Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Lý giải những bất thường của bé pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.48 KB, 5 trang )

Lý giải những bất thường của bé

Đôi khi bé có một số biểu hiện cũng như hành
động khác lạ gây lo lắng cho các bậc phụ huynh.
Dưới đây là một số lý giải.
Các bà mẹ trẻ thường hoang mang trước những biểu
hiện hoặc hành động khác lạ của con. Họ không biết
nó có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ hay
không. Tuy nhiên, không phải bất cứ sự “bất thường”
nào của bé cũng đáng lo ngại.
1. Nằm sấp: Nhiều trẻ thích nằm úp mặt xuống nệm.
Các bà mẹ sợ con khó thở nên cứ lật con lại, nhưng
được một lát thì bé lại nằm úp xuống.


Một số trẻ tự nhiên thích nằm sấp (đầu nghiêng sang
một bên) và ngủ rất ngon với tư thế đó. Có thể vì tư
thế đó đem đến cho bé cảm giác an toàn hơn.
Trẻ có thể trở sang tư thế nằm sấp vào đầu hoặc cuối
giấc ngủ, bạn không cần lật trẻ lại nếu thấy trẻ ngủ
ngon, thoải mái. Khi trẻ nằm sấp nhưng mặt không úp
xuống nệm thì không nguy hiểm. Dù vậy, bạn cũng
cần chú ý không cho trẻ nằm nệm có độ lún quá
nhiều vì có thể làm trẻ ngạt thở.

Một sồ trẻ nằm hổng mông lên là do bé bị đau bụng.
Bạn nên đưa bé đi khám để biết nguyên nhân chính
xác và có biện pháp điều trị thích hợp.
2. Cái gì cũng ăn được: Có những bé thường gỡ đất
dính dưới đế giày, dép để ăn. Có trẻ lại làm mẹ
hoảng hồn bằng cách vặt lá của chậu cây cảnh nhai


ngon lành.
Ngoài vấn đề vệ sinh, điều các bà mẹ băn khoăn nhất
khi nhìn thấy cảnh tượng đó là con họ có thiếu chất
hay không?
Theo các chuyên gia đinh dưỡng, việc thiếu sắt trong
cơ thể có khả năng dẫn đến hiện tượng trẻ em ăn đất
hoặc lá cây.

Tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em Việt Nam khá
cao, lên đến 30-40%. Để tránh cho con bạn rơi vào
tình trạng này, bạn cần cho trẻ ăn đủ các thực phẩm
giàu chất sắt như thịt, cá, gan, trứng, sữa… cùng với
rau xanh và trái cây. Khi cho trẻ ăn, bạn cần cắt xé
nhỏ thực phẩm và cho bé ăn cả xác để nhận đủ chất
dinh dưỡng.

Ảnh: inmagine.com
Cũng không loại trừ trường hợp bé chỉ tó mò ăn thử
xem đất và lá cây có vị như thế nào. Bạn cần trò
chuyện với trẻ và phân tích để trẻ biết việc đó mất vệ
sinh và có thể gây hại đến hệ tiêu hóa của trẻ như thế
nào.

3. Đổi tính: Một số trẻ trở nên lầm lì, ít nòi hẳn sau
khi mẹ sinh thêm em bé. Từ một đứa trẻ hiếu động,
giờ đây, bé chỉ lầm lũi chơi một mình với con rô bốt
mà không để ý đến xung quanh. Nhiều khi bố mẹ phải
gọi đến ba, bốn lần, bé mới ngẩn đầu lên.

Từ khi nhà có thêm thành viên mới, trẻ mất dần đi vị

trí trung tâm. Sự thay đổi của bé khi này là do bé cảm
thấy bị bỏ rơi, không còn được bố mẹ quan tâm, yêu
thương như trước.

Trong trường hợp này, bạn cần cố gắng duy trì sự
quan tâm đến trẻ. Nếu mẹ quá bận với em bé thì bố
phải quan tâm hơn đến trẻ. Lúc nào cũng phải có bố
hoặc mẹ để mắt đến bé để bé không có cảm giác tủi
thân.

×