Intel Pentium 4 Model 650* BTX
Mới lấy 1 em bên Anh Đức về, cả nhà còn mỗi con P5AD2 Deluxe cắm zô chạy
tạm OC chơi
Thông số y chang CPU ATX nhưng vấn đề xem hình sẽ rõ
Box main và CPU Hộp CPU to gấp đôi bình thường
Attached Thumbnails
CPU vẫn thế, có mỗi cái tản nhiệt là incredible Thực ra đây là trọng tâm chứ
main BTX giờ khó kiếm quá. Mai kiếm được sẽ thay vào con Asus này
Attached Thumbnails
Posst cái hình cho bà con so sánh tản nhiệt với socket main
Attached Thumbnails
System is up and prepare to go Gom toàn bộ những gì có trong nhà lại (Pic
Updated)
Attached Thumbnails
Intel vừa giới thiệu nền tảng công nghệ vPro gồm cả phần cứng và phần mềm,
đánh dấu sự chuyển biến quan trọng trong việc nhìn nhận về hiệu quả của hệ thống
máy tính cho doanh nghiệp.
Trung tâm của vPro là bộ vi xử lý Intel Core 2 Duo, kèm theo các công nghệ quản
lý AMT thế hệ hai, ảo hóa Intel VT, chipset Intel Q965 Express và hệ thống kết nối
Gigabit Intel 82566DM.
Máy tính dùng nền tảng vPro cũng có công nghệ đồ họa tích hợp mới nhất của
Intel, đáp ứng yêu cầu của Microsoft về các hệ thống hoạt động trên hệ điều hành
Windows Vista.
Theo Intel, thử nghiệm ban đầu tại 500 công ty do tạp chí Fortune lựa chọn cho
thấy khả năng tiết kiệm chi phí vận hành lên tới 40%. "Công nghệ vPro sẽ thay đổi
quan điểm của doanh nghiệp và giám đốc công nghệ thông tin trong việc sử dụng
máy tính", Robert Crooke, Giám đốc nhóm khách hàng doanh nghiệp của Intel,
nói.
Intel đã triển khai thí điểm vPro tại hơn 20 doanh nghiệp lớn nhỏ và nhận thấy chi
phí bảo trì cũng như thuê nhân công có thể giảm được 7% - 95%. Hãng nghiên cứu
toàn cầu Gartner cũng nhận định Intel vPro được đánh giá cao nhờ khả năng quản
trị máy tính từ xa.
Tập đoàn sản xuất chip hàng đầu thế giới cũng vừa cho ra mắt bộ nhớ ######
Flash (S33) cho các ứng dụng như TV kỹ thuật số, đầu DVD, máy tính, modem và
máy in.
S33 được phát triển theo công nghệ đóng gói quy chuẩn, chân gắn ngoài và bộ điều
khiển nhằm đơn giản hóa thiết kế và tiết kiệm không gian của bảng mạch. Ngoài
ra, sản phẩm còn có khả năng đọc dữ liệu với tốc độ cao (68 MHz), cho phép truy
cập nhanh tới bộ nhớ flash.
Bên cạnh đó, tính năng bảo mật như "One-Time Programmable Byte" (byte dữ liệu
có khả năng được lập trình một lần) và "Program and Erase Fail Status Bit" (lập
trình và xóa bit dữ liệu chỉ định trạng thái lỗi) giúp quản lý hệ thống hiệu quả hơn.
###### Flash của Intel có mật độ 16 Mb, 32 Mb và 64 Mb và sử dụng công nghệ
SOIC 16 chân chuẩn của ngành công nghiệp bán dẫn. Hãng này tin tưởng thị
trường bộ nhớ nhúng NOR sẽ đạt doanh thu 2 - 3 tỷ USD trong năm nay.
Intel® Pentium® D processor 920 vs 820 Comparison
Intel® Pentium® D processor 920
Dualcore / 65 nm / LGA775 / 2x2MB L2 / 2.80 GHz / 800 MHz
So với 820, 920 có thêm Intel Virtualization Technology.
Info: Intel® Virtualization Technology enables one hardware platform to function
as multiple "virtual" platforms. For businesses, it offers improved manageability,
limiting downtime and maintaining worker productivity by isolating computing
activities into separate partitions. In the home, it allows creating unique user
environments for multiple family members looking to use the same platform
simultaneously. (supported only on 900 sequence).
(Công nghệ mới cho 1 hệ thống phần cứng hoạt động như nhiều hệ thống ảo, trong
môi trường kinh doanh, nó sẽ cho phép sử dụng song song nhiều công việc quản
lý. Đối với gia đình, bạn có thể tạo nhiều môi trường người dùng cho mỗi người
ngay trên cùng một hệ thống)
Cấu hình thử nghiệm:
CPU: Intel Pentium D 920 2.8Ghz Dualcore / 65nm / 2x2MB L2 / FSB:800Mhz /
Presler
Mainboard: Asus P5WD2
VGA: nVIDIA Quadro FX1400 (6600GT)
RAM: Corsair XMS2 PC5400C4 (2x512)
Cooler: CoolerMaster Aquagate Mini R120
PSU: CoolerMaster Xtreme Power 430w
HDD: Samsung 40GB 7200rpm
Điểm số của 920D đạt được như sau:
Attached Thumbnails
So sánh với điểm của Intel Pentium D 820
Dualcore / 90 nm / LGA775 / 2x1MB L2 / 2.80 GHz / 800 MHz
3D Mark 03 DF:
Điểm Sisoft:
Điểm Cinebench:
Tổng kết:
Pentium D bị bug arimethic và multimedia với Sisoft nên điểm kô chính xác được,
chỉ mang tính tham khảo sơ bộ thôi.
920: 820:
Arimethic: 14879/7118 15198/7121
Multimedia: 31524/37402 31598/37473
Memory Bandwidth: 5140/5141 5112/5090
CPU (3DM06): 1432 N/A
Cinebench: 49s 49s
Overclock: Nhiệt độ của 920 mát hơn khá nhiều so với 820, xung nhịp dễ dàng đạt
mức 4.5Ghz còn 820 để lên 4.2Ghz trong điều kiện bình thường khá chật vậy.
Điểm số 920 và 820 ép xung có thể tham khảo thêm trong mục Intel của
XtremeVN
Ví dụ về bug nói chung là tạm thời chỉ áng chừng gần đúng rồi post điểm chứ
kô đảm bảo được :sigh:
Attached Thumbnails
Tìm hiểu về AMD Athlon64 ^_^
Bài viết này chủ yếu lượm lặt thông tin trên internet và tham khảo 1 số bài viết của
các member vOz, cộng với 1 số kinh nghiệm ít ỏi của bản thân.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được được 1 phần nào cho những ai “đang ở cái
buổi ban đầu ngơ ngác ấy” tìm hiểu về A64 (giống như tui vậy ^_^).
Do thời gian chuẩn bị không nhiều và với kiến thức còn hạn chế của bản thân nên
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Mong mọi người cùng tham gia góp ý xây
dựng thêm nhé ^_^.
PHẦN I : GIỚI THIỆU CHUNG, CHUNG……CHUNG (tức là không có gì rõ
ràng cả ^_^)
Có lẻ A64 đã từng và sẽ hiện diện trong giấc mơ của nhiều người hàng đêm ^_^.
Bản thân tôi đã nhiều lần mơ về 1 hệ thống A64 để thỏa mãn cơn thèm khát về
công nghệ mới ^_^.
A64 “có gì hay” mà thu hút niềm đam mê của nhiều người đến thế nhỉ? Câu trả lời
thật đơn giản,
“AMD đã làm 1 cuộc cách mạng lớn khi đưa vào nhân bộ xử lý A64 2 công nghệ
thật tuyệt vời, đó là khả năng xử lý 64bit và tích hợp luôn bộ điều khiển bộ nhớ "
(có lẻ điều tuyệt vời nhất chính là cái này đây ^_^)
1. Bộ điều khiển bộ nhớ (Memory controller)
Kể từ dòng K7 trở về trước, bộ điều khiển bộ nhớ do chipset cầu bắc đảm nhận,
nhiệm vụ chính của chipset cầu bắc là làm cầu nối trung gian giữa CPU và bộ nhớ
chính thông qua FontSideBus (FSB).
Do đó về mặt lý thuyết bus bộ nhớ sẽ bị giới hạn theo bus của CPU hay bus của
chipset, trong khi đó, bus bộ nhớ hiện nay đã được đẩy lên rất cao, ta thường nghe
nói đến bộ nhớ DDR500, DDR550, DDR600 và cao hơn nữa.
Đến dòng K8 - A64, AMD đã tích hợp luôn bộ điều khiển bộ nhớ vào trong nhân
của CPU (core) nên có thể nói rằng trong chừng mực nào đó bus bộ nhớ cao đến
bao nhiêu CPU đều có thể đáp ứng được (hay quá anh em nhỉ ^_^).
Bên cạnh đó việc tích hợp bộ điều khiển bộ nhớ còn góp phần rất lớn trong việc
giảm đáng kể “độ trễ” của dữ liệu do không phải truyền từ CPU qua chipset cầu
bắc và ngược lại, đồng thời “vứt bỏ” nút thắt dữ liệu giúp gia tăng băng thông giữa
CPU và bộ nhớ chính. (Edit bởi linhVNDIY)
Theo đánh giá chủ quan chính điều này đã góp phần đáng kể trong việc kéo dài
tuổi thọ của RAM DDRI, trước sự cạnh tranh lăm le thay thế của RAM DDRII
^_^.
2. HyperTransport Technology (HTT)
Công nghệ HyperTransport là 1 kết nối tốc độ cực nhanh theo kiểu điểm đến điểm
để kết nối các thành phần trên motherboard. Công nghệ này được phát minh bởi
AMD và được ứng dụng trong những lĩnh vực đòi hỏi dữ liệu được truyền đi với
cường độ cao, tốc độ lớn và độ trễ nhỏ. Và AMD đã ứng dụng luôn công nghệ này
vào bộ xử lý A64 (thật tuyệt vời).
Bằng công nghệ HyperTransport, bộ xử lý A64 sẽ giao tiếp với 2 thành phần chính