Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Gián án Làm quen Văn học lớp Mẫu giáo lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.9 KB, 90 trang )

Giáo án văn học
Bài thơ : Trăng ơi từ đâu đến Tiết 1
I. Mục đích và yêu cầu
1. Kiến thức
- Giúp trẻ cảm nhận và hiểu bài thơ
- Nhớ tựa đề " Trăng ơi..từ đâu đến"
- Nhận biết được nhịp 2/3, vần điệu êm dịu, cách so sánh cụ thể của bài thơ. Từ
đó hiểu được nội dung của bài thơ là miêu tả về trăng
2. Kỹ năng
- Nghe và tưởng tượng được vẻ đẹp của trăng
- Biết trả lời được câu hỏi và nói trọn câu
Nhớ được câu thơ so sanh về màu sắc hình dáng của trăng
3.Phát triển
- Phát triển khả năng chú ý, tưởng tượng, tư duy về ngôn ngữ
4. Giáo dục
- Trăng là vẽ đẹo của thiên nhiên. Yêu trăng trong thiên nhiên là yêu vẻ đẹp của
đất nước chúng ta
II. Phương pháp chủ đạo
- Đọc diễn cầm bài thơ
III. Chuẩn bị
- Tranh 1: Cảnh trăng tròn trên sân nhà, cạnh nhà là cây có quả chín hồng
- Tranh 2: Cảnh trăng tròn chiếu xuống mặt nước. Một con cá đang bơi, mắt
tròn
- Tranh 3: Cảnh trăng tròn trên sân chơi. Trên sân một vài trẻ đá bóng
IV. Hướng dẫn
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Ổn định
- Cùng nhau hát bài " Lại đây với cô"
2. Giới thiệu
- Cho trẻ xem tranh 1, chỉ tranh và hỏi:
Đây là gì?


Các con thấy trăng bao giờ chưa?
A! Có khi trăng tròn trăng khuyết. Vậy
khi trăng tròn các con thấy trăng như
- Ngồi đội hình chữ U
thế nào?
- Trăng tròn sáng và rất đẹp. Để các
con biết thêm về trăng cô sẽ đọc cho
các con nghe bài thơ "Trăng ơi ...từ đâu
đến" của chú Trần Đăng Khoa nha
3. Tiến hành
a. Cô đọc bài thơ
- Lần 1: Cô đọc diễn cảm không tranh
- Lần 2: Cô đọc trích dẫn, chuyển tải
nội dung + giáo dục
Ở bài thơ tác giả đã tưởng tượng trăng
ở nhiều nơi
+ Đầu tiên trăng ở trên cánh đồng lúa
và so trăng hồng như quả chín
+ Sau đó trăng lên khỏi biển khơi so
trăng tròn như mắt cá
+ Cuối cùng là trăng bay lên từ sân
chơi và so trăng bay như quả bóng
- Lần 3: cô đọc diễn cảm + có tranh
- Sau mỗi lần cô hỏi trẻ tên bài thơ và
tên tác giả
b. Trẻ đọc bài thơ
- Trẻ đọc tập thể theo cô nhiều lần
c. Đàm thoại
- Bài thơ nói về cái gì?
- Khi nghe cô đọc bài thơ các con thấy

nhịp điệu bài thơ như thế nào?
- Bài thơ tả về trăng nên ta phải đọc
chậm rãi nhẹ nhàng để mọi người nghe
thấy được vẽ đẹp của trăng
- Trong bài thơ tác giả thấy trăng từ đâu
đến?
- Khi trăng lên từ cácnh đồng tác giả so
sánh trăng như các gì?
- Khi trăng lên từ biển tác giả so sánh
trăng như thế nào?
- Cuối cùng là sân chơi, sự so sánh ở
đây ra sao?
- Trăng trong bài thơ của tác giả như
thế nào? về màu sắc hình dáng?
- À! Đúng rồi ! Trăng tròn sáng rất đẹp
và gần gũi với chúng ta
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ thích thú khi nghe cô kể về trăng
- Đọc theo yêu cầu của cô( cả lớp, tổ
nhóm, cá nhân)
- Bài thơ nói về trăng
- Dạ thưa cô chậm
- Trong bài thơ tác giả thấy trăng từ
cánh đồng từ biển và từ sân chơi
- Khi trăng lên từ cánh đồng tác giả đã
so sánh:
" Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà"
"Khi trăng như mắt cá
Không bao giờ chớp mi "

- Khi trăng lên từ sân chơi tác giả đã so
sánh:
" Trăng bay như quả bóng
Bạn nào đá lên trời"
- Trăng tròn, trăng đẹp trăng sáng trăng
hồng như quả chín, trăng có hình tròn
như mắt cá...
- Dạ vâng ạ!
- Bây giờ cả lớp cùng đọc lại bài thơ
với cô nha?
d. Kết thúc
- Cho trẻ ra sân, dùng phấn vẽ xuống
sân và tô màu
- Nhận xét và tuyên dương
Giáo án văn học
Bài thơ : Trăng ơi ... từ đâu đến Tiết 2
I. Mục đích và yêu cầu
- Trẻ ghi nhớ và đọc diễn cảm bài thơ
Biết ngắt nhịp 2/3
Đọc và nhấn mạnh các từ: trăng hồng ...lửng lơ... Trăng tròn ... Trăng bay
- Phát triển trí nhớ và cảm xúc với hình tượng của trăng
- Giáo dục trẻ yêu trăng
II. Chuẩn bị
- Giáo cụ như tiết 1
III. Hướng dẫn
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Ổn định -giới thiệu
- Cô và trẻ cùng hát bài" Bóng trăng
tròn"
- Hôm trước cô và các con đã làm quen

với một bài miêu tả về trăng. Các con
còn nhớ bài thơ gì không?
- Hôm nay cô sẽ giúp các con học thuộc
và đọc thật hay bài thơ này nhé.
2. Tiến hành
a. Cô đọc bài thơ
- Lần 1: Cô đọc diễn cảm không tranh
- Lưu ý cách đọc: Muốn đọc bài thơ
hay các con phải đọc chậm rãi cứ đọc
hai tiếng lại dừng một chút rồi đọc tiếp
" Trăng ơi ...từ đâu đến"
Hay từ cánh đồng xa"
- Để thể hiện vẻ đẹp của trăng, khi đọc
- Trẻ hát
- Dạ thưa cô! Đó là bài thơ " Trăng từ
đâu đến" của tác giả Trần Đăng Khoa
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ đọc nhẩm theo cô
đến các từ tả về màu sắc và hình dáng
của trăng, chúng ta phải đọc chậm và
lớn hơn một chút:
" Trăng hồng như quả chín
Trăng lửng lơ ...nhà"
Lần 2: Cô đọc diễn cảm + tranh
b. Trẻ đọc bài thơ
- Bạn nào giỏi hãy nhớ và đọc lại cho
cô và các bạn nghe đoạn thơ miêu tả
trăng lên từ cách đồng?
- Thế khi trăng đến từ biển, trăng được
tả như thế nào?

- Khổ thơ cuối tả trăng lên từ đâu?
- Sau khi trẻ đọc, cô lưu ý sửa sai cho
trẻ và cho cả lớp cùng đọc lại.
c. Đàm thoại
- Chúng ta vừa đọc bài thơ có tựa đề là
gì?
- Bài thơ tả cảnh gì?
- Vì bài thơ tả về trăng nên khi đọc
chúng ta phải đọc như thế nào?
- À! Các con thấy đấy, trăng ở trên trời
nhưng trăng rất gần gũi và thân thiết
với chúng ta. Trăng chiếu sáng khắp
mọi miền đất nước. Dù ở làng quê,
vùng biển hay thành phố chúng ta cũng
đều gặp trăng. Trăng là vẽ đẹp của
thiên nhiên. Yêu trăng chúng ta càng
yêu đất nước mình thể hiện qua việc gì?
d. Kết thúc
- Củng cố: Cho một vài trẻ đọc lại bài
thơ
- Nhận xét và tuyên dương
- Trẻ đọc:
" Trăng ơi ...từ đâu đến
Hay từ cánh đồng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà"
- Trẻ đọc :
" Trăng ơi ...từ đâu đến
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng

Bạn nào đá lên trời"
- Bài thơ có tựa đề " Trăng ơi từ đâu
đến"
- Bài thơ tả về trăng
- Chúng ta đọc chậm rãi nhẹ nhàng

- Con học ngoan, con tươi cây, con
không bức hoa...
Giáo án văn học
Câu truyện: Ai đáng khen nhiều hơn Tiết 1
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ làm quen với các nhân vật trong truyện và hiểu được nội dung câu
chuyện.
- Biết làm những vật có nét đặc trưng theo từng nhân vật từ nguyên vật liệu
- Biết được tính cách riêng của từng nhân vật
- Giáo dục tính thật thà ngoan ngoãn biết vâng lời và giúp đỡ người khác
II. Chuẩn bị
- Trước tiết học trẻ hiểu những từ khó " nấm hương, chạy một mạch, la cà"
- Tranh rời
Tranh 1: Thỏ mẹ và hai anh em thỏ sám
Tranh 2: Thỏ em đi hái hoa gặp sóc
Tranh 3: Thỏ em gặp nhím
Tranh 4: Thỏ anh đem nấm hương về cho Thỏ mẹ và hạt dẻ cho thỏ em
Tranh 5: Thỏ anh và đàn gà
Tranh 6: Thỏ mẹ, thỏ anh và thỏ em ôm nhau
- Tập tranh của cô, rối
- Các nguyên vật liệu cho trẻ làm mô hình rối, vẽ, nặn
III. Hướng dẫn
Hoạt động của cô Hoạt động của cháu
1. Ổn định giới thiệu

- Hát bài " Trời nắng- trời mưa"
- Các con ơi cô có một số tranh vẽ rất
đẹp cô cho lớp mình xem nhé
- Cô mời trẻ lên kẹp tranh trên dây
- Cô mời lần lượt 6 trẻ lên nhận xét
tranh
- Cô cũng có câu truyện mà các nhân
vật giống như trong bức tranh mà các
con vừa xem
2. Tiến hành
a. Cô kể chuyện
- Lần 1: Cô kể diễn cảm + tranh
- Lần 2: Cô kể diễn cảm + rối
b. Đàm thoại
- Cô vừa kể vừa hỏi một vài trẻ để nhớ
lại câu chuyện
- Trong câu truyện cô vừa kể có những
nhân vật nào ?
- Qua câu truyện cô kể các con thích
nhân vật nào ? Các con ghét nhân vật
nào ? Tại sao?
- Trẻ hát
- Trẻ ngồi thành 7 nhóm
- Đại diện nhóm lên kẹp tranh
- Trẻ tự do phát biểu
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ tự do phát biểu

- Trẻ thích thú khi được tạo ra các nhân
- Theo con con thích đặt tên câu truyện

là gì?
- Còn cô sẽ đặt tên câu truyện là " Ai
đáng khen nhiều hơn"
3. Kết thúc
- Cô cũng có nhiều nguyên vật liệu ở
góc tạo hình, bây giờ các con hãy làm
các nhân vật trong truyện mà các con
thích bằng nguyên vật liệu đó nghe.
- Cô mở băng cho trẻ nghe khi trẻ tạo
sản phẩm
- Trong khi trẻ làm cô theo dõi, quan
sát và gợi ý cho trẻ
- Trẻ nào xong cô nhận xét( tại nhóm).
Trẻ nào làm chưa xong chuyển qua
hoạt động góc làm tiếp.
- Nhận xét và tuyên dương
vật bằng nguyên vật liệu( trẻ ngồi thành
7 nhóm) thực hiện
- Nhóm 1: Tranh rỗng cho trẻ tô
- Nhóm 2: Làm rối
- Nhóm 3: Nặn nhân vật
- Nhóm 4: Thổi bao ni lông to
Giáo án văn học
Bài thơ: Ảnh Bác Tiết 1
I. Mục đích yêu cầu
- Nhớ tựa đề bài thơ" Ảnh Bác" của tác giả Trần Đăng Khoa
- Hiểu được nội dung cơ bản của bài thơ: nói về công lao to lớn của Bác Hồ
với nhân dân, tình cảm yêu thương quan tâm của Bác với các cháu thiếu niên
nhi đồng
- Giáo dục trẻ kính yêu Hồ Chủ tịch

II. Chuẩn bị
- Một tấm ảnh Bác Hồ
III. Hướng dẫn
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Ổn định -giới thiệu
- Hát bài " Ai yêu nhi đồng"
- Cô treo ảnh Bác Hồ lên và hỏi :
Các con có biết đây là ai không?
Các con thấy vẻ mặt Bác Hồ như thế
- Trẻ ngồi xung quanh cô hát và tự do
phát biểu
- Dạ! Đây là Bác Hồ
-Vẽ mặt Bác tươi cười ôm trầm lấy
nào?
- Hôm nay cô cùng các con sẽ đọc bài
thơ " Ảnh Bác " của chú Trần Đăng
Khoa để nhớ về Bác Hồ kính yêu nhé.
2. Tiến hành
a .Cô đọc bài thơ
- Lần 1: Đọc diễn cảm +điệu bộ
- Lần 2: Đọc diễn giải, trích dẫn
4 câu đầu: Bác Hồ là chủ tịch nước.
Khi còn sống Bác Hồ tuy bận rộn rất
nhiều công việc nhưng luôn quan tâm
đến các cháu thiếu nhi.
Câu 5-10: Nói lên tình cảm và lời
khuyên của Bác Hồ đối với các cháu
2 câu cuối: tình cảm của các cháu quý
mến Bác
- Lần 3: Cô đọc diễn cảm cả bài thơ +

tranh
Sau mỗi lần đọc cô hỏi lại tên bài thơ,
tên tác giả
b. Trẻ đọc bài thơ
- Trẻ đọc theo yêu cầu của cô( cả lớp, tổ
nhóm, cá nhân)
c. Đàm thoại
- Các con vừa đọc xong bài thơ có tựa
đề là gì?
- Và do ai sáng tác?
- Bài thơ nói vể điều gì?
- Bác Hồ quý các cháu như thế nào?
- Bác đã căn dặn các cháu như thế nào?
- Các con có yêu quý Bác Hồ không?
- Yêu quý Bác thì các con phải phải làm
sao?
- Các con cùng cô đọc lại bài thơ để
nhớ Bác đã dạy mình điều gì nha?
d. Kết thúc
- Củng cố: Hỏi tên bài thơ và tác giả
- Nhận xét - tuyên dương
cháu Bé


- Trẻ chú ý lắng nghe






- Trẻ thích thú khi đọc thơ

-Dạ! Chúng con vừa đọc bài thơ "Ảnh
Bác"
- Bài thơ do chú Trần Đăng Khoa sáng
tác
- Bài thơ nó về Bác Hồ
- Bác mỉm cười nhìn các cháu vui chơi
- Trồng rau quét bếp đuổi gà không
chơi bời, ra hầm ngồi khi có tàu bay Mỹ
- Dạ ! Có
- Các con sẽ cố gắng học tập để không
phụ lòng Bác

- Trẻ đọc 2-3 lần
- Trẻ trả lời được câu hỏi của cô
Giáo án văn học
Bài thơ: Ảnh Bác Tiết 2
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ ghi nhớ, thuộc và đọc diễn cảm bài thơ
- Biết nhấn mạnh ở các câu 7,8,9,10
- Biết ngắt giọng ở các câu
" Cháu ơi/ đừng có chơi bời đâu xa
Trồng rau/ quét bếp/ đuổi gà
Thấy tàu bay Mỹ/ nhớ ra hầm ngồi"
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ
- Phát triển trí nhớ, tưởng tượng, tư duy của trẻ
- Giáo dục trẻ kính yêu Hồ Chủ tịch
II. Chuẩn bị
- Bức tranh về bài thơ

- Một số bài hát về Bác
IV. Hướng dẫn
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Ổn định -giới thiệu
- Hát bài hát " Nhớ ơn Bác Hồ"
- Hôm trước cô và các con đã làm quen
với 1 bài thơ miêu tả về lòng yêu
thương của Bác Hồ đối với các em
thiếu nhi. Thế bé có nhớ tựa đề của bài
thơ là gì không?
- Hôm nay cô sẽ dạy cho các con học
thuộc và đọc bài thơ đó thật hay nha
2. Tiến hành
a .Cô đọc bài thơ
- Lần 1: Cô đọc diễn cảm cả bài thơ+
cử chỉ điệu bộ
- Lưu ý cách đọc:
Các con phải đọc với nhịp điệu chậm
rãi, âm điệu trang trọng thiết tha. Nhấn
mạnh các câu 7,8,9,10 biết ngắt giọng ở
các câu
" Cháu ơi/ đừng có chơi bời đâu xa
Trồng rau/ quét bếp/ đuổi gà
Thấy tàu bay Mỹ/ nhớ ra hầm ngồi"
- Lần 2: Cô đọc diễn cảm + tranh
- Trẻ hát theo cô
- Bài thơ có tựa đề là " Ảnh Bác " của
Trần Đăng Khoa

- Trẻ chú ý lắng nghe





- Trẻ đọc! cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân

b. Trẻ đọc bài thơ
- Trẻ đọc theo yêu cầu của cô
- Khi đọc cô lưu ý sửa sai cho trẻ về
câu, từ cũng như về sự ngưng nghỉ,
diễn cảm
c. Đàm thoại
- Các con vừa đọc bài thơ gì? Do ai
sáng tác ?
- Bài thơ nói về ai?
- Bác Hồ là ai?
- Bác Hồ là chủ tịch nước tức là người
đứng đầu một nước, tất cả mọi việc
phải nói cho Bác để Bác có hướng giúp
cho đất nước ngày càng phát triển hơn
và giống như là các con cần gì nói với
ba mẹ để ba mẹ cho
- Bác Hồ yêu quý thiếu nhi không?
- Bác Hồ yêu thiếu nhi nên đã căn dặn
điều gì?
- Câu thơ nào nói rằng Bác Hồ rất bận
rộn mà vẫn yêu quý các cháu thiếu
nhi ?
- Các con yêu quý bác thì các con phải
làm gì để tỏ thái độ đối với Bác ?




d. Kết thúc
- Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả
- Cô cùng trẻ đọc lại bài thơ
- Mời 1-2 trẻ lên đọc bài thơ
- Nhận xét - tuyên dương
- Bài thơ " Ảnh Bác " của chú Trần
Đăng Khoa
- Bài thơ nói về Bác Hồ

- Trẻ tự do phát biểu
- Dạ có
" Ngày ngày Bác Hồ mỉm miệng cười
Bác nhìn các cháu vui chơi trong nhà"
Bác đã căn dặn:
" Ngoài sân có máy con gà
Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi
Em nghe như Bác dạy lời
Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa
Trồng rau quét bếp đuổi gà
Thấy tàu bay Mỹ, nhớ ra hầm ngồi"
" Bác lo bao việc trên đời
Ngày ngày Bác vẫn tươi cười với em"
- Trẻ tự do phát biểu
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô
- Trẻ đọc thơ
Giáo án văn học
Câu truyện: Ba cô gái Tiết 1

I. Mục đích yêu cầu
1.Kiến thức
- Giúp trẻ cảm nhận và hiểu rõ sơ bộ nội dung của chuyện
- Nắm tựa đề "3 cô gái"
- Cảm nhận mối quan hệ về thời gian thông qua việc nhớ tên các nhân vật
Bà mẹ: Gắn với việc trẻ cảm nhận được tình cảm của bà mẹ yêu thương các
con.
Sóc con: Với gắn liền với lời nói
Cô cả, cô hai gắn liền với hành động việc làm
Cô út : gắn với hành động
- Từ đó cảm nhận được về tính cách của các nhân vật
2. Kỹ năng
- Nghe và hiểu nội dung câu chuyện
- Biết trả lời câu hỏi và nói trọn câu
3. Phát triển
- Ngôn ngữ:
Từ mới: ròng rã, đi mãi, mệt mỏi
Câu:" Lớn nhanh như thổi và đẹp như trăng rằm"
- Phát triển khả năng chú ý, tưởng tượng và tư duy
4. Giáo dục
- Hướng trẻ đến việc đánh giá các tính cách các nhân vật và xác định mối quan
hệ tình cảm với nhân vật chính diện. Trẻ cảm nhận được sự hiếu thảo của cô út.
Từ đó yêu mến và học tập cô út.
II. Phương pháp chủ đạo
- Kể diễn cảm toàn bộ câu chuyện
III. Chuẩn bị
- Giáo cụ: Bộ tranh truyện " Ba cô gái"
- Cung cấp và củng cố vốn sống
Giải thích từ khó: ròng rã, đi mãi, mệt mỏi
Cho trẻ làm quen với câu thành ngữ :" Lớn nhanh như thổi và đẹp như trăng

rằm "
IV. Tiến trình
Hoạt động của cô Hoạt động của cháu
1. Ổn định giới thiệu
- Hôm trước cô và các con đã làm quen
câu :"Lớn nhanh như thổi và đẹp như
trăng rằm"
- Trẻ lặp lại tên tựa đề
- Hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe
câu chuyện có tựa đề:" Ba cô gái"
2. Tiến hành
a.Cô kể chuyện
- Lần 1: Cô kể không sử dụng tranh
- Lần 2: Tóm tắt, tích dẫn theo 3 phần
+ Phần mở đầu: Giới thiệu về bà mẹ và
ba cô con gái
+ Nội dung chính: Kể về cô cả và cô
hai không thương mẹ nên bị biến thành
con trùn và nhện
+ Cô út thương yêu hiếu thảo với mẹ
nên được sống hạnh phúc
- Lần 3. Kể lại toàn bộ câu chuyện +
tranh
b. Đàm thoại
- Cô vừa kể cho các con nghe câu
chuyện gì?
- Trong câu chuyện có những ai?
- Bà mẹ sinh được mấy cô con gái?
- Bà đối với các cô thế nào?
- Nghe tin mẹ ốm chị cả có về thăm mẹ

ngay không? Tại sao?
- Nghe tin mẹ ốm, chị hai có về thăm
mẹ ngay không? Tại sao?
- Nghe tin me ốm cô út đã làm gì?
- Trong ba cô gái các con yêu cô nào?
Vì sao?
- Khi mẹ các con bệnh các con có làm
giống như cô út không? Các con sẽ làm
gì?
c. Kết thúc
- Củng cố: đưa ra nhiều bức tranh có cả
các bức tranh không liên quan đến câu
chuyện
- Nhận xét và tuyên dương

- Trẻ chú ý lắng nghe
- Câu chuyện" Ba cô gái"
- Bà mẹ, cô cả, cô hai, cô út và sóc
- 3 cô gái
- Bà hết lòng yêu thương và các con
- Chị không về ngay vì phải cọ cho
xong cái chậu
- Chị không về ngay vì còn phải se chỉ
- Cô út chạy nhanh về thăm mẹ
- Yêu cô út vì cô đã bỏ tất cả mọi việc
để về thăm mẹ ốm
- Trẻ lên chọn tranh thể hiện các chi tiết
trong truyện
Giáo án văn học
Câu chuyện: Ba chị em Tiết 2

I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Giúp trẻ cảm nhận và hiểu sâu sắc nội dung của truyện thông qua việc thấu
hiểu tính cách của các nhân vật
- Hiểu tính cách nhân vật:
Bà mẹ: Yêu thương con ( thông qua việc chăm sóc làm việc nuôi con)
Sóc : Nhiệt tình, tốt bụng( thể hiện qua việc làm và câu nói của sóc)
Cô cả, cô hai: Không thương mẹ( thể hiện qua việc làm và câu nói)
Cô út : Hiếu thảo, thương mẹ( hành động và câu nói)
2. Kỹ năng
- Giúp trẻ hiểu và trả lời câu hỏi của cô
3. Phát triển
- Ngôn ngữ: Trẻ nhớ được một số câu văn.
Bà mẹ rất yêu thương các con
Bà lo cho các cong từng li từng tí
Ba cô gái lớn nhanh như thổi, cả 3 đều đẹp như trăng rằm
Bà nhờ sóc đưa thư giùm cho ba cô gái và một số câu hỏi của nhân vật( câu
nói bà mẹ, cô cả, cô hai, cô út)
- Hoàn thiện quá trình trí nhớ, tư duy của trẻ
4.Giáo dục
- Giúp trẻ hiểu và đánh giá đúng các nhân vật để xác định được quan hệ tình
cảm( sự hiếu thảo của cô út và không hiếu thảo của cô cả, cô hai-> từ đó yêu
mến và học tập được đức tính tốt của cô út
II. Phương pháp chủ đạo
- Đàm thoại
III. Chuẩn bị
- Như tiết 1
IV. Tiến trình
Hoạt động của cô Hoạt động của cháu
1. Ổn định giới thiệu

- Cho trẻ đọc bài thơ "Yêu mẹ"
- À các con vừa đọc xong bài thơ "Yêu
mẹ". Vậy các con có còn nhớ cô đã kể
cho các con nghe câu chuyện gì cũng
nói về người mẹ sinh được 3 cô con
gái" Lớn như thổi và đẹp như trăng
rằm" không?
- Trẻ đọc thơ
- Câu truyện "3 cô gái"
2. Tiến hành
a. Cô kể chuyện
- Lần 1: cô kể không tranh
b. Đàm thoại
- Cô kể cho các con nghe câu chuyện
gì?
- Khi bà mẹ ốm ai đã mang thư cho các
cô con gái giúp bà ?
- Sóc đã đi bao lâu đến nhà của cô cả?
- Đến nhà cô cả sóc thấy cô cả đang
làm gì?
- Cô đã nói gì với sóc?
- Vì không về thăm mẹ cô cả biến thành
con gì?
- Sau khi sóc gặp cô cả sóc đã đi đến
đâu và đã nói những gì?
- Vì sao cô hai không về thăm mẹ?
- À! Như vậy cô cả và cô hai đã không
về thăm mẹ, nhưng còn cô út thì sao?
- Trong câu chuyện cô cả và cô hai là
người như thế nào?

- Nếu con là cô cả và cô hai, khi mẹ
bệnh thì các con sẽ làm gì?
c.Kết thúc
- Củng cố:
+ Cô đã kể cho các con nghe câu
chuyện gì?
+ Cô thấy lớp mình hôm nay học rất
ngoan, để thưởng cho các con cô sẽ cho
các con chơi một trò chơi, các con có
thích không?
- Cách chơi: Cô có một bức tranh vẽ
các nhân vật trong truyện. Cô sẽ mời
một bạn lên, bạn đó sẽ chọn một bức
tranh vẽ một nhân vật và đố các bạn "
Đố các bạn mình chọn nhân vật nào và
nhân vật đó sẽ nói như thế này.."
Hoặc các con làm động tác của nhân
vật cũng được
- Luật chơi: Khi các con chọn tranh
không được cho các bạn thấy bức tranh
nhé!
- Câu chuyện " Ba cô gái"
- Sóc
- Sóc đi ròng rã một ngày một đêm
- Cô cả đang cọ chậu
- Trẻ nói câu nói của cô cả
- Gặp cô hai..và...
- Vì cô hai đang bận se chỉ
- Cô bị biến thành con nhện
- Cô út hối hả chạy về thăm mẹ ngay

- Trẻ làm theo yêu cầu của cô

- Nhận xét và tuyên dương
Giáo án văn học
Câu chuyện: Ba chị em Tiết 3
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Củng cố sự cảm nhận và hiểu nội dung câu chuyện
2. Kỹ năng
- Ghi nhớ: Dạy trẻ kỹ năng ghi nhớ và kể lại câu chuyện như sau:
Từ đầu ...về ngay thăm ta sóc nhé
Tiếp theo .. bò ra khỏi nhà đi mất
Tiếp theo... suốt đời giăng tơ
Phần còn lại
- Kể diễn cảm
Bà mẹ : giọng nói chậm rãi, dịu dàng
Sóc con: nhanh, nhiệt tình
Cô cả - cô hai: Chậm, thờ ơ
Cô út: Lo lắng, hoảng hốt
3. Phát triển
- Khả năng ghi nhớ và nói diễn cảm
4. Giáo dục
- Trẻ nhận biết tính cách của nhân vật và yêu mến học tập nhân vật cô út
- Giáo dục trẻ thói quen văn hóa, nói trước mọi người
II. Phương pháp chủ đạo
Dạy trẻ kể lại câu chuyện
III. Chuẩn bị
- Tranh minh họa
IV. Tiến trình giờ học
Hoạt động của cô Hoạt động của cháu

1. Ổn định giới thiệu
- Sử dụng TC, tranh và sau đó nói: "
Hôm nay cô sẽ kể cho các bé nghe câu
chuyện " Ba cô gái". Khi nghe các con
hãy chú ý để nghi nhớ và kể lại thật hay
- Trẻ cùng chơi sau đó nhắc lại tựa đề
và chú ý nghe cô
cho cô và các bạn cùng nghe nha.
2. Tiến hành
a. Cô kể lại chuyện
- Cô kể không tranh
b.Đàm thoại
- Gợi nhớ lại khả năng biểu cảm và từ
đó giúp trẻ nhớ lại toàn bộ câu chuyện
- Truyện kể về những nhân vật nào?
- À! Truyện kể về một bà mẹ có ba cô
con gái, khi bà bệnh bà đã nhờ sóc
mang thư đến cho ba cô con gái bà.
- Vì sao cô cả và cô hai biến thành rùa
và nhện còn cô út sống vui vẻ và hạnh
phúc?
- Khi nói giọng của bà mẹ chúng ta
phải nói như thế nào?
- Còn giọng của sóc thì sao?
- Cô cả và cô hai không muốn về thăm
mẹ thể hiện giọng như thế nào?
- Cuối cùng cô út vì quan tâm mẹ đã tỏ
ra như thế nào?
c. Dạy trẻ kể lại câu chuyện
- Hướng dẫn trẻ đi theo từng đoạn

thông qua việc đặt các câu hỏi cho trẻ
d. Kết thúc
- Củng cố: Cho trẻ đội mũ rùa sóc và
nhện.
- Nhận xét và tuyên dương
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Bà mẹ, cô cả , cô hai, cô út và sóc
- Vì cô cả, cô hai không thương mẹ,
còn cô út hiếu thảo thương mẹ
- Chậm rãi, nhỏ nhẹ, dịu dàng
- Nhanh và nhiệt tình
- Thờ ơ và chậm
- Lo lắng hối hả...
- Trẻ kể theo sự chỉ dẫn của cô
Giáo án văn học
Bài thơ hạt gạo làng ta Tiết 1
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Giúp trẻ cảm nhận và hiểu bài thơ
- Nhớ tựa đề " Hạt gạo làng ta" của tác giả Trần Đăng Khoa
- Hiểu được nội dung cơ bản của bài thơ: bài thơ nói lên sự vất vả, mệt nhọc
của các cô bác làm nên hạt gạo
2. Kỹ năng
- Nghe và tưởng tượng được sự mệt nhọc, vất vả của các cô và các bác nông
dân
- Biết trả lời câu hỏi và nói trọn câu
3. Phát triển
- Ngôn ngữ: Bão tháng 7, mưa tháng 3, mồ hôi sa, ngoi lên bờ.."
- Phát triển sự chú ý, tưởng tượng, tư duy
4. Giáo dục

- Giáo dục trẻ biết công ơn của cha mẹ, cô bác nông dân làm việc vất vả để tạo
ra những hạt gạo
II. Phương pháp chủ đạo
Thực hành và luyện tập
III. Chuẩn bị
- Tranh vẽ các công việc của người nông dân và quá trình làm ra hạt gạo
- Ghế cho trẻ và cô
- Thóc, gạo thật
- Giá để tranh
III. Hướng dẫn
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Ổn định
- Cho trẻ chơi trò chơi "Quay tay"
2. Giới thiệu
- Trên tay cô có gì?
- Gạo dùng để làm gì?
- Gạo mà bà, mẹ, cô nấu lên thành cơm cho các con
ăn đó, vậy các con biết ai đã làm ra hạt gạo?
- Bác nông dân phải làm những công việc gì để làm
ra hạt gạo?
- Để có được những hạt gạo như thế này thì các cô
bác nông dân rất khó nhọc vất vả mới làm nên được.
- Cô cũng có một bài thơ hay nói về sự vất vả của cô
bác nông dân khi làm nên hạt gạo. Bài thơ có tựa đề
là :Hạt gạo làng ta" của chú Trần Đăng Khoa
3. Tiến hành
a .Cô đọc bài thơ
- Lần 1: Đọc diễn cảm không tranh
- Lần 2: Đọc diễn giải trích dẫn và chuyển tải nội
- Đội hình chữ U

- Có thóc gạo
- Để nấu cơm cháo
- Dạ! các cô các bác nông
dân
- Gieo mạ, cấy lúa, gặt lúa,
phơi thóc, xay thóc, giã
gạo
- Ngồi đội hình chữ U
dung
- Sự vất vả của cha mẹ, cô bác nông dân đã làm nên
hạt gạo. cô lưu ý hình ảnh đối lập trời nắng tháng 6,
nước nóng như đun lên, cua cá không chịu nổi. Vậy
mà các cô bác nông dân vẫn lội xuống ruộng cấy lúa
để làm nên hạt gạo
- Mỗi hạt thóc, hạt gạo không chỉ mang nặng công
ơn của cô bác nông dân chịu khó, chịu khổ mà còn
mang trong đó cả niềm vui của người lao động làm
ra hạt gạo cho mọi người
- Lần 3: Cô đọc diễn cảm+ tranh
b. Trẻ đọc bài thơ
- Trẻ đọc theo yêu cầu của cô
c. Đàm thoại
- Cô và các con đọc bài thơ tựa đề gì?
- Ai làm ra lúa gạo?
- Bài thơ nói về điều gì?
- Nhịp điệu bài thơ như thế nào?
- Giáo dục: Các cô bác nông dân lao động vất vả,
mệt nhọc để có được hạt gạo cho chúng ta ăn hàng
ngày. Do đó chúng ta phải biết ơn các cô bác nông
dân, phải biết yêu quí, kính trọng các cô, các bác

nông dân, thể hiện qua việc khi các con ăn cơm
không được rơi vải cơm ra ngoài bàn, phải ăn hết
suất.
d. Kết thúc
- Cô và trẻ cùng đọc lại bài thơ
- Hỏi tên, tác giả, nội dung bài thơ
- Nhận xét và tuyên dương
- Trẻ chú ý lắng nghe

- Cả lớp, tổ nhóm các bạn
trai, bạn gái, cá nhau
- "Hạt gạo làng ta" của chú
Trần Đăng Khoa
- Các cô bác nông dân
- Sự vất vả của các cô bác
nông dân khi làm ra hạt
gạo
- Chậm rãi, nhẹ nhàng
Giáo án văn học
Bài thơ: Hạt gạo làng ta Tiết 2
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ ghi nhớ, thuộc và đọc diễn cảm bài thơ theo hai đoạn
- Đọc diễn cảm, chậm, nhấn mạnh một số cụm từ" Bão tháng 7, mưa tháng 3,
mồ hôi xa, ngoi lên bờ"
- Phát triển trí nhớ và cảm xúc với hình tượng của bài thơ
- Giáo dục trẻ biết yêu thương các cô các bác nông dân và biết quý trọng hạt
thóc, hạt gạo của họ làm ra
II. Chuẩn bị
- Tranh vẽ về công việc của người nông dân và quá trình làm ra hạt gạo
- Ghế cho trẻ và cô

- Giá để tranh
- Đàn
III. Hướng dẫn
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Ổn định - giới thiệu
- Cho trẻ vừa hát vừa vận động bài " Nào cùng vui"
- Hôm trước cô đã cho các con nghe bài thơ gì nói
về nỗi khó nhọc vất vả khi làm nên hạt gạo ?
- Hôm nay cô sẽ cho các con học thuộc và đọc thật
hay bài thơ " Hạt gạo làng ta " của chú Trần Đăng
Khoa
2. Tiến hành
a .Cô đọc bài thơ
- Lần 1: cô đọc diễn cảm không tranh
- Lần 2: Cô đọc+ cử chỉ điệu bộ
- Lưu ý cách đọc: để đọc bài thơ này các con phải
chú ý đọc chậm rãi và đọc theo nhịp 2/2 nghe nó hay
hơn
" Hạt gạo/ làng ta"
b. Cô đọc thơ + đàm thoại
- Cô đố các con đoạn thơ nào người nông dân vui vẻ
khi họ làm việc ngoài đồng ?( 7 câu đầu)
- Đoạn thơ nào người nông dân làm việc vất vả để
có hạt thóc hạt gạo ? (7 câu sau)
- Đọc theo yêu cầu của cô
c. Kết thúc
- Củng cố : hỏi tên bài thơ, tác giả, nội dung bài thơ
- Đọc lại toàn bộ nội dung bài thơ
- Cô đọc một đoạn ca dao như:
" Ai ơi bưng bác cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần"
- Cô hát bài hát " Hạt gạo làng ta" cho trẻ nghe
- Nhận xét và tuyên dương
- Đội hình chữ U
- "Hạt gạo làng ta" của chú
Trần Đăng Khoa


- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ đọc nhẩm theo cô
" Hạt gạo.... ngọt bùi"
" Hạt gạo.....hết"
- Cả lớp, tổ nhóm, cá nhân



Giáo án văn học
Bài thơ: Bàn tay cô giáo Tiết 1
I. Mục đích yêu cầu
- Giúp trẻ cảm nhận và hiểu bài thơ, nhớ tựa đề bài thơ " Bàn tay cô giáo" nhận
biết được nhịp điệu của bài thơ. Từ đó hiểu được nội dung của bài thơ và trả lời
câu hỏi đúng, trọn câu
- Giáo dục trẻ biết thể hiện được tình cảm yêu quý đối với cô giáo thông qua
các hoạt động học tập...
II. Chuẩn bị
- Tranh vẽ về cô giáo đang chăm sóc bé
III. Hướng dẫn
Hoạt động của cô Hoạt động của cháu
1. Ổn định
- Ta hát to nhỏ UU

2.Giới thiệu
- Hằng ngày các con được ba mẹ đưa
đến trường ở với Cô. Vậy các con biết
công việc của cô là gì không?
- Dạy dỗ các con như thế nào?
- Chăm sóc các con ra sao?
- À! Đúng rồi! Cô giáo vừa dạy các con
học vừa chăm sóc các con từng miếng
ăn, giấc ngủ. Cô có bài thơ nói về cô
giáo đó là bài" Bàn tay cô giáo " của
tác giả Định Hải. Bây giờ cô sẽ đọc cho
các con nghe nha!
3. Tiến hành
a. Cô đọc bài thơ
- Lần 1: Đọc diễn cảm không tranh
- Lần 2: Đọc nói nội dung + giáo dục
- Bài thơ" Bàn tay cô giáo " nói về một
cô giáo có bàn tay rất khéo léo và luôn
yêu thương chăm sóc các bạn nhỏ như
là tết tóc, vá áo giống như tay chị cả,
tay mẹ hiền. Cho nên các con đến lớp
học thì các con phải hết sức ngoan
- Đội hình chữ U
- Chăm sóc và dạy dỗ
- Dạy hát và dạy chữ
- Ăn, ngủ, chải đầu...
- Trẻ chú ý lắng nghe
ngoãn và vâng lời cô dạy bảo nha
- Lần 3: đọc diễn cảm có tranh
- Sau mỗi lần đọc cô hỏi tên bài thơ, tên

tác giả,
b. Trẻ đọc bài thơ
- Trẻ đọc tập thể theo cô nhiều lần
c. Đàm thoại
- Khi các con nghe cô đọc bài thơ các
con thấy nhịp điệu của bài thơ như thế
nào?
- Trong bài thơ chú Định Hải đã tả về
bàn tay cô giáo như thế nào?
- Thế bàn tay cô giáo khéo léo làm
những công việc gì?
- Các con thấy cô giáo đối với các con
như thế nào?
- À! Đúng rồi cô giáo rất thương yêu
chăm sóc cá con cho nên các con cũng
phải thể hiện đựơc tình cảm đó đối với
cô giáo của mình
- Thế các con có yêu thương cô giáo
không? Vì sao các con yêu thương cô
giáo?
- Bây giờ cả lớp mình cùng đọc lại bài
thơ một lần nữa
d. Kết thúc
- Hỏi lại tên bài thơ và tên tác giả, nội
dung của bài thơ
- Nhận xét và tuyên dương
- Cùng nhau hát bài " Cô và Mẹ"
- Đọc theo yêu cầu của cô: Theo tổ,
nhóm, cá nhân ...
- Dạ thưa cô chậm

- Bàn tay cô rất là khéo léo
- Tết tóc, vá áo cho các con
- Thương yêu, dạy dỗ
Giáo án văn học
Bài thơ: Bàn tay cô giáo Tiết 2
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ ghi nhớ, thuộc và đọc diễn cảm bài thơ, biết ngắt nhịp đọc chậm và nhấn
mạnh vào các từ " Tết tóc, vá áo"
- Phát triển trí nhớ và thể hiện được tình cảm của mình
- Giáo dục trẻ biết yêu quý và kính trọng cô giáo
II. Chuẩn bị
- Tranh vẽ về cô giáo đang chăm sóc bé
III. Hướng dẫn
Hoạt động của cô Hoạt động của cháu
1. Ổn định
Cùng nhau hát bài "Lại đây với cô"
2. Giới thiệu
Hôm trước cô và các con đã làm quen
với một bài thơ tả về cô giáo yêu
thương chăm sóc các con và các bàn
tay rất khéo. Các con còn nhớ đó là bài
thơ gì không?
- Hôm nay cô sẽ giúp các con học
thuộc và đọc diễn cảm thật hay bài thơ
này nha.
2. Tiến hành
a. Cô đọc bài thơ
- Lần 1: Đọc không tranh
- Cô đọc nhấn mạnh vào từ : "Tết tóc,
vá áo"

- Lần 2: Đọc có tranh
b. Trẻ đọc thơ
- Trẻ đọc theo yêu cầu của cô
c. Đàm thoại
- Lớp mình vừa đọc xong bài thơ gì?
- Bài thơ này tả về các gì của cô giáo?
- Đoạn đầu cô đã dùng bàn tay của cô
làm gì?
- Đoạn sau cô làm gì nữa?
- Mẹ khen bàn tay cô thế nào?
- Vì bài thơ tả bàn tay cô giáo rất khéo
léo yêu thương chăm sóc các con, nên
khi đọc các con phải đọc với nhịp điệu
như thế nào?
d. Kết thúc
- Củng cố; gọi một trẻ khá lên đọc bài
thơ
- Cho trẻ cùng nhau hát bài" Cô giáo
em"
- Nhận xét và tuyên dương

- Trẻ ngồi quay quần bên cô
- Dạ! Bài thơ "Bàn tay cô giáo" của chú
Định Hải
- Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân
- Bài thơ "Bàn tay cô giáo"
- Dạ tả về bàn tay của cô giáo
- Bàn tay cô giáo
Tết tóc cho em
- Bàn tay cô giáo

Vá áo cho em
- Về nhà mẹ khen
Tay cô khéo thế
Như tay chị cả
Như tay mẹ hiền
Giáo án văn học
Bài thơ: Bó hoa tặng cô Tiết 1
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết được ngày 8/3 là ngày Tết của các bà, mẹ, cô, chị và bạn gái
- Trẻ cảm nhận âm điệu vui tươi tha thiết của bài thơ
- Trẻ biết được các bạn nhỏ ở nông thôn đã tặng cô giáo những đóa hoa tươi
thắm của đồng quê nhân ngày 8/3( quốc tế phụ nữ)
- Giáo dục cháu lòng yêu kính cô giáo
II. Chuẩn bị
- Giấy vẽ, bút màu sáp, màu nước, NVL, giấy màu
- Tranh em bé đang tặng hoa cho cô giáo
III. Hướng dẫn
Hoạt động của cô Hoạt động của cháu
1. Ổn định giới thiệu
- Đưa tranh em bé đang tặng hoa cho
trẻ xem, cô hỏi:
- Bạn trong bức tranh đang làm gì vậy
hả các con ?
- À! Bạn đang tặng hoa cho cô nhân
ngày 8/3. Vậy ngày 8/3 là ngày gì đó
các con có biết không?
- À! Đúng rồi! Ngày 8/3 gọi là ngày
quốc tế phụ nữ là ngày Tết cho không
những các cô mà còn cho cả các bà,
mẹ, chị và bạn gái

- Và các con thấy không để thể hiện
tình cảm của các bạn dành cho cô, bó
hoa tặng cô có rất nhiều loại hoa đặc
biệt. Để biết được bạn đã tặng cho cô
những loại hoa nào các con cùng lắng
nghe bài thơ :" Bó hoa tặng cô" của chú
Ngô Quân Miện nha.
2. Tiến hành
a. Cô đọc bài thơ
- Trẻ ngồi xung quanh cô
- Bạn trong bức tranh đang tặng hoa
cho cô
- Dạ! Là ngày của cô, là ngày quốc tế
phụ nữ...

- Trẻ chú ý lắng nghe
- Lần 1: Đọc diễn cảm + điệu bộ
- Lần 2: Đọc diễn giải, trích dẫn
- Các bạn trong bài thơ rất yêu quý cô
giáo nên các bạn đã đi ra đồng hái hoa
mang về tặng cô giáo
" Chúng em đi hái hoa
Mang về tặng cô giáo"
- Cô giáo cũng rất thương yêu và quý
trọng tình cảm của các em, cô dành
nhiều tình cảm yêu thương đối với các
em:
" Lời cô tha thiết sao
Vòng tay cô dịu quá"
- Bó hoa của các bạn tặng cô rất đẹp,

rất nhiều hoa và nhiều màu sắc:
" Vàng tươi hoa cúc áo
Hồng hồng hoa cối xay
Đỏ rực nụ rong riềng
Tim tím hoa bìm bịp"
- Lần 3: Cô đọc diễn cảm toàn bộ bài
thơ
- Sau mỗi lần đọc cô hỏi lại tên bài thơ,
tên tác giả
b. Trẻ đọc bài thơ
- Trẻ đọc theo yêu cầu của cô( 3 câu
đầu, 7 câu tiếp, 8 câu cuối, cả bài)
c. Đàm thoại
- Các con vừa đọc xong bài thơ có tựa
đề là gì?
- Bài thơ do ai sáng tác?
- Ngày 8/3 các bạn trong bài thơ đã làm
gì?
- Bó hoa tặng cô giáo đẹp như thế nào?
- Cô tập trẻ miêu tả vẽ đẹp nguyên câu
thơ
- Các con có yêu thương cô giáo
không?
- Yêu thương thì phải làm gì để cô vui
lòng?
3. Kết thúc
- Củng cố: Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác
giả, tên các loại hoa
- Trẻ đọc nhẩm theo cô
- Trẻ đọc theo yêu cầu của cô( cả lớp,

nhóm, cá nhân)
- Dạ! Chúng con vừa đọc bài thơ " Bó
hoa tặng cô"
- Bài thơ do chú Ngô Quân Miện sáng
tác
- Ngày 8/3 các bạn trong bài thơ đã hái
hoa tặng cô
- Bó hoa tặng cô giáo có nhiều loại hoa
" Vàng tươi hoa cúc áo
Hồng hồng hoa cối xay
Đỏ rực nụ rong riềng
Tim tím hoa bìm bìm"
- Dạ có!
- Các con phải vâng lời cô tặng hoa cho

- Trẻ có kĩ năng vẽ, cắt xé dán.
- Cô và trẻ cùng đọc lại toàn bộ bài thơ
- Cho trẻ vẽ hoặc cắt xé dán bó hoa cho
ai mà trẻ thích
- Nhận xét và tuyên dương
Giáo án văn học
Bài thơ: Bó hoa tặng cô Tiết 2
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ ghi nhớ, thuộc, đọc diễn cảm bài thơ
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ
- Trẻ biết ngắt nhịp
3 câu đầu: đọc chậm rãi
7 câu tiếp theo: với âm điệu vui tươi tự hào và nhấn mạnh vào các tính từ:
vàng tươi, hồng hồng, đỏ rực, tim tím..
8 câu cuối: đọc thật nhẹ nhàng êm dịu, chú ý ngắt dọc lâu hơn bình thường ở

câu thứ 3 và câu thứ 10
II. Chuẩn bị
- Như tiết 1
- Một bó hoa có các loại hoa
III. Hướng dẫn
Hoạt động của cô Hoạt động của cháu
1. Ổn định giới thiệu
- Cho trẻ hát bài "Quà 8/3"
- Cô đố các con bài hát nói về điều gì?
- À! Đúng rồi ! Nói về một bạn vẽ hoa
đem về tặng mẹ nhân ngày 8/3. Thế bạn
nào còn nhớ có một bài thơ cũng nói về
các bạn đi hái hoa và kết thành một bó
hoa mang lên tặng cô giáo nhân ngày
8/3 không?
- Hôm nay cô sẽ dạy cho các con học
thuộc và đọc bài thơ ấy thật hay.
2. Tiến hành
a. Cô đọc bài thơ
- Lần 1: Cô đọc diễn cảm cả bài thơ + 1
trẻ lên tặng hoa cho cô.
- Trẻ ngồi xung quanh cô
- Bài thơ nói về một bạn vẽ hoa mang
về tặng mẹ nhân ngày 8/3
- Bài thơ "Bó hoa tặng cô" của Ngô
Quân Miện
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Lần 2: Cô đọc diễn cảm + cử chỉ điệu
bộ
- Lưu ý cách đọc: để đọc được bài thơ

các con phải chú ý: 3 câu đầu chậm rãi,
7 câu tiếp đọc với âm điệu vui tươi, tự
hào và nhấn mạnh vào các tính từ: vàng
tươi, hồng hồng, đỏ rực, tim tím, 8 câu
cuối đọc thật nhẹ nhàng , êm dịu và chú
ý ngắt giọng lâu hơn bình thường ở câu
thứ 3, thứ 10.
b. Trẻ đọc thơ
- Trẻ đọc theo yêu cầu của cô
c. Đàm thoại
- Các con vừa đọc xong bài thơ gì?
- Các bạn trong bài thơ tặng cho cô
giáo nhân ngày 8/3 món quà gì?
- Bó hoá của các bạn gồm có những
loại hoa nào và màu sắc ra sao?
- Câu thơ nào nói lên tình cảm của các
bạn đối với cô giáo và của cô giáo đối
với các bạn?
- Các con có yêu thương cô giáo
không?
- Để thể hiện tình cảm của các con đối
với cô giáo thì các con phải như thế
nào?
3. Kết thúc
- Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả
- Cô và trẻ cùng đọc lại toàn bộ bài thơ
- Hát bài "Bông hồng tặng cô"
- Hoạt động tiếp nối : Cho trẻ vẽ hoặc
cắt xé dán bó hoa tiếp theo
- Nhận xét và tuyên dương

- Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân

- Bài thơ "Bó hoa tặng cô" của Ngô
Quân Miện
- Dạ! Bó hoa!
" Vàng tươi hoa cúa áo
Hồng hồng hoa cối xay
Đỏ rực nụ rong riềng
Tim tím hoa bìm bịp"
" Sao em hồi hộp thế
"Chẳng nói được câu nào
Lời cô thân thiết sao
Vòng tay cô dịu quá
Có phải hoa nói hộ
Cho lòng em xôn sao
Ôi chùm hoa bé nhỏ
Của đồng quê ngọt ngào"
- Dạ có!
- Chăm học, nghe lời cô, tặng hoa cho

- Trẻ trả lời
- Trẻ thích thú khi tạo ra các sản phẩm

Giáo án văn học
Bài thơ: Cái bát xinh xinh Tiết 1
I. Mục đích yêu cầu
- Cô đọc chậm rãi, âm điệu nhẹ nhàng, tình cảm bài thơ " Cái bát xinh xinh"
của Thanh Hòa

×