Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Ngũ Hành và Y Học (Phần 2) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.75 KB, 6 trang )

Ngũ Hành và Y Học
(Phần 2)
3. Ngũ hành và chẩn bệnh
Căn cứ vào các triệu chứng xuất hiện qua Ngũ hành như : Ngũ sắc, Ngũ vị,
Ngũ quan, Ngũ chí... để tìm ra tạng phủ tương ứng bệnh (Xin xem ở biểu đồ tổng
quát của Ngũ hành, trang cuối của Ngũ hành).
Thí dụ : Bệnh ở mắt có liên quan đến Can vì Nội Kinh ghi : "Can khai
khiếu ở mắt" hoặc bệnh ở Tai có liên hệ đến Thận vì Nội Kinh ghi :" Thận khai
khiếu ở Tai"...
4. Ngũ hành và bệnh lý
Ứng dụng Ngũ hành vào bệnh lý, chủ yếu vận dụng quy luật Sinh Khắc,
Tương Thừa, Tương Vũ, Phản sinh khắc, để giải thích các quan hệ bệnh lý khi 1
cơ quan, tạng phủ nào đó có sự xáo trộn gây ra mất thăng bằng : thái quá (hưng
phấn) hoặc bất cập (ức chế).
Thí dụ : Giận dữ ảnh hưởng đến Can (Nội Kinh : Can chủ sự giận dữ), Can
khí bùng lên, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của Tỳ vị (Can Mộc khắc Tỳ
Thổ) sinh ra chứng bao tử đau, bao tử loét, gọi là chứng Can Khí Phạm Vị.
Nguyên nhân chủ yếu tại Can vượng lên làm hại Tỳ chứ không phải do Tỳ tự suy
yếu.
Ngoài ra, có thể dùng các biểu hiện của Ngũ hành để tìm ra sự xáo trộn ở
các Hành, Tạng phủ, cơ quan.
Thí dụ : Đau trong xương, tiểu nhiều, lưng đau... có thể nghĩ đến Thận vì :
Thận chủ xương, nước tiểu là dịch của Thận, vùng lưng thuộc Thận...
Tuy nhiên, cần lưu ý là sự thay đổi của 1 Hành, luôn luôn đưa tới sự thay
đổi của cả 5 hành, nhất là trong các Hội chứng bệnh. Do đó, mối quan hệ giữa các
hành không phải chỉ là giữa 2 - 3 hành mà luôn là mối quan hệ giữa 5 hành...
Mỗi hành khi có sự xáo trộn (Hưng phấn hoặc ức chế), có thể do 5 nguyên
nhân :
Thí dụ : Hỏa vượng.
- Có thể do tự nó vượng lên, gọi là Chính Tà.
- Có thể do Mộc vượng làm Hỏa vượng (Mộc sinh Hỏa) tức là do tạng phủ


sinh ra nó gây ra (bệnh từ Mẹ truyền sang con), gọi là Hư Tà.
- Có thể do Thổ vượng, phản sinh Hỏa, tức là do tạng phủ nó sinh ra, (bệnh
từ con truyền sang mẹ) gọi là Thực tà.
- Có thể do Thủy suy, không khắc được Hỏa, tức là có tạng phủ khắc nó
(quy luật Tương Vũ), gọi là Vi Tà.
- Có thể do Kim suy, không phản khắc được Hỏa, nhân cơ hội đó Hỏa bùng
lên theo quy luật Tương Thừa, gọi là Tặc tà.
Như vậy, có thể nhận thấy rằng :
Đối với 1 Hội chứng, gọi là Hỏa vượng, khi thấy có Mộc vượng, Thổ
vượng, Kim suy và Thủy suy. Gọi là Thủy suy khi thấy có Mộc suy, Kim suy, Thổ
vượng và Hỏa vượng... Các hành khác cũng lý luận tương tự như vậy.
5. Ngũ hành và châm cứu
Các kinh thư cổ đã áp dụng Ngũ hành vào 1 số huyệt vị nhất định là Tỉnh,
Vinh (Huỳnh), Du, Kinh, Hợp, gọi là Ngũ du huyệt.
Sự sắp xếp thứ tự của Ngũ du không thay đổi nhưng thứ tự của Ngũ hành
lại thay đổi tùy thuộc vào âm dương của đường kinh. Kinh âm khởi đầu bằng Mộc,
kinh dương bắt đầu bằng Kim, sau đó cứ theo thứ tự Tương sinh mà sắp xếp
huyệt.
Ngũ Tỉn Vin Du Kin Hợp
Du h h (Huỳnh) h
Kin
h Âm
Mộc Hỏa Thổ Kim Thủ
y
Kin
h Dương
Kim Thủ
y
Mộ
c

Hỏa Thổ
Nhận xét về cách phân chia của cổ điển ta thấy :
Nếu chỉ phân chia như trên, sẽ không đủ để giải quyết vấn đề mâu thuẫn
thống nhất là Âm Dương ngay trong mỗi hành. Ngay trong mỗi hành đều có Âm
dương, do đó, mỗi huyệt của Ngũ du cũng đều có Âm dương. Vì vậy, cùng 1
huyệt, cùng 1 tên, 1 chức năng nhưng lại có 2 công dụng khác nhau : Dương Hỏa
(hưng phấn Hỏa) và Âm hỏa (ức chế Hỏa)...
Thí dụ : Huyệt Ngư tế, tuy là Hỏa huyệt của phế kinh, nhưng cũng có thể là
Phế âm Hỏa hoặc Phế dương Hỏa, tùy theo vị trí bên phải hoặc bên trái của huyệt.
Việc phân chia cụ thể theo Âm dương sẽ giúp rất nhiều trong việc xác định
và chọn huyệt thích hợp trong điều trị.
Thí dụ : Người bệnh ho ra máu, chứng này do Hỏa của Phế vượng lên. Tuy
nhiên :
- Trong trường hợp cấp tính, thực chứng, do Dương Hỏa vượng, cách chữa
là Tả Dương Hỏa huyệt của Phế tức Tả huyệt Ngư tế bên trái.
- Trong trường hợp mãn tính, hư chứng, do Âm Hỏa suy, không ức chế
được Dương Hỏa làm cho dương Hỏa bùng lên, cách chữa là phải bổ Âm hỏa
huyệt của Phế là huyệt Ngư tế bên phải.
6. Ngũ hành và Dược liệu
Y học cổ truyền dùng Ngũ hành áp dụng vào việc sử dụng thuốc đối với
bệnh tật của tạng phủ trên cơ sở liên quan giữa Vị, Sắc... đối với tạng phủ. Đây là
nền tảng của việc Quy Kinh.
Thí dụ : Vị chua, màu xanh vào Can
Vị cay, màu trắng vào phế...
Ngoài ra, trong việc bào chế, có thể vận dụng đặc tính của Ngũ hành để
thay đổi hoặc tăng cường hiệu quả của thuốc.
Thí dụ : Tẩm thuốc với dấm (vị chua) để dẫn thuốc vào Can, Tẩm thuốc với
Muối (vị mặn) để dẫn thuốc vào Thận...

×