Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phương pháp thăm khám cận lâm sàng hệ tiêu hóa (Kỳ 1) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.88 KB, 5 trang )

Phương pháp thăm khám cận
lâm sàng hệ tiêu hóa
(Kỳ 1)
1. Phương pháp thăm khám về hình ảnh.
1.1. X quang:
Chiếu chụp X quang hệ tiêu hoá là một thăm dò cần thiết.
1.1.1. Chiếu chụp X quang ổ bụng không dùng thuốc cản quang nhằm:
+ Tìm liềm hơi: nếu thấy liềm hơi chứng tỏ có hơi trong ổ bụng (do thủng
các tạng rỗng).
+ Tìm mức nước, mức hơi nếu có ở vùng quanh rốn, hoặc khắp bụng chứng
tỏ có tắc ruột.
+ Thấy cơ hoành lên cao, kém di động (có thể gặp trong áp xe gan, ung thư
gan…).
+ Thấy hình sỏi mật, sỏi tụy, sỏi thận (với điều kiện các sỏi này có canxi).
1.1.2. Chụp ống tiêu hoá:
Cho bệnh nhân uống thuốc cản quang (ví dụ: baryte), thuốc cản quang cho
ta thấy hình thể ống tiêu hoá từ thực quản tới hậu môn. Nếu thụt thuốc cản quang
từ hậu môn lên sẽ biết hình thái của khung đại tràng.
1.1.3. Chụp ống Stenon:
Bơm thuốc cản quang vào ống Sténon rồi chụp có thể thấy hình sỏi, hình
chít hẹp ống Sténon.
1.1.4. Chụp đường mật bằng uống hoặc tiêm thuốc cản quang vào mạch
máu hoặc chụp đường mật-tụy ngược dòng:
Đặt một ống thông theo ống soi mềm tá tràng vào đường mật qua lỗ Vate
bơm thuốc cản quang để chụp mật tụy ngược dòng. Cũng có thể chọc qua da vào
đường mật rồi bơm thuốc cản quang để chụp. Phương pháp này cho thấy đường
mật rất rõ nhưng có thể bị tai biến.
1.1.5. Chụp động mạch gan chọn lọc và nút hoá chất:
Để chẩn đoán và điều trị khối u gan.
1.2. Soi nội tạng:
1.2.1. Soi ổ bụng:


Là phương pháp thăm dò hình thái các tạng trong ổ bụng như: gan, mật,
lách, phúc mạc, các quai ruột…
+ Kỹ thuật phải được tiến hành vô khuẩn như một phẫu thuật. Đầu tiên
chọc một kim qua thành bụng để bơm hơi vào bụng tạo thành một khoảng trống
sau đó dùng Troca chọc vào trong bụng, qua đó đưa đèn soi vào khoang bụng để
quan sát các tạng trong đó.
+ Chỉ định: chủ yếu đối với các bệnh gan-mật, ngoài ra còn được chỉ định
trong các bệnh của bộ máy sinh dục nữ, bệnh của màng bụng, của dạ dày, ruột…
+ Các kỹ thuật chẩn đoán phối hợp: chọc hút tế bào gan, sinh thiết gan, sinh
thiết màng bụng, sinh thiết tế bào khối u, chụp tĩnh mạch cửa…
+ Kỹ thuật điều trị phối hợp: chọc hút áp xe gan hoặc áp xe trong ổ bụng,
cắt dày dính, cắt dây thần kinh phế vị, lấy sỏi mật và cắt túi mật.
+ Tai biến: soi ổ bụng có thể gây ra một số tai biến như: nhiễm khuẩn ổ
bụng, chảy máu, tràn khí.

1.2.2. Nội soi ống mềm:
+ Soi thực quản: quan sát hình ảnh niêm mạc thực quản, các bệnh lý của
niêm mạc thực quản.
+ Soi dạ dày-tá tràng: thăm dò tổn thương loét, viêm toàn bộ lòng dạ dày-tá
tràng.
+ Soi đại tràng: thăm dò tổn thương trong đại tràng.
+ Soi trực tràng: có thể soi bằng đèn soi ống cứng hoặc mềm.
+ Các kỹ thuật phối hợp:
- Quết niêm mạc chẩn đoán tế bào học.
- Sinh thiết để xét nghiệm mô bệnh học.
- Chụp đường mật-tụy ngược dòng: thăm dò sỏi, u, dị dạng…
+ Các kỹ thuật điều trị:
- Nong hẹp thực quản.
- Cắt polyp.
- Cầm chảy máu dạ dày-thực quản.

- Lấy sỏi mật…

×