Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Làm quen văn học lớp Lá - Hạt gạo làng ta ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.92 KB, 6 trang )

Giáo án văn học
Bài thơ hạt gạo làng ta
Tiết 1
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Giúp trẻ cảm nhận và hiểu bài thơ
- Nhớ tựa đề " Hạt gạo làng ta" của tác giả Trần Đăng Khoa
- Hiểu được nội dung cơ bản của bài thơ: bài thơ nói lên sự vất vả, mệt nhọc của
các cô bác làm nên hạt gạo
2. Kỹ năng
- Nghe và tưởng tượng được sự mệt nhọc, vất vả của các cô và các bác nông dân
- Biết trả lời câu hỏi và nói trọn câu
3. Phát triển
- Ngôn ngữ: Bão tháng 7, mưa tháng 3, mồ hôi sa, ngoi lên bờ "
- Phát triển sự chú ý, tưởng tượng, tư duy
4. Giáo dục
- Giáo dục trẻ biết công ơn của cha mẹ, cô bác nông dân làm việc vất vả để tạo ra
những hạt gạo
II. Phương pháp chủ đạo
Thực hành và luyện tập
III. Chuẩn bị
- Tranh vẽ các công việc của người nông dân và quá trình làm ra hạt gạo
- Ghế cho trẻ và cô
- Thóc, gạo thật
- Giá để tranh
III. Hướng dẫn
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Ổn định
- Cho trẻ chơi trò chơi "Quay tay"
2. Giới thiệu
- Trên tay cô có gì?


- Gạo dùng để làm gì?
- Gạo mà bà, mẹ, cô nấu lên thành cơm cho các con ăn
đó, vậy các con biết ai đã làm ra hạt gạo?
- Bác nông dân phải làm những công việc gì để làm ra
hạt gạo?
- Để có được những hạt gạo như thế này thì các cô bác
nông dân rất khó nhọc vất vả mới làm nên được.
- Cô cũng có một bài thơ hay nói về sự vất vả của cô

- Đội hình chữ U

- Có thóc gạo
- Để nấu cơm cháo
- Dạ! các cô các bác nông
dân

- Gieo mạ, cấy lúa, gặt
lúa, phơi thóc, xay thóc,
giã gạo
- Ngồi đội hình chữ U
bác nông dân khi làm nên hạt gạo. Bài thơ có tựa đề là
:Hạt gạo làng ta" của chú Trần Đăng Khoa
3. Tiến hành
a .Cô đọc bài thơ
- Lần 1: Đọc diễn cảm không tranh
- Lần 2: Đọc diễn giải trích dẫn và chuyển tải nội dung
- Sự vất vả của cha mẹ, cô bác nông dân đã làm nên hạt
gạo. cô lưu ý hình ảnh đối lập trời nắng tháng 6, nước
nóng như đun lên, cua cá không chịu nổi. Vậy mà các
cô bác nông dân vẫn lội xuống ruộng cấy lúa để làm

nên hạt gạo
- Mỗi hạt thóc, hạt gạo không chỉ mang nặng công ơn
của cô bác nông dân chịu khó, chịu khổ mà còn mang
trong đó cả niềm vui của người lao động làm ra hạt gạo
cho mọi người
- Lần 3: Cô đọc diễn cảm+ tranh
b. Trẻ đọc bài thơ
- Trẻ đọc theo yêu cầu của cô
c. Đàm thoại
- Cô và các con đọc bài thơ tựa đề gì?
- Ai làm ra lúa gạo?





- Trẻ chú ý lắng nghe






- Cả lớp, tổ nhóm các bạn
trai, bạn gái, cá nhau
- "Hạt gạo làng ta" của
chú Trần Đăng Khoa
- Các cô bác nông dân
- Sự vất vả của các cô
bác nông dân khi làm ra

hạt gạo
- Bài thơ nói về điều gì?
- Nhịp điệu bài thơ như thế nào?
- Giáo dục: Các cô bác nông dân lao động vất vả, mệt
nhọc để có được hạt gạ
o cho chúng ta ăn hàng ngày. Do
đó chúng ta phải biết ơn các cô bác nông dân, phải biết
yêu quí, kính trọng các cô, các bác nông dân, thể hiện
qua việc khi các con ăn cơm không được rơi vải cơm ra
ngoài bàn, phải ăn hết suất.
d. Kết thúc
- Cô và trẻ cùng đọc lại bài thơ
- Hỏi tên, tác giả, nội dung bài thơ
- Nhận xét và tuyên dương
- Chậm rãi, nhẹ nhàng
Giáo án văn học
Bài thơ: Hạt gạo làng ta Tiết 2
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ ghi nhớ, thuộc và đọc diễn cảm bài thơ theo hai đoạn
- Đọc diễn cảm, chậm, nhấn mạnh một số cụm từ" Bão tháng 7, mưa tháng 3, mồ
hôi xa, ngoi lên bờ"
- Phát triển trí nhớ và cảm xúc với hình tượng của bài thơ
- Giáo dục trẻ biết yêu thương các cô các bác nông dân và biết quý trọng hạt thóc,
hạt gạo của họ làm ra
II. Chuẩn bị
- Tranh vẽ về công việc của người nông dân và quá trình làm ra hạt gạo
- Ghế cho trẻ và cô
- Giá để tranh
- Đàn
III. Hướng dẫn

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Ổn định - giới thiệu
- Cho trẻ vừa hát vừa vận động bài " Nào cùng vui"
- Hôm trước cô đã cho các con nghe bài thơ gì nói về
nỗi khó nhọc vất vả khi làm nên hạt gạo ?
- Hôm nay cô sẽ cho các con học thuộc và đọc thật hay
bài thơ " Hạt gạo làng ta " của chú Trần Đăng Khoa
2. Tiến hành
a .Cô đọc bài thơ
- Lần 1: cô đọc diễn cảm không tranh
- Lần 2: Cô đọc+ cử chỉ điệu bộ
- Lưu ý cách đọc: để đọc bài thơ này các con phải chú ý
đọc chậm rãi và đọc theo nhịp 2/2 nghe nó hay hơn
" Hạt gạo/ làng ta"

- Đội hình chữ U
- "Hạt gạo làng ta" của
chú Trần Đăng Khoa


- Trẻ chú ý lắng nghe





b. Cô đọc thơ + đàm thoại
- Cô đố các con đoạn thơ nào người nông dân vui vẻ
khi họ làm việc ngoài đồng ?( 7 câu đầu)
- Đoạn thơ nào người nông dân làm việc vất vả để có

hạt thóc hạt gạo ? (7 câu sau)
- Đọc theo yêu cầu của cô
c. Kết thúc
- Củng cố : hỏi tên bài thơ, tác giả, nội dung bài thơ
- Đọc lại toàn bộ nội dung bài thơ
- Cô đọc một đoạn ca dao như:
" Ai ơi bưng bác cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần"
- Cô hát bài hát " Hạt gạo làng ta" cho trẻ nghe
- Nhận xét và tuyên dương
- Trẻ đọc nhẩm theo cô
" Hạt gạo ngọt bùi"
" Hạt gạo hết"
- Cả lớp, tổ nhóm, cá
nhân




×