Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

dự án đầu tư dây chuyền sản xuất chè đen CTC 3000 tấn/ năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.83 KB, 32 trang )

Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm
CHƯƠNG I
NHU CẦU ĐẦU TƯ VÀ MỤC ĐÍCH CỦA DỰ ÁN
1.1 - Giới thiệu chung mục đích của dự án:
Công ty Cổ phần chè Mỹ Lâm được thành lập năm 2009 theo giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế số 5000193784 ngày 15/4/2009 có tiền
thân là công ty Chè Mỹ Lâm (100% vốn nhà nước) hoạt động trên linh vực sản
xuất, kinh doanh, xuất khẩu các sản phẩm chè; tổ chức kinh doanh các hoạt động
dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh chè; xây dựng các công trình dân dụng, giao
thông phục vụ sản xuất và đời sống.
Do dây chuyền sản xuất và chế biến chè đen được đầu tư từ năm 1992 đã lạc
hậu và có công suất thấp không đáp ứng được yêu cầu sản xuất chung của công ty.
Trong quá trình nghiên cứu phát triển sản xuất kinh doanh Công ty nhận thấy
lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu chè đen có rất nhiều triển vọng vì:
- Sản xuất chè đen trên quy mô công nghiệp là một nghành tương đối trẻ,
đang có mức tăng trưởng khá nhanh ở Việt Nam.
- Có thị trường nội địa và xuất khẩu rộng lớn.
- Hiện nay các nhà máy chế biến chè tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc
như Thái Nguyên, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang,.... Nguồn nguyên liệu đầu
vào được sử dụng từ diện tích chè rộng lớn ở các địa phương trên. Như vậy đầu
vào ít bị phụ thuộc và bền vững như một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.
Tuyên Quang là Tỉnh có tiềm năng rất lớn về vùng nguyên liệu chè, vì vậy
việc đầu tư nhà máy chế biến chè đen CTC tại Tuyên Quang là phù hợp, ngoài
mục đích tạo việc làn cho số lao động dôi dư, mà còn phù hợp với định hướng
phát triển kinh tế của Nghị quyết Tỉnh Đảng bộ, của Công ty trong việc đa dạng
hoá sản phẩm.
Vì vậy Công ty có chủ trương đầu tư dây chuyền công nghệ chế biến chè đen
CTC với trang thiết bị kỹ thuật hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu.
* Chủ đầu tư của dự án là:
CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ MỸ LÂM


- Trụ sở chính: Xã Mỹ Bằng - Huyện Yên Sơn - Tỉnh Tuyên Quang
- Tel: 027.3875110 Fax: 027.3875110.
- Giấy đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế số: 5000193784 do Sở Kế hoạch
và đầu tư Tỉnh Tuyên Quang cấp ngày 15/4/2009.
- Ngành nghề kinh doanh :
+ Sản xuất chè xanh, chè đen;
Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất chè đen CTC công suất 3.000 tấn/năm
1
Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm
+ Bán lẻ chè xanh, chè đen;
+ Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy sản xuất chè;
+ Bán lẻ phân bón;
+ Dịch vụ khách sạn, nhà hàng;
+ Vận tải hàng hoá bằng ôtô tải;
+ Xây dựng công trình giao thông, thuỷ lợi, nhà ở;
+ ......
* Tên dự án:
Dự án đầu tư:
DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT CHÈ ĐEN CTC CÔNG SUẤT 3.000 TẤN/NĂM.
* Địa điểm xây dựng
XÃ MỸ BẰNG - HUYỆN YÊN SƠN - TỈNH TUYÊN QUANG
* Công suất nhà máy:
SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN 3.000 TẤN CHÈ ĐEN CTC/NĂM
1.2. Cơ sở để lập báo cáo nghiên cứu khả thi:
1- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang trong báo cáo
chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XIV.
2- Căn cứ Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng
về việc hướng dẫn lập và quản lí chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình.
3. Căn cứ Nghị định số 99/2007/NĐ – CP ngày 13 tháng 06 năm 2007 của
Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

4- Căn cứ vào quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng.
5- Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính v/v ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
6- Căn cứ tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng hiện hành.
7- Căn cứ vào văn bản thoả thuận hợp tác đầu tư với Công ty Asif Paraman
Paracha&co.
8- Căn cứ vào việc cân đối nguồn cung cấp nguyên liệu cho dự án của Sở
nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang.
9- Chiến lược phát triển của Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm từ năm 2009 đến
năm 2014.
1.3. Sự cần thiết phải đầu tư:
Như phần trên đã nêu: Để đứng vững trên thị trường trong giai đoạn tới buộc
công ty phải đổi mới công nghệ và đa dạng hoá sản phẩm thì mới duy trì được
Công ty và đứng vững trong nền kinh tế thị trường đồng thời giải quyết được việc
Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất chè đen CTC công suất 3.000 tấn/năm
2
Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm
làm cho công nhân, mặt khác phát huy thế mạnh của tỉnh về tài nguyên chè, tăng
thu nhập cho người lao động và nguồn thu cho Tỉnh.
Do vậy Công ty nhận thức là: Không mở rộng sản suất, không nâng cao chất
lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm không giảm thì tự sẽ bị thương trường đào
thải. Vì vậy việc đa dạng hoá sản phẩm, đầu tư thiết bị tiên tiến sẽ tạo cho Công ty
thế đứng ổn định trong nền kinh tế thị trường.
Nhận định về nghành nghề đầu tư: Trong những năm qua ngành sản xuất và
xuất khẩu chè tại Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể, đặc biệt là trong
lĩnh vực sản xuất quy mô công nghiệp.
Như vậy ngành sản xuất chè xuất khẩu ở quy mô công nghiệp là một sân chơi
còn rất rộng rãi và có tốc độ tăng trưởng khá nhanh.
Việc đầu tư dây chuyền chế biến chè đen CTC và xuất khẩu nằm trong chiến

lược của Công ty nhằm từng bước củng cố khả năng tài chính của Công ty trong
cơ chế thị trường cạnh tranh hiện tại và trong tương lai.
Đó là chiến lược đa dạng hoá thị trường, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, đặc biệt là lợi ích kinh tế xã hội nói
chung như: Công ăn việc làm, đóng góp nguồn vốn cho ngân sách.....
Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất chè đen CTC công suất 3.000 tấn/năm
3
Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm
CHƯƠNG II:
DỰ KIẾN ĐẦU TƯ
2.1 Các cơ sở để dự kiến đầu tư:
2.1.1 Phương án chọn địa điểm:
Trong báo cáo tiền khả thi đã đưa ra các phương án về địa điểm, Công ty đã
tiến hành khảo sát và đã chọn:
Địa điển xã Mỹ Bằng - Huyện Yên Sơn - Tỉnh Tuyên Quang, địa điểm này có
ưu điểm là:
- Đất thuộc quyền quản lý của công ty.
- Đường điện đã đến tại mặt bằng.
- Đường giao thông bộ cạnh quốc lộ 37 nên thuận tiên cho việc vận chuyển.
- Thông tin liên lạc thông suốt.
- Dân cư thưa, cách trung tâm thị xã khoảng 22km do vậy yếu tố tác động đến
môi trường là rất nhỏ.
- Đường giao thông và đường điện đã đến sát công trình xây dựng.
Do vậy chọn địa điểm trên là phù hợp.
2.1.2. Mặt bằng sản xuất:
Diện tích đất cần cho dự án là 6.200 m
2
.
Trong đó: - Diện tích đất đã xây dựng nhà xưởng là: 2.300 m
2

.
- Diện tích đất chuẩn bị xây dựng mới là: 3.900m
2
.
Địa hình tương đối bằng phẳng, đã có đường giao thông nội bộ đến tại địa
điểm xây dựng nhà máy.
2.1.3. Vị trí địa lý:
Đây là một địa điểm lý tưởng cho dự án vì mặt bằng sản xuất nằm cạnh quốc
lộ 37. Quốc lộ 37 nối liền Tuyên Quang với Yên Bái, Thái nguyên, Hà Nội. Cách
Quốc lộ 2 khoảng 10km nối từ Hà Giang qua Tuyên Quang đến các tỉnh Phú Thọ,
Vĩnh Phúc, Hà Nội.
2.1.4. Địa hình:
Khu đất có diện tích 6.200 m
2
, địa hình bằng phẳng, kết cấu địa chất tốt, phù
hợp cho việc xây dựng nhà xưởng không cần gia cố.
2.1.5. Về ưu đãi đầu tư:
Khi dự án được thực thi, sẽ được hưởng các khoản ưu đãi sau đây:
- Vay vốn tín dụng đầu tư với lãi suất hỗ trợ 4%/năm.
- Miễn thuế nhập khẩu máy móc thiết bị.
- Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp: Trong 2 năm đầu dự án được miễn thuế
100%, trong 2 năm tiếp theo chỉ phải nộp 50% của mức thuế suất (28%) = 14%,
trong 12 năm tiếp theo chỉ phải nộp thuế thu nhập doanhnghiệp là 15%. Khoản
Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất chè đen CTC công suất 3.000 tấn/năm
4
Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm
thuế TNDN sẽ tăng lên vào những năm tiếp theo, khi dự án hết thời hạn hưởng
thuế suất ưu đãi và miễn giảm thuế.
2.2 Mục tiêu sản phẩm của dự án:
Đầu tư dây chuyền sản xuất và xuất khẩu chè CTC một cách hoàn chỉnh để có

thể sản xuất các nhóm sản phẩm từ chè:
+ Sản phẩm thành phẩm.
+ Sản phẩm theo đơn đặt hàng.
2.3 Phương án đầu tư:
2.3.1. Phương thức đầu tư:
Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm dự kiến sử dụng các nguồn vốn: Vốn tự có, vốn
đầu tư của đối tác, vốn vay các ngân hàng thương mại trong nước để đầu tư mới
toàn bộ dự án.
Cơ cấu cụ thể các nguồn vốn như sau:
- Vay ngân hàng thương mại : 28,4 tỷ đồng
+ Vay đầu tư TSCĐ: 15 tỷ đồng
+ Vay vốn lưu động: 13,4 tỷ đồng
- Vốn đầu tư của đối tác: 10 tỷ đồng
- Sử dụng vốn tự có: 6,4 tỷ đồng
Tổng cộng : 44,8 tỷ đồng
2.3.2.Phương án đầu tư máy móc thiết bị:
Yêu cầu về thiết bị:
- Máy mới 100%, sản xuất từ năm 2008 trở lại đây.
- Tính đồng bộ của thiết bị và tính kế thừa.
BẢNG TỔNG HỢP THIẾT BỊ
Đơn vị tính: USD
1
Quạt hớng trục AX 127-120cm (48inch)
30 1,590.00 47,700
2
Lới thép hàn
3,000 12.50 37,500
3
Lới héo chè
3,000 5.00 15,000

4
Băng tải kiểu xích mô nô ray.
450 100.00 45,000
5
Máy sàng rung cho chè héo
3 3,800.00 11,400
6
Máy Rotorvane
3 9,000.00 27,000
7
5 bộ lô CTC
Pa lăng cần và xe chở lô
Bộ phận làm mát
Một tổ hợp hoàn thiện nh trên
8
Các bộ lô dự phòng
15 3,800.00 57,000
Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất chè đen CTC công suất 3.000 tấn/năm
5
Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm
9
Băng tải cấp cho máy Ghoogie Rộng 40 inch
3 1,485.00 4,455
10
Máy ghoogie hình trụ
3 4,830.00 14,490
11
Trung tâm điều khiển mô tơ
3 7,930.00 23,790
12

Băng tải cấp chè vào máy lên men
3 6,830.00 20,490
13
Máy lên men liên tục
3 40,425.00 121,275
14
Bàn điều khiển của máy lên men
3 5,355.00 16,065
15
Băng tải ra chè
3 1,450.00 4,350
16
Băng tải đa chè từ máy lên men sang máy sấy
3 9,200.00 27,600
17
Máy sấy tầng sôi rung Model 300
3 69,300.00 207,900
18
Bàn điều khiển của máy sấy tầng sôi rung
3 7,400.00 22,200
19
Lò cấp nhiệt 5 lộ đốt than kiểu Sirroco No.16
3 48,700.00 146,100
20
Quạt hút khói li tâm
3 2,870.00 8,610
21
Máy phay rãnh xoắn chuyên dụng cho lô CTC
3 10,500.00 31,500
22

Máy tiện rãnh tròn chuyên dụng cho lô CTC
3 8,780.00 26,340
23
Máy mài cho cả dao phay rãnh xoắn và dao tiện rãnh tròn
3 2,000.00 6,000
24
Bàn kiểm tra lô
3 1,800.00 5,400
25
Máy cắt chè vón cho chè CTC
3 5,600.00 16,800
26
Máy sàng tách sơ râu tốc độ thấp hiệu JUMBO
3 3,300.00 9,900
27
Máy sàng tách sơ râu tốc độ thấp hiệu JUMBO
6 4,400.00 26,400
28
Máy sàng phân cấp 2 tầng
3 4,240.00 12,720
29
Máy Trinick sàng chè cỡ hạt to kiêm máy tách sơ râu chè
12 3,965.00 47,580
Cộng (USD) 1,210,065
Quy đổi sang tiền đồng 21,539,157,000
2.3.3. Phương án về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng:
Về tổng quan kiến trúc của nhà máy phải đảm bảo tính mỹ quan công nghiệp.
Tạo sự thoải mái về thể chất và tinh thần trong thời gian làm việc của CBCNV.
Các hạng mục cần được bố trí hài hoà, phù hợp với dây chuyền công nghệ.
Trong khuôn viên nhà máy bố trí một vài khuân viên nhỏ có trồng những cây xanh

làm nơi giải lao cho CBCNV.
Khi thiết kế chi tiết cần lưu tâm không để ánh nắng trực tiếp chiếu thẳng vào
chỗ làm việc của CBCNV cũng như chiếu thẳng vào vật liệu và thành phẩm.
Các xưởng có kết cấu theo dạng nhà tiền chế, có mái che tôn màu tĩnh điện (đối
với xưởng chính, vì có khẩu độ lớn cần bố trí chuồng cu thoát gió). Tường gạch bao
che cao 1,2m, phần vách bao che phía trên tường gạch cần kết hợp tôn + vách kính +
cửa sổ kính khung sắt sao cho đảm bảo độ thông thoáng và không bị mưa tạt hắt và
tận dụng tối đa ánh sáng khuyếch tán tự nhiên để tiết kiệm điện chiếu sáng. Nhà
xưởng được bố trí các cửa ra vào thuận tiện cho sự hoạt động của các phương tiện
bốc dỡ hàng, vật tư, thiết bị và phù hợp với tiêu chuẩn thoát hiểm PCCC.
Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất chè đen CTC công suất 3.000 tấn/năm
6
Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm
BẢNG TỔNG HỢP NHÀ XƯỞNG
Đơn vị tính: đồng
TT HẠNG MỤC Đ.VỊ
Sè l-
îng
ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN VAT
THÀNH TIỀN
SAU THUẾ
I Xây lắp 5,708,600,000 389,380,000 6,097,980,000
1 Cải tạo mặt bằng lắp đặt nhà máy 188,600,000 12,880,000 201,480,000
Phần móng, tường,, nền m2 2,300 30,000 69,000,000 6,900,000 75,900,000
Khung thép mái tôn m2 2,300 52,000 119,600,000 5,980,000 125,580,000
2 Xây mới nhà héo chè 4,260,000,000 291,000,000 4,551,000,000
Phần móng, tường,, nền m2 3,000 520,000 1,560,000,000 156,000,000 1,716,000,000
Khung thép mái tôn m2 3,000 900,000 2,700,000,000 135,000,000 2,835,000,000
3 Xây nhà kho mới 1,260,000,000 85,500,000 1,345,500,000
Phần móng, tường, nền m2 900 500,000 450,000,000


45,000,000
495,000,000
Khung thép mái tôn m2 900 900,000 810,000,000

40,500,000
850,500,000
Cộng 5,708,600,000 389,380,000 6,097,980,000
a) Nhà máy sản xuất: Để đảm bảo các yếu tố trên nhà máy cần có 4 khu chính
là : Khu héo, khu chế biến và khu sấy + sàng và khu vực điều hành sản xuất.
- Nhà sản xuất chè đen chính: Kết cấu khung thép Zamin. Mái lợp tôn trên hệ
xà gồ thép.
- Nhà bảo quản và héo chè đen: Nhà khung thép kiểu Zamin, mái lợp tôn trên
hệ xà gồ thép, không xây tường bao che mà chỉ xây lan can cao 1 m.
- Phòng vò, lên men và CTC: Đủ để cho nhà máy hoạt động với công suất
định hình. Trước mắt, thiết bị chế biến chỉ bố trí cho giai đoạn 1. Nền lát gạch
Granito 300 x 300. Tường xây gạch bao che ốp gạch men kính cao 1,7 m.
- Phòng sấy : Diện tích 450 m2.
- Nhà lò : 180 m
2
.
- Sàng hoàn thành phẩm và nhà cơ khí : 850 m2.
- Kho thành phẩm (chè đen + xanh): 300 m2.
- Khu lò + Kho than : Bố trí phía sau nhà vò + lên men, có diện tích 200 m2.
Bán mái, cột thép + bán kèo thép, mái lợp Fibro xi măng trên xã gồ gỗ, nền láng vữa
xi măng cát vàng.
- Nhà vệ sinh công nghiệp : Diện tích xây dựng 40 m2.
- Hệ thống thoát nuớc tự nhiên : Xây gạch chạy xung quanh theo chu vi khu
đất, phái trong hàng rào.
- Cấp điện : Nhà máy cần lắp một trạm biến áp riêng.

- Cấp nước : Do nguồn nước ngầm tốt nên chỉ cần đào giếng sâu 15 m, rộng 2 m,
lắp đặt một máy bơm, một bể lọc, một bể chưa 20 m3, một máy bơm từ bể chứa lên đài
Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất chè đen CTC công suất 3.000 tấn/năm
7
Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm
nước khoảng 5 m3, cao 10 m, hệ thống đường ống dẫn nước từ đài nước đến các điểm
sử dụng để đảm bảo đủ cung cấp cho nhà máy.
b) Khu kho đấu trộn và đóng gói : Để đảm bảo các yếu tố trên khu kho cần
có 5 khu chính là : Khu nhà sản xuất chính, khu kho nguyên liệu, khu kho bao bì, khu
kho thành phẩm và khu vực điều hành sản xuất với tổng diện tích là 1,2 ha.
- Nhà sản xuất chính: Kết cấu khung thép Zamin. Mái lợp tôn trên hệ xà gồ thép.
- Khu kho nguyên liệu: Nhà khung thép kiểu Zamin, mái lợp tôn trên hệ xà gồ thép.
- Khu kho bao bì: Đủ để sắp xếp nhiều chủng loại bao bì và quản lý theo
phương pháp sơ đồ trên máy tính cho cả giai đoạn 1 và tương lai phát triển sau này.
Việc bốc xếp, vận chuyển bao bì dùng xe nâng.
- Khu kho thành phẩm: Kết cấu khung thép Zamin, mái tôn trên hệ xà gồ thép.
- Nhà vệ sinh công nghiệp : Diện tích xây dựng 40 m2.
- Hệ thống thoát nuớc tự nhiên : Xây gạch chạy xung quanh theo chu vi khu
đất, phía trong hàng rào.
- Bể chứa nước cứu hoả : 50.000 lít nước.
- Sân bãi xe tải, xe Container và đuờng : Đổ bê tông với tổng diện tích 4.500
m2. Một số diện tích đất còn lại làm vườn hoa xung quanh nhà máy.
- Cấp nước : Sử dụng nước sinh hoạt.
2.3.4. Tiến độ thực hiện dự án:
+ Giai đoạn 1: Bắt đầu từ tháng 5/2009 đến 7/2009 (Thực hiện cải tạo nhà
xưởng và lắp đặt hoàn thiện 01 dây truyền sản xuất chè CTC)
+ Giai đoạn 2: Bắt đầu từ tháng 6/2009 đến 10/2009 (Thực hiện xây mới
3.000m
2
nhà héo chè và lắp đặt hoàn thiện 02 dây truyền sản xuất chè CTC)

2.3.5. Quy trình công nghệ:
Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất chè đen CTC công suất 3.000 tấn/năm
8
Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm
SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ
CHẾ BIẾN CHÈ ĐEN THEO CÔNG NGHỆ CTC VÀ OTD
Quy trình OTD Quy trình CTC
Chè búp tươi khi nhập để chế biến đều được kiểm tra đánh giá chất lượng, phân
lọai sau đó đưa lên máng héo theo từng phẩm cấp loại chè cho từng máng héo.
a) Héo chè : Chè tươi được rải đều tơi xốp, phủ kín lưới trên máng héo, độ dầy
từ 25 cm đến 30 cm. Chè ướt rải mỏng, tránh dính bết vón cục. Khi rải xong, bật quạt
15 đến 20 phút làm mát nguyên liệu.
Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất chè đen CTC công suất 3.000 tấn/năm
9
Chè búp tươi qua bảo
Héo chè
Vò tạo hình lần I, II
Sàng phân loại
Lên men bằng máy
Sấy khô
Sàng phân loại
Cắt qua Rotorvane
Cắt tạo hình qua máy CTC
Đấu trộn, đóng bao
Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm
Diện tích máng héo đủ cho giai đoạn định hình của Nhà máy, nhưng được đầu
tư ngay từ đầu để sử dụng một phần làm máng bảo quản chè tươi.
Tùy theo phẩm cấp và thủy phần chè búp tươi để điều chỉnh nhiệt độ không khí
nóng và thời gian héo; nhiệt độ không khí nóng cung cấp cho máng héo từ 35 độ C
đến 38 độ C, độ ẩm không khí 40 – 50%. Thời gian héo từ 6 – 8 giờ (thậm chí 12 –

16 giờ). Quá trình héo được tiến hành theo quy trình sau :
- Cấp gió mát vào máng héo đã rải kín chè trên máng, thời gian từ 10 – 20 phút.
Cấp không khí nóng sau 2 giờ, lần thứ nhất, lật úp chè, các lần sau đảo rũ.
Kết thúc công đoạn héo, thủy phần trong chè còn 70 – 75% tiếp tục quạt mát
chè héo trong 30 phút, sau đó được đưa vào dây truyền sản xuất theo hệ thống máy
băng tải.
b) Cắt sơ bộ qua Rotorvane và tạo hình qua máy CTC : Chè sau khi héo được
cắt sơ bộ qua Rotorvane. Sau đó được cắt tạo hình và vê viên qua máy CTC.
c) Lên men : Là công đoạn chuyển hoá các chất hữu cơ trong chè và tạo hương
thơm đặc trưng của chè đen.
Lên men chè bằng máy lên men. Trong phòng lên men có bố trí các máy phun
suơng (phun ẩm)
* Yêu cầu môi trường phòng vò và phòng lên men phải đạt tiêu chuẩn sau:
- Nhiệt độ từ 24 – 28 độ C.
- Độ ẩm từ 95 – 98%.
- Không khí thoáng mát (Phòng thoáng để cung cấp đầy đủ ôxy cho chè lên
men triệt để)
- Độ dầy chè lên men :
Chè trên sàng (thường gọi là chè phần 3) : rải dầy từ 5 - 8 cm.
Chè dưới sàng (thường gọi là chè phần 1) : rải dầy từ 3 - 5 cm.
- Công suất lên men : (300 khay x 6 kg x 11)/0,65 = 30,4 tấn búp tươi/ngày.
Thời gian từ lúc bắt đầu vò đến lúc kết thúc lên men là 2 giờ. Chè lên men
xong phải có mầu đỏ đồng, mùi thơm táo chín, không hăng, ngái.
d) Sấy chè : Là khâu làm khô chè để bảo quản, đình chỉ hoàn toàn quá trình lên
men, giữ nguyên đuợc hình dáng búp chè và những tính chất như mong muốn. Nhiệt
độ không khí sấy từ 100 – 140 độ C. Chè được đổ vào buồng sấy của máy qua băng
tải. Đầu tiên chè được tiếp xúc ngay với nhiệt độ 140 để chấm dứt ngay quá trình lên
men. Sau đó chè được chuyển bằng gió nóng và tác động rung của sản sấy sang tới
khu vực nhiệt độ thấp hơn. Các yếu tố lưu lượng gió, độ dầy chè trên mặt băng tải,
tốc độ và nhiệt độ không khí trong quá trình sấy đều là những nhân tố hết sức quan

trọng ảnh hưởng đến chất lượng chè.
Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất chè đen CTC công suất 3.000 tấn/năm
10
Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm
Yêu cầu chè sấy xong phải thơm, đen. Do vậy, thời gian sấy chè từ 25 – 40
phút. Độ ẩm chè sau sấy từ 3 – 5%.
Đến đây két thúc giai đoạn chế biến chè bán thành phẩm. Chè được tự đồng
chuyển sang công đoạn phân loại.
g) Công đoạn phân loại :
Công đoạn phân loại chè được hình thành sau công đoạn chế biến chè bán
thành phẩm.
Phân loại là công đoạn tuyển chọn chè từ chè bán thành phẩm ra các mặt hàng
theo kích thước, trọng lượng và chất lượng.
Theo tiêu chuẩn VN TCVN 1453 – 1993, chè đen rời đuợc phân loại 4 mặt
hàng chính là BOP, BP1, FP... dựa vào 4 chỉ tiêu chính : ngoại hình, màu nước, mùi
vị của chè.
Để thực hiện yêu cầu kỹ thuật và năng suất của sàng phân loại chè, cần sử
dụng các thiết bị máy sàng, máy cắt, máy cán, máy hút râu xơ.
Trộn chè :
Các số chè sau khi sàng xong được chứa trong bao vải. Cán bộ KCS lấy mẫu,
phân tích và cho đơn phối trộn chè.
Căn cứ vào đơn phối và sự huớng dẫn của KCS, tiến hành trộn chè để cho ra
các mặt hàng có ngoại hình và chất luợng đồng nhất, đạt tiêu chuẩn.
Chè trộn xong, kiểm tra thuỷ phần đạt nhỏ hơn hoặc bằng 5% là đạt yêu cầu.
Đóng bao thành phẩm theo quy cách tiêu thụ.
2.3.6 . Yêu cầu về vệ sinh, an toàn và bảo vệ môi trường:
a). Môi trường:
Trong quá trình sản xuất, một số chất thải công nghiệp đuợc sinh ra như : khói,
bụi than, bụi chè, nước thải vệ sinh công nghiệp, tiếng ồn. Để hạn chế sự ảnh hưởng
của chất thải này, Nhà máy sẽ có những biện pháp cụ thể :

Đối với khí CO2 sinh ra do đốt than : xây dựng hệ thống ống khói dẫn khí
thoát lên cao, tản ra ở tầng không khí loãng.
Đối với chất thải rắn (xỉ than) : thu gom, tập trung ở bãi chứa xỉ rồi đưa ra ngoài.
Nước thải : Nước thải sinh hoạt và vệ sinh công nghiệp : thoát theo rãnh ra hệ
thống nước thải chung của khu vực.
Tiếng ồn : Máy móc, thiết bị chế biến chè có công suất nhỏ, tiếng ồn nằm trong
giới hạn cho phép the TCVN. Thực hiện chế độ bảo dưỡng thuờng xuyên định kỳ đối
với máy móc thiết bị.
Bụi : Lắp đặt hệ thống hút bụi.
b) Phòng cháy, chữa cháy và an toàn lao động:
+ Phòng chống cháy:
Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất chè đen CTC công suất 3.000 tấn/năm
11
Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm
Trong nhà sản xuất chính và mỗi nhà kho bố trí 18 bình bọt CO2, xây dựng một
bể chứa nước dự phòng và phân công ngưòi phụ trách vấn đề này. Khi sự cố sẩy ra sẽ
huy động toàn thể công nhân viên và kết hợp với nhân dân địa phương giúp đỡ.
+ An toàn lao động:
Trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân để đảm bảo sức khoẻ cho
người lao động và vệ sinh thực phẩm.
Tổ chức cho công nhân và cán bộ quản lý học an toàn vệ sinh lao động khi tiếp
nhận vào làm việc. Phân công cán bộ phụ trách về an toàn lao động chung. Hàng
năm, có tổ chức kiểm tra, học tập lại.
Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất chè đen CTC công suất 3.000 tấn/năm
12
Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm
CHƯƠNG III:
NGHIÊN CỨU VỀ THỊ TRƯỜNG
3.1. Thị trường đầu vào:
a) Nguyên liệu :

Nguồn cung cấp chủ yếu là vùng chè của tỉnh cộng với nguyên liệu dôi dư vùng
dân của các tỉnh lân cận. Tổng nguyên liệu đầu vào của Nhà máy là b/q 75 tấn
búp/ngày. Qua khảo sát, sản luợng chè trong vùng đảm bảo đủ công suất nhà máy.
Khả năng thu mua nguyên liệu (tấn/ngày) :
Tháng 4
(tấn/ngày)
Tháng 5
(tấn/ngày)
Tháng 6
(tấn/ngày)
Tháng 7
(tấn/ngày)
Tháng 8
(tấn/ngày)
Tháng 9
(tấn/ngày)
Tháng 10
(tấn/ngày)
Tháng 11
(tấn/ngày)
10 75 75 75 75 75 75 50
Tổng nguyên liệu có thể thu mua được là :
510tấn x 30 ngày = 15.300 tấn.
Hệ số tươi ra thành phẩm (K2) 4,6% = 3.326 tấn sản phẩm.
Nhà máy sẽ tổ chức hệ thống các trạm thu mua để thu mua nguyên liệu của dân,
đáp ứng đủ công suất hoạt động.
Trên cơ sở nhu cầu nguyên liệu chất lượng cao, Nhà máy sẽ tổ chức một hệ thống
khuyến nông nhằm chuyển giao công nghệ kỹ thuật thâm canh, trồng mới tiên tiến tới
các hộ gia đình trong vùng nguyên liệu.
b) Các vật tư khác :

- Điện : Nhà máy sử dụng điện lưới cho sản xuất và chiếu sáng. Trường hợp mất
điện lưới, sử dụng máy phát điện dự phòng.
Điện năng tiêu thụ mỗi năm : 240.000 KWh.
Trong đó : Điện sản xuất : 220.000 KWh.
Điện chiếu sáng + sinh hoạt : 20.000 KWh.
Than : Dùng để đốt lò héo và lò sấy đều sử dụng than don có kích thuớc lớn hơn
hoặc bằng 3 cm để giảm chi phí vận chuyển.
Bao bì : Bao bì hoàn thành phẩm sẽ do các bạn hàng cung cấp theo yêu cầu của
khách hàng quốc tế.
3.2 Thị trường đầu ra:
Iraq là thị trường chính của chè Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng lượng chè
xuất khẩu cả nước và là thị trường chính của Tổng công ty chè Việt Nam trước năm
2004. Tổng nhu cầu thị trường này trong Chương trình đổi dầu lấy lương thực một
Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất chè đen CTC công suất 3.000 tấn/năm
13
Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm
năm lên tới trên 64.000 tấn. Đó chưa kể một lượng lớn chè do các thương nhân Iraq
nhập bán trên thị trường tự do. Trước chiến tranh vùng Vịnh, Srilanka là nước xuất
khẩu chính vào thị trường này. Chè xuất chủ yếu của Việt Nam hiện nay là qua
Chương trình đổi dầu lấy lương thực. Tuy nhiên, chè của các quốc gia khác như Sri
Lanka, Ấn Độ, Indonesia đang dần tăng khối lượng vào thị trường này với chất lượng
tốt. Do biến động về chính trị tại Iraq, năm 2004, Việt Nam xuất khẩu ít vào thị
trường này và phần lớn thông qua thị trường Ấn Độ. Việc chè Việt Nam không vào
được thị trường Iraq đã làm một lượng chè lớn của ta không có thị truờng, đẩy nhiều
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè, đặc biệt là Tổng công ty chè Việt Nam vào
tình trạng hết sức khó khăn.
Thị trường Đài Loan trước đây nhập khoảng 500 đến 800 tấn chè của Việt
Nam mỗi năm. Do những năm gần đây nhiều công ty Đài Loan đầu tư vào ngành chè
Việt Nam, lượng chè xuất sang thị trường này tăng đáng kể (chủ yếu là chè nhài),
đứng thứ 3 sau thị trường Iraq và Pakistan. Quan hệ kinh doanh với thị trường này

chủ yếu giữa các doanh nhân phía Nam với các doanh nhân Đài Loan do vậy các
doanh nghiệp phía Nam rất mạnh về thị trường này. Hiện nay, do tình hình giao
thương giữa Đài Loan và Trung Quốc đã được cải thiện đáng kể, nhiều công ty lớn
của Đài Loan đã chuyển một phần sản lượng chè ướp nhài sang thị trường này.
Thị trường Pakistan trước đây mỗi năm cũng chỉ nhập khoảng 400 - 500 tấn,
nhưng ba năm gần đây đã trở thành một trong những thị trường phát triển mạnh nhất
của chè Việt Nam. Năm 2004 đã nhập trên 6.000 tấn. Lượng nhập từ Việt Nam năm
2004 phần lớn là chè xanh để tái xuất đi Afganistan. Tổng cầu hàng năm của thị
trường này lên tới 150.000 tấn, chủ yếu là chè CTC. Chính phủ Pakistan trong những
năm gần đây liên tục tăng thuế nhập khẩu chè nhằm hạn chế tiêu thụ và rút ngắn mất
cân bằng trong cán cân thành toán thương mại. Theo nhiều chuyên gia dự đoán, nếu
thuế nhập khẩu chè ở mức hợp lý thì cầu về chè của nước này có thể lên tới 200.000
tấn. Chè của Kenya hiện nay chiếm gần 65% thị phần tại Pakistan, tiếp theo đó là chè
của Indonesia chiếm 11%. Mối tương quan tỷ lệ thuận giữa tiêu thụ chè và tỷ lệ tăng
dân số ở Pakistan ngày càng rõ rệt. Theo con số của Hiệp hội chè Pakistan, nước này
nhập khẩu chè khoảng 60.000 tấn vào năm 1971, nhưng đã tăng lên 110.000 -
150.000 tấn vào năm 1998. Cũng trong khoảng thời gian này dân số Pakistan cũng
tăng lên gấp đôi từ 67 triệu lên tới xấp xỉ 140 triệu người và mức tiêu thụ bình quân
đầu người ở đây là 1,15kg, gấp 2 lần mức tiêu thụ ở Ấn Độ. Trong tương lai, theo Cơ
quan nghiên cứu phát triển dân số Mỹ thì dân số Pakistan sẽ tăng lên tới 201 triệu
người vào năm 2011 và 403 triệu người vào năm 2045. Trong tương lai Pakistan sẽ
trở thành nước nhập khẩu chè lớn nhất toàn cầu.
Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất chè đen CTC công suất 3.000 tấn/năm
14
Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm
Thị trường Nga là một thị trường có tiềm năng rất lớn đối với chè Việt Nam.
ở Nga chè luôn luôn được coi là thực phẩm quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và
là hàng nhập khẩu duy nhất trong bảng xác định chỉ số tiêu dùng. Sức tiêu thụ khoảng
147 – 162 ngàn tấn chè/năm với tổng trị giá trị trường hiện nay khoảng 600 – 650
triệu USD. Chè nhập vào Nga chủ yếu là chè của Ấn Độ, khoảng 100 – 115.000

tấn/năm chiếm 71,5% thị phần năm 2000 . Một nhân tố làm tăng thị phần chè của Ấn
Độ là Hiệp định năm 1994 giữa Chính phủ hai nước cho phép Ấn Độ trả nợ bằng chè
và các công ty nhập khẩu chè trả nợ không phải chịu thuế VAT (20%). Đến năm
2001, chè của Ấn Độ không còn được hưởng ưu đãi VAT như trước, do vậy thị phần
chè của Ấn Độ từ năm 2001 đã giảm mạnh xuống đến nay còn 35%, nhường chỗ cho
Srilanka là nước xuất khẩu lớn nhất vào thị trường này. Thị phần chè của Srilanka đã
tăng từ 17% năm 2000 lên 45% năm 2004 (80%-90% chè từ Srilanka là chè thành
phẩm đóng gói trong khi đó 70%-80% chè của Ấn Độ là chè rời). Trung Quốc là
nước xuất khẩu lớn thứ 3 với thị phần là 4%. 85% chè của Trung Quốc vào Nga là
chè xanh. Năm 1997, với chủ chương phát triển công nghiệp chế biến chè trong nước,
Chính phủ Nga đã tăng gấp đôi thuế nhập khẩu đối với chè hộp dưới 3kg lên 20%.
Tuy nhiên các nước xuất khẩu lớn vào Nga là Ấn Độ Srilanka, Trung Quốc và
Indonesia đều được nằm trong danh sách được hưởng ưu đãi vào thị trường Nga tức
là chỉ chịu có 75% mức thuế nhập khẩu.
Thị trường Trung Đông : Trung Đông là một khu vực địa lý chủ yếu được
xác định bởi lịch sử và văn hoá. Vùng đất này trải dài trên một khu vực rộng lớn nơi
Châu á, Châu Âu và Châu Phi tiếp giáp nhau và được bao quanh bởi vùng biển Địa
trung hải, biển đen và Vịnh Pexic. Các quốc gia trong vùng bao gồm Ai Cập, Sip,
Iraq, Iran, Israel, Jordany, Libăng, Syria, ả rập xê út, Thổ Nhĩ Kỳ, Oman và các quốc
gia vùng vịnh Pexic. Tuy nhiên xét về nhiều khía cạnh khác thì các nước Bắc Phi như
Libi, Algeria, Tuynizi, Maroc, Sudan và Afganistan cũng được liệt kê vào danh sách
các quốc gia Trung Đông. Xét trên khía cạnh thương mại thì các nước như
Uzbekistan, Kazhakstan, Kyrgisistan và một số quốc gia SNG cũ cũng được coi là thị
trường Trung Đông. Các quốc gia trên đều có nhiều điểm tương đồng như khí hậu,
cách sống, đạo hồi, văn hoá và điều quan trọng nhất là phong cách tiêu dùng trà cũng
gần giống nhau.
Đối với hầu hết các quốc gia Trung Đông, các số liệu chính thức về tình hình
nhập khẩu chè tương đối không chính xác. Thêm vào đó chè thường được các thương
nhân nhập khẩu lậu qua biên giới giữa các quốc gia.
Với sản lượng chè nhập khẩu hàng năm từ 250 – 350 ngàn tấn, khu vực Trung

Đông chiếm 25 – 30% sản lượng chè nhập khẩu trên thế giới. Do vậy khu vực này là
một trong những thị trường chè quan trọng và năng động nhất. Các nước nhập khẩu
Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất chè đen CTC công suất 3.000 tấn/năm
15
Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm
chủ yếu là Sri Lanka và Ấn Độ. Tuy nhiên trong những năm gần đây Kenya đã nổi
lên thành một nước cung cấp chè lớn và đặc biệt đã chiếm được thị trường chè Ai
Cập. Về chè xanh thì Trung Quốc là nước xuất khẩu chủ yếu và Marốc với sản lượng
hàng năm lên tới 35.000 tấn.
Các quốc gia Trung Đông có truyền thống uống chè lâu đời và chè là thức
uống hàng ngày không thể thiếu đối với người dân, đặc biệt là tầng lớp hạ lưu và
trung lưu. Mặt khác, tỷ lệ phát triển dân số khu vực này tương đối cao và tình hình
kinh tế, chính trị trong tương lai ngày càng ổn định. Với các lý do trên, ta có thể dự
đoán sản lượng chè tiêu thụ trong vùng sẽ ngày càng tăng.
Thị trường EU : Ba đầu mối chè rời chính vào thị trường EU là Anh, Hà Lan
và Đức. Các quốc gia khác trong khối EU thường tiêu thụ các mặt hàng chè đóng gói
thành phẩm từ 3 quốc gia trên. Chè Việt Nam năm 2004 xuất sang các nước Hà Lan,
Anh, Đức khoảng từ 3.500 đến 4.500 tấn/năm. Tuy nhiên do tình trạng dư lượng thuốc
trừ sâu cao, năm 2004 lượng chè Việt Nam nhập vào các nước EU đã giảm đáng kể
còn khoảng 3.000 tấn. Với tiến trình mở rộng khối EU sang phía Đông Âu thành 25
nước thành viên từ 15 nước hiện nay, thị trường này ngày càng có tầm quan trọng.
Thị truờng trong nước : Thị trường nội tiêu cũng là thị truờng lớn và đầy tiềm
năng đối với sản phẩm chè xanh chất luợng cao và chè CTC túi nhúng và chè hoà tan.
Theo số liệu thống kê, nhu cầu tiêu thụ chè xanh trong nước đang ở mức 25.000 -
30.000 tấn/năm. Từ trước tới nay, phần lớn chè tiêu dùng trong nước là chè xanh sao
sấy bằng thủ công. Trong những năm gần đây, do đời sống nhân dân được nâng cao,
việc tiêu thụ chè cao cấp sản xuất trong các nhà máy tăng nhanh và phát triển nhiều
tại các thành phố, thị xã, thị trấn, nhu cầu về chè túi nhúng, chè hoà tan và chè sạch
ngày càng tăng.
Với sự du nhập của các loại chè đen túi nhúng, chè hương hoa quả, chè hoà tan

và chè đóng lon của các công ty nước ngoài như Lipton, Dimah, Qualitea, sản lượng
chè đen tiêu thụ ở Việt Nam, đặc biệt trong lớp trẻ tại các thành phố ngày càng tăng.
3.4 Định hướng phát triển của Công ty.
Sản xuất chè CTC trên quy mô công nghiệp là lĩnh vực không mới đối với
Công ty nên xác định chiến lược phát triển phù hợp là một điều rất quan trọng.
Qua nghiên cứu thị trường, Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm định hướng phát
triển như sau:
1. Đầu tư vừa phải nhưng đủ để có năng lực xuất khẩu, đồng thời phải hoạch
định trước khả năng mở rộng sản xuất khi điều kiện cho phép.
2. Đặt vấn đề hiệu quả đầu tư và kinh doanh lên hàng đầu.
3. Lựa chọn phân khúc thị trường thích hợp.
Từ năm thứ 3 phải đạt được tỷ lệ lãi và tỉ lệ tăng trưởng trên mức bình quân của ngành.
Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất chè đen CTC công suất 3.000 tấn/năm
16
Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm
3.5 Các ảnh hưởng khác đối với số liệu của dự án.
- Nền kinh tế thế giới đang rơi vào suy thoái, tuy có những dấu hiệu phục hồi
nhưng cũng không loại trừ khả năng tái khủng hoảng dưới tác động tiêu cực của quá
trình toàn cầu hoá.
3.6 Nghiên cứu về thị trường:
- Xác định thị trường xuất khẩu chiếm 90% giá trị hàng hoá sản xuất ra. Sở dĩ dự
kiến tỷ lệ trên là do: Đối tác đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường thế giới.
- Thị trường nội địa chiếm 10%: Thị trường nội tiêu cũng là thị truờng lớn và
đầy tiềm năng đối với sản phẩm chè xanh chất luợng cao và chè CTC túi nhúng và
chè hoà tan. Theo số liệu thống kê, nhu cầu tiêu thụ chè xanh trong nước đang ở mức
25.000 - 30.000 tấn/năm. Từ trước tới nay, phần lớn chè tiêu dùng trong nước là chè
xanh sao sấy bằng thủ công. Trong những năm gần đây, do đời sống nhân dân được
nâng cao, việc tiêu thụ chè cao cấp sản xuất trong các nhà máy tăng nhanh và phát
triển nhiều tại các thành phố, thị xã, thị trấn, nhu cầu về chè túi nhúng, chè hoà tan
và chè sạch ngày càng tăng.

3.7 Phân tích khả năng cạnh tranh:
Chè được sản xuất ở gần 40 nước trên thế giới nhưng thị trường chè thế giới lại
bị chi phối bởi một vài quốc gia sản xuất. Ấn Độ, quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế
giới, chiếm khoảng 30% tổng sản lượng chè thế giới. Tiếp đó là Trung Quốc có thị
phần là 24% và Srilanka có thị phần là 10%. Bốn nước sản xuất lớn nhất (Ấn Độ,
Trung Quốc, Sri Lanka và Kenya) có tổng thị phần trên 70%. Sáu nước sản xuất lớn
nhất có tổng thị phần trên 80% và 10 nước sản xuất lớn nhất có thị phần trên 90%.
Xu thế này trong những năm gần đây tương đối ổn định.
Tỷ trọng sản lượng của một số nước sản xuất chè
Nước Sản lượng Tỷ trọng (%)
Tổng tỷ trọng
gộp
Ấn §é
823.462 28,5 28,5
Trung Quốc 682.900 23,64 52,14
Sri Lanka 306.794 10,62 62,76
Kenya 236.287 8,18 70,94
Indonesia 159.350 5,52 76,46
Thổ Nhĩ Kỳ 151.000 5,24 81,7
Nhật Bản 89.300 3,09 84,79
Việt Nam 66.000 2,28 87,07
Argentina
55.967
1,94 89,01
Bangladesh 54.750 1,9 90,91
Nguồn : F.O
Chè xanh chiếm khoảng 25% tổng sản lượng chè thế giới. Trung Quốc là nước
sản xuất chè xanh lớn nhất với tổng sản lượng khoảng 500.000 tấn/năm, chiếm 63% thị
Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất chè đen CTC công suất 3.000 tấn/năm
17

Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm
phần chè xanh thế giới. Các nước sản xuất chè xanh lớn khác là Nhật Bản và Việt Nam.
Chè ORT chiếm khoảng 40% sản lượng chè đen trên thế giới. Các nước sản xuất chè
ORT chủ yếu là Sri Lanka, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam, Các
nước Châu Mỹ. Các nước sản xuất chè CTC là Ấn Độ, các quốc gia Châu Phi và
Bangladesh.
Châu á với 3 người khổng lồ là Ấn Độ, Trung Quốc và Sri Lanka chiếm vị trí chủ
đạo trong lĩnh vực sản xuất và chế biến chè trong vài trăm năm trở lại đây. Hiện nay các
nước Châu Á vẫn chiếm khoảng 80% tổng sản lượng chè thế giới. Sản lượng chè Châu
Phi trong những năm gần đây đang tăng. Mặc dù trồng chè được bắt đầu ở Châu Phi từ
năm 1903 nhưng mãi cho tới đầu những năm 1970, sản lượng chè Châu phi mới vượt
con số 100.000 tấn. Các nước Châu phi có tiềm năng lớn trong việc phát triển chè. Hiện
nay Châu Phi chiếm 14% sản lượng chè thế giới và dự kiến sản lượng chè của Châu lục
này sẽ tăng trong tương lai. Tuy nhiên đặc điểm của các nước sản xuất chè Châu Phi là
lượng chè tiêu thụ trong nước rất ít do vậy Châu phi lại chiếm tới 30% tổng sản lượng
chè xuất khẩu trên thế giới.
Đối với một số nước thì chè là mặt hàng xuất khẩu thuần túy, thì một số nước
khác phần lớn sản lượng lại được tiêu thụ trong nước. Hầu như toàn bộ sản lượng chè
của Argentina, Kenya, Sri Lanka được xuất khẩu, trong khi đó phần lớn sản lượng chè
của Ấn Độ và Trung Quốc được tiêu thụ trong nước. Do dân số tăng nhanh, trong tương
lai hai nước Ấn Độ và Bangladesh có thể trở thành những nước nhập khẩu chè. Mặc dù
cầu về chè ở Trung Quốc dự kiến sẽ tăng, nhưng với năng suất chè tăng mạnh trong
những năm gần đây đã dẫn đến việc ngày càng nhiều chè Trung Quốc được xuất ra thị
trường thế giới.
3.8 Xác định mục tiêu của dự án:
Từ kết quả nghiên cứu thị trường và nhu cầu đầu tư của dự án có thể xác định
các mục tiêu cụ thể của dự án như sau:
- Xuất khẩu: Chiếm tỷ trọng 90% tổng doanh thu.
- Tiêu thụ nội địa: Chiếm tỷ trọng 10% tổng doanh thu.
CHƯƠNG IV:

Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất chè đen CTC công suất 3.000 tấn/năm
18
Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI
4.1 Điều kiện tự nhiên:
4.1.1. Điều kiện địa chất, địa hình:
a. Điều kiện địa chất:
Từ 0 – 0,5m: Là lớp sét dẻo thấp pha cát màu vàng nhạt, cường độ đất nền là
1,8kg/cm2.
Từ 0,5 – 2m: Sét màu nâu đỏ lẫn sạn, trạng thái cứng.
Từ 2 – 5m: Cát lẫn xét màu vàng, sỏi sạn, trạng thái cứng.
Từ 5 – 10m: Cát lẫn sét màu vàng, sỏi sạn, trạng thái cứng.
Từ 10 – 15m: Cát lẫn sét màu vàng nâu đỏ loang lổ trạng thái cứng.
b. Mực nước ngầm: Trung bình là 15m – 20m tuỳ theo mùa, chất lượng nước
nói chung là nước ngọt có độ pH trung tính.
c. Địa hình khu đất: cao so với mực nước biển là 27,5m.
Địa hình khu vực nhà máy là địa hình đồi núi thấp với bề mặt nghiêng dần từ
phía Tây Bắc sang phía Đông Nam, có độ cao tuyệt đối thay đổi từ 29,27 m đến
24,07 m. Ngay sát mặt bằng nhà máy về phía Tây là tuyến đường đi xã Nông Tiến,
thị xã Tuyên Quang và phía Đông đi Huyện Sơn Dương sang Thái Nguyên, Hà Nội
thuộc quốc lộ 37, phía Nam nhà máy là sông Lô. Trong mùa mưa sà lan có trọng tải
200 tấn có thể đi về Hà Nội, Hải Phòng dễ dàng. Theo quy hoạch của tỉnh trong năm
tới nạo vét sông Lô cho sà lan 200 tấn đi được các mùa.
d. Khí hậu
Mặt bằng nhà máy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt:
mùa lạnh (khô) từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau và mùa nóng (mùa mưa)
là những tháng còn lại.
Nhiệt độ trung bình hàng năm 22°C. Nhiệt độ cao nhất vào các tháng 6,7,8 là
25 -35°C, nhiệt độ thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2 là 10 -15°C. Mưa nhiều nhất vào
tháng 7, 8, 9, mưa ít nhất vào các tháng 12, 1, 2. Độ ẩm trung bình là 80 – 85 %.

Nhiệt độ:
- Nhiệt độ bình quân tháng 1
: 17,0°C
- Nhiệt độ bình quân tháng 2
: 18,9°C
- Nhiệt độ bình quân tháng 3
: 21,4°C
- Nhiệt độ bình quân tháng 4
: 25,4°C
- Nhiệt độ bình quân tháng 5
: 27,3°C
- Nhiệt độ bình quân tháng 6
: 28,6°C
- Nhiệt độ bình quân tháng 7
: 28,7°C
- Nhiệt độ bình quân tháng 8
: 28,0°C
Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất chè đen CTC công suất 3.000 tấn/năm
19
Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm
- Nhiệt độ bình quân tháng 9
: 27,2°C
- Nhiệt độ bình quân tháng 10
: 24,7°C
- Nhiệt độ bình quân tháng 11
: 20,3°C
- Nhiệt độ bình quân tháng 12
: 18,2°C
Độ ẩm không khí:
Độ ẩm không khí phụ thuộc vào lượng hơi nước có trong không khí và nhiệt độ

không khí. Nhiệt độ càng cao thì độ ẩm tương đối càng nhỏ, lượng hơi nước nhiều thì
độ ẩm tăng lên.
Độ ẩm trung bình năm ở Tuyên Quang là 82.4%.
Độ ẩm bình quân tháng 1 : 81.3%
Độ ẩm bình quân tháng 2 : 83 %
Độ ẩm bình quân tháng 3 : 82 %
Độ ẩm bình quân tháng 4 : 82.7 %
Độ ẩm bình quân tháng 5 : 82 %
Độ ẩm bình quân tháng 6 : 83 %
Độ ẩm bình quân tháng 7 : 83 %
Độ ẩm bình quân tháng 8 : 85 %
Độ ẩm bình quân tháng 9 : 82 %
Độ ẩm bình quân tháng 10: 83.5 %
Độ ẩm bình quân tháng 11: 80.5 %
Độ ẩm bình quân tháng 12: 81 %
Gió:
Hướng gió chủ đạo về mùa đông là gió Đông – Bắc, hướng gió chủ đạo về mùa
hè là gió Đông - Nam, tốc độ gió bình quân năm là 1,5 m/s. Hay có gió lốc, gió xoáy
vào mùa hè làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân.
Mưa:
Lượng mưa trung bình năm 1492mm.
Lượng mưa trung bình tháng 1 : 276.7mm
Lượng mưa trung bình tháng 2 : 511.7mm
Lượng mưa trung bình tháng 3 : 603.7mm
Lượng mưa trung bình tháng 4 : 620mm
Lượng mưa trung bình tháng 5 : 2345.3mm
Lượng mưa trung bình tháng 6 : 3085mm
Lượng mưa trung bình tháng 7 : 4013.3mm
Lượng mưa trung bình tháng 8 : 2226mm
Lượng mưa trung bình tháng 9 : 1291.5mm

Lượng mưa trung bình tháng 10 : 2411.5mm
Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất chè đen CTC công suất 3.000 tấn/năm
20
Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm
Lượng mưa trung bình tháng 11 : 214mm
Lượng mưa trung bình tháng 12 : 306.5mm
4.1.2.Điều kiện sông ngòi, thuỷ văn:
Sông ngòi:
Tuyên Quang có hệ thống sông suối khá dầy và phân bố tương đối đều giữa
các vùng. Chúng hình thành 3 lưu vực chính là lưu vực sông Lô, lưu vực sông Gâm
và lưu vực sông Phó Đáy. Sông Lô bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Hà Giang
xuống Tuyên Quang, đoạn nội tỉnh dài 145km, lưu lượng lớn nhất 11.700 m3/s, lưu l-
ượng nhỏ nhất 128 m3/s. Sông Lô có khả năng vận tải tốt. Trên đoạn sông từ thị xã
Tuyên Quang về xuôi có thể cho phương tiện vận tải 100 tấn về mùa khô và trên 200
tấn về mùa mưa đi lại được. Sông Gâm bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Cao Bằng,
Hà Giang và xuống Tuyên Quang. Sông Gâm gặp sông Lô ở xã Tứ Quận (Yên Sơn)
cách thị xã Tuyên Quang 10km. Đoạn nội tỉnh dài170 km. Khả năng vận tải kém
sông Lô. Sông Phó Đáy bắt nguồn từ núi Tam đảo (Bắc Thái), chảy qua Yên Sơn
xuống Sơn Dương và hợp với sông Lô trên đất Phú Thọ, đoạn nội tỉnh dài 80 km.
Sông Phó Đáy có lòng sông hẹp và nông, không có khả năng vận tải thuỷ.
Nhìn chung hệ thống sông suối của Tuyên Quang đều có độ dốc lớn. Ngoài khả năng
vận tải, chúng còn có tiềm năng thuỷ điện lớn.
Thuỷ văn:
Theo số liệu thuỷ văn cho thấy: Mực nước sông Lô đỉnh lũ cao nhất năm 1971 là
cos 30 m so với mặt nước biển, thông thường vào mùa lũ hàng năm mực nước sông
Lô là cos 26-27,5 m. Hiện nay đang xây dựng thủy điện Na Hang thì mực nước sẽ
giảm khoảng 1,2 m.
4.2. Điều kiện xã hội:
Khái quát tình hình kinh tế xã hội tỉnh Tuyên Quang
- Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc, có toạ độ địa lý từ 21.030 đến

22.040 độ vĩ Bắc và từ 10.4053 đến 1.050 độ kinh Đông, phía Bắc và Tây Bắc giáp
Hà Giang, phía Đông giáp Bắc Cạn – Thái Nguyên, Đông Bắc giáp Cao Bằng, phía
Tây giáp Yên Bái và phía Nam giáp Phú Thọ.
- Diện tích tự nhiên 5.868 km2 trong đó 73% diện tích đồi núi. Địa hình Tuyên
Quang khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sông suối, đặc biệt ở phía
Bắc tỉnh. Phía Nam tỉnh địa hình thấp dần, ít chia cắt hơn, có nhiều đồi núi thấp và
thung lũng chạy dọc theo các con sông. Nhìn chung có thể chia Tuyên Quang thành 3
vùng địa lý sau : Vùng núi đồi phía bắc, có độ cao phổ biến từ 200-600m và giảm dần
từ Bắc xuống Nam, độ dốc trung bình khoảng 20-25% ở . Vùng đồi núi giữa tỉnh, có
độ cao trung bình dưới 500m và hướng thấp dần từ bắc xuống nam, xen kẽ đồi núi là
các thung lũng, cánh đồng, soi bãi khá rộng chạy dọc theo các con sông và suối lớn;
Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất chè đen CTC công suất 3.000 tấn/năm
21
Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm
Vùng đồi núi phía nam tỉnh là vùng đồi thấp, thoai thoải bát úp, mang đặc điểm kiểu
địa hình trung du. Một số khu vực đất thấp ở vùng đồi núi giữa tỉnh và vùng đồi núi
phía nam tỉnh như khu vực thị xã Tuyên Quang và một số xã thuộc nam Yên Sơn,
Sơn Dương thường bị ngập lụt hàng năm.
- Toàn tỉnh có 5 huyện và 1 thị xã, với 145 xã, phường, thị trấn.
- Dân số tỉnh Tuyên Quang theo số liệu thống kê trung bình năm 2001 là
696.659 người, với 22 dân tộc anh em sinh sống. Trong đó, dân số từ đủ 15 tuổi trở
lên là 440.288 người; dân số trong độ tuổi lao động là 361.566 người, chiếm 51,9%;
lao động từ đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế là 349.026 người, chiếm 79,27%.
Nguồn lao động ở Tuyên Quang có thế mạnh là trẻ, có trình độ văn hoá cấp II và cấp
III chiếm 51,8%. Hiện nay dân số Tỉnh Tuyên Quang là 719.726 người ( theo số liệu
thống kê năm 2004)
- Đất đai Tuyên Quang tương đối tốt, đặc biệt là các huyện phía nam, có thể
tạo ra vùng chuyên canh chè, mía, cây ăn quả, cây nguyên liệu giấy… cung cấp
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 586.800 km2.
Diện tích đất nông nghiệp 71.980 ha (chiếm 12,3%), đất lâm nghiệp có rừng 357.354

ha (chiếm 60,9%), đất chuyên dùng 11.456 ha. Trong lâm nghiệp, tiềm năng nổi bật
của tỉnh là diện tích đất lâm nghiệp và đất rừng rất lớn, chiếm đa phần trong tổng
diện tích tự nhiên của toàn tỉnh.
- Theo tài liệu của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, tỉnh Tuyên Quang
có 163 điểm mỏ với 27 loại khoáng sản khác nhau.
- Tài nguyên khoáng sản kim loại của Tuyên Quang khá đa dạng, nhưng phần
lớn có quy mô nhỏ, phân tán và điều kiện khai thác không thuận lợi. Tuy nhiên có
một số loại khoáng sản đang được khai thác hoặc có triển vọng khai thác đáp ứng cho
sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh như : Thiếc ở huyện Sơn Dương; Barít
ở Sơn Dương, Yên Sơn và Chiêm Hoá; Mangan ở Chiêm Hoá, Na Hang; Antimoan ở
Chiêm Hoá, Na Hang và Yên Sơn; Sắt ở Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hoá; hoặc
volfram, chì kẽm… đang được khai thác với quy mô nhỏ.
- Các cơ sở công nghiệp của tỉnh hầu hết có quy mô nhỏ, chỉ đáp ứng cho nhu
cầu địa phương, chủ yếu gồm một số ngành như vật liệu xây dựng, công nghiệp chế
biến nông lâm sản, khai khoáng…. Gần đây đã đưa và sản xuất nhà máy đường
Tuyên Quang, nhà máy đường Sơn Dương, dây chuyền sản xuất gạch tuynel công
suất 10 triệu viên/năm, dây chuyền chế biến chè. Với nguồn tài nguyên rừng rất lớn,
nếu được phát huy thì Tuyên Quang sẽ có hướng phát triển tốt.
- Tiềm năng du lịch của tỉnh có triển vọng phát triển loại hình du lịch sinh thái
kết hợp du lịch lịch sử, văn hoá như : khu di tích lịch sử Tân Trào – ATK, Kim Bình,
suối khoáng Mỹ Lâm, Ngòi Là, Núi Dùm, Hang Tiên, Thác Mơ.
Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất chè đen CTC công suất 3.000 tấn/năm
22
Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm
- Theo số liệu thống kê, mức tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 1996-2000
đạt trên 8,7%/năm, trong đó : nhóm ngành nông lâm ngư nghiệp tăng 6,5%; ngành
công nghiệp – xây dựng tăng 13%; các ngành dịch vụ tăng 10,2%.
- Cơ cấu kinh tế Nông lâm nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ và du lịch đã
chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng
nông nghiệp trong GDP.

- Từ năm 1995 đến năm 2000, tỷ trọng các ngành nông lâm ngư nghiệp giảm
từ 55,94% xuống 50,52%, ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 15,84% lên
19,23%, ngành dịch vụ tăng từ 28,22% lên 30,25%.
- Giá trị xuất khẩu địa phương năm 2000 đạt 5,2 triệu USD, tăng bình quân
14%/năm, chủ yếu là bột barit, chè đen, tinh dầu sả và giấy xuất khẩu.
- Trong 3 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm trên
10%, tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 19,8%.
- Căn cứ hiện trạng kinh tế xã hội của tỉnh, những yếu tố thuận lợi và những
hạn chế của mình, tỉnh Tuyên Quang đã xây dựng chiến lược phát triển kinh tế – xã
hội đến năm 2010 với một số mục tiêu tổng quát như : tập trung phát triển kinh tế
nông nghiệp – nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, có nền kinh tế
phát triển bền vững cân đối, cơ cấu kinh tế “Công nghiệp – nông lâm nghiệp và dịch
vụ”, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến
vào sản xuất và đời sống. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn
2001 – 2010 trên 10%, trong đó tốc độ tăng GDP trong công nghiệp bình quân hàng
năm thời kỳ 2001 – 2005 là 23,6%, thời kỳ 2001-2010 là 22%.
- Quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 đã vạch
ra phương hướng phát triển đối với các ngành của tỉnh :
- Ngành công nghiệp thời kỳ 2001 – 2005 : tập trung đầu tư quy hoạch và xây
dựng cơ sở hạ tầng cục công nghiệp Long – Bình – An với tổng vốn đầu tư 154 tỷ
đồng. Triển khai đầu tự xây dựng : Nhà máy giấy An Hoà công suất 130.000 tấn bột
giấy/năm, Nhà máy xi măng lò quay 0,91 triệu tấn/năm, Nhà máy gang thép công
suất 150.000 tấn phôi thép/năm, Nhà máy gạch ốp lát ceramic công suất 1.050.000
m2/năm. Đồng thời triển khai xây dựng các nhà máy chế biến nông lâm sản như nhà
máy ván ép foocmica công suất 7.800 m3/năm, nhà máy chế biến thức ăn gia súc
công suất 30.000 tấn/năm, nhà máy chế biến sữa…
- Từ năm 2002, tỉnh Tuyên Quang đã triển khai xây dựng Công trình thuỷ điện
Tuyên Quang với tổng vốn đầu tư 7.522 tỷ đồng, công suất 342 MW, sản lượng điện sản
xuất trong năm 1.295 triệu kWh/năm, dự kiến công trình hoàn thành vào năm 2007.
Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất chè đen CTC công suất 3.000 tấn/năm

23
Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm
- Tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, thay đổi thiết bị công nghệ, đầu
tư phát triển sản phẩm mới, tập trung vào các sản phẩm : xi măng, quặng sắt, bột đá
trắng, ferro mangan, chế biến lâm sản, chè túi lọc, đường kính…
- Dịch vụ, du lịch : Xây dựng khu văn hoá lịch sử Tân Trào – ATK, khu du lịch
sinh thái Na Hang, khu du lịch thị xã Tuyên Quang và vùng phụ cận. Phát triển và
nâng cao hạ tầng cơ sở du lịch để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách du lịch.
CHƯƠNG V:
CHI PHÍ ĐẦU TƯ
Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất chè đen CTC công suất 3.000 tấn/năm
24
Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm
5.1 Chi phí thiết bị:
Giá trị thiết bị bao gồm:
Giá thiết bị, giá vận chuyển, hướng dẫn vận hành, lắp đặt. Tổng giá trị là
21.539.157.000 đồng (chi tiết xem bảng tổng hợp chi phí – bảng số 10)
Từ cơ cấu sản phẩm của dự án để lựa chọn thiết bị. Đây là một tổ hợp thiết bị
đồng bộ có thể làm ra nhiều loại sản phẩm. Hệ thống hút bụi, hệ thống sấy tự động,
hệ thống điện động lực, hệ thống khí nén sẽ được thiết kế sau khi dây chuyền được
lựa chọn một cách chính thức.
Về thời gian cung cấp máy móc thiết bị:
- Các máy móc có xuất xứ Ấn Độ: Thời gian cung cấp từ khi mở L/C là 90 ngày.
- Các máy móc mua hoặc đặt gia công tại Việt Nam thường có sẵn hoặc đặt thiết
kế, chế tạo với thời gian cung cấp không quá 60 ngày từ khi ký hợp đồng.
5.2. Chi phí xây dựng cơ bản:
Chi phí xây dựng nhà xưởng chiếm tỉ trọng không lớn trong chi phí XDCB. Việc
đặt trọng tâm của mục tiêu dự án là xuất khẩu, bắt buộc phải sử dụng mặt bằng kho tàng
tương đối lớn cho việc tập kết chè nguyên liệu và chứa thành phẩm chờ xuất khẩu.
CHƯƠNG VI:

TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯ ÁN
Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất chè đen CTC công suất 3.000 tấn/năm
25

×