Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khám phá giác quan của trẻ sơ sinh potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.46 KB, 6 trang )

Khám phá giác quan
của trẻ sơ sinh

Bạn nghĩ đứa con sơ sinh
của mình vẫn chưa biết
gì ư? Không hề đâu nhé!
Bé đã có thể bắt đầu
quan sát, nghe ngóng,
ngửi, nếm và cảm nhận
mọi thứ xung quanh
được rồi đấy!





Trẻ sơ sinhđã có thể bắt đầu
quan sát, nghe ngóng, ngửi,
nếm và cảm nhận mọi thứ xung
quanh.


Sự thật là các giác quan của trẻ sơ sinh đã bắt đầu phát triển
ngay từ những khoảnh khắc đầu tiên. Bé vừa chào đời đã
được trang bị thật kỹ càng để có thể phản ứng lại những gì
diễn ra xung quanh mình.

Thị giác

Có lẽ đây là giác quan quan trọng nhất đối với con bạn bởi
nó cho phép bé nhận định được “trạng thái” của nơi mình


đang nằm. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy bé có thể:

Tránh ánh sáng: Bé sẽ nhắm nghiền mắt lại cho đến khi nào
bạn lấy nguồn chiếu sáng xa khỏi đó.

Theo dõi những vật di chuyển: Bé có khả năng chú ý đến
sự chuyển động của những vật thể có kích thước tương đối
lớn. Chẳng hạn như bé đã có thể dõi theo lúc bạn đi từ nơi
này đến nơi khác trong phòng.

Phân định được những ranh giới: Khi bạn để một khối màu
đen lên một bề mặt màu trắng trước mắt bé, bé sẽ dành
phần lớn thời gian để chăm chú nhìn vào nơi hai màu đó
gặp nhau.

Chú tâm trong một phạm vi nhất định: Tầm nhìn của bé
giới hạn rõ nhất trong khoảng từ 20 đến 25 cm tính từ mặt,
điều đó cho phép bé ngắm thật kỹ mẹ mình khi bú.

Thính giác

Tiếng nói con người phát ra theo những tần số âm thanh
nhất định, các nghiên cứu cho thấy trẻ nhỏ có khả năng
cảm nhận, đáp ứng lại những tần số đó. Nói đơn giản hơn,
bé có thể nghe được giọng nói của mọi người!

Điều đó lý giải tại sao bé rất dễ khóc theo nếu nghe được
tiếng khóc từ một đứa trẻ khác hơn là nghe được cùng một
âm thanh như vậy từ một chiếc loa.


Xúc giác

Trẻ rất nhạy cảm với những đụng chạm về thể chất. Khi
chạm vào bé, bạn sẽ nhận ra được những phản ứng từ cơ
thể của con, chẳng hạn như khi bé đang xoè bàn tay ra, bạn
bất chợt đặt ngón tay mình vào giữa lòng bàn tay bé thì lập
tức bé sẽ chụp ngón tay bạn lại. Nếu bạn cố rút ngón tay ra
thì bé sẽ càng giữ chặt lại, không để bạn thoát được.

ời khi nghe cha mẹ gọi. Nguồn: Images.


Một ví dụ khác dễ thấy là khi bạn vuốt vào một bên cằm
của con, bé sẽ tức thì xoay mặt qua và ngậm lấy ngón tay
bạn rồi mút chặt. Điều này có thể hiểu là do sự phản xạ có
điều kiện được hình thành nên trong quá trình bạn cho con
bú.

Tuy nhiên, mọi chuyện không chỉ có thế, bé còn sử dụng
việc đụng chạm này để khám phá thế giới xung quanh. Mặc
dù những cử động của bé chưa được đồng nhất giữa các cơ
quan (cánh tay và bàn tay), nhưng bé đã có thể đưa tay
vòng quanh chiếc trống lục lạc rồi. Rất nhiều bà mẹ cho
biết con mình vẫn thường dung tay dò dẫm khắp xung
quanh khi bé đang bú.

Khứu giác và vị giác

Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trẻ có khả năng phân
biệt được sữa mẹ mình với sữa của người khác chỉ sau lần

cho bú đầu tiên. Vị giác của trẻ phát triển nhanh hơn bạn
vẫn nghĩ đấy. Khi một đứa trẻ được đưa cho nếm vị ngọt,
chua hay mặn, nó có những biểu hiện trên gương mặt y như
một người lớn vậy! Một lần nữa khẳng định lại rằng các
giác quan của trẻ sơ sinh đã rất phát triển ngay từ khi bé
vừa chào đời.

Cảm xúc

Thông qua việc giao tiếp với bạn bằng các giác quan, bé
hình thành được một mối liên hệ với những người xung
quanh mình. Sợi dây liên hệ này giúp tạo cho bé một cảm
giác được bảo vệ, an toàn và đặt nền tảng cho việc phát
triển các kỹ năng xã hội của bé sau này. Một vài bậc cha
mẹ đoan chắc rằng mình đã tạo dựng được một liên lạc rất
bền chặt với con ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Nhưng thật ra,
tình thân cha-mẹ-con cần phải được nuôi dưỡng và sẽ dần
hình thành nhiều tháng sau đó.

×