Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.29 KB, 6 trang )
Cân bằng nước, điện giải
(Kỳ 2
1.2. Rối loạn cân bằng nước:
Có hai loại rối loạn cân bằng nước cơ bản: mất nước và thừa nước. Dựa vào
độ natri ngoại bào người ta có thể phân biệt mất nước và thừa nước nhược trương,
đẳng trương hoặc ưu trương.
- Mất nước nhược trương: thiếu dịch kèm theo với thiếu natri. Do giảm áp
lực thẩm thấu của khoang ngoại bào dẫn đến giảm nước trong khoang ngoại bào
và tăng nước trong khoang nội bào.
- Mất nước đẳng trương: thiếu nước với tăng áp lực thẩm thấu huyết tương
và giảm thể tích nước ngoại bào. Do sự khuếch tán nước mà thể tích nội bào giảm,
dẫn tới độ thẩm thấu của dịch nội bào tăng lên.
- Thừa nước đẳng trương: thừa nước và natri. Độ thẩm thấu huyết tương
bình thường, thể tích ngoại bào tăng và thể tích nội bào bình thường.
- Thừa nước ưu trương: thừa nước và natri, khi độ thẩm thấu huyết tương
và thể tích ngoại bào tăng lên. Do sự khuếch tán, thể tích nội bào giảm đi, độ thẩm
thấu của dịch nội bào tăng lên.
Bảng 1.6: Kết quả xét nghiệm trong rối loạn cân bằng nước.
Nếu mất nước đẳng trương do mất máu thì lượng protein toàn phần, số
lượng hồng cầu, Hb, hematocrit bình thường hoặc thấp.
Nếu mất nước đẳng trương do mất huyết tương thì protein toàn phần bình
thường hoặc giảm.
Bảng 1.7: Nguyên nhân, triệu chứng mất nước.
Rối
loạn
Nguyên nhân Triệu chứng
Mất
nước như
ợc
trương
- Bù natri không đ