Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN Một số biện pháp huy động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số để đảm bảo chuyên cần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.17 KB, 15 trang )

PHÒNG GD&ĐT KHÁNH SƠN
TRƯỜNG TIỂU HỌC BA CỤM NAM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
HUY ĐỘNG HỌC SINH RA LỚP
VÀ DUY TRÌ SĨ SỐ ĐỂ ĐẢM BẢO CHUYÊN CẦN
Người thực hiện: Trịnh Đình Ba
1
Khánh Sơn tháng 3 năm 2012
Khánh Sơn tháng 3 năm 2012
MỤC LỤC
Trang
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
III. HIỆN TRẠNG 5
IV. NGUYÊN NHÂN 6
V. GIẢI PHÁP 6
VI. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 10
VII. KẾT LUẬN 11
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
HS Học sinh
TNTP Thiếu niên tiền phong
CB,GV,NV Cán bộ, giáo viện, nhân viên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HUY ĐỘNG HỌC SINH RA LỚP
VÀ DUY TRÌ SĨ SỐ ĐỂ ĐẢM BẢO CHUYÊN CẦN
Người thực hiện: Trịnh Đình Ba
Đơn vị: Trường Tiểu học Ba Cụm Nam-Khánh Sơn-Khánh Hòa.
2
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


Giáo dục ở miền núi hải đảo, vùng sâu, vùng xa gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt
là việc duy trì sĩ số. Muốn công tác giáo dục đạt hiệu quả thì trước hết phải chú ý đến
việc huy động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số để đảm bảo tỷ lệ chuyên cần của học
sinh vì học sinh có ra lớp đều thì việc tiếp thu bài mới tốt, mới hệ thống được kiến
thức liền mạch. Vì vậy đây là vấn đề được đặt lên hàng đầu ở các trường miền núi
hải đảo, vùng sâu, vùng xa vùng cao, vùng có điều kiện phát triển kinh tế khó
khăn…
Do vậy, thực hiện cuộc vận động toàn dân đưa trẻ em đến trường và duy trì sĩ
số học sinh của nhà trường là công việc hết sức quan trọng trong công tác “ Nâng
cao chất lượng giáo dục” trong giai đoạn hiện nay.
Biện pháp huy động học sinh ra lớp là vấn đề vốn mang tính thời sự ở nhiều
nơi. Tuy nhiên hầu như chưa có những tài liệu đề cập riêng biệt về vấn đề này. Trái
lại ở mỗi vùng miền có những đặc điểm, đặc thù khác nhau; đòi hỏi phải có những
biện pháp khác nhau phù hợp với điều kiện ở từng địa phương.
Trong những năm qua, Trường Tiểu học Ba Cụm Nam đã nỗ lực thực hiện
công tác huy động học sinh ra học các lớp chính quy cũng như các lớp phổ cập, đồng
thời áp dụng nhiều biện pháp để duy trì sĩ số học sinh. Với mục tiêu sẽ xây dựng
trường tiểu học Ba Cụm Nam đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm
2013 và trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2015-2020.
Tuy nhiên, Ba Cụm Nam là một xã vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn, trình
độ dân trí thấp. Các điều kiện để phát triển giáo dục còn thấp kém và lạc hậu. Số học
sinh hay nghỉ học có nguy cơ bỏ học vẫn còn cao. Vậy nên việc nghiên cứu các biện
pháp huy động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số để đảm bảo chuyên cần là một yêu cầu
cấp bách.
Nhằm góp thêm ý kiến về vấn đề này, tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh
nghiệm: “Một số biện pháp huy động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số để đảm bảo
chuyên cần” mà trong bốn năm học vừa qua tôi đã thực hiện tại trường tiểu học Ba
Cụm Nam – Khánh Sơn – Khánh Hòa
3
Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài là ở trường tiểu học Ba Cụm Nam –

Khánh Sơn – Khánh Hòa trong các năm học 2008-2009; 2009-2010; 2010-2011 và
2011-2012.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích
trăm năm trồng người”. Trong nhiều năm qua Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn
dành sự quan tâm đặc biệt đến trẻ em, coi đây là sự nghiệp cao quý, là trách nhiệm to
lớn cho tương lai của đất nước.
Trong giai đoạn hiện nay, khi nhân loại đã bước vào thế kỷ XXI, một thế kỷ
luôn có những biến đổi to lớn về khoa học kỹ thuật và công nghệ, Đảng ta xác định
rõ: “ Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con
người” ( Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX, tháng 4 – 2001). Và “ Giáo dục là sự
nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Xây dựng xã hội học tập, tạo điều
kiện cho con người, ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học thường xuyên, học suốt
đời. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong sự nghiệp giáo dục. Đẩy mạnh xã hội
hóa giáo dục, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia
phát triển giáo dục” ( Các quan điểm chỉ đạo phát triển Giáo dục – chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010).
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, của toàn dân, giáo dục
nước ta đã có những tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên để cho nền giáo dục nước nhà có
những bước nhảy vọt cả về quy mô và chất lượng, các nhà quản lý giáo dục, các thầy
cô giáo cần đầu tư nhiều hơn nữa để từng bước nâng cao chất lượng hiệu quả giảng
dạy. Muốn làm được điều này một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu đó
là việc huy động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số để đảm bảo chuyên cần.
Thực tế công tác quản lý hoạt động dạy giáo dục cũng như công tác huy động
học sinh ra lớp nhiều năm qua tại trường Tiểu học Ba cụm Nam còn nhiều hạn chế.
Với cương vị là một Hiệu trưởng - người quản lý tất cả các hoạt động giáo dục của
nhà trường tôi thấy cần phải có sự đầu tư và đổi mới công tác quản lý, cũng như việc
4

đưa ra các biện pháp huy động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số để đảm bảo chuyên
cần của nhà trường để đem lại hiệu quả giáo dục cao hơn.
III. HIỆN TRẠNG:
Trường tiểu học Ba Cụm Nam đóng trên địa bàn xã Ba Cụm Nam – Khánh
Sơn. Trước năm 1992 là một điểm trường thuộc trường cấp 1+2 Ba Cụm. Năm 1992
Trường Tiểu học Ba Cụm Nam được thành lập. Điểm chính của trường nằm ở thôn
Ka Tơ. Những năm đầu thành lập trường chỉ có 5 lớp học, cơ sở hạ tầng thấp kém,
thiếu thốn. Lực lượng giáo viên chủ yếu là người sở tại (Người dân tộc Raclay).
Năm 2001 theo quy hoạch phát triển của địa phương trường chuyển về thôn Suối Me
và được xây dựng lại với 10 phòng học cấp 4, 01 phòng làm việc cho Ban giám hiệu.
Nhìn chung cơ sở hạ tầng còn thấp kém, trang thiết bị thiếu thốn cũ kỹ lạc hậu. Từ
năm học 2003 – 2004 đội ngũ cán bộ giáo viên của nhà trường được tăng cường và
thay đổi nhiều. Tính đến năm học 2011 – 2012 có 12 giáo viên trẻ người kinh ở địa
phương khác đạt trình độ cao đẳng sư phạm đào tạo hệ chính quy về trường.
Là một trường đóng trên địa bàn là một xã vùng sâu vùng xa, vùng có điều
kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Dân số của xã có trên 95% là người dân tộc thiểu số
nên phần lớn học sinh của trường là con em người dân tộc thiểu số. Điều kiện sản
xuất canh tác của bà con nhân dân phụ thuộc hoàn toàn vào nương rẫy, quanh năm
thiếu ăn. Trình độ dân trí thấp. Cha mẹ ít quan tâm đến việc học tập của con em
mình, có nhiều em phải phụ giúp cha mẹ việc nương rẫy, việc nhà. Vì thế nhà trường
rất khó khăn trong công tác vận động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số để đảm bảo
chuyên cần. Những năm học trước đây học sinh bỏ học, học sinh hay nghỉ học chiếm
tỷ lệ cao, cụ thể:
Stt Năm học Số HS
đầu năm
Số HS
cuối năm
Số HS bỏ
học/ Tỷ lệ
Số HS hay nghỉ

học/Tỷ lệ
Ghi chú
01 2005-2006 161 HS 158 HS 3HS =1,9% 16 HS=9,9%
02 2006-2007 185 HS 182 HS 3HS=1,65% 18 HS=9,7%
03 2007-2008 168 HS 163 HS 3HS= 1,78% 16 HS=9,8%
02 HS chuyển
trường
5
IV. NGUYÊN NHÂN:
1. Thực tế cho thấy những nguyên nhân học sinh bỏ học và hay nghỉ học chủ
yếu là:
2. Trình độ dân trí thấp, cha mẹ chưa nhận thức được tầm quan trong của việc
học của con cái. Hầu hết cha mẹ học sinh chưa thực sự quan tâm việc học hành của
con cái.
3. Điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, không đủ cái ăn cái mặc cho con đi
học.
4. Ý thức, động cơ, thái độ học tập của học sinh còn thấp, ham chơi, không
thích học tập.
5. Một số em do học yếu, mất căn bản, xấu hổ, mặc cảm. Vào lớp hay bị thầy
cô la rầy, các bạn chê cười, đối xử thiếu thân thiện nên nghỉ học, bỏ học.
6. Giáo viên chủ nhiệm chưa thực hiện hết vai trò trách nhiệm, thiếu động
viên nhắc nhở học sinh, chưa làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Một số giáo viên chưa
gần gũi, giúp đỡ học sinh thậm chí còn có thái độ thiếu thiện cảm với học sinh làm
cho nhiều em có mặc cảm, chán học.
7. Trong giảng dạy, một số giáo viên còn quá khắt khe với học sinh, giảng
dạy theo lối mòn, khó hiểu, hay gắt gỏng làm cho học sinh cảm thấy khó khăn trong
học tập sinh ra nản mà bỏ học.
V. GIẢI PHÁP:
Tìm hiểu được nguyên nhân tôi đề ra những nhóm biện pháp thực hiện
như sau:

5.1. Thành lập Ban vận động học sinh ra lớp:
Đầu năm học nhà trường ra quyết định thành lập Ban vận động học sinh ra
lớp. Hiệu trưởng vừa là Trưởng ban chỉ đạo, vừa là người trực tiếp thực hiện ở tuyến
cơ sở. Do đó Hiệu trưởng có vai trò hết sức quan trọng, phải ý thức đầy đủ ý nghĩa
của vấn đề huy động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số để đảm bảo chuyên cần là hai
công việc phải tiến hành song song có quan hệ nhân quả. Muốn làm được công tác
này hiệu trưởng phải tập trung vào các khâu sau:
6
Đẩy mạnh hiệu quả công tác quản lý chỉ đạo, tăng cường ý thức trách nhiệm
của đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên trong công tác vận động học sinh ra lớp.
Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo và các tổ chức đoàn thể xác định việc
huy động học sinh ra lớp và đảm bảo sĩ số học sinh là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng,
là công việc thường xuyên, nó vừa ảnh hưởng trực tiếp và toàn diện đến các hoạt
động của nhà trường, nó vừa ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giáo dục. Từ đó nhà
trường đã đưa ra các biện pháp quyết liệt, thiết thực, huy động toàn trường tích cực
tham gia, cụ thể:
+ Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức cho cán
bộ giáo viên, xây dựng tập thể đoàn kết, tâm quyết với nghề nghiệp, thương yêu tôn
trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh để tránh đi những mặc cảm ngăn cách
giữa thầy với trò; xây dựng mối quan hệ thân thiện tốt đẹp tình thầy - trò. Bản thân
thầy, cô giáo phải luôn luôn tự rèn luyện để hoàn thiện mình; phải luôn là tấm gương
sáng cho học sinh noi theo.
+ Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các cuộc vận động: Cuộc vận động “Hai
không với 4 nội dung” ; “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”;
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; “Mỗi thầy, cô giáo là tấm
gương sáng về đạo đức tự học và sáng tạo”, đẩy mạnh dân chủ trong trường học, xây
dựng ý thức làm chủ, tự giác, tinh thần trách nhiệm.
+ Quản lý tốt việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng: “Phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo tiếp thu kiến thức của học sinh; khuyến khích sự
chuyên cần, ý thức vươn lên, khuyến khích học sinh tham gia đóng góp ý kiến, cùng

các thầy cô giáo viên thực hiện các tiết học có hiệu quả hơn. Từ đó giúp học sinh
“Hiểu bài sâu, nhớ bài lâu”, ham thích học tập, có động cơ, thái độ học tập đúng.
+ Hàng tháng giáo viên chủ nhiệm, giáo viên trực tuần phối hợp với Tổng phụ
trách Đội tổng hợp những học sinh hay nghỉ học, hay nghỉ sinh hoạt đội, sinh hoạt
sao và dự báo những trường hợp có nguy cơ bỏ học, những thời điểm học sinh hay
nghỉ học báo cáo trước hội đồng nhà trường để bàn đưa ra giải pháp cụ thể cho từng
trường hợp.
+ Nhà trường thường xuyên tổ chức chiến dịch đi vận động học sinh ra lớp
theo hình thức đi tập thể, nghĩa là toàn thể hội đồng nhà trường cùng đi đến từng nhà
7
học sinh hay nghỉ học, những học sinh có nguy co bỏ học để trực tiếp gặp cha mẹ
báo cáo, trao đổi tình học tập của con em họ và tuyên truyền, vận động cha mẹ quan
tâm đến việc học của con em mình từ đó vận động học sinh ra lớp.
+ Chỉ đạo Đội TNTP và Ban chấp hành công đoàn thường xuyên tổ chức các
hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh, các cuộc thi bổ ích, lý thú .v.v. Từ các hoạt
động trên tạo hứng thú cho các em thích được đến trường, thích đi học và làm cho
học sinh mến bạn hơn, kính yêu thầy cô, yêu trường, yêu lớp.v.v. từ đó ý nghĩ nghỉ
học giữa chừng của một số học sinh không nảy sinh, góp phần giảm tỷ lệ học sinh bỏ
học xuống mức thấp nhất.
+ Tăng cường công tác phụ đạo học sinh yếu kém để giảm nguy cơ bỏ học do
chán nản, khuyến khích sự cố gắng vươn lên, tạo điều kiện cho học sinh yếu kém có
cơ hội được học tập, rèn luyện lại.
+ Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để có kinh phí hỗ trợ, động viên học
sinh nghèo, khó khăn về vật chất và tinh thần bằng các hình thức: quần áo đồng phục
học sinh; cấp vở viết; bút, đồ dùng học tập.v.v. Đầu năm học nhà trường phối hợp
với UBND xã xin các đơn vị đỡ đầu của tỉnh một số đồ dùng cho học sinh như quần
áo đồng phục học sinh, vở viết, bút, bảng con, cặp sách để phát cho học sinh như
một món quà khuyến khích động viên các em ngay từ đầu năm học mới. Mặt khác
học sinh tới lớp giáo viên không để học sinh ngồi chơi trong giờ học vì thiếu đồ
dùng học tập như bút, bảng con, vở.v.v. Để khắc phục tình trạng này nhà trường luôn

dự trữ một số lượng nhất định các đồ dùng bảng con, bút, vở.v.v. trong phòng thiết
bị và giao cho giáo viên thiết bị quản lý để khi giáo viên nào có học sinh lớp mình
thiếu đồ dùng gì thì liên hệ với giáo viên thiết bị để được hỗ trợ. Nguồn kinh phí này
nhà trường lấy từ nguồn xã hội hóa giáo dục của các đơn vị tài trợ.
5.2. Làm tốt công tác tham mưu, phối hợp:
Tham mưu, phối hợp là một công tác quan trọng trong hoạt động quản lí
trường học. Trong những năm học vừa qua nhà trường đã tham mưu kịp thời cho
UBND xã về kế hoạch phát triển giáo dục hàng năm và từng giai đoạn. Đây là một
nhiệm vụ góp phần đắc lực cho việc phát triển bền vững cả về số lượng và chất
lượng, không chỉ nhằm phối hợp huy động học sinh ra lớp mà quan trọng hơn là phải
8
phối hợp để đảm bảo thực hiện thắng lợi công tác phổ cập giáo dục và xây dựng xã
hội học tập trên địa bàn xã.
+ Hàng tháng báo cáo đầy đủ, kịp thời tình hình học sinh ra lớp của nhà
trường để lãnh đạo địa phương ó trách nhiệm quán triệt, triển khai cho cán bộ thôn,
bản, các đoàn thể để họ thấy rõ ý nghĩa, tác dụng, mục tiêu, yêu cầu của việc thực
hiện cuộc vận động học sinh đến trường và duy trì sĩ số học sinh là trách nhiệm
chung của toàn xã hội. Coi đây là công việc chung, không chỉ là công việc của nhà
trường mà còn là công việc của các lực lượng địa phương; là trách nhiệm của chính
quyền địa phương.
+ Ban giám hiệu nhà trường phối hợp chặt chẽ với các trưởng thôn để tham
dự các cuộc họp, các buổi triển khai các chương trình phát triển kinh tế-xã hội ở từng
thôn để trực tiếp báo cáo tình hình hoạt động của nhà trường; tình hình học tập ở
trường, ở nhà của học sinh; tình hình học sinh ra lớp.v.v, qua đây tuyên truyền và
vận động bà con nhân dân quan tâm đúng mực đến việc học của con em cũng như
động viên con em đến trường.
Tham mưu, phối hợp tốt là một giải pháp quan trọng góp phần đảm bảo các
điều kiện thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phổ cập của địa phương.
5.3. Tổ chức tốt các buổi họp phụ huynh:
Trong bốn năm học gần đây nhà trường đã tổ chức tốt các buổi họp phụ

huynh học sinh định kỳ 3 lần/ năm học: lần 1 họp vào đầu tháng 9; lần 2 họp vào
tháng 1 (sau khi kiểm tra hết HKI); lần 3 họp vào cuối tháng 5 (sau khi kiểm tra hết
HKII). Phải chọn ngày nào, vào buổi nào để mời cha mẹ học sinh đến dự họp đông
đủ nhất. Ngoài dùng hình thức là viết giấy mời họp thì nhà trường đã phối hợp với
đài truyền thanh xã để thông báo cho cha mẹ học sinh biết ngày, giờ đến họp. Khi
mời được đông đủ cha mẹ học sinh đến dự họp hiệu trưởng trự tiếp báo tình hình học
tập của học sinh và các hoạt động của nhà trường trong năm học, đặc biệt nhấn mạnh
vào tình hình học sinh ra lớp và điều kiện học tập của học (Đồ dùng học tập của cá
nhân học sinh) để cha mẹ biết và quan tâm cùng phối hợp với nhà trường để thực
hiện tốt công tác này.
9
VI. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
Qua nhiều biện pháp tác động đồng bộ khác nhau, đặc biệt là sự cố gắng của
đội ngũ cán bộ, giáo viên, các đoàn thể trong trường học; sự đồng tình, hỗ trợ của phụ
huynh học sinh và sự phối kết hợp của cấp ủy chính quyền địa phương, đặc biệt là đội
ngũ thôn trưởng đã tạo điều kiện cho nhà trường có điều kiện để tiếp xúc với bà con
nhân dân trong các buổi họp thôn. Từ đó việc huy động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số
đảm bảo chuyên cần trong ba năm học qua đạt tốt. Cụ thể như sau:
Stt Năm học Số HS
đầu năm
Số HS
cuối năm
Số HS bỏ
học/ Tỷ lệ
Số HS hay nghỉ
học/Tỷ lệ
Ghi chú
01 2008-2009 161 HS 159 HS 2HS =1,24% 13 HS=16,1%
02 2009-2010 149 HS 149 HS 0 HS=0% 4 HS=2,68%
03 2010-2011 160 HS 158 HS 0 HS= 0% 4 HS=2,5%

01 HS chuyển
trường
01 HS chết
đuối
04 2011-2012 156 HS 155HS 1 HS=0,64% 3 HS =1,9%
01 HS lớp 1
theo cha mẹ
lên nương rẫy
Như vậy tỷ lệ duy trì sĩ số học sinh của nhà trường trong ba năm học gần đây
đạt từ 97%, trở lên, tỷ lệ bỏ học sinh bỏ học luôn dưới 1%. Khi đã huy động được
học sinh ra lớp và đảm bảo chuyên cần thì đây là một điều kiện tốt nhất để nhà
trường nâng cao chất lượng giáo dục trong những năm gần đây, cụ thể:
* Xếp loại học lực cuối năm
Stt Năm học Học lực
Giỏi Khá TB Yếu
01
2007-2008 5 HS=3,1% 19 HS =11,7% 68 HS =41,7% 71 HS =43,5%
02
2008-2009 9 HS =5,7% 28 HS =17,6% 83 HS =52,2% 39 HS =24,5%
03
2009-2010 10 HS =6,7% 49 HS =32,9% 64 HS =42,9% 26 HS =17,5%
04
2010-2011 11HS =6,96% 55 HS =34,81% 82 HS =51,9% 10 HS =6,33%
10
* Xếp loại hạnh kiểm cuối năm
Stt Năm học Tổng số HS
Hạnh kiểm
Ghi chú
THĐĐ THCĐĐ
01

2007-2008 163 HS 158 HS=96,9% 5 HS =3,1%
02
2008-2009 159 HS 155HS =97,5% 4HS =2,5 %
03
2009-2010 149 HS 149 HS =100% 0 HS = 0%
04
2010-2011 158 HS 158 HS =100% 0 HS = 0%
VII. KẾT LUẬN:
7.1. Kết quả đạt được:
Đảng ta nhận định: “Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển
xã hội”, đó là một nhận thức hoàn toàn khoa học và biện chứng. Trong đó, trẻ em là
mầm non, là nguồn lực của đất nước. Mầm non có được chăm sóc tốt thì mới có thể
phát triển thành hoa thơm trái ngọt được. Bác Hồ từng dạy “Non sông Việt Nam có
trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh
vai với các cường quốc năm châu hay không ? Chính là nhờ một phần lớn ở công
học tập của các em”. Điều này cho thấy việc phát triển sự nghiệp giáo dục là một
trong những ưu tiên hàng đầu hiện nay của đất nước. Để sự nghiệp giáo dục và đào
tạo thành công thì công việc đầu tiên là phải huy động học sinh ra lớp thành công.
Với những giải pháp đã thực hiện trong ba năm vừa qua, trường Tiểu học Ba
Cụm Nam nhận thấy đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tỷ lệ học sinh chuyên
cần tăng lên và luôn đạt trên 97%, số học sinh bỏ học giảm hẳn so với năm học trước
đây (tỷ lệ học sinh bỏ học đã xuống dưới 1%). Chất lượng giáo dục của nhà trường
được nâng lên rõ rệt: Tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng cao theo từng năm, tỷ lệ học sinh
giảm hẳn từ trên 43% năm trong năm học 2007-2008 xuống dưới 7% trong năm học
2010-2011. Các chỉ tiêu phấn đấu đều đạt và vượt mức ban đầu nhà trường đề ra.
Năm học 2011-2012 nhà trường đã và đang tiếp tục thực hiện tốt các biện
pháp huy động học sinh ra lớp và đảm bảo chuyên cần.
Qua quá trình thực hiện công tác trên tôi nhận thấy: Phải có sự đồng tâm nhất
trí cao, phát huy trách nhiệm của đội ngũ CB, GV, NV, phụ huynh và đặc biệt là
11

phát huy được vai trò của xã hội hóa giáo dục. Chủ động, sáng tạo, đề ra những biện
pháp và cách thức tổ chức thực hiện phù hợp điều kiện của trường, của địa phương
để làm tốt công tác huy động học sinh ra lớp, chống học sinh bỏ học giữa chừng và
duy trì sĩ số học sinh, đảm bảo chuyên cần. Đây là một điều kiện quan trọng để nâng
cao chất lượng một cách bền vững.
7.2. Những bài học kinh nghiệm:
1. Huy động học sinh ra lớp là hoạt động mang tính xã hội hóa rõ rệt, do đó
phải có sự chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt, sự phối hợp hài hòa giữa các cấp, các
ngành, mà chủ động là Hiệu trưởng trường học. Trong mỗi thời điểm, mỗi điều kiện,
mỗi hoàn cảnh khác nhau nhà trường phải luôn kiên định, chủ động và sáng tạo
trong công tác vận động học sinh ra lớp kết hợp với các biện pháp duy trì sĩ số để
đảm bảo chuyên cần. Hai mặt công tác trên phải luôn gắn bó và được tiến hành đồng
thời. Có thế mới đủ điều kiện để đảm bảo nâng cao chất lượng ở mỗi trường học.
2. Muốn khắc phục tình trạng học sinh bỏ học phải theo dõi và nắm vững sĩ số
học sinh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng đồng thời có biện pháp hữu hiệu để khắc
phục, phòng ngừa. Phải tìm hiểu nguyên nhân đối tượng bỏ học, học sinh hay nghỉ
học, tìm biện pháp khắc phục nguyên nhân đó. Xử lý từng trường hợp cụ thể, không
hò hét chung chung.
3. Giáo viên phải có tình yêu thương và tận tình giúp đỡ các em. Luôn phải
kiên trì, tận tâm tận lực và phải tâm niệm rằng: “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Một
điều quan trọng nhất là sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy cô giáo. Những bài
giảng của thầy cô cần phải tạo cho các en tâm lí muốn học và thích đến lớp hơn. Các
thầy cô giáo không những chỉ dạy kiến thức mà còn phải dỗ học sinh học bài . Vì
vậy với giáo viên không chỉ cần có chuyên môn tốt mà còn phải rất kiên trì, hiểu tâm
lí học sinh và tận tụy với nghề. Nếu yêu cầu ở các em quá cao hay phương pháp
không phù hợp có thể khiến các em có tâm lí “sợ học” bởi vậy bài giảng phải luôn
vừa sức với học sinh nhưng kiến thức vẫn đủ và sinh động, lí thú, từ đó học sinh mới
đi học đều.
4. Khi tổ chức đi vận động học sinh ra lớp phải đi tập thể có đông đủ ban
giám hiệu, các thầy cô giáo, các nhân viên đến gặp trực tiếp cha mẹ học sinh như

12
một chiến dịch đi vận động học sinh ra lớp. Tổ chức đi như vậy vừa tạo ra không
khí, động lực cho tất cả cán bộ giáo viên, nhân viên khi đi vận động học sinh, vừa
làm cho cha mẹ, học sinh thấy sự quan tâm đến việc học của học sinh không chỉ có
thầy cô chủ nhiệm mà tất cả cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường cũng đều
quan tâm. Bên canh đó cần phải phát huy hết vai trò của giáo viên, nhân viên người
sở tại để họ trao đổi với cha mẹ học sinh bằng tiếng Raclay thì sẽ đem lại hiệu quả
cao hơn.
5. Trong công tác tham mưu, phối hợp với cấp ủy chính quyền địa phương
phải kịp thời. Mặt khác ban giám hiệu đặc biệt là Hiệu trưởng phải thường xuyên có
mặt trong các buổi họp thôn hay các buổi triển khai các chương trình phát triển kinh
tế - xã hội hay công tác y tế.v.v. để trực tiếp báo cáo trao đổi tình hình học tập của
học sinh và các hoạt động của nhà trường với bà con nhân dân mới đem lại hiệu quả
tốt.
6. Thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể, các hoạt động văn hóa văn
nghệ, thể dục thể thao cho học sinh. Qua các hoạt động này cho thấy các em đến
trường không những đến để học mà đến trường là vừa được học, vừa được chơi.
7. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
Đề tài trên đây đã đưa ra những cơ sở lý luận, thực trạng, nguyên nhân và
những giải pháp của việc huy động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số học sinh để đảm
bảo chuyên cần nhằm đáp ứng tốt cho công tác phổ cập giáo dục và xây dựng xã hội
học tập trong địa bàn với đặc thù của trường tiểu học Ba Cụm Nam – Khánh Sơn –
Khánh Hòa. Qua đó đã đề xuất các biện pháp nhằm làm tốt công tác huy động học
sinh ra lớp và duy trì sĩ số đảm bảo chuyên cần để từng bước nâng cao chất lượng
giáo dục.
7.3. Kiến nghị
+ Với phòng GD&ĐT:
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các trường học, đặc biệt là các điểm
trường. Trong đầu tư xây dựng cần quan tâm hơn nữa đến các trường, các điểm
trường ở xa, chú trọng đến việc quy hoạch xây dựng khu sân chơi.

13
- Mở lớp học tiếng dân tộc Raclay trong hè cho đội ngũ cán bộ quản lý các
trường học để họ có kiến thức, kỹ năng giao tiếp bằng tiếng dân tộc Raclay trong
công tác.
Ba Cụm Nam, ngày 28 tháng 3 năm 2012
NGƯỜI THỰC HIỆN

Trịnh Đình Ba
14

15

×