Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.9 KB, 5 trang )
Tiết chế học
(Kỳ 2)
3- Khẩu phần ăn bệnh lý :
a) Định nghĩa :
Khẩu phần ăn bệnh lý là xuất ăn cho người bệnh . Tùy bệnh mà thay đổi
khẩu phần ăn thường tăng chất này lên , giảm chất kia xuống cho phù hợp .
b) Các yếu tố cần xem xét :
- Năng lượng tiêu hao cho 1 người 50kg bị bệnh :
+ Năng lượng CHCB 1250 kalo
+ Cộng thêm : 20% vật vã : 200 kalo
13 % khi sốt tăng 1 độ và 39
0
sốt lên độ : 450 kalo .
+ 10% hủy hoại tế bào : 120 kalo
Như vậy một bệnh nhân 50 kg sốt cao thêm 3 độ , vật vã cần : 2070 kalo .
- Thay đổi các chất trong khẩu phần ăn :
+ Protid : bệnh đang diễn biến ăn giảm . Hồi phục ăn tăng .
+ Lipid : cho ít hơn bình thường , thậm chí bỏ ( thận nhiễm mỡ )
+ Glucid : cho gấp 6 lần protid
+ Nước , điện giải : cần cân bằng lượng vào ra .
II- CÁC CHẾ ĐỘ ĂN CƠ BẢN :
A- Chế độ ăn lỏng :
a) Ăn lỏng bằng sond :
1- Chỉ định : - Bệnh nhân hôn mê
- Người chán ăn
- Người có bệnh không nhai kỹ
2- Các đường đặt sond :
- Sond qua miệng : Ví dụ : . Sữa đậu nành sữa bò : 1 lít
. Cháo gạo nghiền kỹ : 300g
. Chuối nghiền : 150 g
Mỗi bữa 20 -30g ngày ăn 4 -5 lần .