Triệu chứng học bệnh của hệ
thống thân-tiết niệu
(Kỳ 3)
TS. Hà Hoàng Kiệm (Bệnh học nội khoa HVQY)
1.2. Triệu chứng thực thể:
1.2.1. Phù do thân:
Phù là triệu chứng sớm và thường gặp của các bệnh cầu thân. Phù do
thân có đặc điểm là xuất hiện đầu tiên ở mi mắt (vì mi mắt có nhiều tổ chức
lỏng lẻo, áp lực trong tổ chức thấp), mặt rồi mới phù toàn thân. Phù nặng hơn
vào buổi sáng, phù trắng, mềm, ấn lõm, tăng lên khi ăn mặn và giảm khi ăn
nhạt.
Tuỳ theo từng bệnh thân, phù có thể có những biểu hiện khác nhau.
Viêm cầu thân cấp hoặc mạn thì phù thường ở mức độ trung bình. Trong hội
chứng thân hư thì phù tiến triển nhanh và nặng, có thể có tràn dịch màng bụng,
màng phổi, màng tinh hoàn, màng tim. Bệnh của ống-kẽ thân thường không có
phù, phù chỉ xuất hiện khi có suy thân nặng hoặc suy tim do tăng huyết áp.
1.2.2. Thân to:
+ Chẩn đoán thân to khi có khối u ở vùng thân, dấu hiệu chạm thắt lưng
dương tính, bập bềnh thân dương tính. Thân to thường kèm theo các triệu
chứng khác như: đái ra máu, đái ra mủ, đau vùng hố thắt lưng.
+ Để chẩn đoán xác định thân to cần làm các xét nghiệm cận lâm sàng
như: siêu âm thân, chụp bơm hơi sau phúc mạc, chụp thân có tiêm thuốc cản
quang vào tĩnh mạch (UIV), chụp bể thân có bơm thuốc cản quang ngược dòng,
chụp CT- scanner, chụp MRI.
+ Nguyên nhân thân to có thể do:
- ứ nước, ứ mủ bể thân: nguyên nhân của ứ nước, ứ mủ bể thân có thể do
sỏi đài-bể thân, sỏi niệu quản, khối u của niệu quản hay u trong ổ bụng đè ép vào
niệu quản, lao bể thân-niệu quản gây chít hẹp niệu quản.
- Thân nang: có thể nang đơn một bên hoặc cả hai bên, có thể thân đa
nang, bệnh nang tuỷ thân Sờ thấy bề mặt thân lổn nhổn không đều. Siêu âm
là phương pháp rất có giá trị để chẩn đoán các bệnh thân có nang.
- Ung thư thân: thường gặp ở người già; thân to, cứng, thường kèm theo đái ra
máu.
1.2.3. Thay đổi số lượng nước tiểu:
ở người lớn bình thường, khi uống lượng nước trung bình theo nhu cầu
của cơ thể thì số lượng nước tiểu trung bình một ngày khoảng 800-1800ml.
Thay đổi số lượng nước tiểu tuỳ theo mức độ như sau:
+ Vô niệu:
- Khi số lượng nước tiểu < 100ml/24giờ thì được gọi là vô niệu. Chỉ có
vô niệu bệnh lý, không có vô niệu sinh lý. Vô niệu là trạng thái bệnh lý rất
nặng, gây ra nhiều rối loạn nội môi và đe doạ tính mạng bệnh nhân.
- Nguyên nhân: có thể gặp vô niệu do suy thân cấp, đợt tiến triển của
suy thân mạn, giai đoạn cuối của suy thân mạn.
+ Đái ít (thiểu niệu):
Khi số lượng nước tiểu từ 100 đến < 500ml/24giờ thì được gọi là đái ít.
Đái ít có thể do sinh lý hay do các bệnh lý ngoài thân hoặc các bệnh lý của thân.
Người ta chia đái ít ra làm hai loại:
- Đái ít, nước tiểu có nồng độ các chất hoà tan cao: nước tiểu thường
xẫm màu; tỉ trọng nước tiểu cao trên 1,020; độ thẩm thấu nước tiểu cao trên
600mOsm/kg H2O; nồng độ urê trong nước tiểu cao. Nguyên nhân thường do
uống ít nước, do tình trạng mất nước của cơ thể, do suy thân chức năng
- Đái ít, nước tiểu có nồng độ các chất hoà tan thấp: nước tiểu thường
nhạt màu; tỉ trọng nước tiểu thấp; độ thẩm thấu nước tiểu thấp; nồng độ urê
trong nước tiểu thấp. Nguyên nhân thường do suy thân cấp thực thể hay suy
thân mạn.
+ Đái nhiều (đa niệu):
Khi lượng nước tiểu lớn hơn 2000ml/24giờ thì được gọi là đái nhiều.
Nguyên nhân của đái nhiều thường là do uống quá nhiều nước; giai đoạn
hồi phục của một số bệnh nhiễm trùng (như viêm gan virut cấp); là triệu chứng
của một số bệnh nội tiết (như đái tháo nhạt, đái tháo đường); do một số bệnh
thân có giảm khả năng cô đặc nước tiểu của thân (như: giai
đoạn đái trở lại của suy thân cấp), các bệnh của ống-kẽ thân (như viêm
thân-bể thân mạn); một số bệnh nhân suy thân mạn
1.2.4. Thay đổi màu sắc nước tiểu:
1.2.4.1. Nước tiểu màu đỏ đến nâu thẫm:
* Đái ra máu đại thể:
- Đái ra máu đại thể là đái ra máu với số lượng nhiều, đủ để làm thay
đổi màu sắc nước tiểu. Nước tiểu có màu hồng cho đến màu đỏ, khi để lâu thì
hồng cầu sẽ lắng xuống dưới. Lượng máu tối thiểu bắt đầu làm thay đổi màu sắc
nước tiểu vào khoảng 1ml máu cho 1lít nước tiểu.
+ Để chẩn đoán vị trí chảy máu có thể nhận định sơ bộ bằng nghiệm
pháp 3 cốc.
Cách làm nghiệm pháp 3 cốc như sau: cho bệnh nhân đái một bãi chia
làm 3 phần tương đối bằng nhau, lần lượt vào 3 cốc thuỷ tinh. Nếu lượng máu
nhiều nhất ở cốc đầu tiên thì thường là chảy máu ở niệu đạo. Lượng máu nhiều
nhất ở cốc thứ 3 thì thường là chảy máu ở bàng quang. Lượng máu tương
đương nhau ở cả 3 cốc thì thường chảy máu từ thân hoặc niệu quản. Tuy nhiên,
nghiệm pháp này chỉ có tính chất tương đối, vì nếu chảy máu nhiều ở bàng
quang hay niệu đạo đều có thể gây đái ra máu toàn bãi, cả 3 cốc có màu đỏ
tương đương nhau.