Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Triệu chứng học ruột non (Kỳ 2) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.82 KB, 5 trang )

Triệu chứng học ruột non
(Kỳ 2)
- Hấp thu vitamin:
Vitamin hoà tan trong mỡ nhờ có muối mật và các micelle, nơi hấp thu là
ruột đầu, nó sẽ được vận chuyển vào tân mạch.
. Vitamin B
12
của thức ăn: thường gặp với protein, được hấp thu chủ yếu ở
ruột cuối và phối hợp với yếu tố nội của dạ dày.
. Acid folic và polyglutamat được thực hiện ở đầu ruột theo cơ chế chủ
động.
+ Chức năng bài tiết:
- Bài tiết dịch ruột:
Bao gồm chất nhầy, globulin miễn dịch, protein huyết tương, nước và điện
giải. Các chất độc tố của vi khuẩn, một số nội tiết tố, acid mật, acid béo bị thủy
phân làm tăng bài tiết.
- Bài tiết nội tiết tố:
Do một số tế bào của ruột đảm nhiệm: gastrin, secretin, VIP,
enteroglucagon, glicetin… có tới trên 10 nội tiết tố đến nay đã được xác định.
+ Chức năng miễn dịch:
Đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch cơ thể, chức năng này do
lymphocyt, plasmocyt và histocyts nằm trong lớp chorion đảm nhiệm. Chúng bài
tiết các globulin miễn dịch: quan trọng nhất là IgM và IgG. Mảng peyer là nguồn
gốc sinh ra các tế bào bài tiết globulin miễn dịch.
+ Chức năng vận động:
Tá tràng co bóp với nhịp điệu nhanh 10-15 phút sau thức ăn đã tới ruột đầu.
Càng xuống dưới co bóp càng chậm, 2
h
30

phút đến 6


h
sau thức ăn sẽ đến manh
tràng.
Có 3 hình thức vận động của ruột:
- Co thắt đơn thuần một đoạn ruột.
- Co thắt một đoạn ruột để nhào trộn thức ăn.
Các sợi cơ vòng co chặt lại và chia thức ăn thành từng phần, những co thắt
tiếp theo lại phân chia các phần thức ăn đó ra giống như lần trước. Cứ như vậy
thức ăn được nhào trộn nhưng không đẩy xuống; áp lực do nó tạo nên trong lòng
ruột 5-15 cm H
2
O, với nhịp điệu 2 giây 1/2đến 7 giây 1/2 cho mỗi co bóp . Như
vậy mỗi phút ở một đoạn ruột nào đó sẽ có khoảng 16 lần co bóp.
- Co bóp hình làn sóng: chuyển động từ trên xuống dưới, khi phía trên cục
thức ăn co thì phía dưới giãn ra, cứ như thế thức ăn bị đẩy dần xuống dưới, tốc độ
di chuyển của vận động làn sóng là khoảng 2 cm/phút; áp lực trong lòng ruột do
nó tạo ra là 5- 53 cm nước.
2. Triệu chứng học ruột non.
2.1. Triệu chứng lâm sàng:
+ Đau bụng: là dấu hiệu hay gặp trong các bệnh về ruột (ruột non, đại
tràng).
Đặc điểm:
- Vị trí đau: xung quanh rốn hoặc dọc khung đại tràng. Nghĩa là không có
vùng đau rõ ràng. Tuy vậy một số trường hợp có điểm đau khu trú một vùng, ví dụ
điểm đau vùng hố chậu phải (Mac-Burney): viêm ruột thừa. Nếu viêm túi Meckel
thì có điểm đau ở hố chậu trái đối diện với điểm ruột thừa.
- Cảm giác đau: thường là cảm giác đau quặn từng cơn nối tiếp nhau nhưng
có thể chỉ có cảm giác nóng rát trong bụng, nôn nao hoặc đau âm ỉ.
- Thời gian đau kéo dài: không có đặc điểm gì rõ rệt có thể 1-2 giờ, có khi
kéo dài hàng tháng.

+ Trướng hơi: cũng là một dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân có bệnh dạ dày,
tá tràng, ruột.
- Nguồn gốc của hơi trong ruột:
. Do nuốt hơi vào cùng thức ăn.
. Do hơi từ máu đào thải qua ruột.
Hai nguồn gốc này có tỉ lệ ít.
. Do tiêu hoá thức ăn (gluxid và lipid) đặc biệt tiêu hoá thức ăn do vi khuẩn
ở đại tràng.
Lượng hơi tạo ra mỗi ngày rất thay đổi, ở nam 1,3 lít, ở nữ 0,6 lít.
- Thành phần của hơi: thay đổi tùy người:
. N
2
: 23-80%.
. O
2
: 0,1-2,3%.
. H
2
: 0,06-47%.
. CH
4
: 0-26%.
. CO
2
: 5-29%.
- Đào thải hơi: qua miệng, hậu môn, ngấm vào máu.
- Những yếu tố gây tăng nhiều hơi trong ruột:
. Tăng sản xuất hơi (viêm cấp do vi khuẩn-giảm tiết, giảm toan-hoặc tăng
tiết, tăng toan dịch vị).
. Giảm đào thải hơi (hơi không được vận chuyển xuống phía dưới do tắc

ruột, do ruột giảm trương lực, hơi không vào máu do có tổn thương ở thành ruột, ứ
trệ tuần hoàn ruột).

×