Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề tài "Lợi thế so sánh và các lý thuyết về thương mại quốc tế "

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.17 KB, 4 trang )

Lợi thế so sánh và các lý thuyết về
thương mại quốc tế
Tóm tắt: Bài viết này nhằm giới thiệu về lý thuyết cơ bản trong thương mại quốc tế
và nếu có thể giới thiệu một số những phát triển trong lý thuyết thương mại quốc
tế cũng như phân tích một số kết quả thực nghiệm.

Lời dẫn
Có thể nói hầu hết mối quan hệ trong xã hội đều bắt nguồn từ «kinh tế»
(1)
, thực ra
nghĩa của từ «kinh tế» ở đây có thế không phù hợp lắm nếu chúng ta xem định
nghĩa về kinh tế học
(2)
. Có thể nói chính những lợi ích về kinh tế đã thúc đẩy cho
cả xã hội tiến lên, thúc đẩy phân công lao động, chuyên môn hóa và trao đổi. Bài
viết này không nhằm mục đích chứng minh mệnh đề trên, nếu có thể xin được giới
thiệu cuốn
sách của anh Hoàng
(3)
, các bạn sẽ có một bức tranh sinh động về các
mối quan hệ «kinh tế» của Việt-Nam.
Xin được đưa ra đây một vài con số khá ấn tượng về sự phát triển của trao đổi –
thương mại trong một
thế giới chưa «phẳng» hiện nay.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy tốc độ phát triển của sản lượng
xuất khẩu gấp
trung bình 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP của thế giới trong giai đoạn 1994 – 2004.
Vậy chúng ta tự hỏi:
Thương mại quốc tế mang lại cho chúng ta những lợi ích
gì?Tầm quan trọng của nó đối với mỗi quốc gia và những nguồn lực nào thúc đẩy
sự phát triển của thương mại quốc tế như ngày nay?



Bảng 1: Tốc độ phát triển % (sản lượng) của thương mại quốc tế và tổng sản
lượng thế giới
Nguồn : WTO, World Trade Report 2005, p.1

Nhân dịp Việt-Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), chúng ta sẽ
khảo sát một chút lý thuyết thương mại quốc tế.
Phần I: 3 quy tắc vàng của thương mại quốc tế.
1. Lợi ích trong trao đổi đến từ nhập khẩu
Quy tắc này xem chừng hơi ngược lại những suy nghĩ ban đầu của chúng ta về
thương mại. Một quốc gia nếu xuất khẩu nhiều thì mới có lợi chứ nhập khẩu thì có
lợi ích ở chỗ nào ? Điều này có thể được làm rõ bởi một hình ảnh đơn giản, nếu
một cá nhân « xuất khẩu » lao động của anh ta để có một thu nhập và nhờ thu nhập
này sẽ nhập khẩu về những thứ anh ta mong muốn từ «phần còn lại của thế giới»
như ô tô, máy tính, etc. Và vì để thỏa mãn những nhu cầu này mà anh ta « xuất
khẩu » lao động của mình, vậy lợi ích đến từ những thứ mà ta có thể nhập khẩu, và
thường thì ta xuất khẩu để trang trải cho những thứ mà ta muốn nhập. Tất nhiên,
chúng ta có thể phân tích một cách chuẩn tắc hơn về quy tắc này thông qua một
mô hình cân bằng từng phần khá đơn giản thông qua 2 đồ thị sau
(4)
.

Hình 1 : Lợi ích của trao đổi
Ghi chú : : Cung – (Cầu) hàng hóa 1 – (2) của phần còn lại thế giới
Có thể nói trong con mắt «kinh tế» thì những lợi ích của thương mại quốc tế đến
từ nhập khẩu, và thương mại quốc tế được xem là một cuộc chơi đôi bên cùng có
lợi. Muốn tìm hiểu làm thế nào chúng ta có thể không thiệt thòi khi tham gia vào
thương mại quốc tế? Xin mời xem tiếp quy tắc vàng thứ hai!
Chú thích:
(1) Có thể bạn cho rằng đó là « thông tin » chứ không phải « kinh tế »

(2) Của Paul Samuelson chả hạn !
(3) Xem VƯƠNG, Q. H. (2007): Văn Minh Làm Giàu & Nguồn Gốc Của Cải. Hà
nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
(4) Các bạn thử phân tích nhé, có thể tham khảo MESSERLIN, P. A. (1998):
Commerce International. Paris: Presses Universitaires de France. hoặc CAVES,
R. E., et al. (1996): World Trade and Payements: An Introduction. New York:
Harper Collins.

Tài liệu tham khảo:
1. CAVES, R. E., et al. (1996): World Trade and Payements: An Introduction.
New York: Harper Collins.
2. MESSERLIN, P. A. (1998): Commerce International. Paris: Presses
Universitaires de France.
3. VƯƠNG, Q. H. (2007): Văn Minh Làm Giàu & Nguồn Gốc Của Cải. Hà
nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

×