Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khám hệ vận động, tiền đình, tiểu não (Kỳ 3) ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.02 KB, 5 trang )

Khám hệ vận động, tiền đình, tiểu não
(Kỳ 3)
1.4. Đánh giá kết quả:
Kết hợp kết quả khám trương lực cơ và sức cơ, có thể phân biệt giữa liệt
trung ương và liệt ngoại vi theo bảng sau:

Triệu chứng
Liệt trung ương Liệt ngoại vi
Định khu
Trung khu v
ận
động và đường tháp
Nhân dây th
ần kinh sọ
não, tế bào v
ận động ở tủy
sống, dây, rễ thần kinh
Trương lực cơ Tăng Giảm
Phản xạ gân xương

Tăng Giảm
Ph
ản xạ bệnh lý bó
tháp
Có Không
Teo cơ Teo muộn Teo sớm
Ph
ản ứng thoái
hoá điện
Không Có
2. Phương pháp khám tiền đình - tiểu não.


2.1. Một số đặc điểm giải phẫu - sinh lý tiểu não:
+ Tiểu não nằm ở hố sọ sau, gắn với thân não bởi 3 cuống tiểu não: trên,
giữa, dưới.
+ Tiểu não gồm có thùy nhộng ở giữa và hai bán cầu tiểu não, có các nhân
xám như nhân răng, nhân mái…
+ Chức năng sinh lý: thùy nhộng có chức năng thăng bằng, bán cầu tiểu não
có chức năng phối hợp vận động.
2.2. Phương pháp khám:
2.2.1. Khám hội chứng tiền đình:
+ Triệu chứng chủ quan:
- Chóng mặt: bệnh nhân có cảm giác nhà cửa quay xung quanh bệnh nhân
hoặc bệnh nhân quay xung quanh nhà cửa, triệu chứng tăng lên khi thay đổi tư thế
của đầu.
- Nôn và buồn nôn.
+ Triệu chứng khách quan:
- Rung giật nhãn cầu (nystagmus): khi liếc mắt tối đa về một phía (sang
phải, sang trái, lên trên, xuống dưới), nhãn cầu giật 2-3 cái theo chiều ngược lại).
- Dấu hiệu Romberg: người bệnh đứng thẳng, chụm hai chân, mắt nhìn
thẳng, hai tay vuông góc với thân mình, bệnh nhân ngã về bên tổn thương.
- Dấu hiệu Romberg phức tạp: bệnh nhân đứng, hai chân nối tiếp nhau tạo
một đường thẳng, giơ tay ra phía trước, mắt nhắm, bệnh nhân ngã về bên tổn
thương. Cần phân biệt các bệnh sau: bệnh Tabes (bệnh nhân ngã khi nhắm mắt),
hội chứng tiểu não (bệnh nhân chỉ lảo đảo tăng lên).
- Nghiệm pháp đi hình sao: bệnh nhân nhắm mắt, đi thẳng 6 bước, sau đó
lùi lại 6 bước, làm 4-5 lần, kết quả bệnh nhân đi tạo thành hình sao.
2.2.2. Khám hội chứng tiểu não:
+ Quan sát: khuynh hướng ngã khi đứng, dáng đi lảo đảo, dạng chân; run
khi cử động hữu ý, hết run khi nghỉ ngơi.
+ Rối loạn lời nói, chữ viết: nói chậm, dằn tiếng, viết chậm, to và không
đều.

+ Mất phối hợp vận động: sai tầm, quá tầm.
+ Nghiệm pháp ngón tay-trỏ mũi: người bệnh giang hai tay, sau đó đưa
ngón tay trỏ vào mũi mình (bệnh nhân nhắm mắt); bên tổn thương, ngón tay trỏ sai
tầm, sai đích.
+ Nghiệm pháp ngón-ngón: hai tay giang rộng, sau đó đưa hai ngón trỏ vào
gần nhau cách 0,5cm; bên tổn thương ngón tay sẽ trỏ quá tầm, quá đích.
+ Đối chiếu các ngón tay: dùng ngón cái đếm các ngón tay còn lại.
+ Nghiệm pháp gót chân-đầu gối: bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi
thẳng, sau đó một chân giơ lên cao rồi hạ dần, gót chân chạm gối bên đối diện,
vuốt dọc xương chầy đến cổ chân.
+ Nghiệm pháp sấp-ngửa bàn tay (nghiệm pháp con rối): bệnh nhân ngồi,
hai tay giơ ra trước, sau đó cùng một lúc hai tay thực hiện các động tác sấp rồi
ngửa liên tục với tốc độ nhanh nhất. Nếu các động tác thực hiện vụng về, chậm
chạp, thậm chí không thực hiện được là do tổn thương tiểu não cùng bên.
+ Giảm trương lực cơ.
2.2.3. Nguyên nhân:
+ Xơ não rải rác.
+ U góc cầu tiểu não, u tiểu não.
+ Rối loạn tuần hoàn não.
+ Teo não.


×