Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Đầu bé bị méo có đáng lo? pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.62 KB, 2 trang )

Đầu bé bị méo có đáng lo?

Đầu bé nhà tôi bị “bẹt” hẳn phía đằng sau gáy vì
bé chỉ thích nằm ngửa. Hình dáng đầu như vậy có
gây ra vấn đề gì sau này không?

Sọ của trẻ được cấu tạo bởi sáu miếng xương và
trong suốt giai đoạn ẵm ngửa chúng chưa gắn kết
chặt chẽ với nhau. Vì thế, mới có sự dịch chuyển của
các miếng xương này. Thực tế này là để thích nghi
với thời điểm chuyển dạ, khi đầu bé buộc phải “biến
hình” cho phù hợp với cổ tử cung, thậm chí, các
miếng xương có thể chồng lên nhau.

Những nơi các miếng xương tiếp giáp nhau gọi là các
khớp nối và ngoài ra còn có hai “lỗ hổng” ở trên đầu
trẻ sơ sinh (một ở ngay trước và một ở phía sau) mà
được gọi là thóp và chỉ liền lại vài tháng sau sinh.

Tạo thói quen nằm ngửa sẽ giúp giảm nguy cơ đột tử
trong khi ngủ nhưng nó lại khiến cho vùng phía sau
đầu này trở nên phẳng, còn nhìn từ hai bên thì thấy
góc cạnh (nhọn). Trong y học, nó được gọi là
plagiocephaly và có thể “nắn” lại bằng cách cho trẻ
nằm nghiêng hoặc gối lõm.

Tuy nhiên, cũng có thể là bệnh craniosynostosis (hiện
tượng các mảnh xương sọ “hàn” lại quá sớm và gây
biến dạng đầu). Chứng bệnh này chỉ có thể được xác
định bởi bác sĩ chuyên môn.


Theo truyền thống, gối hình móng ngựa (lõm ở giữa)
hay gối làm từ vỏ đỗ sẽ là cách tốt nhất để trẻ lấy lại
“vòng tròn” cho đầu khi lớn hơn. Tuyệt đối không
dùng tay xoa nắn đầu trẻ.

×