Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

CÁC CHỨNG BỆNH VÙNG CỘT SỐNG CỔ (Kỳ 3) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.71 KB, 5 trang )

CÁC CHỨNG BỆNH VÙNG CỘT SỐNG CỔ
(Kỳ 3)
3. Các hội chứng lâm sàng cột sống cổ
3.1. Đau đầu căn nguyên cổ:
3.1.1. Đau dây thần kinh chẩm lớn:
Có thể xuất hiện do đau dây thần kinh chẩm lớn hay một trong những rễ,
nhất là rễ thần kinh C
2
, điểm đau ngay ở dưới da đầu nhất là khi ấn vào điểm lõm
bên của xương chẩm là nơi thoát ra của dây thần kinh chẩm. Đau có thể lan ra một
bên của khu sau đầu, với tính chất chủ quan, ê ẩm hay dội lên khi bị đè ép. Đặc
biệt đau nhói buốt khi thầy thuốc ấn vào điểm thoát ra của dây thần kinh chẩm.
Thường do tổn thương hay kích thích một bên, đôi khi ở cả hai bên. Nhiều khi
kèm theo điểm đau ở đốt C
1
– C
2
và cả điểm đau rễ cạnh cột sống cổ tương ứng
với C
2
cùng bên. Tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh, đau dây thần kinh chẩm có thể
điều trị khỏi bằng các thuốc giảm đau đường uống hay phóng bế tại các điểm xuất
chiếu bằng các loại thuốc novocain, vitamin B12, corticoid. Khi các rễ này bị kích
thích hay bị đè ép cơ học do gai xương mỏm móc hay thoái hoá đĩa đệm cột sống
cổ có thể cho kéo giãn cột sống cổ kết hợp các biện pháp lý liệu như chườm nóng,
gối điện, sóng ngắn.
3.1.2. U màng cứng:
Ở lỗ chẩm có thể gây đau cổ đầu phía sau với biểu hiện ban đầu chỉ đau
đơn độc tại chỗ vùng chẩm – ngang cổ do kích thích rễ thần kinh cổ.
3.1.3. Những tổn thương xương khớp gây đau vùng đầu – cổ:
Nếu có tổn thương khu trú ở đoạn cổ C


1
– C
3
sẽ gây đau thần kinh kiểu
Arnold hoặc hội chứng cổ - đầu, các động tác gấp, ưỡn và xoay cổ bị hạn chế và
đau khi vận động, kèm theo co cứng các cơ vùng cổ.
Nếu tổn thương khu trú ở đoạn giữa cột sống cổ C
4
, C
5
sẽ gây tình trạng
đau và hạn chế vận động cổ, có điểm đau ở khoang gian đốt sống hoặc mỏm gai và
điểm đau rễ cạnh sống tương ứng.
Nếu tổn thương khu trú ở đoạn dưới cột sống cổ sẽ gây hội chứng cổ – vai
hoặc cổ – vai – cánh tay. Chú ý ở những người cao tuổi và người già, nguyên nhân
gây đau cột sống cổ là thoái hoá đĩa đệm cột sống cổ, u cột sống cổ…
- Các dị dạng bản lề chẩm – cổ gặp khá nhiều như chẩm hoá cung sau đốt
đội, dấu ấn nổi lên ở nền sọ do mỏm răng của đốt sống trục trồi lên.
- Những chấn thương cột sống cổ gây gãy mỏm răng của đốt trục, trật khớp
đốt đội – trục.
- Các tổn thương thoái hoá khớp, viêm khớp như viêm cột sống dính khớp,
viêm đa khớp dạng thấp, bệnh paget… của cột sống cổ cũng là nguyên nhân gây
đau đầu.
Trật khớp cổ sau chấn thương thường là hậu quả của tai nạn sinh hoạt, tai
nạn giao thông.
Hư khớp cổ đoạn dưới thường gặp ở những người trên 50 tuổi.
- Bệnh Bastrup là một trường hợp đặc biệt sau khi làm động tác ưỡn cổ quá
mức điểm đau đúng ở mỏm gai sống. Trên phim chụp X.quang có hình cầu nối các
mỏm liên gai sống với các mỏm xương đậm đặc và không đều.
3.1.4. Đau cổ - đầu do đau cơ cổ:

Đây là yếu tố quan trọng tham gia vào yếu tố gây đau đầu.
+ Đau đầu do tư thế nghề nghiệp thường gặp ở những người lao động mà
công việc bắt buộc phải cúi đầu liên tục như thợ thêu, thợ may, thợ đánh máy hay
những nghề buộc phải ưỡn cổ quá mức như thợ mỏ, thợ nề, thợ quét vôi… Cơ chế
đau ở đây chủ yếu là do rối loạn trương lực cơ và căng kéo dây chằng.
+ Đau đầu do co cứng cơ bù trừ ở những người gù, quá ưỡn, lệch vẹo cột
sống cổ.
3.1.5. Đau đầu – cổ do bệnh lý đĩa đệm cột sống cổ:
Như hội chứng đĩa đệm cột sống cổ có điểm đau ở đường liên đốt sống khi
ấn, hạn chế vận động cột sống cổ, điểm đau rễ cạnh sống tương ứng, co cứng cơ
cạnh sống khi vận động gây căng kéo dây thần kinh hoặc các cơ cạnh - đầu. Chẩn
đoán quyết định bằng chụp đĩa đệm, chụp cộng hưởng từ cột sống cổ.
3.1.6. Hội chứng giao cảm cổ sau:
Hội chứng này bao gồm đau đầu phía sau, chóng mặt, ù tai, ám điểm thị
trường, rối loạn bài tiết vận mạch, toát mồ hôi, dị cảm ở họng, thanh quản, rối loạn
vận mạch ở mặt, thường kèm theo sắc thái lo âu (hội chứng Barré – Liéou).
3.1.7. Hội chứng thiểu năng tuần hoàn hệ động mạch sống – nền:
Bao gồm các triệu chứng ù tai, giảm thính lực tạm thời, chóng mặt, mất
thăng bằng, ám điểm, mệt mỏi, trường hợp nặng có thể xuất hiện cơn sụp đổ (drop
attacks), kèm theo mất ý thức hoặc không mất ý thức và đau đầu (xem bài thiểu
năng tuần hoàn não hệ động mạch sống – nền).
3.2. Hội chứng cổ cục bộ:
Hội chứng cổ cục bộ là biểu hiện lâm sàng xuất phát từ các đĩa đệm cột
sống cổ mà các triệu chứng khu trú ở vùng cổ với đặc trưng là đau phụ thuộc vào
tư thế của cổ – vai, căng cơ và hạn chế vận động cột sống cổ. Nguyên nhân đau do
các quá trình thoái hoá và tình trạng sau chấn thương của các đoạn vận động cột
sống cổ, gây ra kích thích cơ học vào dây chằng dọc sau, các bao khớp của cột
sống và cốt mạc đốt sống.
Các nhánh thần kinh và các sợi của cột sống cổ rất nhạy cảm đau. Dựa vào
cường độ và thời gian đau người ta chia ra thành hai loại đau cấp và đau mạn.

Lâm sàng, đầu tiên là tăng trương lực cơ ở các vùng vai gáy một cách đột
ngột sau vận động cổ. Các yếu tố phù trợ có thể là nhiễm lạnh, gió lùa, ngồi lâu,
cúi đầu ra trước. Nếu đoạn trên cột sống cổ bị tổn thương thì sẽ ảnh hưởng đến cơ
thang vùng vai đòn, nếu đoạn dưới cột sống cổ bị thương thì đau khu trú ở hai
xương bả vai như cơ trám, cơ nâng xương bả, cơ trên bả và toàn bộ các cơ vùng
vai gáy cũng bị căng cứng. Vận động cột sống cổ hạn chế, đôi khi đau có thể lan
tới vùng sau và ngoài cánh tay.
Đau cột sống cổ cục bộ do căn nguyên khác như các loại u thần kinh của
dây thần kinh tủy sống, u màng cứng, di căn ung thư từ các cơ quan khác đến,
viêm đốt sống, bệnh viêm cột sống dính khớp…

×