Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.58 KB, 5 trang )
Hội chứng rối loạn tiêu hoá
(Kỳ 2)
1.5. Cách thăm khám bệnh nhân đau bụng:
* Hỏi bệnh:
+ Đặc điểm đau bụng:
- Vị trí xuất phát đau: đau thượng vị (bệnh dạ dày), đau HSP (bệnh gan).
- Hoàn cảnh xuất hiện: đau lúc đói (loét HTT), đau khi gắng sức (sỏi thận).
- Hướng lan: lan lên vai phải (sỏi mật).
- Tính chất mức độ đau:
. Cảm giác đầy bụng: trướng hơi, thức ăn không tiêu.
. Đau bụng như dao đâm, xoắn vặn: thủng, xoắn ruột.
. Đau quặn từng hồi: quặn thận, quặn gan…
. Cảm giác rát bỏng: viêm dạ dày cấp…
. Đau dữ dội đột ngột, chổng mông giảm đau: giun chui ống mật.
+ Hỏi các biểu hiện kèm theo đau:
- Liên quan tới tạng bị bệnh: nôn (dạ dày), ỉa lỏng (ĐT), đái máu (SN).
- Toàn thân: sốt rét, nóng (sỏi mật), shock (viêm tụy cấp)…
+ Hỏi tiền sử nghề nghiệp:
- Tiền sử: kiết lỵ (viêm đại tràng do lỵ amíp).
- Công nhân sắp chữ in: đau bụng do nhiễm chì…
* Khám lâm sàng:
+ Toàn thân: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, niêm mạc, da, lông tóc
móng, tri thức.
+ Khám bụng: nhìn, sờ, gõ, nghe, thăm trực tràng (TR), thăm âm đạo (TV).
- Một số điểm đau MacBurney, thượng vị, môn vị-hành tá tràng…
- Phản ứng thành bụng: cứng như gỗ, căng, dấu hiệu “ rắn bò”
- Thăm trực tràngTR (Touch rectum), thăm âm đạo TV (Touch Vagina) và
túi cùng Douglas (+) khi có viêm phúc mạc.
- Xem phân, nước tiểu (màu, mùi).
+ Xét nghiệm:
- X quang bụng: xem liềm hơi, mức nước, mức hơi, nốt cản quang.