còn khả năng
phục hồi hoàn toàn, đặc biệt chức năng hoạt động của hệ thần kinh trung
ương, trí tuệ và tinh thần của trẻ.
Đây là bệnh có tỷ lệ trẻ mắc cao nhất - 1/4.000 trẻ. Sàng lọc sơ sinh là biện
pháp hiện đại nhằm phát hiện sớm các bệnh lý trên. Mục tiêu của sàng lọc sơ
sinh là đứa trẻ từ một bệnh nhân trở thành một người khỏe mạnh.
Hà Nội đã thực hiện chương trình sàng lọc sơ sinh trong vòng ba năm (2000-
3/2003), tỷ lệ phát hiện suy giáp trạng bẩm sinh là 1/7.200 trẻ sơ sinh sống
sau đẻ.
Theo GS, TS. Nguyễn Thu Nhạn, Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam: "Việt
Nam bắt đầu tham gia chương trình sàng lọc sơ sinh từ năm 1998, mở đầu
tại Viên Nhi trung ương. Trong thời gian tới, chương trình sẽ được thực hiện
ở tất cả các cơ sở y tế có khoa sản, nhi sơ sinh, nhà hộ sinh tại Hà Nội và mở