Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

câu hỏi ôn tập công pháp quốc tế - 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.11 KB, 24 trang )

Câu hỏi ôn tập Công pháp quốc tế - 2

10.Cơ sở để công nhận chính phủ Defacto (chính phủ thực tế đó) là hợp pháp
Công nhận trong luật quốc tế hiện đại được hiểu là hành vi pháp lí mang tính
chính trị của quốc gia công nhận, dựa trên ý chí độc lập của các bên công nhận
nhằm thể hiện thái độ của mình đối với đường lối chủ trương chính sách, chế độ
kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của quốc gia được công nhận, tạo tiền đề cho
việc thiết lập các quan hệ pháp lí quốc tế, mong muốn thiết lập quan hệ bình
thường với quốc gia được công nhận.
Hình thức công nhận chính phủ Defacto: là hình thức công nhận chính thức nhưng
ở mức độ không đầy đủ & toàn diện có nghĩa là quan hệ với nhau ở một vài lĩnh
vực nào đó.
Việc công nhận quốc gia mới này bao hàm cả việc công nhận chính phủ mới nằm
trong quốc gia đó. Đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên của hai thể loại, song trong sự
trùng lắp đó tồn tại sự đối lập nhau vì quốc gia mới vẫn là một ,nhưng chính phủ
mới có thể thay đổi. Chính phủ mới ra đời có 2 loại:
Ø Chính phủ hợp hiến hợp pháp (chính phủ De Jure) chính phủ này được thành
lập thông qua qui định trong hiến pháp hoặc trong pháp luật quốc gia đó. Những
chính phủ này được thông qua trong việc bầu cử, luật quốc tế hiện đại không đặt ra
việc công nhận chính phủ hợp hiến hợp pháp.(VD: HP Pháp qui định 7 năm bầu
tổng thống một lần, tổng thống không được làm quá 2 nhiệm kỳ)
Ø Chính phủ thực tế (chính phủ De Facto ): chính phủ này được thành lập không
phù hợp với hiến pháp & pháp luật của quốc gia đó ,được thành lập thông qua
cuộc đảo chính, luật quốc tế hiện đại chỉ đặt ra việc công nhận chính phủ De Facto
(VD: 5/ 97 Tướng quân Cavena lật đổ tống thống nước Côngô, làm tống thống
phải tị nạn ở nước ngoài & chết ở nước ngoài)
Công nhận chính phủ mới này không phải là công nhận chủ thể mới của luật quốc
tế mà là công nhận người đại diện “ hợp pháp” cho một quốc gia trong bang giao
quốc tế.
Sự công nhận chính phủ thực tế (CP Defacto) là hợp pháp phải dựa trên những
tiêu chí sau:


ü Chính phủ mới phải được đông đảo quần chúng nhdân tự nguyện, tự giác ủng
hộ.
ü Chính phủ mới phải khả năng duy trì & thực hiện được quyền lực của mình
trong một thời gian dài ổn định, tự giải quyết được các công việc của đất nước
ü Chính phủ mới phải có khả năng kiểm soát được toàn bộ hoặc phần lớn lãnh thổ
của quốc gia đó một cách độc lập & tự quản lí được mọi công việc của quốc gia.
Căn cứ vào 3 điều kiện trên, tùy thuộc vào sự nhìn nhận của từng quốc gia để có
sự công nhận chính phủ thực tế đó là hợp pháp, điều này cũng có nghĩa là sẽ có
những quốc gia công nhận thực tế đó là hợp pháp nhưng cũng có những quốc gia
sẽ không công nhận thực tế đó.
11.So sánh phê chuẩn, phê duyệt & gia nhập
· Phê chuẩn là sự đồng ý chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của các
bên ký kết (thông thường là cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước đó) xác nhận
điều ước quốc tế đã có hiệu lực đối với mình. Thông thường những điều ước quốc
tế liên quan đến vấn đề chính trị, ANQP, biên giới lãnh thổ thì phải phê
chuẩn.(VD: Ở VN vấn đề này được qui định tại điều 10 Pháp lệnh về ký kết thực
hiện điều ước quốc tế năm 1993)
· Phê duyệt là tuyên bố đơn phương ( hành vi pháp lí đơn phương)của cơ quan có
thẩm quyền trong nước công nhận một đều ước quốc có hiệu lực đối với quốc gia
mình.
· Gia nhập là tuyên bố đơn phương của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, công
nhận một điều ước quốc tế có hiệu lực đối với quốc gia mình, chính thức ràng
buộc quyền và nghĩa vụ của mình đối với một điều ước quốc tế mà mình chưa phải
là thành viên của điều ước quốc tế đó.
v Giống nhau:
Phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập đều là hành vi đơn phương nhằm công nhận hiệu
lực điều ước quốc tế đối với quốc gia mình. Phê chuẩn, phê duyệt xác nhận điều
ước quốc tế đã có hiệu lực đối với quốc gia mình. Gia nhập chính thức ràng buộc
quyền và nghĩa vụ của mình đối với một điều ước quốc tế mà mình chưa phải là
thành viên điều ước quốc tế đó.

v Khác nhau:
ü Về thời điểm Thời điểm gia nhập khác với thời điểm phê chuẩn, phê duyệt. Phê
chuẩn, phê duyệt được thực hiện đối với quốc gia sáng lập ra điều ước quốc tế,
trong thời điểm kí kết điều ước quốc tế theo trình tự thủ tục phức tạp. Gia nhập
điều ước quốc tế chỉ diễn ra trong khi điều ước quốc tế đã phát sinh hiệu lực & chỉ
áp dụng đối với quốc gia chưa là thành viên tham gia ký kết điều ước quốc tế.
ü Về phạm vi: Phê chuẩn, phê duyệt diễn ra cả đối với điều ước quốc tế đa phương
& song phương. Gia nhập điều ước quốc tế chỉ diễn ra đối với điều ước quốc tế đa
phương
ü Về thẩm quyền(điều 32 điêu 44): Thẩm quyền phê chuẩn điều ước quốc tế thuộc
thẩm quyền của cơ quan lập pháp là sự đồng ý chính thức của cơ quan có thẩm
quyền (cơ quan quyền lực tối cao) của nhà nước đó. Thẩm quyền phê duyệt thuộc
thẩm quyền cơ quan hành pháp, thường tiến hành ở cơ quan nhà nước thấp hơn
như Chính phủ, cấp Bộ Gia nhập thì thuộc thẩm quyền của cả cơ quan lập pháp
& cơ quan hành pháp.
ü Về mức độ quan trọng: điều ước quốc tế cần phải phê chuẩn ở mức độ quan
trọng cao hơn, điều ước quốc tế cần phê duyệt ở mức độ quan trong thấp hơn.
12.Phân biệt bãi bỏ điều ước quốc tế & huỷ bỏ điều ước quốc tế
· Bãi bỏ hiệu lực của điều ước quốc tế là tuyên bố đơn phương mà quốc gia đưa ra
tuyên bố nhằm chấm dứt hiệu lực của Điều ước quốc tế nào đó đối với quốc gia
mình.
· Huỷ bỏ hiệu lực điều ước quốc tế là tuyên bố đơn phương của một quốc gia
nhằm chấm dứt hiệu lực của điều ước nào đó đối với quốc gia mình mà không
được qui định trong Điều ước.
v Giống nhau: đều là tuyên bố đơn phương mà quốc gia đưa ra tuyên bố nhằm
chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế nào đó đôí với quốc gia mình.
v Khác nhau:
ü Tuyên bố hủy bỏ điều ước phải được điều ước cho phép.
ü Tuyên bố bãi bỏ điều ước không cần được điều ước cho phép.
Có 5 cơ sở tuyên bố hủy bỏ điều ước:

Ø Có sự vi phạm về thẩm quyền & thủ tục ký kết theo qui định của pháp luật trong
nước của các bên ký kết.
Ø Điều ước quốc tế ký kết mà trong đó có một trong các bên chỉ hưởng quyền mà
không thực hiên nghĩa vụ.
Ø Khi xuất hiện điều khoản Rebutsic Stantibus tức là khi hoàn cảnh trong nước bị
thay đổi căn bản các bên không thể thực hiện được điều ước vì vậy có quyền tuyên
bố hủy bỏ điều ước.
Ø Tuy nhiên trong điều khoản này không áp dụng đối với các Điều ước về: biên
giới lãnh thổ, điều ước mang tính trung lập nhân đạo. Điều ước mà các quốc gia
cam kết, nó sẽ không hết hiệu lực cả khi xảy ra chiến tranh.
Ø Nội dung của điều ước trái với nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế
Khi các bên thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế trường hợp này
thường áp dụng cho điều ước vô thời hạn.
Ví dụ: Điều ước thành lập hiệp ứơc Vacsava, điều ước này qui định 20 năm nhưng
thực hiện được 15 năm thì ngồi lại thỏa thuận với nhau chấm dứt Điều ước quốc tế
này.
13. Phân biệt tuyên bố bảo lưu & tuyên bố giải thích
· Bảo lưu điều ước quốc tế là tuyên bố đơn phương của một quốc gia đưa ra ký phê
duyệt, phê chuẩn hoặc gia nhập điều ước nhiều bên nhằm loại trừ hoặc thay đổi hệ
quả pháp lý của một hoặc một số qui định của điều ước.
· Giải thích điều ước quốc tế là việc làm sáng tỏ nội dung của điều ước nhằm mục
đích thực hiện điều ước một cách kịp thời và chính xác tránh sự hiểu lầm và ngây
mâu thuẩn giữa các bên.
v Giống nhau: đều là tuyên bố đơn phương của quốc gia đưa ra nhằm công nhận
hiệu lực điều ước quốc tế đối với quốc gia mình
v Khác nhau:
ü Về mục đích Tuyên bố bảo lưu chỉ nhằm thay đổi một hệ quả pháp lý, lọai trừ hệ
quả pháp lí của một số điều khoản nhất định của điều ước quốc tế
Ví dụ: VN bảo lưu điều 24 công ước Chicago, bảo lưu loại trừ
Tuyên bố giải thích là việc làm sáng tỏ nội dung sự thật của điều ước, thuật ngữ

của những điều khoản trong điều ước quốc tế nhằm mục đích thực hiện điều ước
một cách kịp thời và chính xác.
ü Về thời điểm đưa ra tuyên bố: Tuyên bố bảo lưu được thực hiện trong bất kỳ giai
đoạn nào của điều ước (đàm phán, soạn thảo, thông qua, ký kết, phê chuẩn, phê
duyệt, gia nhập) .
Tuyên bố giải thích được thực hiện khi điều ước quốc tế đã phát sinh hiệu lực &
khi có tranh chấp xảy ra (tức là trong quá trình thực hiện điều ước quốc tế)
ü Về thể loại Tuyên bố bảo lưu chỉ được áp dụng đối với điều ước quốc tế đa
phương mà không cấm bảo lưu, còn tuyên bố giải thích điều ước quốc tế thì được
áp dụng cho cả điều ước quốc tế song phương & đa phương
Tuyên bố bảo lưu diễn ra ở cơ quan có thẩm quyền theo luật định, Tuyên bố giải
thích do chủ thể giải thích
ü Về giá trị pháp lí Tuyên bố bảo lưu có giá trị pháp lí trên bình diện quốc tế. Còn
tuyên bố giải thích do một quốc gia đơn phương đưa ra.
ü Về ý nghĩa Tuyên bố bảo lưu nếu được chấp thuận thì có giá trị pháp lí quốc tế
còn tuyên bố giải thích điều ước quốc tế thì không có giá trị pháp lí.
14.Bảo lưu điều ước quốc tế đây là một quyền hay là sự ưu tiên
Bảo lưu điều ước quốc tế là hành vi đơn phương của một chủ thể luật quốc tế
tuyên bố nhằm thay đổi hay loại trừ hệ quả của một hay một số điều khoản nhất
định của điều ước, những điều khoản đó được gọi là điều khoản bảo lưu.
Bảo lưu điều ước đây là một quyền & quyền này không phải là quyền tuyệt đối,
bởi vì có những hạn chế sau:
Ø Bảo lưu không diễn ra với điều ước song phương bởi vì trong những điều ước
song phương thường thỏa thuận ý chí của hai quốc gia với nhau. Trong trường hợp
một bên nào đó không thực hiện nổi một số điều của điều ước thì đây là lời đề
nghị mới của bên đối phương, nếu được bên dối phương đồng ý. Nếu không đồng
ý thì không thực hiện được quyền bảo lưu.
Ø Đối với những điều ước đa phương mà có điều khoản qui định hoặc các bên
thỏa thuận miệng với nhau rằng không cho phép bảo lưu thì quyền bảo lưu không
được thực hiện. Đối với những điều ước nhiều bên trong đó chỉ qui định cho phép

bảo lưu một hoặc một vài điều khoản cụ thể nhất định nào đó thì quyền bảo lưu
không được thực hiện đối với những điều khoản còn lại. Đối với những điều ước
cho phép tự do lựa chọn một hoặc một số những điều khoản nào đó để bảo lưu thì
quyền bảo lưu cũng không được thực hiện đối với những điều khoản không phù
hợp với mục đích và đối tượng của điều ước.
Khộng phải là quyền ưu tiên vì không thể có sự ưu tiên một điều khoản của một
điều ước quốc tế đối với một quốc gia nào khác.
Quyền bảo lưu diễn ra trong bất kỳ giai đọan nào của quá trình ký kết điều ước,
tuy nhiên nếu điều ước qui định điều ước này chỉ phát sinh hiệu lực sau khi phê
chuẩn nhưng quốc gia lại tuyên bố bảo lưu từ những giai đoạn đầu của quá trình
ký kết điều ước quốc tế thì khi phê chuẩn quốc gia đó nhắc lại điều khoản bảo lưu
mới có gía trị pháp lý.
Quốc gia có quyền bảo lưu thì cũng có quyền rút bảo lưu hay hủy bỏ bảo lưu trong
bất kỳ thời điểm nào xét thấy cần thiết.
Bảo lưu có giá trị một năm kể từ khi đưa ra tuyên bố bảo lưu mà không có quốc
gia nào phản đối.
Thực tiễn bảo lưu của VN:
VN bảo lưu những điều khoản điều ước qui định phải đưa những tranh chấp bất
đồng về việc giải thích hoặc áp dụng điều ước ra trước trụ sở quốc tế để giải quyết
hoặc thông qua một thủ tục giải quyết bắt buộc khác bất kể các bên tranh chấp có
đồng ý hay không.
VN ta bảo lưu những điều khỏan của diều ước quốc tế không phù hợp với những
quan điểm mang tính chất chỉ đạo của nhà nước ta
Ví dụ: Nguyên tắc mang tính chất của VN là bình đẳng nam nữ mà công ước về
người phụ nữ khi lấy chồng nước ngoài mặc nhiên mất đi quốc tịch của mình điều
này đi ngược lại với nguyên tắc nam nữ bình đẳng cho nên VN đã bảo lưu công
ước trên.
VN bảo lưu những điều khoản hạn chế sự tham gia của một số quốc gia & phong
trào giải phóng dân tộc
Ví dụ: Điều 48, 50 tại Công ước viên 1961 về quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại

giao Chỉ những quốc gia nào không phải là thành viên của Liên hiệp quốc thì
được Liên hiệp quốc cho phép tham gia thì mới trở thành thành viên của điều ước
trên.
15. So sánh giữa người hai quốc tịch & không quốc tịch
· Người có hai quốc tịch là tình trạng pháp lí của một người xét cùng một lúc mang
quốc tịch của hai quốc gia khác nhau.
· Người không quốc tịch là tình trạng pháp lí của người không là công dân của
quốc gia nào.
v Giống nhau
Do pháp luật của các nước có qui định khác nhau về cách thức hưởng & mất quốc
tịch. Do kết hôn, li hôn nhận làm con nuôi mà có yếu tố nước ngoài. Người 2 quốc
tịch là họ được hưởng quốc tịch một nước nhưng chưa mất quốc tịch, còn người
không quốc tịch là do họ thôi quốc tịch cũ nhưng chưa được nhập quốc tịch mới.
v Khác nhau
ü Đối với người có hai quốc tịch: cả hai nước mà họ mang quốc tịch đều coi người
đó là công dân nước mình dẫn đến hậu quả bất lợi cho đương sự, khó khăn trong
việc yêu cầu được bảo hộ ngoại giao, các quốc gia đều coi họ là công dân dẫn đến
tranh chấp quyền bảo hộ ngoại giao đối với đương sự.
ü Đối với người không quốc tịch: không được hưởng quyền & nghĩa vụ công dân
của bất kỳ quốc gia nào. Không được hưởng quyền & nghĩa vụ theo những điều
ước quốc tế mà quốc gia sở tại dành cho người nước ngoài. Không được hưởng
bảo hộ ngoai giao của bất kỳ nước nào, do vậy địa vị pháp lí của người không
quốc tịch rất thấp kém.
ü Đối với người hai quốc tịch thì những quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư
pháp quốc tế thì áp dụng nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu , cụ thể coi người hai quốc
tịch là công dân một trong hai nước & cho phép nước đó bảo hộ ngoại giao cho
người đó .
ü Đối với người không quốc tịch thì pháp luật quốc gia phải qui định về những
điều kiện thuận lợi hơn đơn giản hơn về mặt thủ tục để người đó có thể gia nhập
quốc tịch vào nước mình.

16. Luật quốc tế điều chỉnh về lãnh thổ quốc gia. Phân tích quyền tối cao của
quốc gia đối với lãnh thổ
Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng
trời & vùng lòng đất thuộc chủ quyền hoàn toàn riêng biệt hoặc tuyệt đối của một
quốc gia, lãnh thổ quốc gia là toàn vẹn & bất khả xâm phạm.
Lãnh thổ quốc giavà vấn đề điều chỉnh của luật quốc gia được thể hiện trong các
bộ luật đất đai, luật biên giới, hiến pháp điều chỉnh lãnh thổ được qui định trong
luật về phân cấp quản lí.
Xuất phát từ quyền lợi các quốc gia bị ảnh hưởng trực tiếp đến quyền & lợi ích
của các quốc gia khác ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia về lãnh thổ
Ảnh hưởng gián tiếp đến quyền & lợi ích đến các quốc gia khác
Nguyên nhân dẫn đến các cuộc chiến tranh xung đột tranh chấp với các quốc gia
khác.
Trong hệ thống các qui phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh lãnh thổ về : Phương
pháp hoạch định biên giới lãnh thổ quốc gia. Qui chế pháp lí lãnh thổ,của biên giới
quốc gia xác định rõ vùng lãnh thổ nào thuộc chủ quyền quốc gia, vùng lãnh thổ
nào thuộc cộng đồng. Những nội dung liên quan đến giải quyết tranh chấp về lãnh
thổ, biên giới.
Phân tích quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ
Mỗi quốc gia có chủ quyền hoàn toàn đối với lãnh thổ của mình, chủ quyền đó gọi
là quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ. Đây chính là quyền tối cao của
quốc gia thực hiện trên phạm vi lãnh thổ của mình. Quyền tối cao này là thuộc tính
không thể tách rời của quốc gia tức là chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thổ
xuất hiện kể từ khi quốc gia được hình thành trên cơ sở phù hợp với nguyên tắc cơ
bản của luật quốc tế. Quyền này được thể hiện như sau:
Kể từ thời điểm quốc gia mới ra đời thì chủ quyền của lãnh thổ được xác lập chỉ
khi quốc gia không còn tồn tại thì chủ quyền quốc gia mới mất đi.
Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ biểu hiện ở quyền thiêng liêng và bất
khả xâm phạm của quốc gia trên hai phương diện: quyền lực và vật chất, hai
phương diện này có mối quan hệ mật thiết & biện chứng với nhau .

Về phương diện quyền lực được thể hiện: quyền lực của quốc gia được thực hiện
trên phạm vi lãnh thổ của chính quốc gia mình. Quyền lực này là quyền tối cao đối
với tất cả mọi người, mọi tổ chức hoạt động trên phạm vi lãnh thổ của Quốc gia.
Quyền lực tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ được thực hiện thông qua hoạt
động của hệ thống các cơ quan nhà nước bao gồm: cơ quan lập pháp, hành pháp,
tư pháp bao trùm lên tất cả lĩnh vực trong đời sống xã hội của Quốc gia.
Quyền lực này mang tính hòan tòan & riêng biệt không chia xẻ với bất cứ quốc gia
nào khác & là chủ quyền thiêng liêng của mỗi quốc gia, mọi dân cư & tài sản tồn
tại trên lãnh thổ quốc gia đều lệ thuộc vào quyền lực đó.
Các Quốc gia khác có nghĩa vụ tôn trọng quyền lực của quốc gia chủ nhà không có
quyền chia sẻ áp đặt quyền lực của mình lên lãnh thổ của quốc gia khác. Mọi hành
vi xâm phạm tới quyền tối cao của quốc gia sở tại đều bị coi là trái với pháp luật
quốc tế
Về phương diện vật chất được thể hiện: Chỉ có quốc gia là “người” có đầy đủ
quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt vấn đề lãnh thổ trên cơ sở lợi ích phù
hợp với sự lựa chọn tự do của cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ đó.
Quyền tối cao của quốc gia về phương diện vật chất có thể coi là quyền sở hữu của
quốc gia đối với tài sản là lãnh thổ của quốc gia mình. Như vậy trong trường hợp
một quốc gia mất quyền định đoạt đối với lãnh thổ thì quốc gia đó coi như không
có quyến tối cao đối với lãnh thổ đó.
[Tóm lại: quốc gia có quyền hoàn toàn tuyệt đối với lãnh thổ của mình, nhưng
quyền tối cao của từng vùng khác nhau. Ví dụ: vùng lòng đất thì tính chất chủ
quyền của quốc gia hoàn toàn tuyệt đối & riêng biệt, còn vùng nước, biên giới tính
chất chủ quyền của quốc gia mang tính chất hoàn toàn & đầy đủ.
17. Nội dung qui chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia
Qui chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia được thể hiện trên nguyên tắc: bất khả xâm
phạm & toàn vẹn lãnh thổ. Đây không phải là nguyên tắc cơ bản nhưng là nguyên
tắc quan trọng trong luật quốc tế và nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc cấm
dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế ( điều 2 khoản 4 Hiến
chương liên hiệp quốc )

Bất khả xâm phạm có nghĩa là các quốc gia không được xâm lược bằng vũ trang
hoặc không có vũ trang vào lãnh thổ của một quốc gia khác.
Toàn vẹn lãnh thổ : là cấm chia cắt bằng vũ lực lãnh thổ của quốc gia khác hoặc
lấn chiếm một bộ phận của lãnh thổ quốc gia.
Nội dung của nguyên tắc này:
Nghiêm cấm xâm chiếm lãnh thổ bằng cách đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.Mỗi quốc
gia có quyền hoàn toàn tự do chọn lựa cho mình một chế độ chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội phù hợp với nguyện vọng của cộng đồng sống trên đó mà không có sự
can thiệp từ bên ngoài dưới bất kì hình thức nào.
Biên giới quốc gia là ổn định & bất khả xâm phạm, đường biên giới của quốc gia
được vạch ra một cách hợp pháp & được thừa nhận trên thực tế, không bị thay đổi
hoặc vi phạm dưới bất kì hình thức nào, cấm dùng lực lượng quân sự xâm nhập
lãnh thổ, gây rối biên giới, di dời cột mốc biên giới.
Không được sử dụng lãnh thổ quốc gia khi chưa có sự đồng ý của quốc gia chủ
nhà, bất kì một hành vi nào sử dụng một phần hay toàn bộ lãnh thổ của một quốc
gia khác mà không có sự đồng ý của quốc gia chủ nhà đều là bất hợp pháp.
Không được sử dụng lãnh thổ của mình hoặc cho quốc gia khác sử dụng nhằm gây
thiệt hại cho quốc gia thứ ba.
Quốc gia tự qui định chế độ pháp lý đối với từng vùng lãnh thổ quốc gia. Quốc gia
có quyền sở hữu hoàn toàn đối với tất cả các tài nguyên thiên nhiên trong vùng
lãnh thổ quốc gia . Quốc gia thực hiện quyền tài phán đối với công dân, tổ chức kể
cả cá nhân, tổ chức nước ngoài trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia mình. Quốc
gia có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế, điều chỉnh, kiểm soát họat động
của các pháp nhân & người nước ngoài kể cả trường hợp quốc hữu hóa, tịch thu,
trưng thu tài sản cá nhân của tổ chức, cá nhân nước ngoài có bồi thường hoặc
không bồi thường.
Quốc gia có nghĩa vụ bảo vệ & cải tạo môi trường quốc gia theo những nguyên tắc
chung của pháp luật quốc tế. Quốc gia có quyền sử dụng hay thay đổi lãnh thổ phù
hợp với lợi ích cộng đồng dân cư sống trên phần lãnh thổ đó.
18. So sánh biên giới quốc gia trên bộ & biên giới quốc gia trên biển

· Biên giới quốc gia trên bộ là đường biên giới được vạch ra trên đất liền, đảo,
sông, hồ… cơ sở pháp lí đường biên giới trên bộ luôn kí kết dựa trên điều ước
quốc tế.
· Biên giới quốc gia trên biển: là ranh giới giữa vùng biển thuộc chủ quyền hoàn
toàn của quốc gia với những vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia khác hoặc
với những vùng biển không thuộc chủ quyền của Quốc gia.
v Giống nhau:
Cả hai đều là đường biên giới và đều thuộc chủ quyền của Quốc gia.
v Khác nhau:
[IMG]file:///C:/Users/LUCKYC%7E1/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/cli
p_image002.gif[/IMG] Cách xác định biên giới Quốc gia:
· Trên bộ được trải qua 3 bước:
Ø Hoạch định biên giới quốc gia : là một quá trình xây dựng phương hướng, vị trí,
tính chất của đường biên giới quốc gia trên văn bản chính, thiết lập đường biên
giới quốc gia ở trong hiệp định và có bản đồ chi tiết đính kèm.
Ø Phân giới thực địa: là giai đọan chuyển hóa đường biên giới từ điều ước quốc tế
thành đường biên giới thực tế. Thông thường công việc này là do một UB hổn hợp
của hai bên hữu quan cử ra để đối chiếu các qui định trong điều ước quốc tế, với
bản đồ để đánh dấu các điểm trên thực tế UB liên hiệp chỉ có quyền chuyển hóa
đúng với điều ước quốc tế không được sửa chửa thay đổi sai sót.
Ø Cấm mốc: là hoạt động cuối cùng của quá trình phân giới thực địa. Sau khi các
bên đã đồng ý và hoàn thành các công việc cần thiết ở giai đoạn hai thì UB sẽ tiến
hành cấm theo mốc cụ thể tại các điểm đã được hai bên đánh dấu, đường biên giới
là đường nối liền các cột đã được cấm mốc.
· Trên biển: xác định biên giới đối với hai quốc gia nằm kề nhau hoặc đối diện
nhau mà có chung vùng nước nội thủy hay có chung vùng nước lãnh hải dựa trên
nguyên tắc thỏa thuận giữa các quốc gia bằng việc kí kết điều ước quốc tế về biên
giới , mô tả cụ thể về vị trí đặc điểm tính chất ,toạ độ cụ thể & chính xác
Thông thường đường biên giới quốc gia trên biển sẽ được phân định trong điều
ước quốc tế theo phương pháp cách đều đối với hai quốc gia có đường biên giới

nằm kề cận nhau, hoặc đường trung tuyến đối với quốc gia có bờ biển kề nhau,
nếu không có thỏa thuận khác.
Xác định biên giới trên biển của quốc gia mà không ảnh hưởng hay đụng chạm tới
bất kì vùng biển của một quốc gia nào khác, đường biên giới quốc gia trên biển chỉ
nhằm phân định chính xác giới hạn lãnh thổ quốc gia của quốc gia đó đối với vùng
biển tiếp liền của đại dương không phải là lãnh thổ của quốc gia, quốc gia ven biển
phải công bố chính thức đường cơ sở, chiều rộng lãnh hải, đồng thời phải công
khai, chính thức đường biên giới trên biển của quốc gia trên hải đồ tỷ lệ lớn.
[IMG]file:///C:/Users/LUCKYC%7E1/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/cli
p_image002.gif[/IMG] Thủ tục
· Trên bộ: bắt buộc trong mọi trường hợp đều phải thông qua điều ước song
phương giữa hai nước hữu quan.
· Trên biển: Việc xác định ranh giới phía ngoài lãnh hải thông qua điều ước song
phương.
[IMG]file:///C:/Users/LUCKYC%7E1/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/cli
p_image002.gif[/IMG] Tính chất chủ quyền:
· Trên bộ: hoàn toàn mang tính chất tuyet đối.
· Trên biển: đường biên giới chưa hoàn chỉnh mang tính chất không được tuyệt đối
vì các tàu thuyền qua lại vô hại mà không cần xin phép.
19. Khái niệm & chế độ pháp lí vùng đặc quyền kinh tế
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng nằm phía ngoài lãnh hải tiếp giáp với lãnh hải,
tính từ đường cơ sở cho biết chiều rộng pháp lí của vùng đặc quyền kinh tế không
quá 200 hải lí kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải ( điều 55,
57). Chế độ pháp lí vùng đặc quyền kinh tế là vùng được khai thác chứ không
được quản lí
Quyền của quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế: Quyền chủ quyền &
thực hiện tài phán của quốc gia : quyền chủ quyền các quốc gia sẽ được thực hiện
các quyền của họ đối với tất cả tài nguyên thiên nhiên nằm trong vùng đặc quyền
kinh tế tiến hành về việc thăm dò & khai thác, bảo tồn & quản lí các tài nguyên
thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật của vùng nước bên trên đáy biển, của

đáy biển & lòng đất dưới đáy biển cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm
dò & khai thác vùng nầy nhằm mục đích kinh tế như việc sản xuất năng lượng trữ
nước hải lưu & gió ( điều 56 công ước về luật biển) Quốc gia ven biển có quyền
tài phán sẽ hưởng quyền tài phán lắp đặt & sử dụng các công trình thiết bị nhân
tạo, tài phán về lĩnh vực nghiên cứu khoa học, tài phán về việc bảo vệ & giữ gìn
môi trường biển có nghĩa là đặt ra các qui cách các đảo nhân tạo, công trình nhân
tạo
Nghĩa vụ của quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế có nghĩa vụ chung
khi thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đàm phán của quốc gia ven biển thì quốc
gia ven biển không được làm ảnh hưởng các quyền của quốc gia khác trên biển.
Quyền & nghĩa vụ của các quốc gia khác ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế
nói chung là các quyền tự do hàng hải, tự do lắp đặt dây cáp, ống dẫn ngầm. Các
quốc gia không có biển & địa lí không thuận lợi sẽ được hưởng các quyền ưu tiên
đánh bắt số cá dư trong vùng đặc quyền kinh tế, nhưng quyền nầy có thực hiện
được hay không là phụ thuộc vào các quốc gia ven biển, phải phụ thuộc vào các
điều kiện sau: quốc gia đó phải có vị trí không thuận lợi, vị trí quốc gia đó không
có biển & phải nằm trong khu vực, tiểu khu vực, quốc gia ven biển phải tuyên bố
khả năng không khai thác hết nguồn hải sản trong vùng đặc quyền kinh tế.
20.Khái niệm, chế độ pháp lí & quyền tài phán của quốc gia ven biển trong
vùng lãnh hải
Lãnh hải là vùng nước biển có chiều rộng nhất định được giới hạn bởi một bên là
đường cơ sở và phía bên kia là đường biên giới quốc gia ven biển (ranh giới phía
ngoài của lãnh hải.)
Đặc điểm về chế độ pháp lí lãnh hải : xét về các bộ phận cấu thành lãnh hải : là
một bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia ( vùng nước) . Chủ quyền quốc gia đối
với lãnh hải là chủ quyền hòan tòan & đầy đủ ( đối với mực nước biển ở lãnh hải)
không áp dụng đối với đường biển , lòng đất,vùng trời bởi vì các vùng này là chủ
quyền tuyệt đối của quốc gia.
Chế độ pháp lí của lãnh hải : theo điều 19 luật biển quốc tế 1982 thì những hành
vi sau được xem là gây thiệt hại cho quốc gia ven biển:

Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực để chống lại chủ quyền tòan vẹn lãnh thổ hoặc nền
độc lập chính trị của nước ven biển, qua lại nhưng thực hiện diễn tập quân sự, thu
thập tình báo để gây thiệt hại quốc phòng an ninh quốc gia ven biển, tuyên truyền
nhằm làm thiệt hại quốc phòng an ninh quốc gia ven biển, phóng đi hay tiếp nhận
lên tàu các phương tiện bay, phương tiện quân sự, bốc dỡ hàng hóa, tiền bạc hay
đưa người lên xuống trái với các qui định về hải quan thuế quan hay nhập cư các
quốc gia ven biển. Gây ô nhiễm mội trường & nghiêm trọng. Đánh bắt thủy hải
sản trong vùng lãnh hải, nghiên cứu khoa học.Làm rối loạn họat động của hệ thống
giao thông liên lạc hoặc trang thiết bị hay công trình khác của quốc gia ven biển.
Mọi hoạt động khác không liên quan đến hoạt động qua lại.
Quyền tài phán quốc gia ven biển đối với tàu thường nước ngoài
Quyền tài phán ở chiều hướng hành trình của tàu, hành trình của tàu đi qua lãnh
hải một cách binh thường
Quyền tài phán về hình sự : hướng của tàu từ nội thủy đi ra lãnh hải mà vi phạm
pháp luật thì quốc gia ven biển có quyền áp dụng tài phán đối với hành vi vi phạm
hình sự
Hướng đi của tàu qua lãnh hải một cách đơn thuần về nguyên tắc quốc gia không
được thực hiện quyền tài phán hình sự trên con tàu nước ngoài để tiến hành việc
bắt giữ hay điều tra sau một vụ vi phạm hình sự xảy ra trên con tàu trừ trường hợp
sau : nếu hậu quả của vụ vi phạm đó mở rộng đến quốc gia ven biển, được quyền
tài phán hình sự nếu vụ vi phạm đó có tính chất phá hoại hòa bình hoặc an ninh
trật tự trong lãnh hải nước ven biển. Nếu thuyền trưởng hay viên chức ngoại giao,
viên chức lãnh sự mà tàu mang quốc tịch có yêu cầu. Nếu các biện pháp này là cần
thiết để trấn áp các hành vi buôn lậu ma túy& các chất kích thích khác.
Hướng mà tàu đi từ ngoài đi vào lãnh hải mà không vào nội thủy: về nguyên tắc
quốc gia ven biển không được áp dụng các biện pháp kiểm tra bắt giữ nào trên con
tàu đối với những vi phạm hình sự xảy ra ở trên tàu trước khi tàu vào lảnh hải của
quốc gia ven biển.
Quyền tài phán trên lĩnh vực dân sự : quốc gia có quyền thực hiện quyền tài phán
của mình đối với tàu nước ngoài đang neo đậu lãnh hải hoặc đang đi qua lãnh hải

sau khi rời nội thủy.
Chỉ đi qua lãnh hải một cách đơn thuần thì quốc gia ven biển không được giữ lại
hoặc bắt tàu thay đổi hành trinh chỉ nhằm mục đích xét xử dân sự đối người trên
tàu ( trừ trường hợp khi con tàu vi phạm nghĩa vụ đã cam kết đối với quốc gia ven
biển)
Quyền tài phán về hành chánh: trên lãnh hải trong công ước 1982 không có qui
định nào về xử phạt hành chánh, nhưng trong lãnh hải nếu tàu dân sự vi phạm
hành chánh thì quốc gia ven biển có quyền áp dụng quyền tài phán đối với tàu dân
sự vi phạm.

×