Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

câu hỏi ôn tập lý thuyết về thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.21 KB, 14 trang )

Chương 1 : Khái quát thương mại quốc tế
1. Thị hiếu đa dạng của người tiêu dùng có làm thương mại quốc tế xảy ra không? Tại sao?
Có. Tại vì người tiêu dùng của mỗi quốc gia có sở thích tiêu dùng riêng của mình (người Mỹ mua xe
hơi Đức, người Anh uống rượu Pháp, ) mà vì những lý do khác nhau, họ phải đáp ứng nhu cầu này
thông qua mậu dịch quốc tế.
2. Nguồn lực sản xuất giới hạn của một quốc gia có làm thương mại quốc tế xảy ra không? Tại sao?
Có. Tại vì bất kỳ quốc gia nào cũng không có đủ nguồn lực để sản xuất tất cả các sản phẩm hàng hóa
nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ đa dạng của người dân. Những nguồn lực đó bao gồm tài nguyên
thiên nhiên, cơ sở vật chất, trình độ khoa học công nghệ ….
3. Cho một ví dụ để minh họa nguyên tắc tương hỗ.
Hoa Kỳ giảm thuế suất NK lên mặt hàng dệt may của VN từ 10% xuống còn 5%, và VN cũng đồng ý
giảm thuế suất từ 7% xuống 5% đối với máy tính NK từ Hoa Kỳ.
4. Cho một ví dụ để minh họa nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) hay còn gọi là quan hệ thương mại
bình thường (NTR).
Theo VD câu 3, nếu VN đã ký kết MFN với Nhật thì máy tính NK của Nhật cũng chịu thuế suất là 5%,
thay vì 7% như trước đây.
5. Cho một ví dụ để minh họa nguyên tắc đãi ngộ quốc gia.
Hàng NK cá tra, cá basa vào EU và các loại cá nội địa sẽ tuân thủ cùng một tiêu chuẩn kỹ thuật,
ATVSTP.
6. Cho một ví dụ để minh họa nguyên tắc ngang bằng dân tộc.
Lao động VN và lao động nước ngoài nếu làm việc tại cơ sở VN sẽ được hưởng cùng một mức lương,
chế độ bảo hiểm, an toàn VSLĐ…( trừ quyền bầu cử, nghĩa vụ quân sự)
7. Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) là gì?
là hình thức ưu đãi về thuế quan do các nước công nghiệp phát triển dành cho một số sản phẩm nhất
định mà họ nhập khẩu từ các nước đang phát triển.
8. Nền kinh tế nhỏ khác nền kinh tế lớn chỗ nào?
-Nền KT lớn: tăng mua => tăng giá TG, giảm mua => giảm giá TG.
-Nền KT nhỏ: tăng mua, giảm mua => giá TG không đổi.
9. Giá thế giới thấp hơn giá cân bằng nội địa thì nước này là nước xuất khẩu hay nhập khẩu?
10. Giá thế giới cao hơn giá cân bằng nội địa thì nước này là nước xuất khẩu hay nhập khẩu?
11. ToT tăng có nghĩa là lợi ích của nền kinh tế này có lợi hay bất lợi trong ngoại thương hơn?


12. ToT giảm có nghĩa là lợi ích của nền kinh tế này có lợi hay bất lợi trong ngoại thương hơn?
1
13. P
X
tăng, trong khi P
M
không đổi thì ToT sẽ tăng hay giảm?
14. P
X
giảm, trong khi P
M
không đổi thì ToT sẽ tăng hay giảm?
15. P
X
tăng ít, trong khi P
M
tăng nhiều hơn thì ToT sẽ tăng hay giảm?
16. P
X
tăng nhiều, trong khi P
M
tăng ít hơn thì ToT sẽ tăng hay giảm?
17. P
X
giảm nhiều, trong khi P
M
giảm ít hơn thì ToT sẽ tăng hay giảm?
18. Nếu ToT của Việt Nam tăng có nghĩa là ToT của các nước mua bán với Việt Nam giảm, phải
không?
19. Nếu chỉ có 2 quốc gia A và B, P

X
của A là P
M
của B, phải không?
20. Nếu chỉ có 2 quốc gia A và B, P
M
của A là P
X
của B, phải không?
21. Nếu ToT của Việt Nam tăng có nghĩa là ToT của các nước mua bán với Việt Nam tăng, phải
không?
22. Chính sách thương mại tự do là gì?
Trong thương mại quốc tế, thương mại tự do là một kiểu thị trường lý tưởng, thường được xem như là
một mục tiêu mà sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nước được thực hiện không có sự kiểm soát
bằng những chính sách nhập khẩu như: thuế quan, hàng rào thuế quan, hàng rào thương mại; có sự tự
do lưu chuyển vốn và lao động giữa các nước.
23. Chính sách thương mại bảo hộ là gì?
Là thuế, tiền trợ cấp, quy định, hay luật cho những xí nghiệp trong nước, các hộ gia đình, và các yếu tố
sản xuất mà hàng hóa, dịch vụ nước ngoài sẽ bất lợi hơn khi gặp chính sách này.
2
Chương 2 : Lý thuyết cổ điển về TMQT
24. Tại sao trường phái trọng thương lại khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu?
Trường phái này xem trọng xuất siêu: “Một quốc gia chỉ có thể thủ lợi do ngoại thương nếu XK vượt
NK”. Ngoại thương phải thuận lợi, tức chỉ có lợi cho mình.
25. Bàn tay vô hình của Adam Smith cho chính phủ ngụ ý gì?
Bàn tay vô hình dẫn dắt mỗi cá nhân hướng đến lợi ích chung => chính phủ không cần can thiệp vào
kinh tế, để thị trường tự quyết định. Và do thị trường cạnh tranh hoàn hảo nên người tiêu dùng và nền
kinh tế có lợi khi để các doanh nghiệp tự do kinh doanh.
26. Cho ví dụ mô tả lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith.
Giả sử 1h lao động ở Mỹ sx được 6giạ lúa mì, ở Anh được 3giạ. Trong khi đó, 1h lao động ở Anh sx

được 6m vải, còn Mỹ được 4m. Theo lý thuyết…thì Mỹ sx lúa mì có hiệu quả hơn hay có lợi thế tuyệt
đối so với Anh, còn Anh thì có lợi thế tuyệt đối so với Mỹ trong sx vải. Như vậy, 2 nước sẽ chuyên
môn hóa sx sp có lợi thế rồi trao đổi với nhau.
Tính theo h lao động thì Mỹ sẽ đổi 6 giạ lúa mì lấy 6m vải (lời 1/2h lao động nếu sx vải trong nước),
còn Anh sẽ lời 1h lao động. Cộng lại 2 nước sẽ thu lợi 1,5h lao động, hiệu quả lao động gia tăng.
27. Cho ví dụ mô tả lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo.
Việc sx ở Mỹ: lúa mì (6 giạ/h), vải (4m/h). Ở Anh: lúa mì (1 giạ/h), vải (2m/h). Anh không có lợi thế
tuyệt đối so với Mỹ để sx cả 2 sp. Tuy nhiên, nếu so sánh giữa lúa mì và vải, thì Anh có lợi thế so sánh
về vải. Ngược lại, chi phí sx cả 2 sp ở Mỹ đều thấp hơn so với Anh, nhưng không có nghĩa là Mỹ sẽ sx
cả 2 sp. Do lợi thế tuyệt đối sx lúa mì lớn hơn (6 so với 1) so với vải (4 so với 2) nên Mỹ có lợi thế so
sánh về lúa mì.
Cả 2 quốc gia đều có lợi nếu Mỹ chuyên môn hóa sx lúa mì và XK 1 phần để đổi lấy vải của Anh. Còn
Anh thì chuyên môn hóa sx vải và XK 1 phần để đổi lấy lúa mì của Mỹ.
28. Cho ví dụ mô tả lý thuyết chi phí cơ hội của G.Haberler.
Giả sử không có mậu dịch, người Nhật
1
phải sản xuất gạo để ăn, mà một giờ sản xuất 1 kg gạo thì đã
mất cơ hội sản xuất 3 con chip điện tử. Như vậy chi phí cơ hội tạo ra 1 kg gạo của Nhật Bản là 3 con
chip.
29. Các điểm khác nhau giữa chi phí kế toán và chi phí cơ hội.
Chi phí kế toán bao gồm chi phí hợp lý (nguyên vật liệu, vận chuyển,…) và chi phí không hợp lý (mua
hàng hóa không có hóa đơn ) được ghi nhận bằng con số cụ thể trên giấy tờ sổ sách.
Chi phí cơ hội của một sản phẩm là số lượng của một sản phẩm khác mà người ta phải hy sinh để có
đủ tài nguyên làm tăng thêm một đơn vị sản phẩm thứ nhất.
30. Một nước nếu không có lợi thế tuyệt đối, có nên mua bán với thế giới không? Tại sao?
31. Chi phí cơ hội của Haberler cho chúng ta biết điều gì?
1
Theo ví dụ 1
3
32. Theo Chi phí cơ hội của Haberler thì chính sách ngoại thương luôn có sự đánh đổi? tại sao?

33. Điểm khác nhau giữa lý thuyết lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh?
34. Lợi thế kinh tế nhờ quy mô có nghĩa rằng càng tăng quy mô sản xuất thì tổng chi phí sản xuất càng
giảm, phải không? chi phí trung bình trên một đơn vị sản phẩm càng giảm, phải không?
35. Khi quy mô sản xuất tăng, nguyên nhân chính làm chi phí trung bình trên một đơn vị sản phẩm
giảm là do biến phí hay định phí trung bình giảm?
36. Chính sách phát triển các khu công nghiệp dựa trên lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên trong hay bên
ngoài? Tại sao?
37. Chính sách phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước dựa trên lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên trong
hay bên ngoài? Tại sao?
38. Khi liên kết với các nước trong khu vực, Singapore có thể gia tăng lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên
ngoài không? Tại sao?
39. Điểm khác nhau giữa lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên trong và lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên
ngoài?
40. Điểm giống nhau giữa lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên trong và lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên
ngoài?
41. Hãy cho biết bảy trường hợp không nên dùng chính sách bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ.
42. Chính sách bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ có làm tăng lợi thế kinh tế nhờ quy mô không? Tại
sao?
43. Theo Quyết định 55/2007 của thủ tướng về việc Phê duyệt các ngành công nghiệp ưu tiên, công
nghiệp mũi nhọn, có tất cả 10 ngành thuộc danh mục này. Theo các anh chị, chúng ta có đủ nguồn
lực bảo hộ 10 ngành này không? Tại sao?
4
Chương 3 : Lý thuyết hiện đại về TMQT
44. Càng sản xuất, chi phí cơ hội càng gia tăng hay suy giảm? tại sao?
45. Chính phủ có nên thực hiện chính sách ngọt hóa bán đảo Cà Mau không? Tại sao? (chi phí cơ hội
tăng dần)
46. Khi Đức tăng thuế NK hàng may mặc làm giá mặt hàng này tăng lên tại Đức. Hỏi người lao động
hay chủ ngân hàng Đức vui hơn? Biết may mặc thâm dụng lao động và Đức khan hiếm lao động.
47. Mô hình nghiên cứu của Lý thuyết H-O khác với các lý thuyết trước đó ở điểm nào?
48. Một nước có sẵn (dư thừa) lao động là do tỷ lệ Lãi suất và tiền lương (r/w) cao hay thấp?

49. Một nước có sẵn (dư thừa) vốn là do tỷ lệ Lãi suất và tiền lương (r/w) cao hay thấp?
50. Sản phẩm thâm dụng lao động là sản phẩm đòi hỏi nhiều hay ít lao động trong cơ cấu giá thành?
51. Sản phẩm thâm dụng vốn là sản phẩm đòi hỏi nhiều hay ít vốn trong cơ cấu giá thành?
52. Điểm khác nhau giữa cân bằng tuyệt đối và cân bằng tương đối giá cả?
53. Điểm khác nhau giữa H-O-S và H-O?
54. Chính sách mở cửa có giúp người lao động Việt Nam nâng cao thu nhập không? Tại sao?
55. Nghịch lý Leontief đã cho biết điều gì?
56. Tại sao các nước khác nhau (chênh lệch lớn) về thu nhập lại ít mua bán với nhau? Lý thuyết nào
chứng minh điều này?
57. Theo Linder, vì cầu quyết định thương mại giữa các quốc gia nên chúng giải thích hiện tượng các
nước có thu nhập tương đương sẽ mua bán với nhau thuận lợi hơn hay bất lợi hơn?
58. Thu nhập bình quân đầu người là chỉ tiêu duy nhất để đo lường năng lực cạnh tranh quốc gia?
59. Năng lực cạnh tranh quốc gia thường đánh giá các yếu tố hiện tại?
60. Theo lý thuyết chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm, công nghệ được chuyển giao từ nước phát minh
sang nước có trình độ tương đương hay là nước có trình độ kém hơn nhiều? tại sao?
61. Tại sao Việt Nam mua nhiều máy móc, công nghệ từ các nước Trung Quốc, ASEAN và mua rất ít
máy móc từ Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ?
62. Việt Nam là nước có trình độ thấp, nếu Việt Nam tiếp nhận công nghệ từ Hoa Kỳ (đi đầu về công
nghệ) thì Việt Nam gặp ít nhất là hai khó khăn gì?
63. Mô hình “đàn sếu bay” cho thấy các con sếu sẽ không bao giờ thay đổi được trật tự bay? Giải
thích.
64. Mô hình “đàn sếu bay” cho thấy các con sếu bay sau sẽ có lợi khi vượt lên con dẫn đầu, phải
không? Giải thích.
65. Liệt kê ba lý thuyết ủng hộ thương mại tự do.
5
66. Liệt kê hai lý thuyết ủng hộ bảo hộ sản xuất trong nước.
67. Liệt kê hai lý thuyết giải thích thương mại quốc tế theo cầu.
68. Liệt kê hai lý thuyết giải thích thương mại quốc tế theo cung.
69. Liệt kê hai lý thuyết giải thích thương mại quốc tế theo cả cầu và cung.
6

Chương 4 : Thuế quan
70. Liệt kê các điểm KHÁC nhau giữa thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu.
71. Liệt kê các điểm GIỐNG nhau giữa đánh thuế ở một nước lớn và đánh thuế ở nước nhỏ.
72. Liệt kê các điểm KHÁC nhau giữa đánh thuế ở một nước lớn và đánh thuế ở nước nhỏ.
73. Khi đánh thuế tại nước NHỎ, lợi ích của các đối tượng sau tăng hay giảm:
a. Người tiêu dùng (giảm)
b. Nhà sản xuất (tăng)
c. Ngân sách chính phủ (tăng)
d. Nền kinh tế (giảm)
74. Khi đánh thuế tại nước LỚN, lợi ích của các đối tượng sau tăng hay giảm:
a. Người tiêu dùng (giảm)
b. Nhà sản xuất (tăng)
c. Ngân sách chính phủ (tăng)
d. Nền kinh tế (tùy)
75. Theo hình 4.1, giải thích ý nghĩa kinh tế của tam giác B. lợi ích mất đi cho sx kém hiệu quả hơn.
76. Theo hình 4.1, giải thích ý nghĩa kinh tế của tam giác D: chi phí cơ hội tiêu dùng sp của NTD.
77. Khi các yếu tố khác không đổi, càng tăng thuế nhập khẩu linh kiện càng làm tăng tỷ lệ bảo hộ hữu
hiệu, phải không?
78. Để bảo hộ sản xuất thành phẩm trong nước, chính phủ nên đánh thuế nguyên vật liệu như thế nào?
(Biết rằng nguyên vật liệu trong nước không sản xuất được hoặc không có lợi thế sản xuất)
Thuế suất 0% để có tỷ lệ bảo hộ cao nhất (100%).
79. Cho một ví dụ minh họa về đánh thuế theo phương pháp hỗn hợp.
Máy tính: 500k/1cái + 10% giá trị. Nếu máy có giá trị 10tr thì giá NK là: 10+1+0,5= 11,5tr.
80. Ba bài học từ cách đánh thuế của Chile.
Thuế suất 5% => đơn giản, minh bạch, chống tham nhũng
81. Thuế suất nhập khẩu càng cao thì động cơ buôn lậu càng cao hay càng thấp?
82. Ba bài học từ cách đánh thuế của Estonia.
Thuế suất 0% => không buôn lậu.
Quy hoạch tự động => tìm được ngành tiềm năng, chống tham nhũng, tinh giảm bộ máy CP.
7

Mất đi một số ngành nhanh chóng, những người làm việc trong ngành kém hiệu quả gặp khó khăn.
83. Tại sao cho rằng thuế quan làm giảm chuyên môn hóa sản xuất?
Thuế quan giúp các nước NK tăng sức cạnh tranh hàng hóa nội địa => NSX tăng sản xuất các mặt
hàng mà quốc gia không có lợi thế => giảm chuyên môn hóa các mặt hàng có lợi thế.
84. Tại sao cho rằng thuế quan làm giảm lợi ích từ thương mại quốc tế?
Các lý thuyết đã chứng minh các quốc gia càng giao thương với nhau thì càng có lợi, thuế quan làm P
tăng => giảm tiêu dùng => giảm NK => lợi ích thương mại quốc tế giảm.
85. Tại sao cho rằng thuế quan ở nước LỚN làm ToT dịch chuyển theo hướng có lợi cho nó?
Thuế quan làm tăng P nội địa => giảm tiêu dùng => giảm cầu TG => giá NK giảm. NXK nước ngoài
phải chia sẻ một phần gánh nặng thuế quan với người tiêu dùng trong nước.
8
Chương 5 : Hàng rào phi thuế quan
86. Liệt kê các điểm GIỐNG nhau giữa hạn ngạch nhập khẩu và thuế nhập khẩu.
Tăng giá nội địa, giảm tiêu dùng trong nước, thiệt hại về kinh tế, lợi ích NTD giảm, là rào cản.
87. Liệt kê các điểm KHÁC nhau giữa hạn ngạch nhập khẩu và thuế nhập khẩu.
HNNK: mặt hàng quan trọng, cơ chế Q
NK
=>tăng P, thiệt hại NTD chuyển sang(nhà NK, nhà NK nước
ngoài, CP trong và ngoài nước, NTD. Bảo hộ chặt chẽ, cứng nhắc. Biến động giá tùy theo cung cầu P
tăng khi D tăng). Có thể biến độc quyền tiềm năng thành độc quyền thực sự, Tiêu cực (mua bán,
chuyển nhượng,…)
Thuế NK: tất cả các mặt hàng, Thuế tăng=> P tăng. Thiệt hại NTD chuyển sang nhà nước. Linh hoạt
tùy nhu cầu NTD. Giá cả tăng = 0 khi D tăng.
88. Khi đặt hạn ngạch nhập khẩu, lợi ích của các đối tượng sau tăng hay giảm:
a. Người tiêu dùng (giảm)
b. Nhà sản xuất (tăng)
c. Ngân sách chính phủ (tăng nếu CP đấu giá, đấu thầu/slượng; không đổi nếu phân bổ miễn
phí cho nước NK=> nước NK có lợi)
d. Nền kinh tế (giảm)
89. Môi trường nào dễ phát sinh tham nhũng giữa hình thức cấp phát hạn ngạch và đấu giá hạn ngạch?

90. Tại sao các nước phát triển thích chuyển quyền cấp phát hạn ngạch sang các nước đang phát triển?
Tinh giảm bộ máy CP, không tạo ta môi trường tham nhũng, tiêu cực.
91. Bán phá giá là bán cao hơn hay thấp hơn giá thành sản xuất?
92. Bán phá giá là giá bán thị trường nước ngoài cao hơn hay thấp hơn giá bán thị trường nội địa?
93. Tại sao hàng xuất khẩu Việt Nam hay bị kiện bán phá giá còn hàng nhập khẩu thì không bị kiện?
VN hay bị kiện bán phá giá vì: XK VN tăng nhanh (20%), đứng vị trí 39/260 nước XK. Tập trung XK
vào ít thị trường (Nhật, Hoa Kỳ, EU), ít mặt hàng XK (9 mặt hàng). Và nếu bị kiện thì VN sẽ luôn gặp
bất lợi.
VN không kiện vì: Chi phí cho quá trình kiện là rất lớn mà các doanh nghiệp VN đa số là vừa và nhỏ.
Hiệp hội ngành hàng chưa phát huy được vai trò của mình.=> Các DN không có động lực đi kiện.
94. Cho biết nguyên nhân chính làm Việt Nam luôn thua trong các vụ kiện bán phá giá gần đây (2002-
2009)?
- Giá cả VN là thấp nhất so với các quốc gia XK vào nước đi kiện. Nên so sánh với nước thứ 3
thì sẽ không thể thắng.
- Cơ quan điều tra, phán quyết, áp thuế là do bên nguyên.
9
- Do yếu tố lịch sử, VN từng là nước bao cấp => chưa được công nhận có nền kinh tế thị trường.
95. Cho biết 2 mục đích chính của hành vi bán phá giá.
Tăng mức khai thác năng lực sản xuất dư thừa. (xe gắn máy, hàng điện tử Trung Quốc, đường Thái
Lan)
Dành thị phần để kiểm soát thị trường. (Coca Cola, Pepsi)
96. Nước nhập khẩu có lợi gì khi bị bán phá giá?
Người tiêu dùng có lợi vì mua được hàng giá rẻ.
Nếu bán phá giá các nguyên vật liệu đầu vào thì sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất cho các nước nhập
khẩu.
Tạo sức ép cạnh tranh mạnh hơn buộc sản xuất trong nước phải gia tăng cải tiến công nghệ kỹ thuật,
nâng cao khả năng cạnh tranh.
97. Nước nhập khẩu có hại gì khi bị bán phá giá?
NSX có hại lâu dài (mất thị phần, giảm lợi nhuận) => phá sản.
98. Khi trợ cấp xuất khẩu, lợi ích của các đối tượng sau tăng hay giảm:

a. Người tiêu dùng (giảm: trong nước, tăng: ngoài nước)
b. Nhà sản xuất (tăng)
c. Ngân sách chính phủ (giảm)
d. Nền kinh tế (giảm)
99. Liệt kê các điểm GIỐNG nhau giữa trợ cấp xuất khẩu ở một nước LỚN và trợ cấp xuất khẩu ở
nước NHỎ.
Nền kinh tế bị thiệt hại, lợi ích NTD nội địa giảm, lợi ích NSX tăng, ngân sách CP giảm, giá nội địa
tăng, tăng nguồn thu ngoại tệ. NTD nước ngoài có lợi.
100. Liệt kê các điểm KHÁC nhau giữa trợ cấp xuất khẩu ở một nước LỚN và trợ cấp xuất khẩu ở
nước NHỎ.
Nước nhỏ: Giá TG không đổi, ToT không đổi.
Nước lớn: Giá TG giảm, ToT giảm.
101. Liệt kê các điểm GIỐNG nhau giữa trợ cấp xuất khẩu và thuế nhập khẩu.
Lợi ích (NTD giảm, NSX tăng), nền kinh tế gánh chịu một khoản chi phí => một dạng bảo hộ sx.
102. Liệt kê các điểm KHÁC nhau giữa trợ cấp xuất khẩu và thuế nhập khẩu.
Trợ cấp XK: Đối tượng (hàng XK), hiệu quả kém hơn, nền kinh tế = - (b + d +e + f + g) tổn hại nhiều
hơn, có lợi cho người tiêu dùng nước ngoài. Tăng tính cạnh tranh đối với các nước XK. Ngân sách
chính phủ sụt giảm.
10
Thuế NK: Đối tượng (hàng NK), kinh tế tổn hại ít hơn – (b + d). Làm thay đổi giá TG (nước lớn).
Thuế quan làm tỷ lệ mậu dịch thay đổi theo hướng có lợi cho nước nhập khẩu. Ngân sách CP tăng lên.
103. Cho biết 3 mục đích chính của hành vi trợ cấp xuất khẩu.
Giúp cho các ngành sản xuất mới phát triển và giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng thế giới.
Cải thiện cán cân thương mại qua việc thu hút nhiều ngoại tệ từ xuất khẩu.
Vì lí do chính trị: chính phủ nhận được sự ủng hộ chính trị từ các doanh nghiệp xuất khẩu.
104. Hãy cho 1 ví dụ minh họa về hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VER).
Năm 2005, Trung Quốc cũng tự nguyện hạn chế xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ và EU để tránh
một cuộc chiến thương mại không có lợi cho đôi bên.
105. Hãy cho 1 ví dụ minh họa về mở rộng nhập khẩu tự nguyện.
Anh quyết định gia tăng số lượng NK sp nông nghiệp của VN từ 1000 thành 1400 loại sp.

106. Chính sách mua hàng của chính phủ có giúp bảo hộ sản xuất trong nước không?
107. Quy định hàm lượng nội địa tối thiểu có bảo hộ sản xuất trong nước không? Tại sao?
Có. Tại vì biện pháp này sẽ khuyến khích sản xuất trong nước nhiều hơn, hàng hóa NK sẽ được ưu đãi
(thuế suất thấp, thông quan dễ dàng ) nếu đạt được điều kiện này.
108. Hãy cho ba ví dụ minh họa về hàng rào kỹ thuật.
Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (cá basa, tôm …)
Kiểm dịch động thực vật (gạo, cà phê)
Kiểm tra quy cách đóng gói, bao bì, nhãn hiệu. (bia Sài Gòn)
109. Cartel quốc tế có thể tác động được giá thế giới không? Tại sao?
Có. Tại vì Cartel quốc tế là một tập hợp một nhóm nhà cung ứng một sản phẩm nhất định nhằm mục
đích giới hạn sản lượng sản xuất và xuất khẩu => kiểm soát cung – cầu TG => điều chỉnh giá cả thế
giới theo hướng có lợi cho các thành viên tham gia.
110. Sưu tầm các hình thức trợ cấp trực tiếp đã áp dụng. (*)
111. Sưu tầm các hình thức trợ cấp gián tiếp đã áp dụng. (*)
112. Sưu tầm các vụ kiện chống bán phá giá. (*)
113. Sưu tầm các vụ kiện thương mại giữa các nước. (*)
* không bắt buộc
11
Chương 6: Liên kết kinh tế và định chế kinh tế quốc tế
114. Các nước trong liên kết khu vực thường tạo cho nhau những ưu đãi về thương mại và đầu tư
cao hơn các nước ngoài khối, kể cả các nước đã ký Quan hệ thương mại bình thường (NTR). Vậy
các nước ngoài khối có thể dùng nguyên tắc NTR để yêu cầu các nước trong khối tạo điều kiện
thuận lợi tương đương không? Tại sao?
115. Tại sao WTO ủng hộ các nước tăng cường liên kết khu vực? (biết liên kết khu vực làm hạn chế
tự do thương mại với các nước ngoài khối trái với sứ mạng thúc đẩy tự do thương mại của WTO).
116. Liên kết kinh tế khu vực có thể gia tăng lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên trong hay bên ngoài ở
nước tham gia?
117. Tại sao nói liên hiệp thuế quan có thể làm gia tăng thương mại của các nước trong khối? Đây là
ứng dụng của lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên trong hay bên ngoài?
118. Lợi ích của nước nào tăng lên khi liên hiệp thuế quan chuyển hướng mậu dịch? (nước xuất

khẩu trong khối; nước nhập khẩu trong khối; nước xuất khẩu ngoài khối). Tại sao?
119. Cho biết điểm khác nhau giữa Thị trường chung và Khu vực mậu dịch tự do.
120. Cho biết điểm khác nhau giữa Liên minh thuế quan và Khu vực mậu dịch tự do.
121. Cho biết điểm khác nhau giữa Thị trường chung và Liên minh thuế quan.
122. Cho biết điểm khác nhau giữa Thị trường chung và Liên minh tiền tệ.
123. Cho biết điểm khác nhau giữa Liên minh kinh tế và Liên minh tiền tệ.
124. Cho biết điểm khác nhau giữa Liên minh kinh tế và Thị trường chung.
125. Nhà đầu tư sẽ thích Nguyên tắc chọn cho hay nguyên tắc chọn bỏ? giải thích.
126. Chính phủ sẽ thích Nguyên tắc chọn cho hay nguyên tắc chọn bỏ? giải thích.
127. Nhân viên chính phủ sẽ thích Nguyên tắc chọn cho hay nguyên tắc chọn bỏ? giải thích.
128. Khi trở thành viên WTO, Việt Nam có quan hệ thương mại bình thường (NTR) với khoảng 150
quốc gia thành viên? Giải thích.
129. Khi gia nhập WTO, các thành viên khác đều công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường?
Minh chứng.
130. Khi gia nhập WTO, Việt Nam giảm hơn 10.000 dòng thuế phải không? cho số liệu minh
chứng.
131. Khi gia nhập WTO, Việt Nam được phép tăng thuế vài loại hàng hóa phải không? Cho ví dụ
minh chứng.
132. Khi gia nhập WTO, ngân sách Việt Nam sẽ thâm hụt phải không? tại sao?
133. Khi gia nhập WTO, Việt Nam mở cửa thị trường ngay lập tức phải không? cho số liệu minh
chứng.
12
134. Nhìn chung mức độ cam kết gia nhập WTO của Việt Nam thấp hơn hay cao hơn Trung Quốc?
cho số liệu minh chứng.
135. Liệt kê ba tác động đến Việt Nam khi Việt Nam gia nhập WTO? Giải thích.
136. Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam sẽ giữ thuế suất cao ở nông sản hay sản phẩm công
nghiệp? cho số liệu minh chứng.
137. Theo hiệp định nông nghiệp của WTO, có ba loại hỗ trợ là: hộp vàng; hộp xanh lá cây; hộp
xanh da trời. Hãy giải thích 3 loại hỗ trợ này.
138. Liệt kê 4 khó khăn trong tư thế đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam.

139. Cho 2 ví dụ về hình thức cung cấp dịch vụ qua biên giới.
140. Cho 2 ví dụ về hình thức tiêu dùng dịch vụ ngoài lãnh thổ.
141. Cho 2 ví dụ về hình thức hiện diện thương mại về dịch vụ.
142. Cho 2 ví dụ về hình thức hiện diện thể nhân về dịch vụ.
143. Theo hiệp định nông nghiệp của WTO, các nước có được quyền trợ cấp nông sản không? Minh
chứng.
144. Tại sao các nước giàu thích trợ cấp nông nghiệp, ngược lại các nước nghèo thì ít trợ cấp nông
nghiệp?
145. Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) có tác động như thế nào đến lao động nhập cư lậu
từ Mehico vào Mỹ? giải thích?
146. Trong 5 hình thức liên kết khu vực, APEC thuộc hình thức liên kết kinh tế nào?
13
Chương 7: Mậu dịch ở các nước đang phát triển
147. Tại sao giá càfe nhân tại Buôn Mê Thuộc tăng gấp đôi nhưng ly café tại Long Xuyên vẫn
không tăng (hoặc tăng không đáng kể)?
148. Ví dụ minh họa về đường cung nông sản kém co giãn với giá?
149. Ví dụ minh họa về đường cầu nông sản kém co giãn với giá?
150. So với sản phẩm công nghiệp, chi phí bảo quản nông sản thường cao hay thấp?
151. Giữ mức cung ổn định với cầu nông sản có thể tránh tình trạng “được mùa mất giá hay được
giá mất mùa không”? giải thích?
152. Tự do thương mại có thể chống độc quyền không? Tại sao?
153. Tự do thương mại có thể sử dụng lao động dư thừa không? Tại sao?
154. Tự do thương mại có thể sử dụng lao động hiệu quả/hợp lý hơn không? Tại sao?
155. Tự do thương mại có thể giúp sản xuất và tiêu dùng nội địa tăng lên (Trung Quốc, Ấn Độ)
không? Tại sao?
156. Chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu thường đi cùng với chính sách thương mại tự
do hay bảo hộ?
157. Chiến lược công nghiệp hóa hướng đến xuất khẩu thường đi cùng với chính sách thương mại tự
do hay bảo hộ?
14

×