Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Một số khối u ở vùng cổ (Kỳ 1) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.47 KB, 5 trang )

Một số khối u ở vùng cổ
(Kỳ 1)
Chẩn đoán phân biệt một số khối u ở vùng cổ:
2.1. Các bệnh lý của tuyến giáp:
2.1.1. Bướu giáp đơn thuần:
+ Hội chứng thay đổi hình thái tuyến giáp: bướu giáp thể lan toả, nhân hay
hỗn hợp.
+ Chức năng tuyến giáp bình thường.
+ Các xét nghiệm tế bào học và mô bệnh học xác định bướu giáp to không
phải do viêm, không phải do u.
2.1.2. Bướu giáp có cường chức năng giáp:
+ Hội chứng cường chức năng tuyến giáp.
+ Hội chứng thay đổi hình thái tuyến giáp: bướu giáp lan tỏa (như bệnh
Basedow), bướu giáp thể nhân (bệnh Plummer), bướu giáp hỗn hợp…
2.1.3. Các u lành tuyến giáp:
+ Hội chứng thay đổi hình thái tuyến giáp:
- Bướu giáp thể nhân, thường là một nhân, ranh giới rõ, mặt nhẵn, mật độ
thường chắc, di động tốt.
- Siêu âm thường là nhân dạng đặc hay hỗn hợp.
+ Chức năng tuyến giáp bình thường
+ Các xét nghiệm tế bào học và mô bệnh học xác định là u tuyến giáp lành
tính.
2.1.4. Ung thư tuyến giáp:
+ Hội chứng thay đổi hình thái tuyến giáp:
- Bướu giáp thể nhân đơn độc, thường nằm ở gần một cực của tuyến giáp,
mật độ chắc, bề mặt sần sùi, di động kém do xâm lấn vào tổ chức xung quanh (vì
vậy mà bệnh nhân có thể bị khó nuốt, khó thở và nói khàn sớm tuy bướu còn nhỏ).
- Có thể thấy các hạch bạch huyết vùng cổ to ra (nhất là các hạch dọc theo
cơ ức-đòn-chũm).
- Siêu âm thường là các nhân dạng đặc hay hỗn hợp. Ghi xạ hình thường là
các nhân “lạnh”.


+ Các xét nghiệm tế bào học và mô bệnh học xác định là ung thư tuyến
giáp.
2.1.5. Các bệnh viêm tuyến giáp:
+ Bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto:
- Bướu giáp thường to lan toả hoặc thể nhân, mật độ chắc, không dính với
tổ chức xung quanh, không đau, có khi gây khó thở, nuốt vướng do bướu giáp xơ
hoá ép vào khí quản.
- Có thể có biểu hiện hội chứng suy chức năng tuyến giáp ở các mức độ
khác nhau.
- Các xét nghiệm tế bào học và mô bệnh học xác định là viêm tuyến giáp
Hashimoto.
+ Bệnh Riedel (bệnh viêm xơ tuyến giáp mãn tính):
- Bướu giáp thường to lan toả, đôi khi là bướu giáp hỗn hợp hoặc thể nhân,
không đau, mật độ rất chắc (cứng như “gỗ”) do tổ chức liên kết trong bướu phát
triển mạnh, bướu thường xơ dính vào tổ chức xung quanh nên rất kém di động và
gây các hiện tượng khó thở, nuốt vướng nên dễ bị chẩn đoán nhầm với ung thư
tuyến giáp.
- Các xét nghiệm tế bào học và mô bệnh học xác định là bệnh Riedel.
+ Bệnh De Quervain (bệnh viêm tuyến giáp bán cấp tính):
- Bướu giáp thường to lan toả, tiến triển thành từng đợt, mật độ chắc và
đau. Đau ra cả vùng cổ, họng và lan ra vùng tai, gáy. Kèm theo bệnh nhân có thể
sốt, tăng bạch cầu trong máu.
- Điều trị thử bằng cocticoit thấy kết quả rất rõ (bướu nhỏ lại và hết đau
nhanh).
2.2. Các loại nang bẩm sinh vùng cổ:
2.2.1. Nang mang:
+ Được tạo nên do còn lại một phần khe mang thứ hai (đôi khi là khe mang
thứ nhất hoặc thứ ba) ở thời kỳ bào thai.
+ Nang mang còn được gọi là nang vùng cổ bên vì thường nằm ở phía bên
cổ, sát bờ trước cơ ức-đòn-chũm; thường gặp ở bệnh nhân trẻ (1 - 20 tuổi). Nang

có hình tròn hay bầu dục, ranh giới rõ, mật độ căng và đàn hồi, tiến triển chậm.
+ Nhiều khi nang bị bội nhiễm và vỡ rò qua da gây nên rò vùng cổ bên: lỗ
rò thường nằm ở sát phía trong bờ trước cơ ức-đòn-chũm, miệng lỗ rò nhỏ, dịch rò
là chất nhầy trong hoặc trắng đục.
2.2.2. Nang giáp lưỡi:
+ Được tạo nên do còn lại một phần ống giáp-lưỡi (ductus thyreo-glossus)
ở thời kỳ bào thai.
+ Nang giáp lưỡi còn được gọi là nang giáp-móng hay nang vùng giữa cổ vì
nó thường nằm ở giữa cổ và dính sát vào thân xương móng; thường gặp ở bệnh
nhân trẻ (2 - 30 tuổi). Nang có hình tròn hay bầu dục, ranh giới rõ, mật độ căng và
đàn hồi, di động theo động tác nuốt, tiến triển chậm.
+ Nhiều khi nang bị bội nhiễm và vỡ qua da gây rò vùng giữa cổ: lỗ rò
thường ở vùng giữa cổ sát với xương móng, miệng lỗ rò nhỏ, dịch rò là chất nhầy
trong hoặc trắng đục. Khi cho bệnh nhân uống nước có pha xanh methylen có thể
thấy dịch rò ra có màu xanh của methylen vừa mới uống vào.

×