Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Triệu chứng học bệnh động mạch ngoại vi (Kỳ 2) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.13 KB, 5 trang )

Triệu chứng học bệnh động mạch ngoại vi
(Kỳ 2)
2.2.1.2. Triệu chứng cận lâm sàng:
+ Các phương pháp đo biến đổi thể tích, siêu âm mạch máu, chụp động
mạch cộng hưởng từ… có thể thấy: giảm huyết áp tâm thu, giảm lưu lượng và tốc
độ dòng máu động mạch, có thể xác định được vị trí và hình thái động mạch bị tắc.
+ Chụp động mạch cản quang: xác định chính xác vị trí và hình thái tắc của
động mạch, hơn nữa còn đánh giá được hệ thống tuần hoàn bên để giúp cho việc
tiên lượng và lựa chọn biện pháp điều trị thích hợp.
2.2.2. Tắc động mạch chi mãn tính:
Nguyên nhân thường là do bệnh xơ vữa động mạch: thành động mạch bị
tổn thương tạo thành các cục nghẽn gây hẹp dần lòng động mạch (cục nghẽn cơ
thể vỡ đi theo dòng máu gây tắc động mạch cấp tính phía ngoại vi). Hệ tuần hoàn
bên được hình thành thông qua các động mạch cơ nhưng lượng máu đến nuôi chi
vẫn ngày một giảm đi.
2.2.2.1. Triệu chứng lâm sàng:
Chủ yếu khám ở chi bị tổn thương, thường là ở chi dưới.
+ Đau: biểu hiện bằng triệu chứng “đi lặc cách hồi”, càng về sau mức độ
càng nặng hơn, đau cả khi nằm nghỉ.
+ Có các biểu hiện thiểu dưỡng: da nhợt, lạnh, khô, lông thưa và dễ gãy,
móng dày… Có thể thấy các vết thương hoặc vết loét lâu liền, các vết loét này
thường có bờ rõ, lõm xuống và rất đau, nằm ở vùng ngoại vi như mu bàn chân và
các ngón chân.
+ Mạch ngoại vi yếu hơn bên lành. Thời gian đổ đầy mao mạch (khám ở
đầu ngón của chi) kéo dài (bình thường không quá 2 giây). Khi giơ cao chi ở tư
thế bệnh nhân nằm rồi đặt thấp trở lại có thể nhận thấy thời gian đầy trở lại của các
tĩnh mạch nông ở mu chân bị kéo dài ra (bình thường dưới 15 giây), thời gian để
chi hồng trở lại cũng lâu hơn (có thể mất 2 - 4 phút).
2.2.2.2. Triệu chứng cận lâm sàng:
+ Đo thay đổi thể tích, siêu âm doppler liên tục, chụp siêu âm kép:
- Đo được chính xác huyết áp tâm thu ở từng phần của chi, nhờ đó xác định


được vị trí động mạch bị tắc vì huyết áp phần dưới chỗ tắc sẽ bị giảm đi rất nhiều
so với bên lành cũng như so với trên chỗ tắc.
- Chỉ số huyết áp cổ chân/cánh tay (ABI: ankle/brachial index) nhỏ hơn 0,9
(bình thường >1,0) khi bị tắc động mạch ở chi dưới.
- Lưu lượng máu đến vùng chi dưới chỗ tắc bị giảm.
- Chụp siêu âm kép xác định được chính xác vị trí và hình thái tắc của động
mạch, đồng thời còn đánh giá được mức độ giảm lưu lượng máu của vùng chi
dưới chỗ tắc.
+ Chụp động mạch cản quang: xác định chính xác vị trí và hình thái tắc của
động mạch, đồng thời đánh giá được tình trạng tuần hoàn bên.
2.3. Phồng động mạch:
Phồng động mạch là tình trạng thành động mạch bị giãn không hồi phục
với đường kính lớn hơn 50% so với đường kính bình thường của đoạn động mạch
đó.
2.3.1. Triệu chứng lâm sàng:
+ Khối phồng: nằm ngay trên đường đi của động mạch, thường có hình bầu
dục hoặc tròn ranh giới rõ, có thể thấy khối phồng đập nẩy và co giãn theo nhịp
mạch, nghe trên khối phồng thấy có tiếng thổi tâm thu. Khi ép lên đoạn động mạch
ở phần đầu trung tâm của khối phồng thì thấy khối phồng nhỏ lại, hết đập nẩy và
không còn tiếng thổi.
+ Phần chi bên dưới túi phồng: thường có các hiện tượng thiếu máu nuôi
dưỡng như: đau, da nhợt nhạt và lạnh, mạch yếu hơn so với bên lành, có cảm giác
dị cảm hay tê chân, vận động chóng mỏi và hay bị chuột rút
2.3.2. Triệu chứng cận lâm sàng:
+ Chụp X quang thường: có thể thấy hình lắng đọng canxi ở túi phồng động
mạch, có khi thấy được dị vật (mảnh kim khí ) ngay cạnh túi phồng trong phồng
động mạch sau vết thương chột .
+ Chụp siêu âm mạch máu: chụp siêu âm kép có thể thấy được hình dáng,
kích thước, độ dày thành túi, tình trạng máu cục… trong lòng túi phồng; đồng thời
xác định được cả kiểu dòng chảy, tốc độ, lưu lượng của dòng máu lưu thông

trong túi phồng.
+ Chụp động mạch: xác định chính xác vị trí, hình thái và các liên quan giải
phẫu của túi phồng. Hơn nữa còn cho biết rõ tình trạng tuần hoàn bên, hình toàn
bộ động mạch ở trên và dưới túi phồng và cả hệ tĩnh mạch song hành với động
mạch đó.
2.4. Thông động-tĩnh mạch:
Thông động-tĩnh mạch là tình trạng có đường lưu thông máu bất thường
trực tiếp giữa động mạch và tĩnh mạch không qua hệ thống đường mao mạch.
2.4.1. Triệu chứng lâm sàng:
+ Khối bệnh lý: nằm trên đường đi của mạch máu, ranh giới thường không
rõ ràng, sờ có thể thấy “rung miu” liên tục nhưng mạnh lên ở thì tâm thu, nghe
trên khối đó thấy có tiếng thổi liên tục và cũng mạnh lên ở thì tâm thu. Khi ép lên
động mạch phía trên khối bệnh lý đó thì thấy nó nhỏ lại, tiếng thổi và rung miu
đều giảm hoặc mất.
+ Vùng chi phía ngoại vi:
- Thường có các hiện tượng thiểu dưỡng nặng hơn so với trong phồng động
mạch (vì có kết hợp cả thiếu máu đến nuôi dưỡng và tình trạng ứ trệ máu tĩnh
mạch trở về): đau, da nhợt tím, lạnh, mạch yếu hơn so với bên lành, có cảm giác tê
và dị cảm, dễ bị chuột rút và giảm khả năng vận động.
- Ngoài ra thường thấy các tĩnh mạch nông bị giãn to, ngoằn ngoèo.
+ Toàn thân:
- Mạch nhanh thường xuyên. Khi ấn vào khối tổn thương để làm mất tạm
thời lỗ thông động-tĩnh mạch thì thấy mạch chậm lại, nhất là khi lỗ thông động-
tĩnh mạch lớn (dấu hiệu Branham).
- Có thể có các biểu hiện suy thất trái hoặc suy tim toàn bộ.

×