Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Mối liên hệ phổ biến và quan điểm về giáo dục và đào tạo của chủ nghĩa Mác – Lênin và của Đảng ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (667.88 KB, 66 trang )

Để hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân
Triết học này, tôi xin chân thành cảm ơn đến các
thầy, cô giáo trong Khoa Lý luận Chính trị,
Trường Đại học Khoa học Huế; đặc biệt tôi xin
bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Th.s
Phan Doãn Việt, người đã tận tình chỉ bảo, giúp
đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện
Khóa luận tốt nghiệp của mình.
Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Thư
viện Trường Đại học Khoa học Huế, Trung tâm học
liệu Đại học Huế, gia đình, bạn bè đã tạo những
điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình
làm khóa luận.
Dù có nhiều cố gắng, song không tránh khỏi
những thiếu sót. Kính mong các thầy, cô giáo góp
ý để Khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Trương Thị Hoài My
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
TW : Trung ương
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
CNH : Công nghiệp hóa
HĐH : Hiện đại hóa
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4


5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Đóng góp của đề tài 4
7. Kết cấu của đề tài 5
B. NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN, QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO 6
1.1. Cơ sở lý luận về quan điểm toàn diện 6
1.1.1. Khái niệm “mối liên hệ” 6
1.1.2. Một số tính chất của mối liên hệ phổ biến 9
1.1.3. Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 19
1.2. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin và Đảng ta về giáo dục và đào tạo 24
1.2.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin về giáo dục và đào tạo 24
1.2.2. Quan điểm của Đảng ta về giáo dục và đào tạo 30
CHƯƠNG 2: SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA TRONG NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 8 (KHÓA XI) VỀ ĐỔI
MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CNH, HĐH TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 38
2.1. Những yêu cầu cấp bách của giáo dục đào tạo đối với sự nghiệp CNH, HĐH 38
2.2. Đánh giá chung về tình hình phát triển của sự nghiệp giáo dục đào tạo trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những giải pháp để tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo
dục - đào tạo 39
2.3. Sự vận dụng của Đảng ta trong nghị quyết TW 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản giáo dục và
đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và
hội nhập quốc tế 42
2.3.1. Tình hình và nguyên nhân 42
2.3.2. Định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo 44
2.3.3. Nhiệm vụ, giải pháp, tổ chức thực hiện 47
C. KẾT LUẬN 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Quan điểm toàn diện mà cơ sở lý luận của nó là nguyên lý về mối liên
hệ phổ biến là một trong những nội dung quan trọng của phép biện chứng duy
vật macxít, là cẩm nang giúp chúng ta tránh được những đánh giá phiến diện,
sai lệch giản đơn về sự vật, hiện tượng. Nguyên lý này chỉ rõ tất cả các sự vật,
hiện tượng đều nằm trong mối liên hệ. Vì vậy nguyên lý về mối liên hệ phổ
biến của phép biện chứng duy vật có vai trò lớn trong chỉ đạo hoạt động thực
tiễn và nhận thức của con người trong đó có vấn đề giáo dục và đào tạo.
Ngày nay, khi Đảng và nhà nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới
toàn diện, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở cửa hội
nhập quốc tế, trong bối cảnh có nhiều cơ hội và thách thức lớn. Thực tiễn đó
đặt ra nhiều vấn đề đổi mới đối với sự lãnh đạo của Đảng, trong đó vấn đề
quan trọng là đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu
CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập
quốc tế.
Trong nghị quyết TW 8 (khóa XI) đã đề ra công cuộc đổi mới căn bản
toàn diện về giáo dục và đào tạo được thực hiện theo tinh thần: “giáo dục và đào
tạo là một hệ thống xuyên suốt từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo
dục nghề nghiệp đến giáo dục đại học; giáo dục chính quy và giáo dục thường
xuyên; giáo dục ở gia đình, nhà trường và xã hội; chất lượng giáo dục phụ thuộc
vào các yếu tố đầu vào, quá trình đào tạo đến sử dụng kết quả đầu ra. Phát triển
giáo dục và đào tạo phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống văn
hóa của dân tộc, vừa đáp ứng yêu cầu hiện tại, vừa đón đầu những đòi hỏi của
tương lai và cần được ưu tiên đầu tư đi trước một bước, đảm bảo đồng bộ cả về
cơ chế, chính sách, cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngủ nhà giáo”.
1
Bên cạnh các thành tựu và đóng góp quan trọng của giáo dục và đào tạo
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, những yếu kém bất cập kéo dài
nhiều năm của giáo dục, đào tạo, đồng thời yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH
đất nước, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
đòi hỏi phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, từ quan điểm,

tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo, cơ
chế, chính sách và các điều kiện thực hiện. Đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng,
quản lý của Nhà nước đến đổi mới các cơ sở giáo dục và đào tạo và sựtham
gia của gia đình, cộng đồng xã hội và bản thân người học. Đổi mới tất cả các
bậc học, ngành học ở cả Trung ương và địa phương. Đổi mới căn bản và toàn
diện không có nghĩa là làm lại tất cả từ đầu mà kế thừa, phát triển những quan
điểm, tư tưởng chỉ đạo đúng đắn, phát huy những thành tựu và kinh nghiệm đã
có, đồng thời bổ sung những quan điểm, tư tưởng mới, kiênquết chấn chỉnh
những lệch lạc, những việc làm trái quy luật, phát triển những nhân tố mới.
Đổi mới phải đảm bảo tính hệ thống, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp
học, có tầm nhìn dài hạn, các giải pháp đồng bộ, khả thi, đồng thời có trọng
tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.
Để thực hiện được sự đổi mới căn bản và toàn diện về giáo dục và đào
tạo như trong nghị quyết đã đưa ra thì Đảng ta phải có phương hướng, chính
sách, quan điểm phù hợp và phải đứng trên quan điển toàn diện để đổi mới.
Nghị quyết TW 8 (khóa XI) về đổi mới giáo dục và đào tạo chỉ có
thể giải quyết một cách hiệu quả khi quán triệt quan điểm toàn diện xem
xét tất cả các mặt, các chiều hướng có thể xảy ra trong quá trình đổi mới.
Vì lý do đó nên tôi chọn đề tài: “Quan điểm toàn diện và sự vận dụng của
Đảng ta trong nghị quyết TW 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Quan điểm toàn diện với cơ sở lý luận là nguyên lý về mối liên hệ phổ
biến là vấn đề được các nhà triết học từ trước đến nay quan tâm, nhưng chỉ
đến khi Chủ nghĩa Mác ra đời, quan điểm này mới được trình bày một cách
khoa học, có hệ thống với những cơ sở lý luận đầy đủ nhất của nó. Quan điểm
này hợp thành với toàn bộ lý luận về phép biện chứng đã trở thành cơ sở lý
luận để các nhà khoa học vận dụng vào qúa trình nghiên cứu và hoạt động
thực tiễn. Trong quá trình thu thập tài liệu, nội dung quan điểm toàn diện với

cơ sở lý luận về mối liên hệ phổ biến đã được nhiều tác giả nghiên cứu, chẳng
hạn: “ Lịch sử phép biện chứng” (6 tập) của Viện Hàn Lâm khoa học Liên
Xô, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; “ Giáo trình Mác - Lênin” (2010),
Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội; Giáo trình trung cấp lý luận chính trị
“Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin”, Nxb, Lý luận chính
trị, học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,(2004); Quan điểm giáo dục và
đào tạo của Chủ nghĩa Mác - Lênin và Đảng ta.
Đối với việc vận dụng quan điểm toàn diện của Đảng ta trong Nghị
quyết TW 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo
đáp ứng yêu cầu CHH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đây là vấn đề mới nên ít tác giả đề cập
và được quán triệt trong văn kiện Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp Hành Trung
ương khóa XI của Đảng và trong các văn kiện đại hội của Đảng trong các
năm các nhiệm kì.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài: làm cơ sở lý luận của quan điểm toàn
diện, đó là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, quan điểm giáo dục và đào tạo
3
của chủ nghĩa Mác - Lênin và của Đảng ta vào công cuộc đổi mới căn bản và
toàn diện giáo dục và đào tạo trong nghị quyết TW 8 (khóa XI).
Để thực hiện mục đích đó khóa luận có 2 nhiệm vụ:
Một là: Trình bày quan điểm toàn diện – cơ sở lý luận của nó là mối
liên hệ phổ biến và quan điểm về giáo dục và đào tạo của chủ nghĩa Mác –
Lênin và của Đảng ta.
Hai là: Sự vận dụng của Đảng ta trong nghị quyết TW 8 (khóa XI) về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu quan điểm toàn
diện và sự vận dụng của Đảng ta trong nghị quyết TW 8 (khóa XI) về đổi mới

căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu sự vận dụng của
Đảng ta trong nghị quyết TW 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là lý luận về mối liên hệ phổ
biến của phép biện chứng duy vật của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác –
Lênin, quan điểm của Đảng ta để vận dụng vào nghị quyết TW 8 (khóa XI) về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
- Đề tài đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng các phương pháp nghiên
cứu khoa học như: phương pháp phân tích và tổng hợp, lịch sử và lôgic, thống
kê, so sánh
6. Đóng góp của đề tài
4
Về lý luận: Khóa luận là sự khái quát về quan điểm toàn diện và sự vận
dụng của Đảng ta trong nghị quyết TW 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
Về thực tiễn: Khóa luận có thể trở thành tài liệu tham khảo cho những
người học tập, nghiên cứu cho nội dung liên quan.
7. Kết cấu của đề tài
Đề tài nghiên cứu ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo, đề tài được kết cấu với 2 chương và 5 tiết
Chương 1: Cơ sở lý luận chung của quan điểm toàn diện và quan điểm giáo
dục và đào tạo
1.1. Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện
1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và Đảng ta về giáo dục và

đào tạo
Chương 2: Sự vận dụng của Đảng ta trong nghị quyết TW 8 (khóa XI) về đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế
2.1. Những yêu cầu cấp bách của giáo dục và đào tạo đối với sự nghiệp
CNH, HĐH
2.2. Đánh giá chung về tình hình phát triển của sự nghiệp giáo dục và
đào tạo trong thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH
2.3. Sự vận dụng của Đảng ta trong nghị quyết TW 8 (khóa XI) về đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
5
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN ĐIỂM TOÀN
DIỆN, QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1.1. Cơ sở lý luận về quan điểm toàn diện
Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện là nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến.
1.1.1. Khái niệm “mối liên hệ”
Thế giới được tạo thành từ những sự vật hiện tượng những quá trình
khác nhau. Vì vậy, chúng có mối quan hệ qua lại với nhau, ảnh hưởng lẫn
nhau hay tồn tại biệt lập với nhau.
Theo từ điền Tiếng Việt, thì “mối” là “ đoạn đầu của sợi dây, sợi chỉ
dùng để buộc thắt lại với nhau; chổ nối , chổ thắt, chổ từ đó có thể quan hệ
với một tổ chức, cơ sở liên lạc”[20;640]. Còn “liên hệ” là chỉ sự vật, sự việc
có quan hệ làm cho ít nhiều tác động đến nhau, dựa trên những mối quan hệ
nhất định”[20;567]. Như vậy, mối liên hệ có thể được hiểu theo cách là sự
quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình
trong tự nhiên, xã hội và tư duy theo một cách thức, con đường của nó.
Theo quan điểm biện chứng, khái niệm “liên hệ” phản ánh sự phụ

thuộc, ràng buộc lẫn nhau, làm điều kiện, tiền đề cho nhau và quy định lẫn
nhau của mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới. “Liên hệ” còn phản ánh sự tác
động qua lại lẫn nhau giữa chúng. Đó là kiểu liên hệ đặc biệt mà trong đó các
sự vật hiện tượng là đối tượng biến đổi của nhau một cách trực tiếp, hoặc gián
tiếp, nhờ đó mà sự vận động, biến hóa của thế giới được thực hiện thường
xuyên, liên tục.
Mối liên hệ trước hết là mối liên hệ giữa các đối tượng và hiện
tượng của hiện thực nhưng không phải bất kì quan hệ nào cũng đều có
6
mối liên hệ. Trong thế giới tất cả các hiện tượng đều nằm trong tình trạng
liên hệ lẫn nhau và biệt lập với nhau. Chúng liên hệ với nhau trong mối
liên hệ này, nhưng lại không liên hệ với nhau trong mối liên hệ khác.
Trong các hiện tượng có những thay đổi xảy ra giả định phải có những
thay đổi tương ứng trong các hiện tượng khác.
Đến các nhà triết học Mác - Lênin thì khái niệm mối liên hệ phổ biến
mới có quan niệm đúng đắn, khoa học và đầy đủ nhất. Phê phán các quan
điểm siêu hình khi đã cho rằng, các sự vật, hiện tượng tồn tại một cách biệt
lập, tách rời nhau, cái này bên cạnh cái kia, giữa chúng không có sự phụ
thuộc, không có sự ràng buộc và quy định lẫn nhau, nếu giữa chúng có sự
quy định lẫn nhau thì có chăng cũng chỉ là sự liên hệ hời hợt bề ngoài, mang
tính ngẫu nhiên, là sự quy định lẫn nhau một cách giản đơn. Đồng thời cũng
phê phán quan điểm khi cho rằng thừa nhận sự liên hệ và tính đa dạng của
nó, nhưng lại phủ nhận khả năng chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng.
Ăngghen cho rằng, khi chúng ta nghiên cứu giới tự nhiên, lịch sử loài
người hay sự hoạt động tinh thần của bản thân chúng ta thì trước hết trước
mắt chúng ta hiện ra một bức tranh chằng chịt vô tận những mối liên hệ và
những tác động qua lại lẫn nhau: trong đó, không có cái gì là không vận
động, biến hóa, xuất hiện và biến đi.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, một trong những thuộc tính bản
chất của thế giới vật chất là sự liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng. Tính

thống nhất vật chất của các sự vật, hiện tượng, quá trình hiện thực là cơ sở khách
quan của sự liên hệ phổ biến. Khái niệm liên hệ phổ biến được hình thành như
một trong những kết quả của sự khái quát thực tiễn và tri thức khoa học.
Phép biện chứng nói chung đều thừa nhận mối liên hệ phổ biến của
những sự vật, hiện tượng, quá trình cấu thành thế giới. Tuy vậy, khi nói về cơ
sở của sự liên hệ phổ biến, phép biện chứng duy tâm, coi cơ sở của sự liên hệ
phổ biến là ở cảm giác (duy tâm chủ quan), hay ở ý niệm tuyệt đối (duy tâm
khách quan). Đó là những cách giải thích một cách chủ quan, thần bí, không
7
khoa học. Đứng trên quan điểm duy vật khoa học, phép biện chứng duy vật
khẳng định rằng, cơ sở của sự liên hệ là ở tính thống nhất vật chất của thế
giới. Theo quan điểm này, các sự vật, hiện tượng trên thế giới dù có đa dạng,
khác nhau như thế nào chăng nữa thì chúng cũng chỉ là những dạng tồn tại
khác nhau của một thế giới duy nhất đó là thế giới vật chất. Ngay cả tư
tưởng, ý thức của con người vốn là những cái phi vật chất, cũng chỉ là thuộc
tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người, nội dung của
chúng cũng chỉ là kết quả phản ánh của các quá trình vật chất khách quan.
Vượt lên trên quan điểm siêu hình, phép biện chứng duy vật cho rằng
không thể hiểu được bất cứ một hiện tượng nào trong tự nhiên nếu người ta
tách nó ra khỏi những hiện tượng chung quanh mà ta xét. Vì bất cứ một hiện
tượng nào trong bất kỳ một lĩnh vực nào của tự nhiên cũng đều có thể biến
thành một cái vô nghĩa, nếu người ta tách nó ra khỏi những điều kiện chung
quanh để xét nó ngoài những điều kiện đó; trái lại, bất cứ hiện tượng nào cũng
đều có thể hiểu được, có thể chứng minh được, nếu người ta xét nó trong điều
kiện là nó có sự liên hệ không tách rời với những hiện tượng chung quanh chế
ước. Tự nhiên không phải như là một sự tích lũy ngẫu nhiên của các sự vật,
các hiện tượng tách rời nhau, riêng biệt và độc lập với nhau, mà như là một
thể thống nhất, có liên hệ nội bộ, trong đó các sự vật, hiện tượng đều có những
mối liên hệ hữu cơ với nhau, đều thúc đẩy lẫn nhau và chế ước cho nhau.
Luận điểm trên đây có một ý nghĩa rất lớn. Người ta không chú trọng

đến mối liên hệ khách quan và đến tính chất tùy thuộc lẫn nhau của các hiện
tượng, người ta sẽ hình dung tự nhiên như một đống hỗn độn, không phục
tùng bất cứ một quy luật nào cả, và tuyệt nhiên không thể nào được giải thích
một cách hợp lý. Hiểu được một hiện tượng, tức là phát hiện ra sự liên hệ
nhân quả của hiện tượng đó với những hiện tượng, sự vật khác, người ta
không thể chẳng hạn như giải thích sự tiến hóa của thực vật và động vật mà
không nói đến những điều kiện sinh sống của nó. Người ta coi sự liên hệ của
nó, sự liên hệ để có thể hiểu những quy luật của giới sinh vật là trọng yếu.
8
1.1.2. Một số tính chất của mối liên hệ phổ biến
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên lý về mối
liên hệ phổ biến có ba tính chất cơ bản: Tính khách quan, tính phổ biến và
tính đa dạng phong phú.
- Tính khách quan của mối liên hệ
Sự liên hệ được hiểu như trên là mang tính chất biện chứng chung nhất
bao trùm toàn bộ thế giới vật chất. Không những các sự vật, hiện tượng liên
hệ với nhau mà các yếu tố, các bộ phận cấu thành các sự vật, hiện tượng cũng
liên hệ với nhau. Không những các giai đoạn trong một quá trình mà các quá
trình trước và sau sự vận động, phát triển của thế giới nói chung và của từng
sự vật, hiện tượng nói riêng cũng luôn luôn liên hệ với nhau – cái quá khứ,
hiện tại, và tương lai, kế thừa, chuyển tiếp lẫn nhau tạo thành dòng chảy bất
tận của lịch sử. Không chỉ tự nhiên, mà cả trong lĩnh vực đời sống xã hội và
tinh thần mỗi sự vật, hiện tượng cũng luôn luôn liên hệ tác động qua lại lẫn
nhau. Mối liên hệ của mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới (tự nhiên, xã hội và
tư duy) là khách quan, phổ biến.
Khi nói về cơ sở của mối liên hệ phổ biến, phép biện chứng duy tâm
cho rằng là ở cảm giác (duy tâm chủ quan), hay ở ý niệm tuyệt đối duy tâm
khách quan). Đó là những cách giải thích một cách chủ quan, thần bí, không
có cơ sở khoa học. Trên cơ sở khoa học phép biện chứng macxít khẳng định
rằng, cơ sở của sự liên hệ phổ biến là ở tính thống nhất vật chất của thế giới.

Các sự vật, hiện tượng dù có đa dạng, khác nhau như thế nào đi chăng nữa
thì cũng chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới duy nhất là thế
giới vật chất. Ngay cả ý thức, tư tưởng của con người vốn là những cái phi
vật chất cũng chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao nhất là
bộ óc con người, nội dung của chúng cũng chỉ là kết quả phản ánh của quá
trình vật chất khách quan.
Như vậy, theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ của các
sự vật, hiện tượng của thế giới là có tính khách quan. Theo quan điểm đó, sự
9
quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau và chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật,
hiện tượng (hoặc trong bản thân chúng) là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập
không phụ thuộc vào ý chí của con người, con người chỉ có thể nhận thức và
vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình.
- Tính phổ biến của các mối liên hệ
Ăngghen nhấn mạnh rằng hình thức của tính phổ biến là hình thức của
cái hoàn thành bên trong, là sự kết hợp nhiều cái hữu hạn thành cái vô hạn
Trong khoa học tự nhiên, hình thức biểu hiện của tính phổ biến là quy luật,
quy luật này cho phép dự kiến trước sự diễn biến của các quá trình và các
hiện tượng khác nhau trong điều kiện nhất định, tức là cho phép kế hoạch hóa
một cách hợp lý hoạt động sản xuất.
Để thấy rõ sự biểu hiện của mối liên hệ có tính phổ biến trong các sự
vật, hiện tượng và quá trình, chúng ta xem xét nó thông qua mối liên hệ giữa
các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật. Bởi vì, phạm trù là
những khái niệm rộng nhất phản ánh những đặc điểm, những thuộc tính hay
những mối liên hệ chung nhất của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách
quan. Lênin viết: “ Trước con người, có màng lưới những hiện tượng tự
nhiên. Con người bản năng, người man rợ, không tự tách khỏi giới tự nhiên,
những phạm trù là những giai đoạn của sự tách biệt đó, tức là của sự nhận
thức thế giới, chúng là những điểm nút của màng lưới, giúp ta nhận thức và
nắm vững màng lưới”[13;102].

Thứ nhất, mối liên hệ giữa cái chung và cái riêng
Đây là mối liên hệ phổ biến nhất, liên quan tới toàn bộ quá trình
nhận thức của con người. Theo quan điểm của phép biện chứng duy vật, cái
riêng và cái chung không thể tách rời nhau. Không có cái chung tồn tại độc
lập, đứng ngoài cái riêng mà ngược lại: “cái chung chỉ tồn tại trong cái
riêng, thông qua cái riêng” [13;381]. Mỗi cái chung chỉ là một bộ phận,
một thuộc tính, một đặc điểm của cái riêng. Cái riêng là cái toàn thể, cái
10
chung là cái bộ phận, vì cái chung không bao quát hết cái riêng và cái
riêng phong phú hơn cái chung.
Tuy nhiên, cái chung căn bản bao giờ cũng sâu sắc hơn cái riêng, vì
nó là cái bản chất, cái mang tính quy luật. Cũng vì vậy, Lênin khẳng định:
“cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung”[13;381]. Cái
riêng là cái tồn tại độc lập tương đối với những cái khác. Mỗi cái riêng đều
chịu sự tác động cụ thể của môi trường mà nó tồn tại, bị chi phối bởi những
mối liên hệ bên trong và bên ngoài. Điều đó, tạo nên những sự vận động cụ
thể, mang tính đặc thù. Tuy vây, mọi cái riêng đều bị chi phối bởi những
mối liên hệ chung, bởi các quy luật chung và thông qua các hình thức vận
động muôn vẻ, cuối cùng nó đều đi theo những con đường khác nhau để đi
tới những kết cục chung, tất yếu của từng loại sự vật, hiện tượng hay của
toàn bộ thế giới khách quan.
Cái riêng không bao giờ nhập hết vào cái chung. Mỗi cái riêng, bên
cạnh cái chung, cái phổ biến bao giờ cũng tồn tại cái cá biệt, cái không lập lại,
cái đơn nhất. Cái đơn nhất và cái chung như hai mặt đối lập tạo thành cái
riêng. Trong cái riêng, cái đơn nhất và cái chung luôn chuyển hóa lẫn nhau.
Cái đơn nhất chuyển thành cái phổ biến và cái phổ biến trở thành cái đơn
nhất, nhưng không bao giờ có sự chuyển hóa đồng loạt, toàn bộ.
Bản thân cái đơn nhất khi trở thành cái phổ biến thì ở từng cái riêng
khác nhau lại được biểu hiện ra dưới hình thức đặc thù. Vì vậy, trong đời sống
hiện thực không ở đâu và không bao giờ có sự tác động giống nhau tuyệt đối.

Chính điều đó đã tạo nên một thế giới phong phú, đa dạng nhưng vẫn vận
động theo quy luật chung.
Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu thị
sự tồn tại của mình, nên chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, xuất phát từ
cái riêng, từ những sự vật riêng lẽ, không được xuất phát từ ý muốn chủ quan
của con người bên ngoài cái riêng.
11
Cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất chi phối cái riêng nên nhận thức
phải tìm ra cái chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để
tạo ra cái riêng. Mặt khác, cái chung lại biểu hiện thông qua cái riêng, nên
khi áp dụng cái chung phải tùy theo cái riêng cụ thể để vận dụng cho nó
thích hợp.
Thứ hai, mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả
Mọi kết quả đều do nguyên nhân gây ra. Không có nhân thì không có
quả. Vì vậy, nguyên nhân phải có trước, kết quả có sau. Tất nhiên, mọi cái có
trước kết quả chưa hẳn đã là nguyên nhân, nhưng đã là nguyên nhân thì phải
có trước kết quả. Nguyên nhân sinh ra kết quả nhưng không phải cứ một
nguyên nhân thì cho một kết quả. Trong thực tế có nguyên nhân sinh ra nhiều
kết quả và ngược lại một kết quả lại do nhiều nguyên nhân. Điều này có thể
xảy ra trong mọi lĩnh vực, nhưng phức tạp nhất trong lĩnh vực xã hội. Xã hội
vốn là sự tổng hợp của những mối quan hệ đa dạng, đang chéo nên thường
quan hệ nhân quả cũng không đơn giản. Vì vậy, trong nhiều trường hợp nếu
không tính toán đầy đủ có thể rơi vào quan điểm phiến diện, giản đơn.
Khi nhân tạo ra quả thì lại trở thành một tác nhân để sinh ra quả khác
và cứ thế quan hệ nhân quả tiếp nối đến vô cùng tận. Vì vậy, khi xác định
quan hệ nhân quả thực tế chỉ là xác định một mắt khâu của quá trình vận động
mà thôi.
Vì một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân và vai trò của các
nguyên nhân không giống nhau nên triết học Mác chia nguyên nhân ra
thành nhiều loại.

Nguyên nhân bên trong là sự tác động qua lại của các bộ phận, các yếu
tố tạo thành sự vật gây nên sự biến đổi của sự vật. Nguyên nhân bên ngoài là
sự tác động qua lại giữa các sự vật tạo nên sự biến đổi của từng sự vật ấy. Khi
xét nguyên nhân bên trong và bên ngoài bao giờ cũng xét trong mối quan hệ
khác. Trong hai nguyên nhân này, nguyên nhân bên trong bao giờ cũng giữ
12
vai trò quyết định đối với sự biến đổi của sự vật, còn nguyên nhân bên ngoài
chỉ thực sự có tác dụng khi nó chuyển được thành nguyên nhân bên trong
hoặc thông qua nguyên nhân bên trong.
Khi một kết quả có nhiều nguyên nhân thì vai trò của các nguyên nhân
đối với việc hình thành kết quả không giống nhau. Những nguyên nhân nào
quyết định sự ra đời của kết quả thì gọi là nguyên nhân chủ yếu. Những
nguyên nhân chỉ ảnh hưởng tới kết quả thì gọi là thứ yếu. Vì vậy trong hoạt
động thực tiễn chúng ta cần phân loại các nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân
cơ bản, nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên
ngoài, nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan… Đồng thời, phải
nắm được chiều hướng tác động của các nguyên nhân, từ đó có biện pháp
thích hợp tạo điều kiện cho nguyên nhân có tác động tích cực đến hoạt động
và hạn chế sự hoạt động của nguyên nhân có tác động tiêu cực.
Trong đời sống xã hội còn có sự phân biệt giữa nguyên nhân khách
quan và nguyên nhân chủ quan. Đây là nguyên nhân được xác định trong
mối quan hệ chủ thể của hành động. Nguyên nhân là những sự tác động
độc lập với các chủ thể xác định. Nguyên nhân chủ quan là sự tác động
xảy ra do sự điều khiển của một cá nhân, một giai cấp, hay một tổ chức xã
hội nào đó. Nguyên nhân chủ quan không chỉ ảnh hưởng tới chất của kết
quả, mà còn ảnh hưởng tới lượng của kết quả. Chẳng hạn, chất lượng của
các sản phẩm làm ra phụ thuộc rất nhiều vào nhân tố chủ quan.
Thứ ba, mối quan hệ giữa tất nhiên và ngẫu nhiên
Tất nhiên và ngẫu nhiên là một cặp phạm trù trong phép biện chứng
duy vật và là một trong những nội dung của nguyên lý mối liên hệ phổ biến,

dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng giữa cái tất nhiên tức phạm trù chỉ cái do
những nguyên nhân cơ bản bên trong của kết cấu vật chất quyết định và trong
những điều kiện nhất định nó phải xảy ra như vậy với cái ngẫu nhiên một
13
phạm trù chỉ cái không do mối liên hệ bản chất, bên trong kết cấu vật chất,
bên trong sự vật quyết định mà do các nhân tố bên ngoài, do sự kết hợp nhiều
hoàn cảnh bên ngoài quyết định và có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện,
có thể xuất hiện như thế này, hoặc có thể xuất hiện khác đi.
Mối quan hệ này được Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định đều
tồn tại một cách khách quan. Cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều có vai trò quan
trọng trong sự phát triển của tự nhiên cũng như của xã hội. Tất nhiên bao giờ
cũng được thể hiện qua cái ngẫu nhiên, còn ngẫu nhiên là sự thể hiện của cái
tất nhiên trong một điều kiện, một hoàn cảnh cụ thể. Nếu cái tất nhiên có tác
dụng chi phối sự phát triển của sự vật thì cái ngẫu nhiên có tác dụng làm cho
sự phát triển của sự vật diễn ra nhanh hay chậm. Ăngghen viết: “… cái mà
người ta quả quyết cho là tất yếu là hoàn toàn do những ngẫu nhiên thuần túy
cấu thành, và cái được coi là ngẫu nhiên, lại là hình thức, dưới đó ẩn nấp cái
tất yếu”[15;431].
Trong mối quan hệ xác định, cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên có thể đổi
chổ cho nhau. Điều đó có nghĩa là xét trong mối quan hệ này là tất nhiên,
nhưng trong mối quan hệ khác lại là ngẫu nhiên.
Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau,
chúng không tồn tại dưới dạng biệt lập thuần túy cũng như không có cái ngẫu
nhiên thuần túy. Sự thống nhất này thể hiện ở chỗ: cái tất nhiên bao giờ cũng
thể hiện sự tồn tại của mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên. Còn cái ngẫu
nhiên và hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, đồng thời là cái bổ sung cho
cái tất nhiên. Điều đó có nghĩa là cái tất nhiên bao giờ cái khuynh hướng của
sự phát triển và mỗi khi biểu lộ mình thì khuynh hướng ấy bộc lộ ra những cái
ngẫu nhiên nào đó. Còn tất cả những ngẫu nhiên tồn tại không phải là thuần
túy mà là đã bao hàm cái tất nhiên. Cái tất nhiên chỉ có thể tạo ra từ cái ngẫu

nhiên. Đằng sau cái tất nhiên bao giờ cũng ẩn nấp cái ngẫu nhiên.
14
Tất nhiên và ngẫu nhiên không nằm yên ở trạng thái cũ mà thay đổi
cùng với sự thay đổi của sự vật và trong những điều kiện nhất định tất nhiên
có thể chuyển hóa thành ngẫu nhiên và ngược lại.
Sự chuyển hóa giữa tất nhiên và ngẫu nhiên còn thể hiện ở chổ khi
xem xét trong mối quan hệ này, thông qua mặt này thì sự vật, hiện tượng
đó là cái tất yếu. Như vậy, ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có ý
nghĩa tương đối.
Vì cái tất nhiên gắn với bản chất của sự vật, cái nhất định xảy ra theo
quy luật nội tại của sự vật, còn cái ngẫu nhiên là cái không gắn với bản
chất nội tại của sự vật nó có thể xảy ra, có thể không. Do vậy, trong hoạt
động thực tiễn chúng ta phải dựa vào cái tất nhiên, mà không thể dựa vào
cái ngẫu nhiên. Nhưng cũng không bỏ qua hoàn toàn cái ngẫu nhiên, vì cái
ngẫu nhiên không chi phối sự phát triển của sự vật, đôi khi còn có thể ảnh
hưởng rất sâu sắc. Do vậy trong hoạt động thực tiễn, ngoài phương án
chính, người ta thấy có phương án hành dộng dự phòng để chủ động đáp
ứng những sự biến ngẫu nhiên có thể xảy ra.
Thứ tư, mối quan hệ giữa nội dung và hình thức
Đây là mối quan hệ có tính biện chứng. Sự gắn bó này thể hiện trước
hết ở sự thống nhất giữa chúng. Bất kỳ sự vật nào cũng có cả nội dung và
hình thức. Sự vật nào cũng có các nhân tố, các bộ phận tạo thành nó, vì vậy
nó phải có nội dung. Nhưng các bộ phận, các nhân tố phải sắp xếp theo một
trật tự nào đó, phải có màu sắc, hình khối xác định, do vậy nó phải có hình
thức. Tuy nhiên, vai trò của chúng không ngang nhau. Nội dung bao giờ
cũng quyết định hình thức. Nó quyết định cả phương thức thể hiện lẫn cách
thức sắp xếp. Nội dung luôn vận động, biến đổi, hình thức có tính ổn định
tương đối. Sự biến đổi của nội dung là cơ sở cho sự biến đổi của hình thức.
Một khi nội dung của đời sống xã hội đã thay đổi thì các hình thức của nó sẽ
biến đổi theo.

15
Mặc dù, hình thức không phải chỉ là nhân tố bị động, nó có thể tác
động mạnh mẽ tới nội dung. Hình thức có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực
đến nội dung. Nếu hình thức phù hợp với nội dung thì nó sẽ làm phong phú
thêm nội dung, làm sâu sắc thêm nội dung, kể cả khi nó lạc hậu so với nội
dung hoặc vượt qua khuôn khổ quy định của nội dung thì nó kìm hãm nội
dung, nó sẽ làm sai lệch nội dung, thậm chí có thể phá vỡ nội dung.
Sự không phù hợp giữa nội dung và hình thức có thể dẫn tới xung đột
giữa chúng và đòi hỏi phải “vứt bỏ hình thức cũ”, xác lâp hình thức mới. Việc
thay đổi này là để đảm bảo nội dung luôn phát triển. Sự vận động của xã hội
theo chiều hướng đi lên, tuy vậy nó luôn bị các hình thức cũ kìm hãm. Quá
trình phát triển xã hội vứt bỏ nhiều hình thức đã lỗi thời, tạo điều kiện cho nội
dung cuộc sống luôn luôn phát triển đi từ thấp đến cao. Trong cuộc sống hiện
thực, mối quan hệ giữa nội dung và hình thức hết sức đa dạng, một nội dung
có thể được thể hiện bằng nhiều hình thức, một hình thức lại có thể phản ánh
nhiều nội dung.
Thứ năm, mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng
Bản chất bao giờ cũng được thể hiện qua hiện tượng, hiện tượng bao
giờ cũng phản ánh một mặt, một khía cạnh nào đó của bản chất. Mỗi bản
chất không phải chỉ được thể hiện qua một hiện tượng, mà thường bộc lộ
qua nhiều hiện tượng khác nhau. Tất nhiên, các hiện tượng phản ánh bản
chất không như nhau. Có hiện tượng phản ánh bản chất khá trực tiếp, rõ
ràng. Ngược lại, có hiện tượng phản ánh bản chất một cách quanh co, phức
tạp và trong nhiều trường hợp, các sự vật thường tìm cách che giấu bản chất
của mình.
Bản chất mang tính ổn định tương đối, còn hiện tượng biến đổi thường
xuyên. Hiện tượng là sự biểu hiện ra bên ngoài của bản chất, nhưng điều kiện,
hoàn cảnh bên ngoài không đồng nhất, vì vậy ở những môi trường khác nhau
thì hiện tượng cũng khác nhau. Trong thực tế, bản chất cũng không phải là cái
16

hoàn toàn cố định. Theo Lênin: “ không phải chỉ riêng hiện tượng là tạm thời,
chuyển động, lưu động, bị tách rời bởi những giới hạn có tính chất ước lệ, mà
bản chất của sự vật cũng như thế”[13;268].
Điều đó cũng có nghĩa bản chất cũng biến đổi dễ dàng như hiện tượng.
Sự biến đổi của bản chất chỉ xảy ra khi có sự tác động mạnh mẽ, hoặc lâu dài
tạo nên những biến đổi căn bản, sâu sắc của các nhân tố tạo nên sự vật. Trong
đời sống xã hội, bản chất của một con người có thể thay đổi do những tác
động mạnh mẽ lâu dài của hoàn cảnh, của giáo dục. Nhưng sự biến đổi này
nhiều khi rất phức tạp và đòi hỏi phải được củng cố, duy trì bằng hằng loạt
biện pháp tích cực, công phu.
Thứ sáu, mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực
Khả năng đều nằm trong hiện thực, đều có cơ sở là hiện thực. Vì vậy,
hiện thực nào cũng có chứa đựng các khả năng. Trong đó, có cả khả năng tất
nhiên và khả năng ngẫu nhiên, khả năng gần và khả năng xa, có khả năng tốt
và khả năng xấu. Không hiện thực nào không chứa đựng khả năng. Khả
năng nằm trong hiện thực nhưng hiện thực luôn luôn vận động, biến đổi nên
khả năng cũng biến đổi theo. Trong quá trình vận động của hiện thực luôn
có khả năng mới xuất hiện và khả năng cũ mất đi. Có những khả năng mà
điều kiện trở thành hiện thực ngày càng tăng, có khả năng các điều kiện đó
lại giảm dần.
Nếu mọi hiện thực đều chứa đựng khả năng thì mọi khả năng cũng đều
có thể trở thành hiện thực khi có đủ điều kiện. Tuy nhiên, trong xã hội để tạo
ra những điều kiện cho khả năng chuyển thành hiện thực, nhân tố chủ quan có
vai trò hết sức to lớn. Vai trò của nhân tố chủ quan chính là tạo mọi điều kiện
để chuyển khả năng thành hiện thực, hoặc rút bỏ những điều kiện để một khả
năng xấu nào đó không thể xảy ra. Tất nhiên, điều đó chỉ thành công khi con
người nắm bắt được quy luật, hành động theo đúng quy luật. Ngược lại, nếu
con người làm trái quy luật, dù ý định tốt hay xấu cuối cùng cũng thất bại.
17
- Tính đa dạng và phong phú của liên hệ

Quan điểm duy vật biện chứng không chỉ khẳng định tính phổ biến,
tính khách quan của sự liên hệ , mà còn chỉ ra tính đa dạng của nó. Các sự vật,
hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác
nhau, giữ vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó. Mặt khác,
cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật nhưng trong những điều kiện cụ thể
khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển
của sự vật thì cũng có tính chất và vai trò khác nhau. Do đó, không thể đồng
nhất tính chất, vai trò cụ thể của các mối liên hệ khác nhau đối với mỗi sự vật
nhất định, trong những điều kiện khác nhau… Căn cứ vào tính chất, đặc trưng
của từng mối liên hệ có thể phân loại thành các mối liên hệ sau:
Có mối liên hệ bên ngoài, tức là sự liên hệ của các sự vật, hiên tượng
với nhau. Có mối lên hệ bên trong, tức là sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau
giữa các mặt, các yếu tố, các bộ phận, các quá trình bên trong sự vật, cấu
thành sự vật. Có những mối liên hệ chung của thế giới, lại có những mối liên
hệ riêng biệt trong từng lĩnh vực, từng sự vật, từng hiên tượng cụ thể. Có mối
liên hệ trực tiếp giữa hai hay nhiều sự vật, hiện tượng; lại có những mối liên
hệ gián tiếp, trong đó các sự vật hiện tượng liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau
phải thông qua một hay nhiều khâu trung gian. Có mối liên hệ tất nhiên lại có
mối liên hệ ngẫu nhiên. Có mối liên hệ cơ bản, thuộc về bản chất của sự vật,
đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật; lại có mối liên hệ
không cơ bản, chỉ đóng vai trò hỗ trợ, bổ sung cho sự tồn tại và phát triển của
nó. Trong từng giai đoạn phát triển của sự vật có mối liên hệ chủ yếu, quyết
định sự tồn tại và phát triển của sự vật trong giai đoạn đó, lại có mối liên hệ
thứ yếu. Các sự vật, hiện tượng trải qua giai đoạn phát triển khác nhau. Chính
sự liên hệ tác động qua lại của các giai đoạn kế tiếp nhau ấy quyết định tính
liên tục trong quá trình vận động, biến đổi, phát triển của chúng, tuỳ theo
18
phương hướng của sự tác động mà có mối liên hệ thuận chiều, ngược chiều,
mối kiên hệ đơn hoặc mối liên hệ kép…
Như vậy, sự liên hệ tác động qua lại của các sự vật, hiện tượng trên thế

giới không những là vô cùng vô tận mà còn rất phong phú, đa dạng và phức
tạp. Đặc biệt trong lĩnh vực đời sống xã hội, tính phức tạp của sự liên hệ
được nhân lên do sự đan xen, chồng chéo, chằng chịt của vô vàng các hoạt
động có mục đích, có ý thức của con người. Chính vì vậy, mà quá trình nhận
thức và phân loại đúng có mối liên hệ trong xã hội trở nên khó khăn hơn
nhiều so với trong giới tự nhiên.
1.1.3. Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là một trong những nội dung quan
trọng của phép biện chứng duy vật. Đồng thời nó cũng là cơ sở lý luận của
quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể là những quan điểm mang
tính phương pháp luận khoa học trong nhận thức và thực tiễn. Từ việc nghiên
cứu về mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng, nguyên lý về mối liên
hệ phổ biến có ý nghĩa như sau:
Vì bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối
liên hệ với sự vật, hiện tượng khác và mối liên hệ rất đa dạng và phức tạp,
do đó, khi nhận thức về sự vật, hiện tượng, chúng ta phải có quan điểm toàn
diện, để đánh giá đúng về sự vật, hiện tượng, tránh quan điểm phiến diện chỉ
xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất
hay tính quy luật của chúng. Chẳng hạn khi đánh giá sự phát triển của một
quốc gia nào đó, chúng ta phải xét tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc
phòng an ninh của quốc gia đó. Có như vậy, mới thấy được sự phát triển
toàn diện của quốc gia đó, vì nếu chỉ xét riêng một lĩnh vực nào đó thì không
thấy sự phát triển của quốc gia đó, nên phải xét tất cả các lĩnh vực trong mối
liên hệ với nhau.
19
- Với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận trong việc nhận thức các
sự vật, hiện tượng, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật
trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của
chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa các sự vật đó với các sự vật
khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó

mới có thể nhận thức đúng bản chất của sự vật.
- Phải xem xét các mối liên hệ của sự vật không phải là xem xét một
cách dàn trải, đồng loạt như nhau, theo kiểu “ bình quân chủ nghĩa”, mà phải
đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng mối liên hệ. Từ trong tổng số những mối
liên hệ ấy, trước hết phải rút ra được những mối liên hệ cơ bản, chủ yếu -
những mối liên hệ quy định bản chất, quyết định khuynh hướng phát triển của
sự vật, trong suốt quá trình, cũng như ở mỗi giai đoạn tồn tại của sự vật.
Như vậy, quan điểm toàn diện đòi hỏi phải xem xét tất cả các mối liên
hệ của các sự vật, coi chúng là cơ sở là căn cứ đầy đủ để từ đó rút ra được bản
chất của sự vật. Từ chổ hiểu được bản chất của sự vật, phải quay lại giải thích
được các mối liên hệ khác của sự vật rồi liên kết chúng lại thành một hệ thống
hoàn chỉnh. Cho đến khi đó mới hiểu được thấu đáo sự vật, mới có giải pháp
đồng bộ, đúng đắn, khoa học khi giải quyết sự vật.
- Quan điểm toàn diện đòi hỏi phải chống lại cách xem xét phiến diện,
siêu hình, chỉ thấy một mặt, không thấy toàn bộ. Quan điểm toàn diên cũng
hoàn toàn xa lạ với chủ nghĩa chiết trung. Thực chất của chủ nghĩa chiết
trung là kết hợp một cách vô nguyên tắc nhiều mối quan hệ, nhiều sự vật,
nhiều hiện tượng… khác nhau tạo thành một mớ hỗn độn các sự kiện, không
phân biệt cái bản chất với cái không bản chất, cái chủ yếu với cái không chủ
yếu, dẫn tới lúng túng, chủ quan trong nhận thức. Nhìn bề ngoài thì chủ
nghĩa chiết trung có vẻ như “toàn diện”, nhưng thực chất trái với quan điểm
toàn diện của phép biện chứng duy vật.
20
Chủ nghĩa chiết trung và phép ngụy biện thường đi với nhau. Ngụy
biện là đem những mặt, những mối liên hệ thứ yếu làm chủ yếu, không cơ bản
làm cơ bản, chuyển cái cá biệt thành cái phổ biến. Thuật ngụy biện đưa ra
những lập luận có vẻ như đúng đắn, có sức “ thuyết phục”, có vẻ như toàn
diện, nhưng thực chất chỉ là sự vận dụng một cách chủ quan, vô nguyên tắc
tính mềm dẻo, linh hoạt của các khái niệm, phạm trù, là đối lập với quan điểm
toàn diện. Nói về sự khác nhau này, Lênin chỉ rõ: “Tính linh hoạt đó áp dụng

một cách chủ quan bằng chủ nghĩa chiết trung và ngụy biện. Tính linh hoạt áp
dụng một cách khách quan, nghĩa là phản ánh toàn diện của quá trình vật chất
và sự thống nhất của quá trình đó, thì đó là phép biện chứng, là sự phản ánh
chính xác sự phát triển vĩnh viễn của thế giới”[13;118].
- Quan điểm toàn diện xuất phát từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
của phép biện chứng duy vật trên các cơ sở:
Thứ nhất, sự vật, hiện tượng nào cũng chỉ tồn tại trong liên hệ và
thông qua liên hệ.
Thứ hai, thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó tất cả những liên
hệ cụ thể cũng chỉ là những mắt khâu mà sự thống nhất của chúng tạo lập
nên mối liên hệ phổ biến nhờ đó thế giới là một chỉnh thể. Điều đó cũng có
nghĩa là bất kỳ sự vật nào tồn tại trên cơ sở của chính nó đều có sự độc lập
với cái khác nhưng đó chỉ là tính độc lập tương đối có điều kiện.
Thứ ba, mỗi sự vật cụ thể có vô số mối liên hệ, các mối liên hệ ấy
mang tính lịch sử cụ thể.
Cụ thể hóa nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, quan điểm toàn diện đòi
hỏi xem xét sự vật trong tính toàn diện của tất cả các mặt, các yếu tố, các
quan hệ và liên hệ của nó. Nhờ cách xem xét ấy, tư duy mới có thể tránh được
những kết luận phiến diện về sự vật mới có khả năng nắm bắt bản chất sự vật
trong tính toàn diện đầy đủ của nó. Với tư cách là nguyên tắc phương pháp
luận trong việc nhận thức các sự vật hiện tượng, quan điểm toàn diện thể hiện
một số yêu cầu sau đây:
21

×