Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Một số biện pháp huy động học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.71 KB, 14 trang )

1. Lời nói đầu :
Dân tộc ta có truyền thống hiếu học. Thế hệ đi truớc luôn chăm bồi dìu
dắt thế hệ sau; thế hệ sau kế thừa và phát huy những thành tựu, kinh nghiệm
của thế hệ trước, trên tinh thần “Con hơn cha, trò hơn thầy”.
Từ “máu lửa” của cuộc đời nô lệ, đói nghèo lạc hậu, đất nước Việt Nam
đã “rũ bùn đứng dậy” bằng chính đôi bàn tay và khối óc của mình, nhân dân
ta đã nhận thức sâu sắc rằng: “Muốn có độc lập tự do, dân giàu nước mạnh,
xã hội công bằng văn minh” thì phải chăm lo việc học hành cho cháu con. Coi
đó là “cái gốc” của nước nhà như Quang Trung đã từng nói:
Dựng nước lấy việc học làm đầu
Giữ nước lấy nhân tài làm trọng.
Do vậy, thực hiện cuộc vận động toàn dân đưa trẻ em đến trường và
duy trì sĩ số học sinh của nhà trường là công việc hết sức quan trọng của công
tác giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Huy động tốt học sinh ra lớp là tích cực
góp phần nâng cao dân trí, là làm việc “tạo nguồn” cho tương lai. Đây là hai
công việc có mối quan hệ hữu cơ, có tính chiến lược lâu dài, cần phải được
thực hiện một cách có hiệu quả. Qua đó góp phần thực hiện chủ trương của
Đảng ta: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”.
Trong những năm qua, Trường THCS Mỹ Thuận đã nỗ lực thực hiện
công tác huy động học sinh ra học các lớp chính quy cũng như các lớp phổ
cập, đồng thời áp dụng nhiều biện pháp để duy trì sĩ số học sinh một cách có
hiệu quả. Với mục tiêu sẽ cùng cả tỉnh duy trì đạt chuẩn công tác
PCGD.THCS trong năm 2009 và những năm tiếp theo.
Tuy nhiên, Mỹ Thuận là một xã nông nghiệp, nhận thức của nhân dân
về học vấn chưa cao. Các điều kiện phát triển sự nghiệp giáo dục chưa thật
thuận lợi. Số học sinh có nguy cơ bỏ học vẫn còn cao. Vậy nên việc nghiên
cứu các biện pháp nhằm huy động tối đa học sinh đến trường vẫn luôn là một
yêu cầu cấp bách.
1
Nhằm góp thêm ý kiến về vấn đề này, tôi mạnh dạn trình bày đề tài:
“Một số biện pháp huy động học sinh THCS ra lớp ở trường THCS Mỹ Thuận


xã Mỹ Thuận, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang”.
Biện pháp huy động học sinh ra lớp là vấn đề vốn mang tính thời sự ở
nhiều nơi. Tuy nhiên hầu như chưa có những tài liệu đề cập riêng biệt về vấn
đề này. Trái lại ở mỗi vùng đất có những đặc điểm, đặc thù khác nhau; đòi hỏi
phải có những biện pháp khác nhau phù hợp với điều kiện ở địa phương. Đây
là vấn đề đã được nhiều văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện. Trong đó chủ
yếu là Luật phổ cập, Luật Giáo dục, các văn bản của Quốc hội, của Bộ Giáo
dục và giáo dục trẻ em
Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài là ở trường THCS Mỹ Thuận
huyện Hòn Đất trong các năm học : 2007-2008, 2008-2009.
2. Thực trạng :
Trường THCS Mỹ Thuận huyện Hòn Đất gồm 11 lớp với 400 học sinh.
Đội ngũ CBGV của nhà trường gồm 28 người. Trong đó tỷ lệ đạt chuẩn 26
người đạt 92,86%
Trường gồm 15 phòng học trong đó 11 phòng dành cho học tập 4 phòng
dành cho : ban giám hiệu, phòng hội đồng, phòng thiết bị và phòng thư viện.
Nhìn chung CSVC cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy học. Song so với yêu cầu
chung thì nhà trường vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định đang trên
đường hướng đến đạt chuẩn quốc gia.
Trường huy động học sinh chủ yếu các ấp của xã và ấp Hiệp Tân thuộc
xã Mỹ Hiệp Sơn. Trong năm học : 2005-2006; 2006-2007 công tác huy động
học sinh của trường thường chỉ đạt mức 90% – 91%. Hàng năm tỷ lệ bỏ học
chiếm trung bình từ 9% - 10%. Thực trạng trên đòi hỏi nhà trường phải áp
dụng nhiều biện pháp để tăng cường công tác huy động học sinh đồng thời
giảm tỷ lệ học sinh bỏ học trong năm học.
2
Nguyên nhân học sinh bỏ học hoặc không đi học chủ yếu là do:
- Địa bàn trường rộng lại thuộc vùng nông thôn với địa hình kinh rạch
chằng chịt, đường đi một số tuyến còn gặp khó khăn nhất là vào mùa mưa lũ.
Một số học sinh thuộc các tuyến kinh : kinh 5, kinh 6, kinh 7 thuộc ấp

Nguyễn Văn Hanh; kinh Quãng Tống, kinh 1, kinh 0 thuộc ấp Sơn Thuận;
kinh 3, kinh 4 thuộc ấp Mỹ Tân nằm cách xa trường mà đi lại chủ yếu là
đường đồng nên dẫn đến nguy cơ đi học trễ so với lứa tuổi và khi được ra lớp
là có nguy cơ bỏ học giữa chừng do đường xá đi lại phức tạp.
- Đại bộ phận nhân dân ở nông thôn chưa thực sự quan tâm việc học
hành của con cái. Một số người còn động viên con họ nghỉ học để ở nhà phụ
tiếp việc gia đình. Không ít người cho rằng chỉ cần con cái họ biết đọc, biết
viết bởi họ không tin việc học tập sẽ có thể giúp cho con cái họ có cuộc sống
ổn định sau này.
- Ý thức, động cơ, thái độ học tập của học sinh ở vùng nông thôn còn
thấp. Một bộ phận ham chơi, không thích học tập.
- Một số em do học yếu, mất căn bản, xấu hổ, mặc cảm. Vào lớp bị thầy
cô la rầy, các bạn chê cười, đối xử thiếu thân thiện nên nghỉ học, bỏ học.
- Ham các trò chơi như bi da, điện tử, game… quên học tập. Nói dối cha
mẹ là đi học nhưng thực chất thì không đến trường.
- Do hoàn cảnh gia đình bất hòa bố mẹ không hạnh phúc thiếu quan
tâm kiểm tra việc học hành của con cái.
Những nguyên nhân mang tính chuyên môn là:
- Giáo viên chủ nhiệm chưa thực hiện hết vai trò trách nhiệm, thiếu
động viên nhắc nhở học sinh.
- Một số giáo viên chưa gần gũi, giúp đỡ học sinh thậm chí còn có thái
độ thiếu thiện cảm với học sinh làm cho nhiều em có mặc cảm, chán học.
3
- Trong giảng dạy, một số giáo viên còn quá khắt khe với học sinh,
giảng dạy theo lối mòn, khó hiểu. Trong khi đó thì lúc ra đề kiểm tra lại đánh
đố, cho chấm điểm gắt gỏng làm cho học sinh cảm thấy khó khăn trong học
tập sinh ra nản mà bỏ học.
Tìm hiểu được nguyên nhân tôi đề ra những biện pháp thực hiện như
sau :
3. Giải pháp và kết quả :

3.1. Giải pháp :
3.1 .1 Thành lập Ban vận động học sinh ra lớp :
Hiệu trưởng vừa là thành viên Ban chỉ đạo, vừa là người thực hiện ở
tuyến cơ sở. Do đó Hiệu trưởng có vai trò hết sức quan trọng, phải ý thức đầy
đủ ý nghĩa của vấn đề huy động trẻ em đến trường và duy trì sĩ số là hai công
việc phải tiến hành song song có quan hệ nhân quả. Muốn làm được công tác
này hiệu trưởng phải tập trung vào các khâu sau:
- Quán triệt các văn bản chỉ đạo của các cấp, các ngành. Với vai trò của
người thực hiện nếu không nắm bắt được mục tiêu ý nghĩa công việc mình
làm thì thực hiện không hiệu quả thậm chí lệch lạc. Từ đó triển khai các yêu
cầu của công tác huy động học sinh đến mọi thành viên trong nhà trường,
đồng thời tuyên truyền rộng rãi ra ngoài xã hội.
- Làm tốt công tác tham mưu : Báo cáo đầy đủ tình hình huy động học
sinh của nhà trường để lãnh đạo địa phương thấy rõ ý nghĩa, tác dụng, mục
tiêu, yêu cầu của việc thực hiện cuộc vận động học sinh đến trường và duy trì
sĩ số học sinh là trách nhiệm chung.
- Qua đó, tham mưu với Đảng Uỷ và UBND để cuộc vận động trở thành
nghị quyết, thành chương trình hành động của địa phương về phát triển giáo
dục và đào tạo. Từ đó có phương hướng tăng cuờng các điều kiện về CSVC,
hỗ trợ về tinh thần, vận động toàn xã hội tham gia chăm lo công tác giáo dục
ở địa phương.
4
- Thành phần quan trọng trong Ban vận động là lực lượng giáo viên chủ
nhiệm và lãnh đạo các đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Để ban vận động
hoạt động có hiệu quả, cần phân công cụ thể trách nhiệm của các thành viên.
Ví dụ: Giao trách nhiệm huy động và duy trì sĩ số học sinh lớp 7/1 cho
giáo viên chủ nhiệm lớp 7/1, cùng chủ nhiệm phó chịu trách nhiệm chính
trong việc duy trì và vận động học sinh của lớp mình.
Coi đây là công việc chung, không chỉ là công việc của nhà trường mà
còn là công việc của các lực lượng địa phương; là trách nhiệm của UBND,

chính quyền địa phương. Biện pháp này giúp cho việc quản lí học sinh chặt
chẽ và hiệu quả hơn nhiều.
3. 1. 2 Làm tốt công tác tham mưu, phối hợp :
Tham mưu, phối hợp là một công tác quan trọng trong hoạt động quản
lí trường học. Nhà trường cần tham mưu cho UBND xã chuẩn bị kế hoạch
phối hợp công tác hàng năm giữa ngành giáo dục và các ban ngành đoàn thể,
các hoạt động này phải phối hợp hài hòa góp phần đắc lực cho việc phát triển
số lượng và chất lượng, không chỉ nhằm phối hợp huy động học sinh ra lớp
mà quan trọng hơn là phải phối hợp để đảm bảo thực hiện thắng lợi công tác
phổ cập trên địa bàn.
Tham mưu với Phòng Giáo dục và đào tạo : Theo dự kiến phát triển
giáo dục số lượng học sinh, trường tham mưu với Phòng Giáo dục và Đào tạo
chuẩn bị về CSVC trang thiết bị, nhân sự phục vụ công tác giảng dạy, đón các
em đến trường.
Nhà trường nắm bắt được các đối tượng khó khăn thuộc các diện chính
sách, học sinh nghèo vượt khó, tham mưu với các cơ quan ban ngành chức
năng, hội Khuyến học… để có kế hoạch giúp đỡ các em như miễn học phí,
cấp học bổng, ủng hộ tập vở cho các em
5
Tham mưu với lãnh đạo các ấp, các lực lượng xã hội và đoàn thể trong
địa phương và hội CMHS thông qua kế hoạch phát triển CSVC phục vụ giảng
dạy, dự kiến xây dựng các nguồn phục vụ khen thưởng, trên tinh thần nhân
dân tự nguyện đóng góp với mục đích phát triển sự nghiệp giáo dục của địa
phương. Sau đó trình UBND xã xem duyệt thống nhất.
Đề nghị Ban lãnh đạo ấp phân công các thành viên tham gia cuộc vận
động, cụ thể là tổ chức mitinh động viên các gia đình có con em bỏ học trở lại
trường. Phát loa tuyên truyền, cổ động nhân dân thực hiện trách nhiệm đưa
con em đến trường, tạo điều kiện tốt nhất cho con em tham gia học tập.
Hiệu trưởng trao đổi trực tiếp với các tổ chức, cá nhân, các vị chức sắc
tôn giáo có uy tín trong xã hội, nhờ các vị tuyên truyền về ý thức học tập và

đôn đốc sự quan tâm của cha mẹ trong việc đầu tư cho con em học tập.
Tham mưu tốt là một giải pháp quan trọng góp phần đảm bảo các điều
kiện thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phổ cập của địa phương.
3. 1. 3 Xây dựng và triển khai tốt kế hoạch huy động học sinh :
Để làm tốt công tác huy động học sinh ra lớp nói chung, duy trì sĩ số
học sinh nói riêng, bản thân tôi đã tham mưu với ban giám hiệu, ban chỉ đạo
phổ cập của xã thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ:
- Ngiêm túc thực hiện sự chỉ đạo của Phòng Giáo Dục theo kế hoạch
năm học 2008-2009.
- Ngay từ trong hè 2008 bản thân tôi đã lên kế hoạch phúc tra, rà soát
lại toàn bộ học sinh trong địa bàn để có kế hoạch huy động ra lớp chính quy
cho năm học 2008-2009, đồng thời lên kế hoạch huy động những học sinh
nghỉ học học kì I năm học 2007-2008 ra học các lớp phổ cập.
- Ngay từ đầu năm học, phối hợp với ban giám hiệu chỉ đạo cho bộ
phận văn phòng nhà trường và toàn bộ giáo viên chủ nhiệm của các lớp họp
6
lập kế hoạch huy động học sinh. Tinh thần chung là huy động tối đa học sinh
ra lớp kể cả các đối tượng phải huy động phổ cập.
- Sau khi có kế hoạch, giao nhiệm vụ và chỉ tiêu cho các giáo viên chủ
nhiệm. Những giáo viên chủ nhiệm cũ bàn giao sổ chủ nhiệm năm trước cho
giáo viên mới theo dõi và huy động các em. Trường hợp việc huy động gặp
khó khăn hoặc không đạt yêu cầu thì báo ngay cho nhà trường. Sau khi xác
minh thông tin từ nhiều nguồn (bạn bè của học sinh, địa phương) nếu xác định
học sinh có ý định bỏ học, thì Ban giám hiệu kết hợp địa phương đến tận nhà
vận động). Việc làm này cần tiến hành trước ngày 5/9. Tuy nhiên đối với
nhiều trường hợp khó khăn thì nhà trường vẫn tiếp tục vận động sau đó.
- Hiệu trưởng cùng các bộ phận xây dựng kế hoạch phát triển sự nghiệp
GD trong từng năm học. Trong đó kế hoạch huy động học sinh đến truờng và
duy trì sĩ số là công việc tiền đề mang tính chiến lược, bảo đảm thắng lợi.
- Theo dõi học sinh bỏ học, giao nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm

quản lí học sinh, tuyên truyền vận động gia đình cho các em trở lại lớp, nếu
khó khăn, báo cho Hiệu trưởng biết, không để học sinh nghỉ quá một tuần liên
tục hoặc nghỉ thường xuyên.
- Thông qua giáo viên trực tiếp và gián tiếp vận động, tác động đến phụ
huynh ý thức tạo điều kiện cho con em học hành đến nơi đến chốn, có trách
nhiệm cao đối với việc học tập của con cái.
- Quán triệt cho GV nhận thức đúng đắn về yêu cầu nhiệm vụ của công
tác PCGD.THCS và luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ này
trong mọi hoàn cảnh.
3. 1. 4 Tăng cường công tác duy trì sĩ số :
Thực hiện tốt các biện pháp vận động học sinh ra lớp đồng thời cũng
phải tăng cường biện pháp duy trì sĩ số học sinh.
7
- Đối với học sinh lười học không thuộc bài làm bài sợ bị trách phạt,
thay vì phạt trách mắng các em thì giáo viên tạo cơ hội cho các em học lại,
làm bài lại cho đến khi thuộc bài, làm được bài. Đồng thời giáo viên chủ
nhiệm động viên các em cố gắng học tập. Liên hệ với gia đình nhắc nhở các
em học và làm bài trước khi đến lớp, kèm các em học tập theo thời khóa biểu.
Lần kế giáo viên trả bài kiểm tra nếu các em còn vấp váp chưa chuẩn thì tìm
lời động viên như: “ Em có tiến bộ, có chịu khó, lần sau cố gắng sẽ tốt hơn”.
Mỗi lần như vậy các em sẽ phấn khởi hơn, hăng say học tập hơn.
- Đối với học sinh ham chơi, lười học chỉ xem phim, bi da, điện tử, giáo
viên chủ nhiệm phải trực tiếp đến với gia đình đề nghị phụ huynh nhắc nhở
buộc các em phải làm bài mới được đi chơi. Lưu ý học sinh quản lý con cái
chặt chẽ hơn.
- Hằng tháng giáo viên chủ nhiệm gởi phiếu liên lạc về gia đình các em
và ghi nhận xét cụ thể từng em một những ưu khuyết điểm. Báo cụ thể số
ngày nghỉ học không lý do trong tháng để phụ huynh tiện theo dõi.
- Tuổi thơ hay bắt chước vì vậy thầy, cô giáo phải mẫu mực cho các em
noi theo. Trong ứng xử tác phong phải chuẩn mực, đến lớp đúng giờ, soạn bài,

nhiệt tình giảng dạy và đặc biệt là phải kiên trì, dịu dàng cởi mở gần gũi với
các em cho các em nhận thấy thầy cô là nguời cha, người mẹ, người anh,
người chị, để các em noi theo.
- Thầy cô phải tạo được không khí học mà vui, vui mà học, từ đó tạo
niềm vui trong học tập cho các em để các em hăng say thích thú khi đến
trường.
3. 2 Kết quả thực hiện :
Qua nhiều biện pháp tác động đồng bộ khác nhau, đặc biệt là sự cố gắng
của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, các đoàn thể trong trường học; sự đồng tình,
hỗ trợ của phụ huynh học sinh và sự giúp đỡ của Đảng ủy, UBND xã; kết quả
8
huy động học sinh và duy trì sĩ số trong hai năm học qua đạt tốt. Năm 2007-
2008 tỉ lệ huy động chung đạt : 96,67% Cụ thể như sau :
Lớp TN lớp 5
vào lớp 6
Lớp 6 vào
lớp 7
Lớp 7 vào
lớp 8
Lớp 8 vào
lớp 9
Cuối năm học 2006-2007 125 117 90 89
Đầu năm học 2007-2008 123 111 86 87
Tỉ lệ huy động 98,4% 95% 95,6% 97,8%
Năm 2008-2009 tỉ lệ huy động chung đạt : 97,18% Cụ thể như sau:
Lớp TN lớp 5
vào lớp 6
Lớp 6 vào
lớp 7
Lớp 7 vào

lớp 8
Lớp 8 vào
lớp 9
Cuối năm học 2007-2008 94 115 108 74
Đầu năm học 2008-2009 94 111 103 72
Tỉ lệ huy động 100% 96,5% 95,4% 97,3%
Số học sinh huy động vào lớp 6 đạt cao 94 em. So với tỷ lệ trẻ trong địa
bàn thì nhà trường đã huy động được 100% (94/94).
Số học sinh lớp 6 cuối năm học 2007-2008 nhập học lớp 7 năm học
2008-2009 là 111/115 em đạt tỷ lệ 96,5% còn lại bốn em chưa ra lớp. Nhà
trường đã cử người đi xác minh bốn trường hợp không ra lớp này và kết quả
là hai em là học sinh ngoài địa bàn, hai học sinh là những học sinh học yếu
của năm cũ và là những em thuộc gia đình khó khăn nên không ra lớp được.
Tương tự số học sinh lớp 7 vào lớp 8 là 103/108 đạt tỷ lệ 95,4%. Trong
5 em không ra lớp có 2 em chuyển đi, 2 em ngoài đại bàn và 1 em do hoàn
cảnh gia đình nghèo không đến lớp, phải ở nhà phụ giúp buôn bán kiếm tiền.
Nhà trường đã cử cán bộ cùng giáo viên chủ nhiệm kết hợp Hội Khuyến học
9
đến gia đình vận động ngay từ đầu năm học. Kết quả là em này đã trở lại
trường sau khai giảng khoảng 1 tuần.
Số học sinh lớp 8 vào lớp lớp 9 đạt khá cao 72/74 học sinh đạt tỷ lệ
97,3%. Qua xác minh còn 2 em không đến lớp, nguyên nhân là do nhà quá
nghèo hai em này đã được mẹ đưa lên thành phố buôn bán phụ giúp kinh tế
gia đình. Nhà trường đã thông báo với UBND và địa phương kết hợp cùng
nhà trường vận động gia đình đưa học sinh này trở lại học.
Kết quả đến tháng 11/2008, học sinh trở lại địa phương. Tuy nhiên do
quá trễ so chương trình học nên nhà trường bố trí học sinh này tham gia học
phổ cập cuối cấp THCS.
Do hầu hết các em nghỉ học, không ra học các lớp chính quy đều là
những em thuộc diện nghèo nên việc học trong thời gian chính trong ngày là

rất khó khăn nên sau khi đã ổn định sĩ số cho các lớp học chính quy (tháng 10
năm 2008) bản thân tôi phối hợp với ban giám hiệu huy động và mở thêm 2
lớp phổ cập gồm : 1 lớp 6 với 15 học viên, 1 lớp 7 với 19 học viên.
Trong suốt năm học, tính đến tháng 03/2009 tình hình duy trì sĩ số học
sinh như sau:
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Đầu năm học 2008-2009 94 111 103 72
Số bỏ học 3 4 3 3
Số huy động lại 1 2 1 2
Tổng số tháng 03/2009 92 109 101 71
Tỉ lệ huy động duy trì 97,8% 98,2% 98% 98,6%
Tổng số học sinh bỏ học là 13 em, trong đó bằng việc phân công trách
nhiệm cụ thể cho từng giáo viên chủ nhiệm, các đoàn thể trường học vận
động thì nhà trường đã vận động trở lại được 6 em. Còn 7 em không ra lớp
được trong đó: 2 em đi theo gia đình lao động xa không rõ địa chỉ, 3 em vì gia
đình quá nghèo không thể đến trường được và 2 em ngoài địa bàn.
10
Như vậy tỷ lệ duy trì sĩ số học sinh của nhà trường trong năm đạt 98%,
tỷ lệ bỏ học chiếm 2%. Đây là kết quả tốt nhất trong công tác huy động và
duy trì sĩ số học sinh của nhà trường trong những năm qua.
4. Kết luận
Đảng ta nhận định: “Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát
triển xã hội”, đó là một nhận thức hoàn toàn khoa học và biện chứng. Trong
đó, trẻ em là mầm non, là nguồn lực của đất nước. Mầm non có được chăm
sóc tốt thì mới có thể phát triển thành hoa thơm trái ngọt được. Bác Hồ từng
dạy “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có
bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay
không ? Chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Điều này cho
thấy việc phát triển sự nghiệp giáo dục là một trong những ưu tiên hàng đầu
hiện nay của đất nước. Để sự nghiệp giáo dục và đào tạo thành công thì công

việc đầu tiên là phải huy động học sinh ra lớp thành công.
Những bài học kinh nghiệm từ công tác huy động học sinh ra lớp như
sau:
Huy động học sinh ra lớp là hoạt động mang tính xã hội hóa rõ rệt, do
đó phải có sự chỉ đạo thống nhất, sự phối hợp hài hòa giữa các cấp, các ngành,
mà chủ động là Hiệu trưởng trường học. Trong mỗi thời điểm, mỗi điều kiện,
mỗi hoàn cảnh khác nhau nhà trường phải luôn kiên định, chủ động và sáng
tạo trong công tác vận động học sinh ra lớp kết hợp với các biện pháp duy trì
sĩ số. Hai mặt công tác trên phải luôn gắn bó và được tiến hành đồng thời. Có
thế mới đủ điều kiện để đảm bảo thực hiện thắng lợi công tác PCGD.THCS và
từng bước nâng cao chất lượng GDĐT.
Muốn khắc phục tình trạng học sinh bỏ học phải theo dõi và nắm vững
sĩ số học sinh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng đồng thời có biện pháp hữu
hiệu để khắc phục, phòng ngừa. Phải tìm hiểu nguyên nhân đối tượng bỏ học,
tìm biện pháp khắc phục nguyên nhân đó. Xử lý từng trường hợp cụ thể,
11
không hò hét chung chung. Trái lại phải quan tâm giải quyết từng vụ việc
riêng rẽ… Quan tâm đến các biện pháp nghiệp vụ. Phối hợp với ban giám
hiệu thường xuyên nhắc nhở giáo viên liên hệ, thuyết phục phụ huynh học
sinh đưa con em đến trường. Mặt khác, giáo viên phải có tình yêu thương và
tận tình giúp đỡ các em. Luôn phải kiên trì, tận tâm tận lực và phải tâm niệm
rằng: “Tất cả vì học sinh thân yêu”.
Đề tài trên đây đã trình đưa ra những cơ sở lý luận và thực trạng của
vấn đề huy động học sinh THCS ra lớp nhằm đáp ứng tốt cho công tác phổ
cập giáo dục THCS trong địa bàn với đặc thù của trường THCS Mỹ Thuận,
huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.
Qua đó đã đề xuất các biện pháp nhằm làm tốt công tác huy động và
duy trì sĩ số học sinh.
Mặc dù đã rất cố gắng song đề tài khó tránh khỏi thiếu sót, kính mong
được quý thầy cô đóng góp thêm ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.

NGƯỜI VIẾT
NGUYỄN QUỐC NAM
12
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG









Xếp loại : ………… Mỹ Thuận, ngày…tháng… năm 2009
TRƯỞNG BAN
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÒNG








13

Xếp loại : ………… Mỹ Thuận, ngày…tháng… năm 2009
TRƯỞNG BAN

14

×