Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

trách nhiệm hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.53 KB, 3 trang )

Thứ nhất : Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm pháp lý đặt ra
đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính.
Để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với tổ chức, cá nhân
nào đó thì cần phải xác định được cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp
lý để làm căn cứ cho việc truy cứu. Về cơ sở thực tiễn thì trách
nhiệm pháp lý chỉ đặt ra đối với những chủ thể thực hiện hành vi vi
phạm pháp luật. Về cơ sở pháp lý, đó là những quy định của pháp
luật hiện hành có liên quan đến vi phạm pháp luật đó về thẩm
quyền, trình tự, thủ tục để giải quyết các vụ việc đó. Vì thế, để tiến
hành truy cứu trách nhiệm hành chính đối với tổ chức, cá nhân thì
cần phải xác định cụ thể họ có thực hiện việc vi phạm hành chính
trên thực tế hay không. Trách nhiệm hành chính không được đặt
ra đối với tổ chức, cá nhân không vi phạm hành chính. Truy cứu
trách nhiệm hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành
chính về bản chất là việc áp dụng các hình thức, biện pháp xử
phạt hành chính đối với tổ chức, cá nhân đó.
Người có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hành chính sẽ ra
quyết định buộc các chủ thể bị truy cứu trách nhiệm hành chính
phải thực hiện các biện pháp chế tài hành chính, đó là những biện
pháp buộc những đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hành chính
phải chịu những hạn chế về quyền tài sản hoặc tự do.
Từ sự phân tích trên ta có thể hiểu: Một người chỉ bị truy
cứu trách nhiệm hành chính khi có đầy đủ cơ sở để chứng minh
được họ đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính và biện pháp
chế tài hành chính áp dụng đối với họ phải có mục đích phạt vi
phạm.
Có thể thấy được rằng vi phạm hành chính chỉ là cơ sở
chung để truy cứu trách nhiệm hành chính đối với tổ chức, cá
nhân vi phạm. Vấn đề là tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính có
bị truy cứu trách nhiệm hành chính trên thực tế hay không còn phụ
thuộc vào việc thực hiện nhiều quy định pháp luật khác có liên


quan. Ví dụ: Căn cứ vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì
tổ chức và cá nhân đã thực hiện vi phạm hành chính, nhưng vi
phạm hành chính đó đã hết thời hiệu xử phạt theo quy định của
pháp luật, do đó, trách nhiệm hành chính cũng sẽ không đặt ra đối
với họ trong trường hợp này.
Việc xác định cụ thể chủ thể vi phạm hành chính (tổ chức,
cá nhân) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần giúp ta có thể
phân biệt được trách nhiệm hành chính với trách nhiệm hình sự
(cá nhân thực hiện hành vi phạm tội).
Thứ hai: Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm pháp lý của
tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trước nhà nước.
Đó là việc tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính đã xâm
phạm đến trật tự quản lý nhà nước do Nhà nước thiết lập. Vì thế,
Nhà nước buộc các tổ chức, cá nhân trên phải gánh chịu những
hậu quả pháp lý bất lợi để bảo vệ trật tự quản lý hành chính nhà
nướcmà mình đã thiết lập. Việc thực hiện biện pháp chế tài của
các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính là trách nhiệm của họ
trước Nhà nước chứ không phải trước các chủ thể khác. Từ đặc
điểm này mà ta có thể phân biệt được trách nhiệm hành chính với
trách nhiệm dân sự (Vì trong trách nhiệm dân sự, việc phải thực
hiện các biện pháp chế tài của tổ chức, cá nhân bị truy cứu trách
nhiệm dân sự là nghĩa vụ của họ trước một tổ chức hay cá nhân
cụ thể có quyền và lợi ích bị xâm hại, Nhà nước chỉ là chủ thể có
vai trò đảm bảo việc thực hiện đầy đủ các biện pháp chế tài dân
sự của bên vi phạm đối bên bị vi phạm).
Thứ ba: Việc truy cứu trách nhiệm hành chính phải được
thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật hành chính.
Cụ thể: Pháp luật hành chính của nước ta đã quy định cụ
thể những người có thẩm quyền thực hiện hoạt động truy cứu
trách nhiệm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành

chính. Hiện nay, thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hành chính
được trao cho nhiều cơ quan tổ chức khác nhau, nhưng những
người được trao thẩm quyền này trước hết và chủ yếu vẫn là
những người có thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước trong
hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Bên cạnh đó, trong một
số trường hợp đặc biệt, thẩm quyền trên cũng được trao cho
Thẩm phán Toà án nhân dân và Chấp hành viên của cơ quan thi
hành án dân sự.
Ngoài ra, quá trình truy cứu trách nhiệm hành chính phải
đảm bảo lựa chọn và áp dụng đúng pháp luật các biện pháp chế
tài hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính.
Truy cứu trách nhiệm hành chính phải được tiến hành theo
thủ tục hành chính do pháp luật hành chính quy định . Khi tiến
hành việc truy cứu trách nhiệm hành chính, các chủ thể có thẩm
quyền bắt buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về thủ tục
do pháp luật đặt ra, chẳng hạn: Người có thẩm quyền truy cứu
trách nhiệm hành chính phải thực hiện các công việc theo đúng
trình tự về thời gian, không gian của sự việc…Như vậy thì mới
đảm bảo việc có đầy đủ căn cứ cần thiết để tiến hành truy cứu
trách nhiệm hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành
chính một cách nhanh chóng, kịp thời trong thời hạn pháp luật quy
định nhưng vẫn đạt hiệu quả cao.
Công dân: . Năng lực chủ thể xuất hiện từ khi sinh ra.
Năng lực hành vi: đến một độ tuổi nhất định, ngoài ra còn phụ thuộc vào trình độ, sức
khỏe.
Người nước ngoài, người không có quốc tịch: có thể trở thành chủ thể QHPL theo các
điều kiện áp dụng cho công dân Việt Nam. Tuy nhiên, trong 1 số lĩnh vực, năng lực
chủ thể của người nước ngoài và người không có quốc tịch bị hạn chế hoặc trong
trường hợp cá biệt được mở rộng hơn

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×