Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

HỆ SOẠN THẢO VĂN BẢN WINWORD doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (998.54 KB, 58 trang )





PHẦN 4
HỆ SOẠN THẢO VĂN BẢN WINWORD
Giáo viên biên soạn:
• Đào Minh Thư
• Dư Phương Hạnh

- 1 -
BÀI THỰC HÀNH SỐ 1 (3 tiết)
Làm quen với MicroSoft Word

1 NỘI DUNG THỰC HÀNH
 Nhận biết các thành phần công cụ trên cửa sổ Word.
 Sử dụng công cụ hỗ trợ gõ tiếng Việt.
 Khởi động chương trình. Đóng chương trình, đóng cửa sổ hiện hành. Lưu
tệp vừa soạn thảo, lưu dưới tên khác Nội dung thực hành sẽ xoay
quanh việc minh hoạ những lý thuyết đã giảng.
2 TÓM TẮT LÝ THUYẾT
• Khởi động/Thoát kh
ỏi chương trình Microsoft Word.
• Mở/Đóng cửa sổ soạn thảo.
• Giới thiệu màn hình Microsoft Word (thanh tiêu đề, thanh thực đơn,
thanh công cụ, thanh trạng thái)
• Lưu file/ Lưu file dưới dạng tên khác.
• Mở một file mới/ mở một file đã có
• Cách soạn thảo tiếng Việt.
3 TỔ CHỨC THỰC HÀNH
• Giáo viên hướng dẫn nêu ra khung chương trình của buổi học (tóm tắt lý


thuyết).
• Bắt đầu gi
ảng chi tiết lý thuyết bài 1 “Làm quen với Microsoft Word”.
Mở chương trình Microsoft Word và giới thiệu với sinh viên từng thành
phần một (đúng trình tự như trong giáo trình lý thuyết).
• Sinh viên phải theo dõi toàn bộ phần giảng lý thuyết và bài minh hoạ lý
- 2 -
thuyết (phía dưới) do giáo viên hướng dẫn trên lớp. Lặp lại phần minh
hoạ thực hành trên máy tính của mình (làm theo khi giáo viên tiến hành
từng thao tác một) để thấy rõ kết quả.
• Làm các bài thực hành trên lớp. Có thể là những bài có trong giáo trình
này hoặc những bài giáo viên hướng dẫn đề ra.
• Kết thúc buổi học giáo viên có thể kiểm tra bài làm trên lớp của bất kỳ
sinh viên nào và sẽ có hình thức khuyến khích thích hợp cho những sinh
viên tích cực cũng như những hình th
ức khác dành cho những sinh viên
không tích cực trong học tập nhằm củng cố thái độ học tập tốt hơn (ví dụ:
những sinh viên chăm chỉ có thể được thưởng một tỷ lệ điểm nhất định
trong bài thi cuối kỳ hoặc giữa kỳ ).
• Phần bài tập về nhà, yêu cầu sinh viên phải làm nghiêm túc ở nhà để nắm
vững hơn nữa kiến thức đã học.

Bài minh họa lý thuyết
Giáo viên minh họa quy trình soạn thảo thô một file word từ lúc mở chương
trình Microsoft Word, soạn thảo nội dung bài thơ dưới đây, lưu lại dưới tên file
MINHHOA.DOC, đóng chương trình. Tiến hành chậm từng thao tác và yêu cầu
sinh viên làm theo.
Văn Miếu
Ngàn năm văn hiến đất Thăng Long
Tràn khúc ca ngâm một tấm lòng

Văn Miếu rừng bia bừng sức sống
Ban câu linh khí giống Tiên-Rồng
Triệu Triệu

- 3 -
4 BÀI THỰC HÀNH TRÊN LỚP
Bài 1. Hãy soạn thảo văn bản sau và lưu lại với tên “CT_HLDD.DOC”
Chương trình huấn luyện đồng đẳng
Các mục tiêu của Chương trình huấn luyện đồng đẳng là đào tạo những
giảng viên hướng dẫn thuộc quy trình này giúp đỡ các giáo viên khác:
Mục tiêu 1: Lập kế hoạch và thực thi các hoạt động hướng dẫn đưa công
nghệ thông tin vào bài giảng dựa trên các tiêu chuẩn đào tạo.
M
ục tiêu 2: Lập kế hoạch và thực thi Chương trình huấn luyện đồng đẳng
cùng với kế hoạch cải tiến công tác giảng dạy của nhà trường học.
Mục tiêu 3: Dùng các kỹ năng giao tiếp để phát động và chủ trì các buổi thảo
luận về phương pháp đào tạo.
Mục tiêu 4: Công tác với hiệu trưởng và đồng nghiệp để đảm bảo việc huấn
luyện là một phần c
ủa kế hoạch phát triển chuyên nghiệp môn của nhà trường.

Hướng dẫn
:
• Bước 1
: Nếu chương trình gõ tiếng Việt chưa bật thì khởi động chương
trình gõ tiếng Việt (có thể là VietKey hoặc Unikey). Trong cửa sổ chương
trình chọn kiểu gõ Telex, mã Unicode, chế độ gõ tiếng Việt.
• Bước 2
: Chọn Start/All Programs/Microsoft Office/Microsoft Word.
• Bước 3

: Gõ văn bản.
• Bước 4
: Kiểm tra lại chính tả và quy tắc đánh máy (sau các dấu là 1 ký tự
cách, sau dấu chấm viết hoa )
• Bước 5
: Chọn File/Save, hộp thoại Save As sẽ hiển thị. Tại ô File name
gõ CT_HLDD rồi nhấn Enter. Lưu ý không nên đặt tên file theo tiếng
Việt, tốt hơn cả là đặt tiếng Việt không dấu.
- 4 -
Bài 2. Thanh công cụ và các dạng hiển thị văn bản
• Hiển thị các thanh công cụ sau trên cửa sổ làm việc của Word: Drawing,
Picture, WordArt, Forms.
• Đóng tất cả các thanh công cụ rồi hiển thị văn bản ở bài 1 dưới các dạng
Normal, Web Layout, Print Layout, Outline.
Hướng dẫn
:
• Bước 1
: Trên thanh thực đơn nhấn chuột chọn View/Toolbars. Một danh
sách các thanh công cụ sẽ được hiển thị, ở đầu tên nếu có dấu √ thì có
nghĩa là thanh đó đang được hiển thị rồi, nhấn chọn thanh Drawing.
Thanh này thường xuất hiện phía dưới cửa sổ, ngay trên thanh trạng thái.
• Bước 2
: Lặp lại bước 1 rồi nhấn chọn các thanh còn lại: Picture,
WordArt, Forms.
• Bước 3
: Muốn đóng tất cả các thanh công cụ ta lặp lại các thao tác của
bước 1. Lúc này dấu √ ở đầu các thanh công cụ đã mở sẽ biến mất và
thanh công cụ sẽ bị ẩn đi. Thao tác này lặp đi lặp lại với tất cả 4 thanh
công cụ đã mở trước đó.
• Bước 4

: Chọn View/Normal, View/Web Layout, View/Print Layout,
View /Outline để hiển thị văn bản dưới các dạng tương ứng.
5 BÀI TẬP VỀ NHÀ
Bài 1. Đánh dấu vào các câu trả lời đúng
1. Biểu tượng (logo) của phần mềm Microsoft Word là:
A. Ký tự W màu xanh trên nền một tờ giấy trắng
B. Cụm ký tự WORD màu xanh trên nền một tờ giấy trắng
C. Cụm ký tự MSW màu xanh trên nền một tờ giấy trắng
D. Cụm ký tự MWord trên nền một t
ờ giấy trắng
- 5 -
2. Tổ hợp phím nào sau đây dùng để đóng chương trình Word
A. Ctrl + Alt
B. Alt + F4
C. Ctrl + F4
D. Ctrl + F2
3. Tổ hợp phím nào sau đây dùng để mở ra một file Word mới?
A. Alt + N
B. Alt + C
C. Ctrl + N
D. Ctrl + C
4. Tổ hợp phím nào sau đây dùng để lưu thông tin trong một file Word?
A. Alt + S
B. Alt + C
C. Ctr + S
D. Ctrl + C
5. Thứ tự sắp xếp thông thường của màn hình Word là:
A. Thanh Tool, Thanh Title, Thanh Menu, Thanh Status
B. Thanh Status, Thanh Menu, Thanh Title, Thanh Tool
C. Thanh Menu, Thanh Tool, Thanh Title, Thanh Status

D. Thanh Title, Thanh Menu, Thanh Tool, Thanh Status
Bài 2. Soạn thảo văn bản và lưu file
• Soạn thảo đoạn văn sau:
- 6 -
Nhưng người đàn bà ấy là thị Nở, một người ngẩn ngơ như những người đần
trong cổ tích và xấu ma chê quỷ hờn. Cái mặt của thị thực là một sự mỉa mai của
hóa công: nó ngắn đến nỗi người ta có thể tưởng bề ngang lớn hơn bề dài, thế mà
hai má nó lại hóp vào mới thật là tai hại, nếu má nó phinh phính thì mặt thị lại còn
được hao hao như mặt l
ợn, là thứ mặt vốn nhiều hơn người ta tưởng, trên cổ
người. Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành
bạnh muốn chen lẫn nhau với những cái môi cũng cố to cho không thua cái mũi:
có lẽ vì cố quá cho nên chúng nứt nở như rạn ra. Ðã thế thị lại ăn trầu thuốc, hai
môi dày được bồi cho dày thêm một lần, cũng may quết trầu sánh lại, che đượ
c cái
màu thịt trâu xám ngoách. Ðã thế những cái răng rất to lại chìa ra: ý hẳn chúng
nghĩ sự cân đối chữa được một vài phần cho sự xấu. Ðã thế thị lại dở hơi, đó là
một ân huệ đặc biệt của Thượng đế chí công: nếu sáng suốt thì người đàn bà ấy sẽ
khổ sở ngay từ khi mua cái gương thứ nhất. Và thị lại nghèo, nếu trái lại, ít nhất đã
có một người đàn ông khổ sở. Và thị lại là dòng giống của một nhà có mả hủi: cái
này khiến không một chàng trai nào phải phân vân.
• Lưu file vừa soạn thảo với tên là THINO.DOC. Bổ sung thêm đoạn văn
sau và lưu lại với tên là THINO_CHIPHEO.DOC.
Cái mặt hắn không trẻ cũng không già: nó không còn phải là mặt người: nó
là mặt của một con vật lạ, nhìn mặt những con vật có bao giờ biết tuổi ? Cái mặt
hắn vàng vàng mà lạ
i muốn xạm màu gio; nó vằn dọc vằn ngang, không thứ tự,
biết bao nhiêu là vết sẹo. Vết những mảnh chai của bao nhiêu lần ăn vạ kêu làng,
bao nhiêu lần, hắn nhớ làm sao nổi ? Bao nhiêu việc ức hiếp, phá phách, đâm
chém, mưu hại người ta giao cho hắn làm! Những việc ấy chính là cuộc đời của

hắn; cuộc đời mà hắn cũng chả biết đã dài bao nhiêu năm rồi. Bởi vì ngay đến cái
thẻ
có biên tuổi hắn cũng không có, trong sổ làng người ta vẫn khai hắn vào hạng
dân lưu tán, lâu năm không về làng.
- 7 -
BÀI THỰC HÀNH SỐ 2 (3 tiết)
Soạn thảo, chọn, tìm kiếm văn bản

1 NỘI DUNG THỰC HÀNH
 Soạn thảo đoạn văn bản theo đúng quy tắc soạn thảo văn bản tiếng Việt.
 Dùng đoạn văn bản đã soạn thảo để thực hiện các thao tác bôi đen, sao
chép, cắt dán theo hướng dẫn của giáo viên.
2 TÓM TẮT LÝ THUYẾT
• Soạn thảo văn bản: cách soạn thảo tiếng Việt (thiết đặt các công cụ như
bài 1
đã làm), các quy tắc soạn thảo nhằm đảm bào tính chính xác và
thẩm mỹ.
• Chọn khối văn bản
• Sao chép, cắt dán khối văn bản.
• Tìm kiếm, thay thế.
3 TỔ CHỨC THỰC HÀNH
• Giáo viên hướng dẫn giảng lý thuyết bài 2 “Soạn thảo, chọn, tìm kiếm
văn bản”.
• Minh họa lý thuyết bằng cách thực hiện chậm từng bước bài dưới đây.
− Yêu cầu sinh viên khởi
động chương trình Microsoft Word.
− Sau đó soạn thảo đoạn văn bản minh họa lý thuyết (lưu ý: yêu cầu
sinh viên gõ 10 ngón và nhắc lại các quy tắc khi soạn thảo văn bản:
mỗi từ cách nhau một dấu cách; sau dấu chấm, chấm than, hỏi chấm
phải viết hoa ký tự đầu; muốn viết hoa ký tự nào chỉ cần nhấn đồng

thời phím Shift + ký tự muốn viết hoa )
- 8 -
− Sinh viên tiến hành chậm từng thao tác cơ bản trên văn bản vừa soạn
thảo (bằng cả 2 cách dùng bàn phím và dùng chuột): bôi đen, chọn
toàn văn bản, tìm kiếm, thay thế, sao chép, cắt dán, xóa.
− Tìm kiếm, thay thế cụm từ “rượu vang” bằng cụm ký tự “rv”, sau đó
lại tiến hành ngược lại.
− Copy đoạn văn thứ hai (Hãy nhẹ nhàng với khí lạnh bên ngoài) lên
trước đoạn văn thứ nh
ất (Rượu vang từ lâu các loại cảm giác khi
uống rượu).
− Xóa đoạn văn bản thứ ba trong văn bản hiện thời.
− Cắt dán đoạn văn bản thứ nhất trong văn bản hiện thời xuống dưới
đoạn văn bản thứ hai để bài văn lại có kết cấu hợp lý.
Bài minh họa lý thuyết
Thưởng thức rượu vang
Rượu vang từ
lâu đã là niềm tự hào của người Pháp. Ẩn sau những cánh
đồng nho xanh bạt ngàn là một nền công nghệ sản xuất rượu vang và một nền văn
hóa, một nghệ thuật thưởng thức rượu vang đạt đến độ tinh tế, thâm thúy. Khi
rượu đã được đóng thành chai và nằm yên trong các hầm rượu thì đó là lúc công
việc của người trồng nho kết thúc. Thông thường việc thưởng rượu trải qua bốn
bước: rót r
ượu ra ly, nhận biết rượu qua màu sắc, hương vị và kết hợp các loại cảm
giác khi uống rượu.
Hãy nhẹ nhàng nhấc chai rượu khỏi hầm, rồi từ từ chuyển chai từ tư thế nằm
ngang sang tư thế thẳng đứng và giữ yên trong vài phút để rượu không bị sủi bọt.
Lúc này có thể rót rượu ra một bình con với lượng rượu vừa phải. Nếu làm đúng
quy trình, rượu sẽ ánh lên m
ột màu đỏ mượt mà. Từ bình nhỏ, nhẹ nhàng mở nút

bình để rượu làm quen dần với môi trường mới, tránh tiếp xúc đột ngột với khí
lạnh bên ngoài.

- 9 -
4 BÀI THỰC HÀNH TRÊN LỚP
Bài 1. Soạn thảo thô đoạn văn bản dưới đây, sau đó sắp xếp lại văn bản theo
trình tự hợp lý. Lưu văn bản dưới tên CONGVAN.DOC.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Kính gửi: - TRƯỞNG CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG
- BAN CHỦ NHIỆM CÁC KHOA
- GIÁM ĐỐC CÁC TRUNG TÂM
- TRỢ LÝ THANH TRA HIỆU TRƯỞNG
Nhằm cung cấp các thông tin đầy đủ và kịp th
ời phục vụ công tác lãnh đạo,
chỉ đạo, hoạch định kế hoạch và đánh giá cán bộ, Nhà trường yêu cầu thủ trưởng
các đơn vị thực hiện chế độ báo cáo tình hình nhiệm vụ công tác của đơn vị như
sau:
1. Các loại báo cáo:
2.1. Tiêu chí đánh giá
Việc đánh giá mức độ hoàn thiện nhiệm vụ của mỗi cá nhân và đơn vị căn cứ
vào 3 tiêu chí sau:
- Thời gian thực hiện kế
hoạch: vượt mức, đúng kế hoạch, chậm so với kế
hoạch.
- Khối lượng công việc: vượt mức, hoàn thành, chưa hoàn thành (đã thực
hiện <50%, >70%, >90% khối lượng công việc được giao).
- Chất lượng công việc (vượt mức, chất lượng tốt, chất lượng chưa đạt)
1.2. Báo cáo chuyên đề

- 10 -
Báo cáo triển khai, nghiên cứu các nhiệm vụ theo chuyên đề như: quản lý cơ
sở vật chất, tăng cường kỷ cương, quản lý chuyên môn, quản lý sinh viên, công tác
giáo viên chủ nhiệm, báo cáo kết quả các đợt khảo sát, nghiên cứu, kiểm tra thực
tế ở các đơn vị, chuyến đi nghiên cứu, khảo sát trong nước, các cuộc làm việc với
cơ quan trong nước và các tổ chức nước ngoài
1.3. Báo cáo bất thường
Khi có công việc bấ
t thường xảy ra hoặc qua thực tiễn thực hiện phát sinh
những công việc chưa phù hợp, có thể gây ra hậu quả xấu nếu cứ tiếp tục thực hiện
hoặc góp ý bổ sung thêm các chi tiết mới cho lãnh đạo Nhà trường.
1.1. Báo cáo định kỳ (gồm báo cáo công tác tuần, công tác tháng, công tác
học kỳ và công tác năm học)
Nội dung của báo cáo nêu đúng và toàn diện tình hình thực hiện nhiệm vụ
công tác theo kế hoạch đã định; nh
ững công việc phát sinh; các khó khăn khi thực
hiện nhiệm vụ; kế hoạch công tác thời gian tiếp theo và các kiến nghị, đề xuất với
lãnh đạo nhà trường.
2.2. Phân loại mức độ hoàn thành công việc
- Loại B1: Hoàn thành kế hoạch đúng thời gian, đủ khối lượng với chất
lượng tốt.
- Loại B2: Hết thời gian thực hiện kế hoạch đã thực hiện trên 90% khối
lượng công việc,
đạt chất lượng tốt.
2. Về đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc của các nhân và đơn vị
- Loại B3: Hết thời gian thực hiện kế hoạch đã thực hiện trên 70% khối
lượng công việc đạt chất lượng tốt.
- Loại A: Hoàn thành vượt mức kế hoạch cả về thời gian, khối lượng và chất
lượng công việc.
- 11 -

- Loại C: Hết thời gian thực hiện kế hoạch mới thực hiện được <50% khối
lượng công việc.
Đề nghị các đơn vị thực hiện đúng và đầy đủ chế độ báo cáo trên đây từ ngày
01/08/2006, báo cáo của các đơn vị phải được gửi về phòng HC-QT theo thời hạn
trên đây.
Trân trọng thông báo.

Hướng dẫn
:
• Bước 1
: Mở chương trình Microsoft Word và soạn thảo văn bản bằng
tiếng Việt với nội dung đã cho trên. Lưu ý những câu viết hoa.
• Bước 2
: Đánh giá trình tự hợp lý của văn bản sẽ là

Trình tự cũ Trình tự mới
1. Các loại báo cáo 1. Các loại báo cáo
2.1. Tiêu chí đánh giá 1.1. Báo cáo định kỳ
1.2. Báo cáo chuyên đề 1.2. Báo cáo chuyên đề
1.3. Báo cáo bất thường 1.3. Báo cáo bất thường
1.1. Báo cáo định kỳ 2. Về đánh giá, xếp loại mức độ hoàn
thành công việc của cá nhân và đơn vị
2.2. Phân loại mức độ hoàn thành công
việc
2.1. Tiêu chí đánh giá
2. Về đánh giá, xếp loại mức độ hoàn
thành công việc của cá nhân và đơn vị
2.2. Phân loại mức độ hoàn thành công
việc.


Căn cứ vào đánh giá trình tự hợp lý, tiến hành các thao tác cắt dán các đoạn
văn bản để có được một văn bản hoàn chỉnh.
- 12 -
• Bước 3
: Bôi đen đoạn văn bản “1.1. Báo cáo định kỳ ”. Sau đó nhấn
chuột phải, trong thực đơn hiện ra chọn mục Cut. Đưa con trỏ Text đến
dòng ngay dưới đoạn văn bản “1. Các loại báo cáo”, sau đó nhấn chuột
phải, trong thực đơn hiện ra chọn mục Paste.
• Bước 4
: Bôi đen đoạn văn bản “2.1. Tiêu chí đánh giá ”. Sau đó nhấn
chuột phải, trong thực đơn hiện ra chọn mục Cut. Đưa con trỏ Text đến
dòng ngay dưới đoạn văn bản “2. Về đánh giá, xếp loại mức độ hoàn
thành công việc của cá nhân và đơn vị ”, sau đó nhấn chuột phải, trong
thực đơn hiện ra chọn mục Paste.
• Bước 5
: Bôi đen đoạn văn bản “2.2. Phân loại mức độ hoàn thành công
việc ”. Sau đó nhấn chuột phải, trong thực đơn hiện ra chọn mục Cut.
Đưa con trỏ Text đến dòng ngay dưới đoạn văn bản “2.1. Tiêu chí đánh
giá ”, sau đó nhấn chuột phải, trong thực đơn hiện ra chọn mục Paste.
• Bước 6
: Rà soát lại văn bản một lần nữa để kiểm tra tính chính xác và
hợp lý của toàn văn bản.
• Bước 7
: Trên thanh thực đơn nhấn chọn File/Save. Trong hộp thoại Save
As ở mục File name gõ “congvan” rồi nhấn Enter.

Bài 2. Tìm kiếm và thay thế
Tìm kiếm các cụm từ “50%”, “70%”, “90%”, “Báo cáo” trong văn bản đã
soạn thảo. Tiến hành thay thế các cụm từ kể trên bằng các cụm từ theo bảng dưới
đây.


Cụm từ gốc Được thay bằng
50% 50% (năm mươi phần trăm)
70% 70% (bảy mươi phần trăm)
- 13 -
90% 90% (chín mươi phần trăm)
Báo cáo report

Hướng dẫn
:
Tìm kiếm:
• Bước 1
: Đưa chuột lên thanh thực đơn, nhấn chọn Edit/Find (hoặc nhấn
đồng thời hai phím Ctrl+F), hộp thoại Find and Replace sẽ hiện ra.
• Bước 2
: Trong hộp text Find what gõ cụm từ “50%” rồi nhấn Enter.
Word sẽ tự động tìm đến những cụm từ “50%” xuất hiện trong văn bản.
• Bước 3
: Lặp lại bước 1, 2 đối với các cụm từ “70%”, “90%”, “Báo cáo”.
Tìm kiếm và thay thế:
• Bước 1
: Đưa chuột lên thanh thực đơn, nhấn chọn Edit/Replace (hoặc
nhấn đồng thời hai phím Ctrl+H), hộp thoại Find and Replace sẽ hiện ra.
• Bước 2
: Trong hộp text Find what gõ cụm từ “50%”, trong hộp text
Replace with gõ cụm từ “50% (năm mươi phần trăm)”. Nếu muốn tại mỗi
vị trí thay thế Word đều dừng lại chờ ta quyết định thì nhấn chọn
Replace, nếu muốn Word tự động thay thế toàn bộ không cần chờ ta nhấn
chọn Replace All.
• Bước 3

: Lặp lại bước 1 và 2 đối với các cụm từ “70%”, “90%”, “Báo
cáo”.
Lưu văn bản:
• Chọn File/Save trên thực đơn hoặc nhấn đồng thời Ctrl+S trên bàn phím.



- 14 -
5 BÀI TẬP VỀ NHÀ
1. Soạn thảo văn bản sau
Tb
Tb có cái quạt mo
Pd ba bò chín trâu
Br lấy trâu
Pd ao sâu cá mè
Br lấy mè
Pd ba bè gỗ lim
Br lấy lim
Pd con chim đồi mồi
Br lấy mồi
Pd nắm xôi Bờm cười.

2. Ghi lại file với tên là BOM.DOC
3. Tìm và thay thế
Tb = Thằng Bờm
Pd = Phú ông xin đổi
Br = Bờm rằng
- 15 -
BÀI THỰC HÀNH SỐ 3 (3 tiết)
Định dạng văn bản


1 NỘI DUNG THỰC HÀNH
 Bài số 3 “Định dạng văn bản” là một bài dài và tương đối khó. Yêu cầu
sinh viên phải hiểu rõ các khái niệm như đoạn, font
 Sinh viên soạn thảo một văn bản thô bất kỳ (hoặc soạn thảo văn bản
giống như bài minh hoạ) rồi lặp lại các thao tác theo minh hoạ của giáo
viên. Bài minh hoạ sẽ gồm các kỹ năng về định dạng Font và Paragraph.
2 TÓM TẮ
T LÝ THUYẾT
• Các khái niệm về đoạn (Paragraph), mặt chữ (Font), kiểu chữ (Font
Style), cỡ chữ (Size).
• Cách chọn Font, Font Style, Size cho văn bản.
− dùng biểu tượng trên thanh công cụ.
− dùng thực đơn Format/Font.
• Cách trình bày đoạn văn bản (Paragraph).
− sử dụng biểu tượng trên thanh công cụ.
− dùng thực đơn Format/Paragraph.
• Trình bày văn bản kiểu liệt kê
• Đặt Tab
• Trang trí đoạn văn bản
• Chèn ký t
ự đặc biệt.
3 TỔ CHỨC THỰC HÀNH
• Giáo viên hướng dẫn nêu tóm tắt lý thuyết các phần sẽ thực hành.
- 16 -
• Yêu cầu sinh viên gõ một vài đoạn văn bản bất kỳ (hoặc có thể gõ lại
toàn bộ văn bản dùng cho bài minh hoạ lý thuyết dưới đây) ở dạng thô
(chỉ gõ tiếng Việt, chưa chỉnh sửa gì).
• Giảng lý thuyết đến đâu minh hoạ thao tác đến đấy và yêu cầu sinh viên
làm theo ngay trên văn bản mà sinh viên đã soạn thảo ở trên. Chú ý thực

hiện các thao tác với tốc độ chậm
để sinh viên nắm được.
• Yêu cầu sinh viên làm bài thực hành trên lớp, đây là thời gian sinh viên
và giáo viên sẽ trao đổi với nhau các thắc mắc liên quan đến bài học hiện
tại.
• Giáo viên có thể kiểm tra bài làm của bất cứ sinh viên nào và cho kết quả
đánh giá.
• Yêu cầu sinh viên làm bài tập ở nhà (phần E trong giáo trình)

Bài minh họa lý thuyết
☺ Bộ xử lý trên thị trường hiện nay thật là đa dạng với đủ các loại
khác nhau, rất hữu ích nhưng cũng khá là hỗn độn. Bạn cần cân nhắc thật
kỹ trước khi quyết định chọn mua.
Hiện nay Intel đưa ra bốn “họ” CPU khác nhau:
 Pentium truyền thống: Loại thường, tốc độ cao nhất là 200MHz
 Pentium với công nghệ MMX: Tốc độ đạt tới 233MHz
 Pentium Pro: Tốc
độ 200MHz với cache thứ cấp 512k (dùng cho Server)
 Pentium II: Tốc độ đến 4500MHz (dùng cho máy để bàn, Workstation)
AMD và Cyrix cũng có nhiều sản phẩm mới. Bộ xử lý K6 của AMD hoàn
toàn mới đối với thị trường, đạt đến tốc độ 266MHz. Các sản phẩm AMD nhằm
cạnh tranh dữ dội với các chip Pentium tốc độ cao và Pentium II của Intel. Cyrix
- 17 -
cũng vừa chào hàng sản phẩm 6x86MX (mã M2) của họ. Mới đây Cyrix bán ra bộ
xử lý MediaGX. Đây là một chip giá thành hạ, có đủ chức năng đồ họa, âm thanh,
tương thích PCI, và chức năng kiểm soát bộ nhớ. Cyrix công bố tốc độ xử lý của
họ theo tốc độ của Pentium. Ví dụ 6x86-133 được công bố là Pr166, chạy nhanh
hơn Pentium 166.

• Soạn thảo văn bản (lưu ý sinh viên nên soạn thảo toàn bộ v

ăn bản rồi mới
tiến hành chỉnh sửa, như vậy thì tốc độ hoàn thành sẽ nhanh hơn và việc
chỉnh sửa văn bản cũng được chính xác hơn do lúc này người soạn thảo
có được cái nhìn tổng quan hơn về văn bản).
• Để chèn ký tự
☺ vào đầu văn bản ta đưa chuột lên thanh thực đơn, chọn
Insert/Symbol. Hộp thoại Symbol sẽ mở ra, dùng thanh cuộn để xem
trong danh sách xem đâu là biểu tượng cần chọn. Khi tìm được rồi thì
nhấp chuột vào biểu tượng được lựa chọn rồi nhấn Insert. Biểu tượng đó
sẽ được chèn vào văn bản tại vị trí con trỏ Text đang đứng. Sau đó nhấn
Close để đóng hộp thoạ
i Symbol lại.
• Có thể sử dụng một trong các cách sau:
− Cách 1: Bôi đen đoạn văn bản "Bộ xử lý trên thị trường quyết định
chọn mua" rồi nhấn chuột phải, trong menu hiển thị chọn Font. Hộp
thoại Font sẽ mở ra, trong mục Font: di thanh cuốn chọn mục Comic
Sans MS, sau đó nhấn Enter. Hộp thoại Font sẽ đóng lại và dòng văn
bản được chọn sẽ có kiểu font là Comic Sans MS (lưu ý r
ằng một số
ký tự tiếng Việt có dấu không hiển thị chính xác trong kiểu font
Comic Sans MS và một số kiểu font khác).
− Cách 2: trên thanh thực đơn chọn Format/Font để mở hộp thoại
Font. Các thao tác tiếp theo như trên đã hướng dẫn.
− Cách 3: nhấn đồng thời cả hai phím Ctrl+D để mở hộp thoại Font.
- 18 -
Các thao tác tiếp theo như trên đã hướng dẫn.
• Bôi đen dòng văn bản "Các CPU tiêu chuẩn phổ biến nhất trên thị
trường".
• Trên thanh thực đơn chọn Format/Borders and Shading, hộp thoại
Borders and Shading sẽ mở ra. Trong hộp thoại này chọn cửa sổ con

Shading, dưới nhãn Fill là một bảng màu, lựa chọn màu tùy ý rồi nhấn
OK. Sau khi hộp thoại Borders and Shading đóng lại ta sẽ thấy dòng văn
bản đã chọn sẽ có màu nền là màu
đã chọn.
• Có thể sử dụng một trong các cách sau:
− Cách 1: Đặt con trỏ text trên dòng văn bản rồi nhấn biểu tượng căn
giữa
trên thanh công cụ để đưa dòng văn bản ra giữa trang giấy.
− Cách 2: đưa chuột lên trên thanh thực đơn chọn Format/Paragraph
để hộp thoại Paragraph. Trong hộp thoại này, dưới mục
General/Aligment ta chọn Center thay vì Left như mặc định, sau đó
nhấn Enter để đóng hộp thoại Paragraph lại. Dòng văn bản sẽ được
đẩy ra giữa trang giấy.
− Cách 3: bôi đen dòng văn bản, nhấn chuột phải để mở ra một thực
đơn, chọn Paragraph, hộp thoại Paragraph sẽ mở ra. Tiếp đó thao tác
giống như cách 2.
− Cách 4: sau khi đặt con trỏ text trên dòng văn bản ta nhấn đồng thời
cả hai phím Ctrl+E. Dòng văn bản sẽ được đẩy ra giữa trang giấy.
• Bôi đen 4 dòng "Pentium truyền thống dùng cho máy để bàn,
WorkStation".
• Trên thanh thực đơn chọn Format/Font để mở hộp thoại Font ra. Trong
mục Font color lựa chọn màu thích hợp rồi nhấn Enter để đóng hộp thoạ
i
lại. Phần văn bản được bôi đen sẽ có màu như ta lựa chọn.
- 19 -
Có nhiều cách khác để mở cửa sổ Font đã được trình bày ở hướng dẫn phía
trên.
• Tiếp tục bôi đen 4 dòng rồi trên thanh thực đơn chọn Format/Bullets and
Numbering. Cửa sổ Bullets and Numbering mở ra, bên dưới là các mẫu
liệt kê, chọn mẫu thích hợp với bài học rồi nhấn OK để đóng cửa sổ lại.

Sau khi đóng cửa sổ, các dòng văn bản được bôi đen sẽ được trình bày
theo mẫu liệt kê ta
đã chọn.
• Nếu không hài lòng với các mẫu liệt kê đã có, nhấn chọn nút Customize
để mở cửa sổ Customize Bulleted List. Chọn các biểu tượng trong mục
Bullet character để tạo các mẫu liệt kê mới. Sau đó nhấn OK để đóng cửa
sổ Customize Bulleted List. Nhấn tiếp OK để đóng cửa sổ Bullets and
Numbering.
• Kiểm tra lại văn bản xem đã chính xác và hợp lý chưa.
4 BÀI THỰC HÀNH TRÊN LỚP
Bài 1. Soạn thảo vă
n bản sau và lưu lại với tên BAI1_C3.DOC


ĐIỀU 12
XỬ PHẠT NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN, NGƯỜI NGỒI TRÊN XE
ĐẠP, NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE THÔ XƠ KHÁC VI PHẠM QUY
TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau đây:
- 20 -
 Không đi bên phải theo chiều đi của mình, không đi đúng phần
đường quy định.
 Dừng xe đột ngột, chuyển hướng không báo hiệu trước.
 Không tuân thủ quy tắc, hướng dẫn của người điều khiển giao thông
khi qua phà, cầu phao hoặc khi có ùn tắc giao thông.
a. Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu,
vạch kẻ đường.
b. Xe vượt bên phải trong các trường hợp không được phép.
c. Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị có lề

đường.
d. Để xe ở lòng đường, hè phố trái quy định.
e. Xe chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phản quang, dừng xe,
đỗ xe trong hầm đường bộ.
f. Xe đạp đi dàn hàng ngang từ ba xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng
ngang từ hai xe trở lên.
g. Người điều khiển xe đạp sử dụng ô, điện thoại di động, người ngồi trên xe
đạp mang vác cồng kềnh, sử dụng ô.
h. Xe thô sơ đi ban đêm không có báo hiệu bằng đèn hoặc vật phản quang.
i. Xe đạp, xe xích lô chở quá số người quy định, trừ trường hợp chở người
bệnh đi cấp cứu.
j. Hàng xếp trên xe không đảm bảo an toàn, gây trở ngại giao thông, che
khuất tầm nhìn của người điều khiển.
2. Phạt tiền từ 20.000 đồng đến 40.000 đồng đối với một
trong các hành vi sau đây;
- 21 -
 Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, của người
kiểm soát giao thông.
 Đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông, không tuân thủ các
quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao thông cắt đường sắt.

Hướng dẫn
:
• Bước 1
: Soạn thảo toàn bộ văn bản
• Bước 2
: Bôi đen dòng chữ “ĐIỀU 12”. Sau đó mở cửa sổ Font (có nhiều
cách mở, tất cả đã được nêu ở bài trên). Trong mục Font chọn Arial, mục
Font style chọn Bold, mục Size chọn 20, mục Underline style chọn đường
gạch chân kép. Nhấn OK để đóng cửa sổ Font.

• Bước 3
: Bôi đen đoạn văn bản “Xử phạt người điều khiển quy tắc giao
thông đường bộ”, chọn kiểu font là Courier New (cách mở hộp thoại Font
đã hướng dẫn ở trên), chọn biểu tượng căn giữa trên thanh công cụ để đưa
đoạn văn bản này ra giữa trang.
• Bước 4
: Đưa con trỏ đến đoạn văn bản “Xử phạt người điều khiển quy
tắc giao thông đường bộ”. Trên thanh thực đơn chọn Format/Borders and
Shading để mở hộp thoại Borders and Shading ra.
− trong cửa sổ con Borders: mục Setting chọn Box, mục Style chọn
biểu tượng gạch đơn liền nét, mục Width chọn 1
1/2
pt, mục Color
chọn màu xanh da trời, mục Apply to chọn Paragraph.
− trong cửa sổ con Shading: mục Shading chọn mầu tùy ý, mục Apply
to chọn Paragraph.
− Nhấn OK để đóng hộp thoại Borders and Shading. Lúc này đoạn
văn bản ta đã chọn sẽ có hình thức như ý muốn.
• Bước 5
: Đoạn văn bản thứ 2 vừa được đóng khung vừa được đánh số liệt
- 22 -
kê. Do đó ta sẽ đánh số liệt kê trước (cách đánh đã được hướng dẫn ở bài
trước), sau đó lặp lại bước 4. Lưu ý font chữ của đoạn này là Arial đậm,
gạch chân phía dưới. Chú ý rằng style của đường viền paragraph của
đoạn 2 là đường chấm chấm nét đậm.
• Bước 6
: Với các đoạn 3, 4, 5, 6 thao tác tương tự. Lưu ý một vài điểm sau
đây:
− Đoạn 3: là danh sách liệt kê, biểu tượng gạch đầu dòng là  (phải
chọn trong hộp thoại Customize Bulleted List). Đường viền bao

ngoài là đường gạch đơn đứt nét đậm.
− Đoạn 4: cũng là danh sách liệt kê, biểu tượng gạch đầu dòng là ký tự
thường (a, b, c ). Đường viền bao ngoài là đường liền 3 nét, nét
giữa đậm.
− Đoạ
n 5: cũng là danh sách liệt kê, nhưng bắt đầu từ số 2. Đường
viền bao ngoài là đường chấm chấm nét đậm.
− Đoạn 6: là danh sách liệt kê, biểu tượng gạch đầu dòng là
 (phải
chọn trong hộp thoại Customize Bulleted List). Đường viền bao
ngoài là đường gạch ba liền nét kiểu hộp 3D.
• Bước 7
: Kiểm tra lại toàn bộ bài làm một lần nữa rồi lưu lại dưới tên là
bai1_c3.doc

Bài 2. Soạn thảo văn bản sau và lưu lại với tên BAI2_C3.DOC
Thống kê giờ giảng học kỳ I
Năm học: Của giảng viên:
Lớp giảng: Sĩ số: sinh viên
Môn học: Số tiết: tiết
- 23 -
Số tiết đã giảng thực tế: tiết
Thời gian thực hiện, từ ngày: Đến ngày:

Ngày tháng năm
Xác nhận của phòng ĐTĐH
Hướng dẫn
:
• Bước 1
: Gõ dòng thứ nhất “Thống kê giờ giảng học kỳ I”, bôi đen rồi đặt

kiểu font là Arial, cỡ chữ là 13, bôi đậm, căn giữa (các thao tác này xem
hướng dẫn ở bài trên).
• Bước 2
: Dòng 2 gõ “Năm học:”.
Dòng 3 gõ “Lớp giảng:”.
Dòng 4 gõ “Môn học:”.
Dòng 5 gõ “Số tiết đã giảng thực tế”.
Dòng 6 gõ “Thời gian thực hiện, từ ngày:”
• Bước 3
: Bôi đen dòng các dòng từ 2 đến 5. Trên thanh thực đơn nhấn
chọn Format/Tab để mở cửa sổ Tabs. Nếu trong hộp Tab stop position có
dữ liệu thì nhấn nút Clear All để xóa đi. Nếu hộp là trống thì chuyển sang
bước 5.
• Bước 4
: Gõ số 8 vào hộp Tab stop position, mục Allignment chọn Left,
mục Leader chọn số 2. Sau đó nhấn nút Set.
• Bước 5
: Gõ số 15 vào hộp Tab stop position, mục Allignment chọn Right,
mục Leader chọn số 2. Sau đó nhấn nút Set.
• Bước 6
: Nhấn nút OK để đóng hộp thoại Tabs.
• Bước 7
: Đặt con trỏ text ngay cuối dòng 2. Nhấn phím Tab.
• Bước 8
: Tương tự đối với dòng 3 và dòng 5.
- 24 -
• Bước 9
: Đặt con trỏ text ngay cuối dòng 2 (tức là sau phím Tab), gõ “Của
giảng viên:”. Nhấn phím Tab
Lặp lại tương tự với dòng 6, thay “Của giảng viên:” bằng “Đến ngày”.

• Bước 10
: Đặt con trỏ text ngay cuối dòng 3 (tức là sau phím Tab), gõ “Sĩ
số:”. Nhấn phím Tab. Sau đó gõ tiếp “sinh viên”.
Lặp lại tương tự với dòng 4, thay “Sĩ số” bằng “Số tiết:”, thay “sinh
viên” bằng “tiết”.
• Bước 11
: Tại dòng 5, mở hộp thoại Tabs. Bật sáng dòng đầu tiên trong
danh sách bên dưới mục Tab stop position (tức là dòng chứa Tab ở vị trí
8). Sau đó nhấn nút Clear để xóa dòng này ra khỏi danh sách. Nhấn nút
OK để đóng hộp thoại Tabs.
• Bước 12
: Vẫn đứng ở dòng 5, nhấn phím Tab rồi gõ “tiết”.
• Bước 13
: Gõ hai dòng cuối “Ngày tháng năm” và “Xác nhận của
phòng ĐTĐH”.
• Bước 14
: Bôi đen hai dòng này. Mở hộp thoại Tabs gõ số 4 vào ô text
Tab stop position, mục Allignment chọn Center, mục Leader chọn số 1,
sau đó nhấn OK để đóng hộp thoại.
• Bước 15
: Đưa con trỏ text về nằm trên dòng “Ngày tháng năm” rồi
nhấn phím Tab. Thao tác tương tự với dòng “Xác nhận của phòng
ĐTĐH”.
• Bước 16
: Bôi đen dòng “Ngày tháng năm” rồi nhấn Ctrl+I để chữ
nghiêng như văn bản mẫu yêu cầu. Để dòng này cách quãng với dòng
ngay trên nó, đặt con trỏ text nằm trên dòng này, nhấn chuột phải rồi
chọn Paragraph, trong mục Spacing đặt Before là 6pt (hoặc bao nhiêu tùy
ý).
• Bước 17

: Để dòng đầu tiên “Thống kê giờ giảng học kỳ I” cách quãng với
dòng ngay phía dưới, thao tác hệt như bước 17, nhưng thay vì đặt Before
- 25 -

×