Tải bản đầy đủ (.ppt) (55 trang)

chương 8 pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.94 KB, 55 trang )

CHƯƠNG 8
PHÁP LUẬT
VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
Thursday, July 3,
2014
2

SỐ TIẾT HỌC: 3
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
BỘ LUẬT
TỐ TỤNG DÂN SỰ
PHÁP LỆNH
TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
Thursday, July 3,
2014
3
NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH:

Khái niệm tranh chấp kinh doanh, thương
mại

Đặc điểm tranh chấp kinh doanh, thương mại

Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh
doanh, thương mại:

Thương lượng

Hòa giải


Trọng tài thương mại

Tòa án
Thursday, July 3,
2014
4
1. KHÁI NIỆM TRANH CHẤP KINH
DOANH, THƯƠNG MẠI
Từ ngày Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu
lực thi hành (01/01/2005) thuật ngữ “Tranh
chấp kinh tế” được thay thế bằng “Tranh
chấp kinh doanh, thương mại”.
Tranh chấp kinh doanh, thương mại là
những xung đột chủ yếu về quyền và nghĩa
vụ liên quan đến lợi ích kinh tế phát sinh
giữa các thương nhân trong hoạt động kinh
doanh, thương mại.
Thursday, July 3,
2014
5
KHÁI NIỆM KINH DOANH

Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một,
một số hoặc tất cả các công đoạn của quá
trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản
phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị
trường nhằm mục đích sinh lợi.
KHÁI NIỆM THƯƠNG MẠI

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm

mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng
hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến
thương mại và các hoạt động nhằm mục
đích sinh lợi khác.
Thursday, July 3,
2014
6
Có thể khái quát tranh chấp trong hoạt
động kinh doanh, thương mại như sau:
Tranh chấp trong hoạt động kinh
doanh – thương mại là những mâu thuẫn
phát sinh giữa các chủ thể kinh doanh do
không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.
Thursday, July 3,
2014
7
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRANH CHẤP KINH
DOANH, THƯƠNG MẠI
+ Tranh chấp phát sinh trực tiếp từ các
quan hệ kinh doanh, thương mại.
+ Các bên tranh chấp là thương nhân.
+ Giải quyết tranh chấp do các bên
tranh chấp tự định đoạt.
+ Tranh chấp mang yếu tố vật chất và
có giá trị lớn.
Thursday, July 3,
2014
8
3. CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT

TRANH CHẤP KINH DOANH – THƯƠNG
MẠI
- Thương lượng
- Hòa giải
-
Trọng tài thương mại
-
Tòa án nhân dân
Thursday, July 3,
2014
9
3.1. THƯƠNG LƯỢNG
Là việc các bên tranh chấp cùng nhau
bàn bạc và đi đến thỏa thuận một biện pháp
giải quyết tranh chấp mà không cần đến sự tác
động hay giúp đỡ của người thứ ba.
Thỏa thuận này là sự thống nhất ý chí
của các bên, các bên có nghĩa vụ phải thực
hiện.
Thursday, July 3,
2014
10
3.1.1. Ưu điểm của thương lượng:
- Nhanh chóng, đơn giản không bị
ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý;
- Không tốn phí;
- Không làm phương hại đến quan hệ
hợp tác vốn có giữa các bên;
- Giữ được bí mật kinh doanh của các
bên.

Thursday, July 3,
2014
11
3.1.2. Hạn chế của thương lượng :
- Kết quả của thương lượng phụ thuộc
vào sự thiện chí, hợp tác của các bên.
- Kết quả thương lượng không được
đảm bảo bằng cơ chế pháp lý mang tính
bắt buộc, mà phụ thuộc vào sự tự nguyện
thi hành của các bên.
Thursday, July 3,
2014
12
Pháp luật Việt Nam qui định các bên
trước hết phải tiến hành thương lượng, sau
đó mới được tiến hành các hình thức giải
quyết khác.
Thursday, July 3,
2014
13
3.2. HÒA GIẢI
Hòa giải là hình thức giải quyết tranh
chấp thông qua vai trò trung gian của bên
thứ ba, hỗ trợ hoặc thuyết phục các bên
tranh chấp trong việc tìm kiếm giải pháp
nhằm giải quyết mâu thuẫn trong kinh
doanh.
Bên trung gian không đưa ra bất kỳ
quyết định nào mà chỉ hỗ trợ các bên tìm ra
giải pháp hoặc đề nghị các giải pháp và

thuyết phục các bên lựa chọn.
Thursday, July 3,
2014
14
Trung gian hòa giải không ở vị trí xung
đột lợi ích đối với các bên hoặc không có
những lợi ích gắn liền với lợi ích của một
trong các bên.
Trung gian hoà giải không phải là đại
diện bất kỳ của bên nào và cũng không có
quyền quyết định, phán xét như một trọng
tài Ad-hoc (trọng tài vụ việc).
Thursday, July 3,
2014
15
3.2.1. Ưu điểm của hòa giải:
- Đơn giản, linh hoạt, hiệu quả và ít tốn
kém;
- Có sự tham gia của người thứ ba -
trung gian hòa giải có kinh nghiệm, am hiểu
lĩnh vực và vấn đề đang tranh chấp, có uy
tín đối với các bên;
- Kết quả hòa giải được ghi nhận và
chứng kiến bởi người thứ ba nên mức độ
tuân thủ các cam kết đã đạt được trong quá
trình hòa giải cao.
Thursday, July 3,
2014
16
3.2.2. Hạn chế của hòa giải :

- Kết quả hòa giải vẫn phụ thuộc vào
thiện chí của các bên và sự tự nguyện thi
hành của mỗi bên.
- Do có sự tham gia của trung gian
trong quá trình hòa giải nên uy tín cũng như
bí mật kinh doanh của các bên bị ảnh
hưởng.
- Chi phí tốn kém hơn thương lượng vì
phải trả khoản dịch vụ cho trung gian hòa
giải.
Thursday, July 3,
2014
17
3.3. TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
3.3.1. Khái niệm
Là phương thức giải quyết tranh chấp
phát sinh trong hoạt động thương mại được
các bên thoả thuận và được tiến hành theo
trình tự, thủ tục tố tụng do Pháp lệnh trọng
tài thương mại qui định.
Thursday, July 3,
2014
18
3.3.2. Điều kiện giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài thương mại
Tranh chấp được giải quyết bằng trọng
tài thương mại, nếu trước hoặc sau khi xảy
ra tranh chấp các bên có thoả thuận trọng
tài.
Thỏa thuận trọng tài có thể được ghi

trong hợp đồng hoặc bằng văn bản riêng.
Thursday, July 3,
2014
19
3.3.3. Đặc điểm trọng tài thương mại
- Trọng tài thương mại là một tổ chức
phi chính phủ (không hưởng Ngân sách
Nhà nước), hoạt động theo quy định của
pháp luật và quy chế Trọng tài.
- Cơ chế giải quyết tranh chấp bằng
Trọng tài thương mại là sự kết hợp giữa hai
yếu tố thoả thuận và tài phán.
Thursday, July 3,
2014
20
- Hình thức giải quyết tranh chấp bằng
Trọng tài đảm bảo quyền tự do định đoạt
của các đương sự cao hơn so với giải quyết
tranh chấp bằng Toà án. Vì:
+ Các đương sự có quyền lựa chọn
Trọng tài viên.
+ Các đương sự có quyền lựa chọn địa
điểm giải quyết tranh chấp.
+ Các đương sự có quyền lựa chọn quy
tắc tố tụng.
+ Các đương sự có quyền lựa chọn
Luật áp dụng giải quyết tranh chấp.
Thursday, July 3,
2014
21

- Phán quyết của Trọng tài là chung
thẩm.
- Toà án đảm bảo việc thực thi các
quyết định của Trọng tài thông qua trình tự
công nhận và cho thi hành quyết định trọng
tài.
- Trọng tài thương mại tồn tại dưới hai
dạng:
+ Trọng tài vụ việc (còn gọi là Ad-hoc)
+ Trọng tài thường trực (còn gọi là quy
chế).
Thursday, July 3,
2014
22
Trọng tài vụ việc (Ad-hoc):
- Được thành lập để giải quyết tranh
chấp cụ thể và tự giải thể khi giải quyết
xong tranh chấp.
- Không có trụ sở, không có bộ máy
giúp việc, không lệ thuộc vào bất cứ một
quy tắc xét xử nào.
- Các bên khi yêu cầu Trọng tài Ad-hoc
giải quyết có quyền lựa chọn thủ tục, các
phương thức tiến hành tố tụng.
Thursday, July 3,
2014
23
Trọng tài thường trực (quy chế):
- Là trọng tài có hình thức tổ chức, có
trụ sở ổn định, có danh sách Trọng tài viên,

và hoạt động theo Điều lệ riêng.
- Phần lớn các tổ chức Trọng tài lớn,
có uy tín trên thế giới đều được thành lập
theo mô hình này dưới các tên gọi như:
Trung tâm trọng tài, Uỷ ban trọng tài, Viện
trọng tài, Hội đồng trọng tài quốc gia và
quốc tế.
Thursday, July 3,
2014
24
QUY TRÌNH TỐ TỤNG TRỌNG TÀI
KHỞI KIỆN
THÀNH LẬP
HỘI ĐỒNG
TRỌNG TÀI
PHIÊN HỌP
GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP
QUYẾT ĐỊNH TRỌNG TÀI
THI HÀNH
QUYẾT ĐỊNH
TRỌNG TÀI
Thursday, July 3,
2014
25
Thành lập hội đồng trọng tài
Nguyên đơn
Bị đơn
Trọng tài viên 1 Trọng tài viên 3 Trọng tài viên 2

×