Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.73 KB, 5 trang )
Hội chứng xuất huyết
(Kỳ 1)
Bình thường máu tuần hoàn trong cơ thể ở trong lòng các mạch máu. Khi
máu (chủ yếu là HC) thoát ra khỏi thành mạch do mạch máu bị tổn thương (vỡ,
đứt hoặc do tăng tính thấm thành mạch) sẽ gây nên xuất huyết.
Xuất huyết là một hội chứng bệnh lý gặp ở nhiều chuyên khoa như: xuất
huyết dưới da hay gặp ở nội khoa, truyền nhiễm; xuất huyết dạ dày gặp ở khoa
tiêu hoá; rong kinh: khoa sản ; chảy máu cam: khoa tai -mũi - họng; chảy máu
răng lợi: khoa răng- hàm - mặt
Bình thường khi mạch máu bị tổn thương thì lập tức có phản ứng của cơ
chế cầm máu - đông máu (hemostasis) để bịt ngay vết thương lại và máu ngừng
chảy. Khi có bất cứ rối loạn nào của cơ chế này (chủ yếu là rối loạn về thành
mạch, tiểu cầu hoặc đông máu) đều có thể dẫn đến xuất huyết.
1. Cơ chế đông máu- cầm máu.
2. Những điều cần lưu ý trong khi hỏi bệnh sử.
+ Thời gian xuất hiện xuất huyết (XH): lâu rồi hay mới bị ? Có triệu chứng
xuất huyết từ tuổi nào ? Lần đầu tiên hay đã nhiều lần xuất huyết ?
+ Xuất huyết ở những đâu?: da, niêm mạc (mắt, mũi, lợi), chú ý hỏi kỹ tình
trạng rong kinh, đẻ, sảy thai bị băng huyết, đái ra máu, ỉa phân đen Nếu là xuất
huyết dưới da thì dưới dạng nốt tím hay mảng tím hay hỗn hợp ? Có nổi cục phồng
lên không ? Có đau không ?
+ Xuất huyết tự nhiên hay sau một va chạm ?
+ Xuất huyết xuất hiện khi thay đổi thời tiết? Sau quá trình viêm nhiễm
(viêm họng, viêm khớp, sốt ) ? Sau tiếp xúc với chất độc?
+ Có hay không có các triệu chứng kèm theo: sốt, sưng đau khớp, ban mề
đay, thiếu máu, hạch to, lách to, gan to ?
+ Hay dùng những thuốc gì ? Đã dùng thuốc gì để điều trị xuất huyết ? Chú
ý các thuốc ức chế miễn dịch, chống ung thư, chống viêm, chống đông
+ Tiền sử các bệnh mạn tính khác: chú ý các bệnh gan mật, bệnh hệ thống,
dị ứng