Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

CHUYÊN ĐỀ: SUY GIÁP TRẠNG BẨM SINH (Kỳ 2) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.71 KB, 6 trang )

CHUYÊN ĐỀ: SUY GIÁP TRẠNG BẨM SINH
(Kỳ 2)
Bs: Lê xuân Trung
Bệnh Viện nhi Thanh Hóa
5. Cận lâm sàng
A. Chẩn đoán xác định suy giáp khi
+ XN hormone tuyến giáp trong huyết thanh (tổng cộng hoặc đơn thuần
T4) giảm thấp và hormone TSH tăng cao.
+ Có kháng thể kháng hormone giáp trạng lưu hành trong máu.
+ Thiếu hụt protein vận chuyển hormone tuyến giáp trạng
B. Chẩn đoán hình ảnh
+ Xạ hình tuyến giáp có thể xác định chính xác sự có mặt, tuyến giáp teo
nhả hoặc lạc chổ.
+ Siêu âm tuyến giáp cũng đánh giá được tương đối chính xác sự tồn tại
của tuyến giáp có
+ XQ xương đầu gối trái có thể giúp đánh giá sự phát triển, hình thành
của hệ thống xương trẻ
C. Các xét nghiệm khác
+ Sàng lọc sơ sinh: Sử dụng test đánh giá hormone TSH giúp chẩn đoán
sớm những trường hợp suy giáp bẩm sinh khi lượng TSH tăng cao
6. Điều trị
+ Thay thế lượng hormone thiếu hụt trong máu liên tục và suốt đời.
Lượng hormone được thay thế phụ thuộc vào nhóm tuổi, cân nặng và tình trạng cụ
thể của tường bệnh nhân.
- Thuốc levothyroxine( chế phẩm dưới dạng viên nén). Liều tối ưu 10-15
mcg / kg / ngày, tương đương với một liều bắt đầu từ 50 mcg ở trẻ sơ sinh là đã có
tác dụng tốt. Tuy nhiên liều này có thể thay đổi phụ thuộc vào tường bệnh nhân và
cần được giám sát chặt chẻ.
- Các chế phẩm Levothyroxine (Levothroid, Levoxyl, Synthroid)
Còn được gọi là L-thyroxine, T4, và thyroxine. Được chứng minh là an
toàn, hiệu quả, và dễ sử dụng.


+ Liều người lớn: 100-150 mcg /kg/ ngày
+ Trẻ em: <6 tháng: 80-10 mg / kg / ngày một số nghiên cứu chỉ ra rằng
liều tối thiểu bắt đầu từ 37,5-50 mg tối ưu hóa tacs dụng bình thường của T4 và
TSH trong giai đoạn cấp không có ảnh hưởng bất lợi đáng kể. Liều theo tuổi
+ 6-12 tháng: 6-8 mg / kg / ngày
+ 1-5 tuổi: 5-6 mg / kg / ngày
+ 6-12 tuổi: 4-5 mg / kg / ngày
+ > 12 tuổi: 2-3 mg / kg / ngày
Liều tiêm IV / IM: 50-75% của liều uống
7. Phòng bệnh
- Chế độ ăn bổ xung muối iốt hạn chế tỷ lệ mắc bệnh
- Tất cả trẻ bị suy giáp bẩm sinh phải được theo dõi về lâm sàng và XN
định kỳ. Trong đó XN toàn bộ hormone tuyến giáp hoặc chỉ riêng lẻ mình
hormone T4 và TSH mỗi 4-6 tuần sau khi bắt đầu điều trị, sau đó mỗi 1-3 tháng
trong năm đầu tiên của cuộc sống và mỗi 2-4 tháng trong năm thứ hai và thứ ba.
Đối với những trẻ lớn hơn 3 tuổi quá trình theo dỏi được tiến hành thường qui 6th
hoặc 1 năm/lần
- Phát hiện những trẻ có các biểu hiện nghi ngờ bệnh để sàng lọc. Bao
gồm tất cả các trẻ có những dấu hiệu sau
Biểu hiện lâm sàng và yếu tố nguy cơ Điểm
Phù niêm và có bộ mặt đặc biệt 2
Da xanh, lạnh, hạ thân nhiệt 1
Thoát vị rốn 2
Rộng thóp sau > 0,5cm 1
Lưỡi to, dày 1
Giảm trương lực cơ 1
Táo bón kéo dài 2
Vàng da kéo dài 1
Thai gài tháng > 42 tuần 1
Cân nặng khi sinh > 3,5kg 1

Giới nữ 1
Da khô 1
Tổng cộng 15

Nếu đứa trẻ có tổng số điểm > 5đ thì nên được làm XN các hormone tuyến
giáp sàng lọc.





×