Tải bản đầy đủ (.ppt) (114 trang)

các lý thuyết về thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.01 MB, 114 trang )

CÁC LÝ THUYẾT VỀ TMQT
David Ricardo
Sinh: 14 tháng 4 năm 1772 (1772-04-14)
London, Anh
Mất: 11 tháng 9 năm 1823 (51 tuổi)
Gloucestershire, Anh
Adam Smith
Sinh: 5 tháng 6[1] 1723 (baptism)
Kirkcaldy, Scotland
Mất: 17 tháng 7 năm 1790 (67 tuổi)
Edinburgh, Scotland
1
Lý thuyết cổ điển về TMQT
Tại sao các nước tham gia hoạt động ngoại thương ?
Sự phân phối nguồn lực giữa các quốc gia là không đồng
đều. Điều này có nghĩa là các quốc gia khác nhau về nguồn
lực kinh tế sẵn có
Việc sản xuất hiệu quả các hàng hoá khác nhau đòi hỏi
công nghệ khác nhau hoặc kết hợp nguồn lực khác nhau.
2
Lý thuyết cổ điển về TMQT
Quan điểm của trường phái trọng thương về
thương mại quốc tế:
Một quốc gia được coi là giàu có và hùng mạnh hơn
nếu như có được càng nhiều vàng bạc.
Ngoại thương phải thực hiện xuất siêu
Nhập khẩu là gánh nặng cho quốc gia
Nhà nước phải hạn chế tối đa nhập khẩu, đồng thời
khuyến khích sản xuất và xuất khẩu thông qua các công
cụ chính sách thương mại như thuế quan, trợ cấp…
3


Lý thuyết cổ điển về TMQT: Lợi thế tuyệt đối
Adam Smith
Lợi thế tuyệt đối là lợi thế đạt được trong trao đổi thương mại quốc tế khi mỗi
quốc gia tập trung chuyên môn hoá vào sản xuất và trao đổi những sản phẩm
có mức chi phí sản xuất thấp hơn hẳn so với các quốc gia khác và thấp hơn
mức chi phí trung bình của quốc tế thì tất cả các quốc gia đều cùng có lợi.
Mô hình đơn giản nhất theo giả định sau:
Thế giới có hai quốc gia và mỗi quốc gia sản xuất hai mặt hàng.
Đồng nhất chi phí sản xuất với tiền lương cá nhân.
Giá cả hoàn toàn do chi phí sản xuất quyết định.
Từ đây rút ra kết luận:
Quá trình trao đổi trên cơ sở lợi thế tuyệt đối làm khối lượng tổng sản phẩm toàn xã
hội tăng lên, làm cho các nguồn lực trong nước được sử dụng một cách có hiệu quả
hơn.
Thương mại quốc tế sẽ tạo điều kiện để phát triển những ngành có lợi thế và thu
hẹp những ngành bất lợi thế, là cơ sở lý luận sau này cho việc chuyển đổi cơ cấu
kinh tế giữa các quốc gia.
4
Lý thuyết cổ điển về TMQT: Lợi thế tuyệt đối
Adam Smith
Ưu điểm :
Khắc phục hạn chế của lý thuyết trọng thương đó là khẳng định cơ
sở tạo ra giá trị là sản xuất chứ không phải là lưu thông.
Chứng minh thương mại đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia.
Tuy nhiên, lý thuyết này có một số điểm bất ổn, chẳng hạn:
Không giải thích được hiện tượng chỗ đứng trong phân công lao
động quốc tế và TMQT sẽ xảy ra như thế nào đối với những nước
không có lợi thế tuyệt dối nào.
Coi lao động là yếu tố sản xuất duy nhất tạo ra giá trị,là đồng nhất
và được sử dụng với tỉ lệ như nhau trong tất cả các loại hàng hoá.

5
Lý thuyết cổ điển về TMQT: Lợi thế so sánh
David Ricardo
Lợi thế so sánh là một nguyên tắc trong kinh tế học phát biểu rằng mỗi
quốc gia sẽ được lợi khi nó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu
những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp
(hay tương đối có hiệu quả hơn các nước khác); ngược lại, mỗi quốc
gia sẽ được lợi nếu nó nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản
xuất với chi phí tương đối cao (hay tương đối không hiệu quả bằng
các nước khác).
Nguyên tắc lợi thế so sánh cho rằng một nước có thể thu được lợi từ
thương mại bất kể nó tuyệt đối có hiệu quả hơn hay tuyệt đối không
hiệu quả bằng các nước khác trong việc sản xuất mọi hàng hóa.
Nguyên tắc lợi thế so sánh là khái niệm trọng yếu trong nghiên cứu
thương mại quốc tế. Nhà kinh tế học được giải thưởng Nobel năm
1970 Paul Samuelson đã viết: "Mặc dù có những hạn chế, lý thuyết lợi
thế so sánh vẫn là một trong những chân lý sâu sắc nhất của mọi môn
kinh tế học. Các quốc gia không quan tâm đến lợi thế so sánh đều
phải trả một cái giá rất đắt bằng mức sống và tăng trưởng kinh tế của
chính mình."
6
Lý thuyết cổ điển về TMQT: Lợi thế so sánh
David Ricardo
Mở rộng phân tích lợi thế so sánh cho nhiều hàng hóa và nhiều quốc
gia
Trường hợp có nhiều hàng hoá với chi phí không đổi và có hai
quốc gia thì lợi thế so sánh của từng hàng hoá sẽ được sắp xếp
theo thứ tự ưu tiên từ hàng hoá có lợi thế so sánh cao nhất đến
hàng hoá có lợi thế so sánh thấp nhất.
Trường hợp có nhiều nước thì có thể gộp chung tất cả các nước

khác thành một nước gọi là phần còn lại của thế giới và những
phân tích trên vẫn giữ nguyên tính đúng đắn của nó.
Lợi thế so sánh không những áp dụng trong trường hợp thương
mại quốc tế mà còn có thể áp dụng cho các vùng trong một quốc
gia một cách hoàn toàn tương tự.
7
Can thiệp của Chính phủ và Lợi thế so sánh
trong TMQT
Quá trình thương mại quốc tế sẽ diễn ra và tất cả
các thành viên tham gia đều tiết kiệm được chi phí
sản xuất khi từng nước tập trung nguồn lực vào
sản xuất các ngành hàng mà họ có chi phí "tương
đối" thấp hơn.
Một điểm chung thống nhất giữa Adam Smith và
David Ricardo là đều ủng hộ cơ chế thị trường tự
do và giảm thiểu can thiệp của Chính phủ trong
điều tiết thương mại quốc tế.
8
Can thiệp của Chính phủ và Lợi thế so sánh
trong TMQT
Kinh tế học Tân cổ điển (thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX)
coi thị trường là công cụ điều tiết hiệu quả nhất để tối đa
hóa lợi ích của người sản xuất (lợi nhuận) và người tiêu
dùng (độ thoả dụng) thông qua điểm cân bằng giá trên thị
trường.
Can thiệp của Chính phủ sẽ làm lệch lạc tín hiệu giá trên
thị trường và làm cho nguồn lực sản xuất không được phân
bổ theo cách hiệu quả nhất
9
Can thiệp của Chính phủ và Lợi thế so sánh

trong TMQT
Trường phái Kinh tế học phát triển (Raul Prebisch
và Hans Singer ):
Lợi thế so sánh của các nước đang phát triển là hàng
hóa nông sản và lợi thế so sánh của các nước phát triển
là hàng hóa công nghiệp
Nếu nền kinh tế thế giới chuyên môn hóa theo lợi thế so
sánh, về dài hạn, lợi ích của các nước đang phát triển sẽ
giảm dần và thậm chí có thể bằng không
10
Can thiệp của Chính phủ và Lợi thế so sánh
trong TMQT
Nguyên nhân:

Việc giá hàng hóa nông sản liên tục giảm sẽ làm cho
lợi thế so sánh ban đầu của các nước đang phát triển
trong dài hạn sẽ mất đi

Chính sách bảo hộ CN không hợp lý
11
Lý thuyết tân cổ điển về TMQT
Lý thuyết chi phí cơ hội:
Theo nhà kinh tế học Gottfield Harberler, chi phí cơ
hội của mặt hàng X là số lượng mặt hàng Y cần
được cắt giảm để sản xuất thêm một đơn vị hàng
hóa X. Xét hai quốc gia thì quốc gia nào có chi phí
cơ hội của X thấp hơn sẽ có lợi thế so sánh về mặt
hàng này. Về thực chất, chi phí cơ hội chỉ là cách
phát biểu khác của giá cả tương quan
Ưu, nhược điểm của lý thuyết và vận dụng vào thực

tiễn.
12
Lý thuyết tân cổ điển về TMQT
Lý thuyết Nguồn lực sản xuất vốn có ( Lý thuyết H – O ):
Câu hỏi mà Heckscher và Ohlin muốn trả lời là "Tại sao năng suất lao
động lại khác nhau giữa các nước?".
Theo Ricardo thì lý do là công nghệ sản xuất ở các nước là khác nhau.
Tuy nhiên, Heckscher và Ohlin lại cho rằng nguyên nhân là ở chổ các
quốc gia có sự khác nhau về mức độ trang bị, cũng như về mức độ sử
dụng các yếu tố sản xuất. Cụ thể là, các quốc gia được trang bị với
mức độ khác nhau các yếu tố như đất đai, lao động, vốn và tài nguyên
thiên nhiên, và điều này dẫn đến sự hình thành lợi thế so sánh
13
Một số khái niệm
Sản phẩm thâm dụng (Intensive Product)

Sản phẩm thâm dụng lao động (Labor Intensive
Product): là sản phẩm sử dụng nhiều (một cách
tương đối) lao động so với các yếu tố SX khác.

Sản phẩm thâm dụng vốn (Capital Intensive
Product): là sản phẩm sử dụng nhiều (một cách
tương đối) vốn so với các yếu tố SX khác.
14
Lý thuyết Nguồn lực sản xuất vốn có
Yếu tố dư thừa:
Một quốc gia được coi là dồi dào tương đối về lao động
(hay về vốn) nếu tỷ lệ giữa tổng lượng lao động (hay
tổng lượng vốn) và các yếu tố sản xuất khác của quốc
gia đó lớn hơn tỷ lệ tương ứng của các quốc gia khác.

15
Lý thuyết hiện đại về TMQT
Thương mại dựa trên hiệu suất tăng dần theo
quy mô
Đối với những nước có điều kiện sản xuất giống nhau,
một trong những lý do quan trọng dẫn đến trao đổi
thương mại quốc tế là tính hiệu quả tăng dần theo quy
mô.
Sản xuất được coi là có hiệu quả nhất khi được tổ chức
trên qui mô lớn. Lúc đó, một sự gia tăng đầu vào với tỷ
lệ nào đó sẽ dẫn đến sự gia tăng đầu ra với tỷ lệ cao
hơn
16
Lý thuyết hiện đại về TMQT
Thương mại dựa trên yếu tố công nghệ
Lý thuyết trên có thể giải thích cho hai dạng thương mại.
Thứ nhất, nếu cả hai quốc gia đều có tiềm năng công nghệ như
nhau thì vẫn có thể hình thành thương mại, bởi vì phát minh sáng
chế trong chừng mực nào đó sẽ đối lại được trò tiên phong của
nước kia trong một lĩnh vực khác. Dạng thương mại này thường
diễn ra giữa các nước phát triển.
Dạng thương mại thứ hai được hình thành khi một nước tỏ ra năng
động hơn về công nghệ so với nước kia. Khi đó, nước thứ nhất
thường xuất khẩu những mặt hàng mới và phức tạp để đổi lấy
những mặt hàng đã chuẩn hóa từ nước thứ hai.
17
Lý thuyết hiện đại về TMQT
Lý thuyết thương mại liên quan đến cầu
Cách tiếp cận thứ nhất cho rằng, các dạng biến tướng
khác nhau của cùng một loại sản phẩm đòi hỏi tỷ lệ các

yếu tố sản xuất dùng để sản xuất ra chúng là khác nhau.
Cách tiếp cận thứ hai gắn liền sự phân hóa sản phẩm
với hiệu suất tăng dần theo quy mô. Cách thức hiệu quả
nhất để cung cấp các dạng biến tướng của sản phẩm là
thực hiện chuyên môn hóa sản xuất từng dạng biến
tướng và sau đó tiến hành trao đổi.
18
Diễn đàn kinh tế thế giới WEF sử dụng
tám nhóm yếu tố chủ yếu:
Mức độ mở cửa hay mức độ hội nhập
Sự phát triển của thể chế kinh tế thị trường
Công nghệ
Kết cấu hạ tầng
Lao động
Quản lý doanh nghiệp
Chính phủ
Thể chế
19
Bảy hình thức thể hiện sự giàu có của một dân tộc
Văn hoá
Nhân lực
Thể chế
Tài chính
Công trình người tạo ra
Tài nguyên thiên nhiên
Xã hộiVật thể
Tri thức
20
CHƯƠNG 1
Các Yếu Tố Cơ Bản

Trong Kinh Tế Học
21
Kinh tế là gì? Thuật ngữ "kinh tế" bắt
nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là
"một người biết cách quản lý gia đình
của họ"
22
Kinh tế học là khoa học nghiên cứu
về cách thức phương pháp các xã hội
loài người sử dụng, quản lý và sử
dụng các nguồn tài nguyên hữu hạn
23
Xã hội này có rất nhiều tài nguyên: nước, rừng, dầu
mỏ, nhân lực, chất xám kinh tế học nghiên cứu
cách làm sao kết hợp, bố trí, quản lý các nguồn tài
nguyên này một cách hiệu quả nhất để đạt được mức
cực đại (maximize) về lợi ích, hạnh phúc của con
người.
24
Làm cho con người đạt được hạnh phúc ở
đây có nhiều ý nghĩa, nhiều chiều sâu. Nó
không đơn giản chỉ là tạo ra nhiều của cả vật
chất nhất cho xã hội như nhiều người thường
hiểu. Nó còn liên quan đến sự công bằng, sự
phát triển bền vững sau này.
25

×