Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thăm khám khối u vùng cổ (Kỳ 3) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.32 KB, 5 trang )

Thăm khám khối u vùng cổ
(Kỳ 3)
1.2.2.2. Xét nghiệm mô bệnh học:
Tiêu bản mô bệnh học có thể thu được từ các phương pháp khác nhau như:
sinh thiết tổ chức bệnh lý bằng các kim sinh thiết đặc biệt (kim Trucut, kim
Silverman…), mổ sinh thiết, sinh thiết tổ chức bệnh lý để xét nghiệm mô bệnh học
tức thì trong mổ, xét nghiệm mô bệnh học tổ chức bệnh lý sau mổ…
Kết quả xét nghiệm mô bệnh học thường được coi là tiêu chuẩn vàng trong
chẩn đoán xác định bản chất của các tổ chức bệnh lý nói chung.
1.2.3. Các xét nghiệm miễn dịch học và gen học:
1.2.3.1. Các xét nghiệm miễn dịch học:
+ Các xét nghiệm miễn dịch học dịch thể:
Trong một số bệnh lý nhất là của tuyến giáp có thể sử dụng các xét nghiệm
miễn dịch để phát hiện các tự kháng thể kháng các thành phần khác nhau của tổ
chức tuyến giáp. Bản chất cũng như nồng độ của các tự kháng thể này có thể đặc
trưng cho từng loại bệnh khác nhau của tuyến giáp: các tự kháng thể kháng thụ
cảm thể TSH của tế bào tuyến giáp thường gặp trong bệnh Basedow, kháng thể
kháng thyroglobulin và kháng thể kháng microsom thường gặp trong các bệnh
viêm tuyến giáp tự miễn dịch…
+ Các xét nghiệm hoá miễn dịch tế bào và hoá miễn dịch mô:
Sử dụng các kỹ thuật xét nghiệm hoá miễn dịch để xác định các đặc điểm
về hoá miễn dịch của các bệnh phẩm tế bào học và mô bệnh học. Phương pháp này
được sử dụng ngày càng rộng rãi với mục đích chính là để phân định chính xác
hơn các u lành tính và ác tính của tuyến giáp.
1.2.3.2. Các xét nghiệm gen học:
Sử dụng các kỹ thuật xét nghiệm gen để xác định các gen có liên quan đến
các bệnh lý ở vùng cổ, giúp cho chẩn đoán xác định bệnh chính xác hơn: các gen
sinh u ras (ras oncogene), gen tiền sinh u RET (RET proto-oncogene) hoặc gen ức
chế u P53… có liên quan đến sự phát triển các u ở tuyến giáp
1.2.4. Các xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến giáp:
Trong các bệnh lý ngoại khoa vùng cổ thì những bệnh lý của tuyến giáp rất


hay gặp, vì tuyến giáp là một tuyến nội tiết nên việc thăm khám đánh giá tình
trạng chức năng của tuyến giáp có vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán các bệnh
lý tuyến giáp.
1.2.4.1. Điện tim:
+ Bình thường: nhịp xoang, đều, dao động từ 60 - 90 lần một phút.
+ Cường giáp: nhịp xoang nhanh (trên 90 lần một phút) thường xuyên,
thường có các rối loạn dẫn truyền, thiểu dưỡng cơ tim, đôi khi có ngoại tâm thu
thất, loạn nhịp hoàn toàn.
+ Nhược giáp: nhịp xoang chậm (dưới 60 lần một phút), biên độ các sóng
thấp, thiểu dưỡng cơ tim
1.2.4.2. Đo chuyển hoá cơ sở:
Chuyển hoá cơ sở là năng lượng tối thiểu mà cơ thể dùng để thực hiện các
chức phận sinh lý quan trọng nhất cho đời sống. Trong thực hành, nó được tính
một cách gián tiếp thông qua mức tiêu thụ oxy của cơ thể trong điều kiện yên tĩnh
hoàn toàn về thể lực và tâm thần. Kết quả được quy ra số phần trăm tăng hay giảm
so với hằng số chuẩn lý thuyết của người bình thường. Hormon tuyến giáp chi
phối chặt chẽ các quá trình oxy hoá nên nó ảnh hưởng lớn đến mức tiêu thụ oxy
của cơ thể và do đó ảnh hưởng đến kết quả đo chuyển hoá cơ sở.
Bình thường số đo chuyển hoá cơ sở nằm trong khoảng ± 10%. Khi cường
chức năng tuyến giáp thì số đo chuyển hoá cơ sở sẽ tăng và ngược lại, khi nhược
năng tuyến giáp thì số đo chuyển hoá cơ sở sẽ giảm.
1.2.4.3. Đo độ tập trung iod phóng xạ tại tuyến giáp:
Cho bệnh nhân uống
131
I phóng xạ, rồi đo lượng phóng xạ của
131
I tập trung
tại tuyến giáp sau 2, 4, 6 và 24 giờ.
Bình thường độ tập trung
131

I ở tuyến giáp đạt khoảng 8% sau 2 giờ, 12%
sau 4 giờ, 37% sau 6 giờ và 48% sau 24 giờ. Khi cường chức năng tuyến giáp, độ
tập trung
131
I phóng xạ đó tăng nhanh (sau 3 - 6 giờ có thể tới 60%) rồi giảm
nhanh, tạo nên góc thoát đặc trưng trên biểu đồ đo. Trong nhược năng tuyến giáp,
cả tốc độ và mức độ tập trung
131
I tại tuyến giáp đều thấp hơn bình thường.
1.2.4.4. Định lượng các hormon tuyến giáp và TSH huyết thanh:
Bình thường: T
3
(triiodothyronine) = 1 - 3 nmol/l; T
4
(tetraiodothyronine) =
60 - 150 nmol/l; FT
4
(free tetraiodothyronine) = 11,5-23,2 pmol/l; FT
3
(Free
triiodothyronine) = 3,5 - 6,5 pmol/l; TSH (thyroid stimulating hormone) = 0,3 -
5,5 mU/l.
Khi cường chức năng tuyến giáp T
3
, FT
3
, T
4
và FT
4

đều tăng còn TSH
giảm. Ngược lại trong nhược năng tuyến giáp T
3
, FT
3
, T
4
và FT
4
đều giảm còn
TSH tăng.
1.2.4.5. Một số xét nghiệm khác:
Xét nghiệm tìm các chất đánh dấu khối u như: HTG (Human
Thyroglobulin), CEA (Carcino Embrionic Antigen) trong ung thư tuyến giáp


×