Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thắc mắc khi chăm sóc bé: Có phải bé bị còi xương?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.07 KB, 6 trang )

Thắc mắc khi chăm sóc bé:
Có phải bé bị còi xương?
Khi ngã cháu khoong chịu tự đứng dậy. Liệu có phải con tôi bị còi xương,
chậm phát triển?

Con tôi đã 15 tháng tuổi nặng 11,5 kg cao 80 cm. Cháu đi khám bác sĩ bảo
bị còi xương thể bụ và cho thuốc can xi và vitamin D uống và thực đơn ăn uống
hàng ngày. Hiện cháu đã 15 tháng nhưng chưa biết bò không bò, chỉ trườn. Khi
ngã cháu không chịu tự đứng dậy, theo tôi suy đoán là lười vận động. Cháu hay bị
ho, đã bị viêm đường hô hấp. Liệu có phải con tôi bị chậm phát triển? Còi xương?
.... Xin Bác sĩ tư vấn dùm. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời :
Nếu chị đã đi khám bác sĩ chẩn đoán còi xương là đúng rồi, trẻ còi xương
thì chậm phát triển vận động là đương nhiên, mặt khác do cháu hơi bụ nên vận
động cũng chậm hơn so với các trẻ khác. Cháu chỉ bị còi xương thôi chứ không
phải chậm phát triển, vì trẻ 15 tháng tuổi chỉ cần nặng 10kg và cao 79cm là được
rồi. Vì bây giờ là mùa đông thời tiết lại luôn thay đổi nên trẻ nhỏ bị viêm đường
hô hấp rất hay gặp.Mặt khác do bị còi xương ra nhiều mồ hôi nên trẻ cũng dễ bị
viêm họng, chị nên mặc đủ ấm nhưng thoáng mát , nên mặc đồ coton để dễ thấm
mồ hôi, khi trẻ ngủ ra nhiều mồ hôi phải lau ngay hoặc thay áo kịp thời. Tiếp tục
cho cháu uống vitamin D và canxi theo đơn của bác sĩ và tái khám lại theo hẹn vì
bệnh còi xương phải điều trị 2 – 3 tháng mới ổn định.
Hiện tượng trẻ bị chảy nhiều nước dãi
Chào Bác sỹ! Cháu nhà em được 13tháng tuổi, nhưng từ nhỏ cho đến bây
giờ cháu cứ chảy nước miếng và miệng có mùi hôi em cho cháu đi khám thì bác sỹ
bảo là vệ sinh miệng cho cháu nhưng ngày nào em cũng làm vệ sinh cho cháu
nhưng nước miếng và mùi hôi của cháu vẫn có mùi, theo bác sỹ giờ em phải làm
thế nào cho cháu có thể hết mùi hôi và chay nước miếng, em xin cảm ơn. (Nguyễn
Thị Điền)
Trả lời:
Chảy dãi là một hiện tượng rất hay gặp ở trẻ em. Đó là một hiện tượng bình


thường, vì thế, chị không nên quá lo lắng.
Ở một số trẻ, tuyến nước bọt hoạt động nhiều nên có hiện tượng tăng tiết
nước bọt, trẻ hay chảy nước dãi. Không chỉ chảy dãi nhiều khi thức, mà khi ngủ và
ban đêm, dãi vẫn có thể chảy.
Hiện tượng này thường mất đi khi trẻ đã lớn. Có một số ít trẻ khi lớn vẫn
tiếp tục có hiện tượng tăng tuyến nước bọt. Đây là biểu hiện của bệnh lý nội khoa,
thường do rối loạn ở các tuyến, có liên quan đến yếu tố thần kinh, khi ấy cần phải
khám và điều trị ở các chuyên khoa Tai Mũi Họng, Nội tiết, Tiêu Hoá.
Con chị giờ mới 13 tháng tuổi, còn rất nhỏ nên chị không có vấn đề gì phải
lo lắng, khi lớn thường sẽ hết.
Hơn nữa, thường những trẻ có hiện tượng tăng tuyến nước bọt lại thường
dễ nuôi, không khó ăn, vì vậy tăng cân tốt. Do trong nước bọ có chứa Amylase, là
Enzym thủy phân tinh bột, một khâu quan trọng trong quá trình tiêu hoá, giúp việc
tiêu hoá thức ăn dễ dàng hơn.
Không có thuốc nào làm giảm hiện tượng tăng tuyến nước bọt khi trẻ còn
nhỏ. Vì thế, chị nên đeo yếm dãi, dùng khăn sữa lau nhẹ cho bé thường xuyên là
cách tốt nhất.
Ngoài ra, để nước dãi của bé không có mùi hôi, chị cần tăng cường vệ sinh
răng miệng cho cháu hàng ngày, nhất là sau khi ăn. Ở tuổi của cháu, chị có thể tập
cho bé đánh răng bằng bàn chải mềm và thuốc đánh răng của trẻ em. Bé có thể
đánh răng ngày hai lần, một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ và một lần vào buổi
sáng khi ngủ dậy .
Bé có bị suy dinh dưỡng không?
Con tôi gần 9 tháng rồi nhưng cân nặng chỉ 8kg, như vậy có bị suy dinh
dưỡng không? Tôi cho bé ăn đủ thứ. Có nhiều lúc nấu cháo tôi nếm thử thơm và
ngon nhưng bé khóc và ít ăn lắm. Mong bác sĩ cho tôi lời khuyên (Nguyễn Thị
Thanh Hiền)
- Con của chị gần 9 tháng, nặng 8kg là hoàn toàn bình thường vì khi trẻ 12
tháng thì cân nặng từ 9-10kg. Điều chị lo lắng là vì con của chị không được tròn
trịa so với những đứa trẻ cùng tháng tuổi. Để trẻ tăng trưởng và phát triển tốt thì

chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ bảo đảm về mặt số lượng lẫn chất lượng: Trẻ
có thể ăn 2-3 bữa chính và 3-4 bữa phụ trong ngày. Chị nên thường xuyên thay đổi
món ăn để trẻ đỡ ngán, ví dụ như hôm nay ăn thịt thì ngày mai ăn cá hoặc trứng
hoặc tôm... Hôm nào trẻ không thích ăn cháo thì chị có thể thay thế bằng hủ tiếu
hoặc phở hoặc nui...
Cho trẻ uống sữa gì? Đây là thắc mắc của hầu hết các bà mẹ đang nuôi con
nhỏ. Nếu chị đang nuôi con bằng sữa mẹ thì đây là loại sữa tốt nhất vì dễ tiêu hóa
mà lại hấp thu hoàn toàn, ngoài sữa mẹ chị có thể cho trẻ uống thêm sữa bò (sữa
bột dành cho trẻ trên sáu tháng). Chị nên lựa chọn các loại sữa với nhãn hiệu uy
tín trên thị trường, nhưng quan trọng hơn cả là loại sữa đó phải phù hợp với trẻ,
có nghĩa là tiêu hóa tốt, tăng cân đều.

×