Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.5 KB, 5 trang )
Phương pháp thăm khám cận
lâm sàng hệ tiêu hóa
(Kỳ 3)
2. Các phương pháp thăm dò mô bệnh học.
2.1. Phương pháp sinh thiết:
Dụng cụ sinh thiết là kim có đầu sinh thiết khi mở đường kính lớn 0,5cm
hoặc là một loại kim đặc biệt để ngoặm niêm mạc và cắt mảnh nhỏ hoặc là một
loại ống thông đặc biệt. Các tạng được sinh thiết là:
+ Thực quản.
+ Dạ dày.
+ Đại tràng.
+ Trực tràng.
2.1.1. .Sinh thiết ruột non:
Phải dùng một ống thông đặc biệt, đầu ống thông có một bộ phận để sinh
thiết, cho bệnh nhân nuốt ống thông đó vào ruột rồi làm sinh thiết.
2.1.2. Sinh thiết gan:
Có thể sinh thiết dưới sự hướng dẫn của siêu âm hoặc sinh thiết mù.
2.1.3. Sinh thiết khối u bụng:
Nếu khối u lớn, không ở vị trí nguy hiểm, có thể sinh thiết dưới sự hướng
dẫn của soi ổ bụng hoặc siêu âm.
2.1.4. Sinh thiết hạch:
+ Nếu nghi ngờ hạch di căn có thể sinh thiết hạch ngoại vi.
+ Hạch trong ổ bụng không thể sinh thiết được.
+ Đề phòng tai biến cần làm các xét nghiệm trước khi làm sinh thiết: máu
chảy, máu đông.
2.2. Phương pháp tế bào:
2.1.1. Xét nghiệm tế bào học của thực quản, dạ dày, trực tràng:
Qua đèn nội soi dùng bàn chải quệt lên trên chỗ tổn thương để làm bong tế
bào ra hoặc dùng kim hút chất dịch, chất mùn trên bề mặt tổn thương rồi phết lên
phiến kính.