Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

giáo án luật so sánh - bài 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.92 KB, 17 trang )

Nếu 1 văn bản được ban hành với tư cách là 1 luật tổ chức hay 1 qui tắc tố tụng
thì bắt buộc phải có ý kiến của hội đồng bảo hiến
Nếu không thuộc trường hợp trên hay nếu là 1 điều ước quốc tế thì có thể được
hội đồng bảo hiến xem xét khi có yêu cầu của 1 trong các chủ thể sau : tổng
thống, thủ tướng, chủ tòch của 1 trong 2 viện, khi có ít nhất 60 thành viên của 1
trong 2 viện đề nghò
• Xử lý những khiếu nại liên quan đến các cuộc bầu cử nghò viện, tổng thống, thượng
nghò sỹ, hạ nghò sỹ hay trưng cầu dân ý Ỉ chức năng này được qui đònh tại điều 58,
59, 50 của hiến pháp 1958. Hội đồng bảo hiến thực hiện chức năng này thông qua các
hoạt động như cung cấp ý kiến tư vấn hay giải quyết các khiếu nại . Với chức năng
này hội đồng bảo hiến có vai trò như cơ quan tư vấn và giám sát cho các cuộc bầu cử
Hệ quả pháp lý của việc kiểm tra tính hợp hiến đối với các văn bản pháp luật :
Trong thời gian hội đồng bảo hiến đang xem xét tính hợp hiến thì việc công bố văn
bản luật bò tạm đình chỉ cho đến khi có quyết đònh của hội đồng. Khi văn bản luật bò
tuyên bố vi hiến thì không thể có hiệu lực pháp luật. Nếu 1 văn bản luật bò tuyên bố
vi hiến 1 phần thì phần vi hiến đó không làm ảnh hưởng đến phần còn lại của văn bản
Thời điểm kiểm tra tính hợp hiến :
Thực hiện khi văn bản luật đã được nghò viện thông qua nhưng chưa được công bố (
giám sát trước )
Thời hạn kiểm tra tính hợp hiến :
Thời hạn để hội đồng bảo hiến ra quyết đònh là 1 tháng kể từ ngày nhận được yêu
cầu. Trong trường hợp khẩn cấp, theo yêu cầu của chính phủ thì thời hạn trên được rút
xuống còn 8 ngày
Hình thức, hiệu lực của văn bản do hội đồng bảo hiến ban hành
Các văn bản do hội đồng bảo hiến ban hành được thể hiện dưới hình thức quyết đònh (
khác với Mỹ ) có giá trò chung thẩm, không thể bò kháng cáo kháng nghò, có giá trò bắt
buộc thi hành đối với tất cả các cấp các ban ngành. Quyết đònh được đăng toàn văn
trên công báo và phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên.
Nhược điểm
Thời gian ngắn và chỉ được thực hiện đối với các văn bản đã được công bố
Không được xem xét các văn bản do chính phủ ban hành



IV Nghề luật – Đào tạo luật
Pháp là 1 trong những quốc gia có nghề luật đa dạng nhất trên thế giới

tại sao ?
Tại sao ở Anh không có nghề công chứng viên ?

Ở Pháp có 1 số nghề luật mang tính độc quyền : công chứng viên, luật sư …
Tòa Pháp phân ra 2 nhánh tòa tư pháp và tòa hành chính Ỉ thẩm phán được đào tạo khác
nhau
Thẩm phán, luật sư , công tố viên ( ngoài ra còn có thừa phát lại, công chứng viên )


BÀI 5 HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH

Là hệ thống pháp luật gốc của án lệ
United Kingdom bao gồm England, Wales, Scotland, North Ireland Ỉ Hệ thống pháp luật
Anh chỉ bao gồm luật áp dụng ở England và xứ Wales

I Các bộ phận cấu thành pháp luật Anh
Bao gồm 3 bộ phận
Thông luật ( common law )
Luật công bằng ( equity law )
Luật thành văn
Chương trình chỉ tập trung nghiên cứu thông luật và luật công bằng ( án lệ )

Trước 1066 giai đoạn pháp luật tập quán
1066 – 1485 giai đoạn ra đời common law khi nó tự khẳng đònh mình và vượt qua sự
phản kháng của các tập quán đòa phương
1485 – 1832 giai đoạn ra đời của luật công bằng, bổ sung cho thông luật

1832 - Nay giai đoạn thông luật bao gồm common law và equity law đụng độ với sự phát
triển chưa từng có của hệ thống pháp luật thành văn
Đặc điểm của pháp luật Anh Không gián đoạn và mang tính nội tại ( nâng tập quán đòa
phương lên thành tập quán chung )

1 Lòch sử hình thành của common law
Tại sao common law ( ra đời sau 1066 ) lại phải nghiên cứu pháp luật trước 1066 ?Ttại sao
phải nghiên cứu tập quán đòa phương
Điều kiện kinh tế xã hội ( bối cảnh lòch sử )
Trước 1066 Anh chòu sự thống trò suốt 4 thế kỷ của La mã, chỉ chấm dứt ở thế kỷ 5
trước công nguyên. Khi đế quốc La mã sụp đổ, các bộ tộc khác nhau có nguồn gốc
German bao gồm những người như là Xac xông, Anglê, Jút, Đan mạch tràn vào và
chiếm ưu thế. Nước Anh bò chia thành nhiều vương quốc nhỏ.
Về mặt kinh tế chế độ nô lệ bước vào thời kỳ tan rã khi đế quốc La mã sụp đổ. Lúc
này kinh tế ở châu Âu đang diễn ra sự đan xen giữa 2 phương thức sản xuất bộ tộc và
phong kiến. Tính phân quyền cát cứ rất cao, đứng đầu mỗi vùng là chúa đất, thâu tóm
trong tay cả vương quyền và thần quyền, các vùng tồn tại như những quốc gia độc lập
với nhau. ( Phong kiến Anh mang tính tập quyền rất cao, rất khó để yêu cầu dân chủ )
Tập quán là nguồn xét xử chiếm vò trí độc tôn tại giai đoạn này. ( Việc du nhập của
Thiên chúa giáo và chữ viết làm xuất hiện 1 số luật thành văn Anglo Xacxong, nhưng
chỉ điều chỉnh các lónh vực rất hẹp và không có giá trò ở mọi nơi ) không tiếp thu luật
La mã. Nước Anh chòu sự đô hộ của La mã trong 4 thế kỷ, nhưng pháp luật La mã lại
không ảnh hưởng nhiều đến pháp luật Anh do vò trí đòa lý xa xôi, việc chống đối của
các chúa đất, chữ viết, nền kinh tế bộ tộc tự cung tự cấp không phù hợp với luật La
mã ( được thiết kế để điều chỉnh quan hệ buôn bán tư ), luật La mã chỉ áp dụng trong
quan hệ giữa công dân La mã với công dân khác ( lónh vực điều chỉnh hẹp ), La mã
không có ý đònh đồng hóa Anh mà chỉ tập trung khai thác khoáng sản
Tập quán của Anh ở giai đoạn này có những đặc điểm sau
Áp dụng theo nguyên tắc vùng nên với cùng 1 quan hệ có thể có nhiều cách điều
chỉnh khác nhau. Nguyên tắc này chỉ phù hợp với hình thái kinh tế bộ tộc, khi mối

giao lưu quan hệ giữa các vùng gần như không có. Nhưng sẽ là vật cản cho vấn đề
trao đổi giao lưu kinh tế giữa các vùng
Các tập quán thời kỳ Anglo Xacxong chỉ tồn tại dưới hình thức nói nên dễ dẫn tới tình
trạng dò bản. Để chứng minh cho sự tồn tại của tập quán nào đó thì những người lớn
tuổi và uy tín nhất trong vùng sẽ được mời đến phiên xét xử. Tập quán chỉ được áp
dụng khi tất cả các người này nói giống nhau về tập quán đó.
Đến cuối thế kỷ 9, pháp luật Anh có thể chia ra 3 vùng tương đối khác nhau : Wessex,
Mercian, Nordic Ỉ chưa có hệ thống pháp luật thống nhất
Việc xét xử của Anh trong thời kỳ này sẽ do 2 tòa đảm nhiệm : tòa đòa hạt ( county court ở
nông thôn và tòa shire court ở thành thò ) và tòa 100 ( tòa hundred court Ỉ tổ chức tương tự
La mã ).
Tòa 100 thực chất là đại hội của người dân tự do, được tổ chức 1 tháng 1 lần và do người
đứng đầu bách hộ khu chủ tọa. Các tòa 100 xét xử vụ dân sự và hình sự, các phán quyết của
tòa này phải được các hộ dân trong bách hộ khu chấp nhận.
Tòa đòa hạt được triệu tập tối thiểu 2 lần 1 năm do quận trưởng chủ tọa. Thẩm quyền của
tòa này rất rộng, bao gồm tất cả các tranh chấp còn lại, nhưng chủ yếu là các vụ việc đã
được xét xử bởi tòa 100 khi nguyên đơn cho rằng tòa 100 đã không trao cho họ công lý.
Phán quyết của tòa cấp quận có thể được kháng cáo lên hoàng đế trong trường hợp tòa án
cấp quận từ chối trao công lý cho nguyên đơn ( hoạt động xét xử không thường xuyên, không
thể xử lý toàn bộ các tranh chấp; chỉ nguyên đơn được quyền kháng cáo )
Phương thức xét xử của tòa án hết sức tùy nghi, còn mang nặng tính thần thánh siêu tự nhiên
nhằm bảo vệ quyền lợi của chúa đất lúc bấy giờ ( Ví dụ : nhúng tay vào dầu sôi để chứng tỏ
vô tội, ôm đá nung đỏ ) Chính những nhược điểm trong việc xét xử của tòa đòa hạt và tòa
100 đã làm cho nó mất ưu thế so với những tòa án hoàng gia sau này
Ỵ Tính đến thời điểm trước sự xâm lược của người Norman, nước Anh chưa có hệ thống
pháp luật thống nhất, pháp luật Anh chủ yếu bao gồm các tập quán đòa phương.

Thẩm phán là người làm luật nên phải nghiên cứu trước

Giai đoạn 1066 – 1485

William là người Pháp, lại là kẻ đi xâm lược nên cần phải cai trò thật khéo léo. Với chiến
thắng của người Norman vào năm 1066 thì William lên ngôi vua nước Anh. Đồng thời với sự
chinh phục của người Norman, thì nền kinh tế chấm dứt hình thái bộ tộc và phát triển mạnh
mẽ trong thế kỷ 11 - 13. Vào thế kỷ 13 Anh đã trở thành 1 trong những quốc gia hùng mạnh
nhất châu Âu
Tuy vậy sự chinh phục của ngươiø Norman có ý nghóa lòch sử to lớn, không chỉ về mặt thống
nhất lãnh thổ mà còn đóng vai trò quyết đònh đối với sự ra đời của thông luật Anh
Các cuộc cải cách của vua William
Lý do cần cải cách :
• Chế độ phong kiến ở nước Anh đang diễn ra tình trạng phân quyền cát cứ cao độ,
quyền lực chủ yếu nằm rải rác ở các lãnh chúa phong kiến
• Với người dân Anh thì William và người Norman là người đi xâm lược nên sẽ xảy ra
sự chống đối của dân Anh.
• William phải có tiền để nuôi quân đội, thưởng cho binh só nên phải tăng ngân khố nhà
nước
Ỉ Để đạt được các mục đích trên, William đã tiến hành cải cách toàn diện trên các lónh vực
quân sự hành chính tư pháp
• Về quân sự : chỉ vua có quyền sở hữu quân đội, cho phép 1 bộ phận binh lính trở về
với gia đình, thực hiện việc cấp đất cho họ có thu thuế Ỉ giảm nguồn chi cho quân
đội, tăng nguồn thu cho ngân sách, giảm tập trung đất đai vào 1 số ít lãnh chúa phong
kiến, được lòng người thân gia đình của các binh lính, củng cố lòng trung thành tuyệt
đối của quân đội vào hoàng gia.
• Về hành chính : là trọng tâm của cuộc cải cách với mục tiêu xây dựng nước Anh thành
nước phong kiến tập quyền cao độ, tập trung Ỉ William tiến hành tòch thu đất đai,
tuyên bố quyền sở hữu đất đai của mình trên toàn quốc, xem toàn bộ những người sử
dụng đất như những người đi thuê đất; tiến hành phân chia lại đất đai của các lãnh
chúa phong kiến cho các hoàng thân của mình nhưng đảm bảo cho không ai có thể tập
trung đất đai nhiều hơn nhà vua. Vào 1086, nhà vua tiến hành lập sổ điền thổ, thống
kê tất cả đất đai của mình nhằm quản lý việc thu thuế từ những người sử dụng đất
nhằm tăng ngân sách của hoàng gia. Về quản lý hành chính : nhà vua là người đứng

đầu nhà nước, đã thành lập ra hội đồng cố vấn bao gồm những người thân tín và có tri
thức. Nhà vua sẽ thực hiện việc quản lý đất nước thông qua sự tư vấn của hội đồng cố
vấn, vừa có chức năng kiểm soát việc nộp thuế, vừa có chức năng xét xử các vi phạm
liên quan đến việc nộp thuế
• Về lónh vực tư pháp : William giữ vai trò chánh án tối cao nhưng chỉ giải quyết các
vấn đề làm cho hoàng gia lo ngại như thuế, an ninh quốc gia, các tranh chấp giữa các
lãnh chúa. Vua còn cho thành lập hệ thống tòa án phong kiến thay thế cho các tòa án
đòa phương. Nhưng những vấn đề của đòa phương vẫn tiếp tục do các tòa đòa hạt và tòa
100 giải quyết. Đối với những vụ việc này, vua không thể can thiệp được.
• Về lónh vực pháp luật : vua không chủ trương áp đặt pháp luật của mình ở đất nước
vừa bò khuất phục, không lập tức bãi bỏ cũng như sửa đổi pháp luật hiện hành mà
tuyên bố duy trì pháp luật thời kỳ Anglo Xacxong Ỉ không gây hiềm khích với các
lãnh chúa phong kiến vàngười dân + chữ viết chưa phổ biến, trình độ dân trí còn thấp.
Tính tập trung : các cơ quan quan trọng đều tập trung ở Westminter
Ỵ Bằng trí tuệ của mình William đã xây dựng được chế độ phong kiến tập quyền tập trung
cao độ. Những cải cách của ông cũng tạo tiền đề cho sự ra đời 1 hệ thống pháp luật chung
cho toàn bộ nước Anh, thay thế cho tập quán đòa phương
Sự ra đời của common law
Các điều kiện để common law ra đời :
• Phải có hệ thống tòa án tập trung
• Phải có đội ngũ thẩm phán và luật sư có kinh nghiệm
• Phải có tuyển tập các bản án
Lấy lý do tài chính làm lý do cơ bản để tăng sự can thiệp của hoàng gia vào các quan hệ
pháp luật hình sự và dân sự có liên quan đến nghóa vụ nộp thuế, vua vì thế có thẩm quyền
đặc biệt đối với tất cả các tội phạm nghiêm trọng và tiền phạt cũng như tài sản tòch thu được
đã trở thành nguồn thu mới của hoàng gia. Bằng cách này, tư pháp hoàng gia đã phát triển
mạnh mẽ từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 13 : từ thẩm quyền đặc biệt chuyên giải quyết các vụ việc
tài chính của quốc gia trở thành thẩm quyền chung giải quyết phạm vi rộng rãi các vụ việc.
Từ hội đồng cố vấn của nhà vua, 3 tòa án trung ương được dần dần hình thành với đội ngũ
thẩm phán có tri thức và được quyền thay mặt nhà vua để xét xử

• Tòa án tài chính chuyên giải quyết các vụ việc liên quan đến thuế
• Tòa án thẩm quyền chung có thẩm quyền giải quyết các vụ việc thông thường giữa
các cá nhân và giám sát các tòa án truyền thống cấp dưới ( hệ thống tòa án hoàng gia
)
• Tòa nhà vua có thẩm quyền giải quyết các vụ việc chính trò đặc biệt nghiêm trọng
Thời gian đầu, ảnh hưởng của các tòa án này không lớn do
• Gặp phải sự chống đối của các lãnh chúa phong kiến
• Sự tồn tại biệt lập của các khu dân cư cũng như sự tồn tại của các tập quán mang tính
đòa phương đã hình thành nên thói quen trong dân chúng là muốn vụ việc được giải
quyết tại đòa phương mình
• Các tòa án tập trung tại Westminster khiến cho các bên liên quan sẽ tốn nhiều thời
gian và chi phí cho việc kiện tụng
• Việc khởi kiện tại tòa án hoàng gia được coi như 1 đặc ân của nhà vua giành cho thần
dân Ỉ người dân phải đưa 1 thỉnh cầu lên quan đại chưởng ấn để trình bày vụ việc.
Sau đó quan đại chưởng ấn sẽ xem xét và cấp 1 trát ( writ ), người dân phải đóng phí
rồi mới đưa vụ việc ra tòa án. Nhưng đến thế kỷ 13 cũng chỉ mới có 23 loại trát ( vụ
việc ) mà tòa án hoàng gia có thể xử lý : luật tố tụng luôn đi trước luật nội dung Ỉ
common law
Tuy nhiên đội ngũ thẩm phán ngày càng có kinh nghiệm, có chuyên môn qua thực tiễn xét
xử, phương thức xét xử ưu việt đã làm cho uy tín của các tòa án hoàng gia bắt đầu được thiết
lập. Vua Henry II đã khéo léo mở rộng thẩm quyền của các tòa án hoàng gia bằng hình thức
xét xử hết sức độc đáo : hình thức xét xử lưu động
Xét xử lưu động là việc vào mùa hè các thẩm phán của tòa án hoàng gia đi khắp đất nước
để xét xử, mùa đông họ tập trung về Westminster. Trong quá trình xét xử, các thẩm phán
hoàng gia giải quyết tranh chấp theo 1 cách thức đặc biệt : phụ thuộc vào cách thức họ hiểu
và nhận thức như thế nào về tập quán đòa phương
Đặc điểm của xét xử lưu động
• Nguồn luật được áp dụng là các tập quán đòa phương ( do không có nguồn luật nào
khác + để trấn an dân chúng và lãnh chúa phong kiến : chỉ đem đến công lý ) Ỉ chữ
viết + phù hợp với trình độ phát triển + giải thích có lợi cho hoàng gia

• Các thẩm phán phải ghi chép lại tỉ mỉ tình tiết vụ án Ỉ để nhà vua có thể kiểm soát
được việc xét xử + làm kinh nghiệm xét xử cho các thẩm phán
• Việc xét xử của các thẩm phán hoàng gia được thực hiện bằng việc nghe lời khai của
các bên tại tòa. Việc xem xét lời khai hay các chứng cứ của các bên đưa ra có hợp lệ
hay không được xem xét bằng 1 hội đồng. Hội đồng này sau này trở thành chế đònh
bồi thẩm đoàn trong pháp luật tố tụng Anh.
Ỉ Nhà vua đã không dùng quyền lực của mình để bãi bỏ các tòa án đòa phương mà chính sự
ưu việt của tòa án hoàng gia đã mang lại thắng lợi cho nó trong cuộc cạnh tranh với các tòa
án đòa phương
Thủ tục tố tụng tòa án hoàng gia ưu việt hơn tòa án đòa phương ở các điểm sau
• Các thẩm phán tòa án hoàng gia có uy quyền hơn thẩm phán đòa phương, đảm bảo
phán quyết được thi hành triệt để
• Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, khiến giao thương giữa các vùng ngày càng gia
tăng, tất yếu dẫn đến các tranh chấp giữa 2 thần dân thuộc 2 lãnh đòa khác nhau Ỉ
nhằm đảm bảo cho việc tuân thủ các phán quyết, các bên ngày cáng muốn vụ việc
được giải quyết tại tòa án hoàng gia
Với những ưu việt như trên, số lượng các vụ việc mà tòa án hoàng gia giải quyết ngày càng
nhiều và đến cuối thời kỳ trung cổ ( thế kỷ 15 ) các tòa án hoàng gia đã thay thế hoàn toàn
cho các tòa án đòa phương của lãnh chúa phong kiến. Khi các vụ việc ngày càng nhiều, càng
đa đạng các thẩm phán không chỉ áp dụng các tập quán của đòa phương cũng như các tri thức
của bản thân mà còn dùng đến kinh nghiệm xét xử của mình thông qua các bản án đã xét xử
Trong quá trình xét xử lưu động khắp đất nước, các thẩm phán sẽ làm quen với các tập quán
khác nhau. Sau khi thực hiện việc xét xử vào mùa hè các thẩm phán lại trở về London vào
mùa đông.Tại đây họ đã gặp gỡ và cùng nhau trao đổi các kinh nghiệm trong thực tiễn xét
xử. Những trao đổi của họ thường xoay quanh những vụ án mà họ đã xử, những tập quán mà
họ đã áp dụng, những phán quyết mà họ đã đưa ra. Torng quá trình thảo luận, họ sẽ phân
tích điểm mạnh điểm yếu của các tập quán khác nhau, được áp dụng để giải quyết các vụ
việc tương tự. Sự học hỏi như vậy giữa các thẩm phán đã tạo ra 1 tiền lệ khi xét xử các thẩm
phán thường tự nguyện tham khảo các phán quyết đã có trước đó để xét xử nếu có sự tương
tự về mặt tình tiết

Càng về sau, thẩm phán hoàng gia ngày càng áp dụng thường xuyên các qui đònh pháp luật
giống nhau trên khắp đất nước. Luật common có nghóa là luật chung thay thế cho các tập
quán đòa phương đã ra đời vào thế kỷ 13 nhưng phải đến thế kỷ 15 một hệ thống luật chung
hoàn thiện mới ra đời.
Ỵ Như vậy thông luật Anh được hình thành từ 1066 đến 1485 bằng việc các thẩm phán tự
nguyện áp dụng các phán quyết trước đó để áp dụng cho vụ việc đang giải quyết nếu như có
sự tương tự về mặt tình tiết. Về sau đã hình thành một nguyên tắc có tên là stare decissis
hay còn gọi là nguyên tắc tiền lệ phải được tuân thủ. Từ đó việc áp dụng bản án có trước
không còn là quyền mà đã trở thành nghóa vụ bắt buộc. Qua phân tích này có thể nhận thấy
pháp luật Anh hình thành bằng con đường nội tại, do các thẩm phán hoàng gia tạo ra chứ
không phải do các nhà lập pháp tạo ra dựa trên các tập quán đòa phương.

2 Đặc điểm của thông luật
Thông luật Anh có những đặc trưng sau
• Thông luật Anh được hình thành bằng con đường tư pháp chứ không phải con đường
lập pháp
• Các luật gia Anh coi trọng thủ tục tố tụng hơn luật nội dung ( sự tồn tại của hệ thống
trát writ )
Thông luật Anh không có sự phân chia luật công và luật tư do
Việc không có sự phân chia luật công và luật tư có liên quan đến việc đấu tranh chính
trò giữa quốc hội và nhà vua. Sau khi phe bảo hoàng giành thắng lợi đã muốn áp đặt
chế độ quân chủ lên pháp luật
Một lý do được phần lớn các luật gia Anh đồng tình là sự tồn tại của hệ thống trát nên
các luật gia Anh không phân chia pháp luật thành các ngành luật, không chấp nhận sự
phân biệt luật công tư như các quốc gia châu Âu lục đòa. Tất cả các loại trát đều nhân
danh nhà vua, thậm chí tranh chấp giữa các cá nhân cũng được xem là tranh chấp giữa
nhà vua với cá nhân vi phạm ( mang tính công hoàn toàn )
Thông luật Anh ra đời chính từ nhu cầu quản lý hành chính chứ không phải từ hoạt
động luật pháp nên cũng đóng vai trò quyết đònh đến thông luật ????
Qúa trình hình thành thông luật Anh mang tính liên tục và kế thừa ( tập quán + không

tiếp thu luật La mã )
Nguyên tắc stare decissis – nguyên tắc xương sống tạo tiền đề cho sự tồn tại và ổn đònh của
thông luật Anh
Nội dung : các thẩm phán khi xét xử phải căn cứ vào các bản án đã có trước nếu như
có sự tương tự về mặt tình tiết ( thực tế không thể xác đònh chính xác sự tương tự về
tình tiết Ỉ thẩm phán là người quyết đònh dựa trên việc tranh tụng tại tòa )
Vai trò là tiền đề cho việc tồn tại và ổn đònh hệ thống thông luật
Hạn chế Nếu tuân thủ triệt để sẽ làm cho thông luật Anh cứng nhắc thiếu linh hoạt
khi các điều kiện kinh tế xã hội thay đổi không ngừng
Ngoại lệ cho phép viện nguyên lão của Anh không chòu ràng buộc bởi nguyên tắc
này từ 1966.

Luật công bằng ( equity law )
Nguyên nhân ra đời
Do chính những hạn chế của thông luật Anh bộc lộ vào cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16 +
Thể hiện sự bảo thủ của người Anh
Hoàn cảnh lòch sử
Vào thế kỷ 15, Anh trở thành 1 trong những nước phong kiến hùng mạnh nhất châu
Âu. Bối cảnh trên đặt ra yêu cầu thay đổi đối với thông luật để thúc đẩy sự phát triển
nhưng thông luật Anh không còn linh hoạt như thời gian đầu mà đã trở thành cản trở
nghiêm trọng đối với sự phát triển của xã hội Anh
Trong lónh vực dân sự, khi các điều kiện về hạ tầng thay đổi đòi hỏi pháp luật cũng
phải thay đổi để thích ứng với tình hình mới . Tuy nhiên thông luật Anh tại thời điểm
đó bộc lộ những nhược điểm
• Không có án lệ để điều chỉnh những quan hệ mới nên thẩm phán phải áp dụng
các bản án cũ để giải quyết
• Chế tài duy nhất của thông luật đối với các hành vi gây thiệt hại trong quan hệ
dân sự là phạt tiền bồi thường đã không buộc các bên phải tuân thủ hợp đồng
cũng như làm cho bên bò thiệt hại thấy thỏa đáng. Điều này đã ảnh hưởng
nghiêm trọng đến lónh vực hợp đồng nói riêng và lónh vực thương mại nói chung

• Trong lónh vực hình sự : các chế tài trở nên hà khắc hơn lúc nào hết, nhà vua
dùng thông luật như 1 trong những công cụ đắc lực để đàn áp các tầng lớp trong
xã hội đòi dân chủ và có xu hướng chống lại chế độ phong kiến chuyên chế của
hòang gia Anh
• Sự tồn tại của hệ thống trát đã khiến cho thông luật Anh trở nên phức tạp, cứng
nhắc và dễ dẫn đến bất công trong xét xử vì : không có trát thì không có quyền
+ trát cũng làm cho thủ tục tố tụng bò ảnh hưởng mạnh mẽ ( nên người dân khó
tiếp cận và phải nhờ đến dòch vụ luật sư phức tạp, tốn kém ) và trở nên quan
trọng hơn quyền lợi đang bò tranh chấp trong vụ kiện
Chính các hạn chế trên đã làm nảy sinh nhu cầu để tìm giải pháp để khắc ophuc những hạn
chế của thông luật trong 2 trường hợp
• Người dân không thể tiếp cận công lý từ tòa thông luật vì không có trát phù hợp
• Người dân không đạt được kết quả trọn vẹn từ các giải pháp pháp lý mà tòa thông
luật đã áp dụng
Luật công bằng chòu sự ảnh hưởng của luật La mã vì vò đại pháp quan hay các thẩm phán
đầu tiên của tòa công bằng là các linh mục. Do đó họ chòu ảnh hưởng sâu sắc của các luật
lệ, qui tắc của giáo hội và 1 phần của luật La mã. Đến cuối thế kỷ 15 các vụ việc liên quan
đến công lý ngày càng nhiều, vua đã lập ra tòa án công bằng. Khi đưa ra phán quyết các
thẩm phán của tòa công bằng cũng giống như các thẩm phán của thông luật là kế thừa và
phát triển các phán quyết đã có trước đó tùy thuộc vào quyết đònh cá nhân của họ về công
bằng và lẽ phải
Thủ tục tố tụng ở tòa công bằng khác với thủ tục tố tụng ở tòa thông luật ở những khía cạnh
sau
• Căn cứ cho việc xét xử ở tòa công bằng là đơn thỉnh cầu ( không phải là trát như tòa
thông luật ). Các đơn này không có mẫu sẵn như trát và người thỉnh cầu sẽ phải nêu rõ
lý do khiếu nại và thỉnh cầu sự giúp đỡ. Đơn thỉnh cầu phải kèm theo vật làm tin thì
mới có thể khởi kiện
• Đại pháp quan sẽ phát hành trát triệu tập đòi bên bò cáo phải có mặt tại tòa mà không
cần phải nêu rõ lý do hay cơ sở pháp lý. Bên bò sẽ bò tòch thu tài sản, bắt giữ, thậm chí
bỏ tù nếu không có mặt tại tòa.

• Bên bò sẽ trả lời chất vấn của đại pháp quan ( khác với thẩm phán tòa thông luật chỉ là
trọng tài ) trên cơ sở tuyên thệ để bò đơn phải khai các tình tiết vụ việc là thủ tục đặc
biệt không có ở tòa thông luật
• Ngôn ngữ sử dụng ở toà ban đầu là tiếng La tinh, sau đó chuyển sang tiếng Anh trong
khi tiếng Pháp vẫn được sử dụng ở tòa thông luật
• Phiên tòa không có sự tham gia của bồi thẩm đoàn
• Các biện pháp khắc phục công lý của tòa công bằng khác với tòa thông luật : tuyên
bố quyền của bên nguyên, lệnh buộc bên bò phải thực hiện hành vi nào đó, lệnh cấm
bên bò tiếp tục thực hiện hành vi nào đó ảnh hưởng đến lợi ích của bên nguyên
• Luật công bằng không căn cứ vào việc có trát, có thủ tục tố tụng phù hợp hay không
mà chỉ quan tâm đến việc có quyền lợi ích hợp pháp bò xâm phạm + chỉ dựa trên quan
điểm về lẽ phải, đạo đức công bằng chứ không phải luật lệ nào
Từ thế kỷ 16 các phán quyết của tòa công bằng đã được xuất bản, theo đó các thẩm phán
của tòa công bằng bò ràng buộc bởi bản án đã có trước, giống như các thẩm phán của tòa
thông luât. Bên cạnh đó, sau cuộc cải cách tòa án 1873 -1875, những thẩm phán của tòa
công bằng không còn là linh mục nữa mà là những luật sư được đào tạo ở thông luật nên các
án lệ của tòa công bằng ngày càng cứng nhắc hơn và bản chất của luật công bằng từ thế kỷ
17 đến nay không còn đúng là những nguyên tắc pháp lý được hiểu ở thế kỷ 15 -16.
Như vậy đến đầu thế kỷ 16, hệ thống pháp luật Anh được bổ sung thêm 1 nguồn pháp luật
khác nhằm khắc phục cho những khiếm khuyết của thông luật là luật công bằng.

Mối tương quan giữa luật công bằng và thông luật
Luật công bằng chỉ được xem là 1 bộ phận bổ sung cho thông luật
• Các thẩm phán của tòa công bằng tự nhìn nhận và đưa ra nguyên tắc “luật công bằng
đi sau thông luật” Ỉ luật công bằng ra đời chỉ đóng vai trò hỗ trợ giúp cho thông luật
hoàn thiện hơn. Chỉ khi thông luật không điều chỉnh được hay không điều chỉnh hết thì
luật công bằng mới giải quyết ( Ví dụ khi không có trát, khi phán quyết của thông luật
không thỏa đáng do chỉ có chế tài phạt tiền ). Luật công bằng đưa ra nguyên tắc này
nhằm tránh gây ra xung đột với các tòa án hoàng gia luôn tìm cách bảo vệ sự độc
quyền của mình trong xét xử

• Các phán quyết của tòa công bằng không chỉ được áp dụng trong tòa công bằng mà
còn được các thẩm phán của tòa thông luật tham khảo với tư cách là những lẽ phải, lẽ
công bằng để bổ sung cho “luật”
Tuy nhiên khi giải quyết các vụ việc các thẩm phán của tòa công bằng luôn đặt công bằng
và lẽ phải lên hàng đầu để xem xét vụ việc có xâm phạm đến công lý, đạo đức hay không.
Nếu có thì đơn thỉnh cầu sẽ được chấp nhận. Chính vì thủ tục tố tụng đơn giản đã khiến cho
người có lợi ích bò xâm phạm dễ dàng tiếp cận được với công lý hơn ở tòa thông luật nên uy
tín của tòa công bằng ngày càng cao.
Về pháp lý, từ 1621, viện nguyên lão bắt đầu xem xét các phán quyết của tòa công bằng,
đồng nghóa với việc tòa công bằng đã có vò trí ngang với tòa thông luật.
Như vậy tính đến trước cuộc cải cách tòa án, nước Anh đã có 2 hê thống tòa án tồn tại độc
lập với nhau. Trong đó mỗi tòa án áp dụng 1 thủ tục tố tụng riêng, qui phạm pháp luật riêng.

Giai đoạn sau cải cách tòa án
Thông luật và luật công bằng được xem là 2 bộ phận độc lập có vò trí ngang nhau trong pháp
luật Anh.
Nguyên nhân của cuộc cải cách tòa án :
Mỗi tòa sử dụng 1 thủ tục tố tụng cũng như pháp luật hòan toàn khác nhau đã làm
tăng tính phức tạp vốn có, tốn kém cho người khởi kiện. Do đó trong rất nhiều trường
hợp, nguyên đơn phải thực hiện 2 thủ tục tố tụng khác nhau, trước 2 tòa khác nhau Ỉ
người Anh tiến hành cuộc cải cách tòa án nhằm chấm dứt tính 2 mặt của thủ tục tố
tụng.
Người Anh đã không loại bỏ 1 hệ thống tòa án nào mà thực hiện việc sáp nhập 2 hệ
thống tòa án làm 1 bằng các luật về tổ chức tòa án từ 1873 đến 1875.
Kết quả của cuộc cải cách tòa án :
Đã xóa bỏ sự tồn tại song song của 2 nhánh tòa án, sáp nhập 2 tòa làm 1, chấm dứt
tính 2 mặt của thủ tục tố tụng. Sau cải cách tòa án, nguyên đơn thay vì phải nộp 2 đơn
khác nhau tại 2 tòa khác nhau thì sau cải cách thì chỉ cần nộp 1 đơn tại 1 tòa. Tòa này
vừa có thẩm quyền đối với vụ việc của thông luật vừa có thẩm quyền đối với vụ việc
của luật công bằng. Tuy nhiên những qui đònh của thông luật và luật công bằng vẫn

được áp dụng theo 2 trình tự thủ tục khác nhau ( việc cải cách chỉ là hình thức chứ
không triệt để do vẫn còn 2 thủ tục tố tụng )
Cải cách tòa án đã bãi bỏ hình thức đơn kiện trát, thay vào đó tất cả các vụ việc dù
được tiến hành theo thủ tục nào cũng bắt đầu bằng 1 loại trát chung là trát hầu
tòa.Tuy vậy thực tế vẫn tồn tại vài loại trát và khả năng thắng kiện khi không có lọai
trát tương ứng là rất thấp.
Nếu có sự xung đột giữa thông luật và luật công bằng thì ưu tiên cho luật công bằng song
các thẩm phán ngày nay đều có thái độ xem thường luật công bằng, nhất là các nguyên tắc
của luật công bằng được xây dựng từ thế kỷ 15 – 16.

2.2 Đặc trưng của luật công bằng
Về cơ bản, giống như thông luật, luật công bằng được tạo ra bởi các thẩm phán chứ không
phải bởi con đường lập pháp. Tuy nhiên, ban đầu luật công bằng ra đời với mục đích bổ sung
cho thông luật nên có 1 số đặc trưng sau
• Luật công bằng có 1 hệ thống các phương tiện pháp lý hoàn toàn mới mẻ, linh hoạt,
mềm dẻo giúp cho bên bò xâm phạm dễ dàng có được công lý.
Tính mềm dẻo : không bò ràng buộc bởi án lệ, chỉ dựa trên công bằng Ỉ vì luật
công bằng là quan điểm của cá nhân thẩm phán
Tính mới mẻ, linh hoạt : có thêm 3 công cụ mới là tuyên bố quyền của bên
nguyên, buộc bên bò thực hiện 1 hành vi nào đó, cấm bên bò thực hiện 1 hành vi
nào đó
Nhờ những giải pháp pháp lý của tòa công bằng mà những qui đònh về ủy thác ( trust :
giao tài sản cho người khác quản lý ) phát triển mạnh
• Thủ tục tố tụng và hệ thống chứng cứ của tòa công bằng khác với tòa thông luật
Tổ chức nhân sự của tòa công bằng đơn giản hơn tòa thông luật. Ví dụ : không
sử dụng bồi thẩm đoàn (bồi thẩm đoàn sẽ quyết đònh có tội hay không, thẩm
phán của tòa thông luật chỉ là trọng tài không tiến hành xét hỏi )
Thẩm phán của tòa công bằng sẽ đưa ra quyết đònh thông qua quá trình xét hỏi
bò đơn mà không có sự tham gia của bồi thẩm đoàn
Thủ tục tố tụng của tòa công bằng đơn giản hơn tòa thông luật ( đã giải thích

trước đây )
Về mặt chứng cứ, nếu như thông luật xem tố tụng như 1 cuộc đấu giưa các bên
liên quan đến vụ việc, trong đó thẩm phán chỉ đóng vai trò là trọng tài ( các bên
phải tự đưa ra chứng cứ không bên nào bắt buộc được bên kia trình ra ), thì thẩm
phán của tòa công bằng có thể can thiệp và bắt buộc các bên trình ra chứng cứ
• Luật công bằng có 1 số nguyên tắc không có bên thông luật : “ luật công bằng đi sau
thông luật “, “ người gõ cửa tòa công bằng phải có bàn tay sạch “ ( người đi khởi kiện
phải tự đảm bảo mình chỉ hành động theo lẽ phải, công bằng )
Tóm lại, các nguyên tắc của tòa công bằng cho thấy các thẩm phán thực hiện công việc vì
công lý và không có kỳ vọng thay đổi các qui phạm của thông luật. Nhờ vậy, luật công bằng
đã vượt qua sự cản trở để tạo ra 1 hệ thống pháp luật mới song song tồn tại với thông luật


3 Luật thành văn
3.1 Đặc điểm
Luật thành văn là nguồn quan trọng thứ 2 sau án lệ. Luật thành văn của Anh bao gồm các
đạo luật do nghò viện Anh ban hành và các văn bản dưới luật do cơ quan hành pháp ban
hành
Từ sau cuộc cách mạng tư sản Anh ở thế kỷ 17, nghò viện Anh trở thành cơ quan quyền lực
tối cao và luật thành văn do nghò viện ban hành có giá trò pháp lý cao nhất
Chú ý Chỉ luật thành văn do nghò viện ban hành có giá trò pháp lý cao hơn án lệ
Tuy vậy luật thành văn chỉ điều chỉnh 1 phạm vi nhỏ hẹp các quan hệ xã hội chưa có án lệ
điều chỉnh hay các lónh vực mới hoàn toàn xa lạ với thông luật như : bảo hiểm xã hội, giáo
dục, y tế ( có vai trò bổ sung cho thông luật do nghò sỹ có thể chủ động hơn thẩm phán trong
việc soạn thảo luật có tầm bao quát, có tính toàn diện, tính dự đoán cao hơn )

3.2 Mối tương quan giữa án lệ và luật thành văn
Về pháp lý, luật do nghò viện ban hành có giá trò tối cao nên nếu xảy ra xung đột giữa án lệ
và luật thành văn thì phải áp dụng luật thành văn
Nhưng về thực tế, án lệ vẫn chiếm vò trí quan trọng nhất trong cấu trúc nguồn luật của pháp

luật Anh vì những lý do sau
• Luật do nghò viện ban hành nhưng người áp dụng lại là các thẩm phán. Các thẩm phán
Anh vừa có chức năng xét xử vừa có chức năng giải thích pháp luật ( án lệ và luật
thành văn ). Các thẩm phán luôn có tư tưởng cho rằng văn bản pháp luật tạo ra 1 sự
can thiệp từ ngoài vào pháp luật “thông thường” làm cho pháp luật bò thay đổi theo
chiều hướng xấu đi nên các thẩm phán Anh thường cố gắng giải thích luật thành văn
theo hướng hạn chế tối đa việc áp dụng chúng ( do vậy Nghò viện thường phải soạn
thảo luật với các qui đònh rất tỉ mỉ, chi tiết )
• Các luật gia Anh thường có thái độ xem nhẹ với các văn bản pháp luật. Do đó qui
phạm pháp luật chỉ được họ áp dụng nếu như nó đã được áp dụng và giải thích bởi 1
án lệ trước đó. Và lúc này, thẩm phán lại tìm đến các án lệ có dẫn chiếu đến pháp
luật thành văn chứ không phải bản thân các văn bản có chứa qui phạm pháp luật đó
Tương quan giữa pháp luật thành văn với án lệ sẽ thay đổi theo hướng pháp luật thành văn
sẽ ngày càng chiếm ưu thế hơn so với án lệ do Anh gia nhập EU năm 1972 và phải thể chế
hóa các qui phạm pháp luật, các bản án của EU trên cơ sở tôn trọng quan điểm của các nước
EU.

II Hệ thống tòa án Anh
1 Các đặc trưng cơ bản
• Hệ thống tòa án của Anh không có sự phân đònh rõ ràng về thẩm quyền xét xử ( 1 tòa
có thể xét xử cả dân sự và hình sự ), không có sự phân đònh rõ ràng về cấp xét xử ( 1
tòa có thể vừa xét xử sơ thẩm, vừa xét xử phúc thẩm )
• Không có nguyên tắc rõ ràng trong việc thiết lập hệ thống tòa án. Ở các tòa án cấp
thấp thì thiết lập theo nguyên tắc khu vực nhưng các tòa án cấp cao chủ yếu tập trung
tại London
• Cấu trúc của tòa án Anh nếu nhìn từ góc độ của các luật gia châu Âu lục đòa thì không
được xem là 1 hệ thống tòa án thống nhất vì nó bao gồm nhiều nhánh tòa độc lập
Tòa tối cao
Tòa phúc thẩm ( court of appeal )
Tòa vành móng ngựa ( Crown court )

Mỗi tòa có 1 luật riêng qui đònh thẩm quyền của tòa án đó, qui đònh qui chế tố tụng
của mỗi tòa án do chính tòa án đó qui đònh
• Tòa án Anh áp dụng mô hình tố tụng tranh tụng chứ không phải mô hình tố tụng thẩm
vấn. Việc tiến hành tố tụng về nguyên tắc là trách nhiệm của các bên ( luật sư của
các bên ). Đây gọi là nguyên tắc phản biện trong tố tụng dân sự và buộc tội trong tố
tụng hình sự
• Chế độ bổ nhiệm thẩm phán của Anh khá phức tạp, thẩm phán của Anh thường được
bổ nhiệm từ luật sư tranh tụng, luật sư tư vấn và 1 số người có uy tín. Tuy nhiên chủ
thể bổ nhiệm thẩm phán sẽ khác nhau ở các cấp tòa khác nhau và với các loại thẩm
phán khác nhau.
• Chính vì thủ tục tố tụng của Anh phức tạp chi phí cao nên hầu hết các tranh chấp về
dân sự và thương mại thường đưa ra giải quyết bằng thủ tục ngoài tư pháp : trọng tài,
hòa giải

2 Cấu trúc hệ thống tòa án Anh
Khả năng tạo ra án lệ là tiêu chí để phân biệt tòa án cấp cao và tòa án cấp thấp

Viện nguyên lão
( House of lord ) Viện cơ mật
( Privy council )

Tòa án tối cao, bao gồm 3 tòa
Tòa phúc thẩm
Tòa cấp cao, bao gồm 3 tòa ( Court of appeal ) Tòa hình sự trung ương
( High of court ) ( Crown court )
Tòa nữ hoàng Tòa công bằng or công lý Tòa gia đình
( Queen’s Brench Division ) ( Chancery Division ) ( Family division )


Tòa đòa hạt ( county court ) Tòa đại pháp quan ( Magistrate’s court )



Cải cách tháng 10/2009 Viện nguyên lão + Viện cơ mật Ỉ Tòa án tối cao

Tòa đòa hạt xử chủ yếu dân sự, nhưng có thể xử hình sự
Tòa đại pháp quan xử chủ yếu hình sự, nhưng cũng có thể xử dân sự
High of court, Crown court Ỉ Court of appeal
County court Ỉ Court of appeal
Magistrate Ỉ Queen brench division or Crown court

2.1 Tòa cấp thấp ( county court và Magistrate court )
Đặc trưng
Được hình thành theo nguyên tắc khu vực ( phụ thuộc vào số lượng vụ việc phải giải
quyết )
Các tòa có thẩm quyền sơ thẩm đối với các vụ việc dân sự đơn giản liên quan đến hôn
nhân gia đình và các tội phạm hình sự ít nghiêm trọng ( 98% vụ hình sự hiện nay được
giải quyết ở tòa pháp quan )
Thủ tục xét xử đơn giản, không cần có bồi thẩm đoàn ( thẩm phán, luật sư có thể mặc
thường phục )
Các phán quyết của tòa này không bao giờ trở thành án lệ

2.1.1 Tòa đòa hạt
Thẩm quyền
Có thẩm quyền đối với các vụ việc dân sự, ngoài ra có 1 số vụ việc liên quan đến
cảnh sát. Các vụ việc dân sự bao gồm
Vụ việc liên quan đến việc kiện đòi nhà đất trong khu vực ( nguyên đơn có thể
khởi kiện ở bất kỳ tòa khu vực nào )
Các vụ bồi thường về thương tật
Các vụ liên quan đến vi phạm hợp đồng
Điều kiện :

Tất cả các vụ việc dân sự phải có giá trò tranh chấp nhỏ hơn 50,000 bảng Anh. Các vụ
việc còn lại sẽ chuyển lên cho tòa cấp cao ( High of Court ) trừ trường hợp các bên có
thỏa thuận khác ( ví dụ thỏa thuận chỉ sử dụng tòa cấp thấp )
Thẩm phán
Xét xử các vụ việc là các thẩm phán không chuyên, được hỗ trợ bởi thư ký được đào
tạo bài bản, có kiến thức pháp luật. Thẩm phán của tòa này là do nữ hoàng bổ nhiệm
từ luật sư bào chữa có hơn 10 năm kinh nghiệm hay luật sư tư vấn
Thẩm phám có nhiệm kỳ suốt đời và chỉ bò đại pháp quan miễn nhiệm trong trường
hợp mất năng lực hay có dấu hiệu sai trái
Phán quyết của tòa có thể bò kháng cáo kháng nghò đến tòa cấp cao hay tòa phúc thẩm

2.1.2 Tòa pháp quan
Thẩm quyền
Tòa này có thẩm quyền đối với các vụ việc dân sự và hình sự, tuy nhiên chủ yếu vẫn
là các vụ việc hình sự
Trong lónh vực hình sự, tòa này có thẩm quyền đối với các tội ít nghiêm trọng, tội
phạm vò thành niên, các vụ vi phạm luật giao thông ( các vụ vi phạm nhỏ mà bò cáo
đồng ý nhận tội và nộp phạt qua đường bưu điện để tránh phiền hà )
Ngòai ra tòa này có thẩm quyền xét xử đối với các tội tương đối nghiêm trọng do bò
cáo có thể lựa chọn tòa này hay tòa hình sự trung ương
Tòa này cũng có thẩm quyền xét xử đối với các vụ việc dân sự nhỏ liên quan đến
nghóa vụ tài chính với nhà nước như bảo hiểm quốc gia, lệ phí sử dụng dòch vụ công
cộng hay vụ việc dân sự liên quan đến hôn nhân gia đình
Ghi chú các tòa Anh không có sự phân đònh rõ ràng về thẩm quyền xét xử
Thẩm phán
Có 2 loại thẩm phán
Thẩm phán hòa giải ( thẩm phán hòa bình ) : thường làm việc tại các tòa nằm
ngoài phạm vi London. Chủ tòch thượng viện sẽ bổ nhiệm thẩm phán hòa bình
từ những người có uy tín đòa vò trong xã hội, họ có nhiệm kỳ suốt đời, làm việc
nửa ngày và không được hưởng lương

Thẩm phán hưởng lương : làm việc cho các tòa pháp quan ở London, do nữ
hoàng bổ nhiệm trong số các luật sư bào chữa hay luật sư tư vấn đã có ít nhất 7
năm kinh nghiệm theo đề nghò của chủ tòch thưiợng viện. Họ làm việc cả ngày,
được hưởng lương và có nhiệm kỳ suốt đời
Hội đồng xét xử của tòa này trong phạm vi London được thực hiện bởi 1 thẩm phán và
1 thư ký trợ giúp. Hội đồng xét xử của tòa ngoài phạm vi London bao gồm tối thiểu là
2 người và tối đa 7 người
Phán quyết của tòa này có thể được kháng cáo kháng nghò ở tòa hình sự trung ương hay tòa
nữ hoàng

2.2 Tòa cấp cao ( chính là tòa án tối cao )
Vò trí pháp lý
Khác với các nước khác, tòa án tối cao Anh không phải là tòa án cao nhất trong hệ
thống tòa án. Tòa án tối cao Anh bao gồm 3 bộ phận : tòa nữ hoàng, tòa công bằng,
tòa hình sự trung ương.
Tuy nhiên vò trí và cơ cấu tổ chức của tòa tối cao sẽ thay đổi theo đúng nghóa là tòa án
cao nhất, là cấp xét xử cuối cùng trong hệ thống tòa án Anh khi luật cải tổ Hiến pháp
Anh có hiệu lực vào tháng 10/2009. Theo luật này tòa án tối cao sẽ đảm nhiệm tòan
bộ chức năng xét xử của ủy ban phúc thẩm nghò viện ( Viện nguyên lão )
Ngoài ra, các tòa này đều tập trung ở các thành phố lớn, đặc biệt là London
Thẩm quyền
Thẩm quyền của tòa này có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ Anh mà không bò giới hạn
bởi khu vực dân cư như các tòa cấp thấp
Thẩm phán
Tất cả các thẩm phán của tòa cấp cao đều là các thẩm phán chuyên nghiệp được bổ
nhiệm từ các luật sư bào chữa, tiến hành xét xử theo nguyên tắc tập thể
Bồi thẩm đoàn được sử dụng trong 1 số trường hợp
Các tòa này có khả năng tạo ra án lệ

đặc trưng để phân biệt tòa cấp cao, cấp thấp


2.2.1 Tòa nữ hoàng
Tòa nữ hoàng vừa thực hiện chức năng sơ thẩm các vụ việc dân sự và phúc thẩm các
vụ việc hình sự chuyển lên từ các tòa khác
Bồi thẩm đoàn được sử dụng trong tòa này ở 1 số vụ việc
Tòa nữ hoàng gồm 2 tòa : tòa thương mại và tòa hàng hải

Tòa công bằng
Tòa này chuyên giải quyết các vấn đề thuộc lónh vực luật kinh doanh, ủy thác, luật tài
sản và luật đất đai. Ngoài ra tòa này thụ lý đối với tất cả các kháng cáo kháng nghò về
thuế

Tòa gia đình
Tòa này chuyên giải quyết các vụ việc liên quan ly dò, nuôi con, tài sản, điều trò bệnh
cũng như tất cả các vụ việc liên quan đến sức khỏe và lợi ích trẻ em; độc quyền xét
xử vụ việc liên quan giám hộ trẻ em
Phán quyết do tòa cấp cao đưa ra, nếu về dân sự thì sẽ chuyển lên tòa phúc thẩm về
dân sự của tòa phúc thẩm ( trực thuộc tòa phúc thẩm ) nếu về hình sự thì chuyển trực
tiếp lên viện Nguyên lão
Chỉ 10% án lệ của tòa tối cao được công bố

2.2.2 Tòa phúc thẩm
Trong nhóm tòa tối cao, tòa phúc thẩm đứng trên 2 tòa còn lại
Để thực hiện chức năng của mình, tòa phúc thẩm có 2 bộ phận
2.2.2.1 Bộ phận tòa dân sự
Những vụ việc chuyển lên từ tòa cấp cao, tòa đòa hạt và 1 số cơ quan tài phán
khác : cơ quan tài phán lao động, đất đai, tò nạn và nhập cư
2.2.2.2 Tòa hình sự
Chỉ phúc thẩm các bản án của tòa hình sự trung ương
Khả năng tạo ra án lệ : có 25% các bản án của tòa này sẽ trở thành án lệ


2.2.3 Tòa hình sự trung ương
Có thẩm quyền xét xử cả sơ thẩm và phúc thẩm đối với các vụ việc hình sự nghiêm
trọng và các vụ việc được chuyển lên từ tòa pháp quan
Khi xét xử sơ thẩm các vụ việc hình sự nghiêm trọng thì đòi hỏi phải có sự tham gia
của bồi thẩm đoàn gồm 12 thành viên để xem xét có nên buộc tội hay không
Khả năng tạo ra án lệ : tòa này không tạo ra án lệ
Nhận đònh sai : tất cả các tòa cấp cao đều có thể tạo ra án lệ

2.3 Ủy ban phúc thẩm của nghò viện ( House of Lords, Viện nguyên lão )
Viện nguyên lão không phải là 1 tòa án nằm trong hệ thống tòa án Anh nhưng lại là cấp xét
xử cao nhất.
Thành phần viện nguyên lão gồm có :
Đại chưởng ấn, thượng nghò sỹ được hưởng lương để giúp thượng nghò viện xét xử
phúc thẩm, các thượng nghò sỹ phụ trách về tư pháp trong nghò viện
Thẩm quyền của viện
Trong lónh vực dân sự : có thẩm quyền xem xét đối với các phán quyết của tòa tối
cao, các phán quyết của tòa án tối cao Scotland, các phán quyết của tòa án tối cao
Bắc Ireland ( bằng cách sử dụng pháp luật của Scotland, Ireland để xét xử, nhưng sẽ
không hình thành nên án lệ. Nếu phù hợp thì có thể tham khảo mà thôi )
Trong lónh vực hình sự : có thẩm quyền xem xét đối với các phán quyết của tòa án tối
cao của Anh và xứ Wales, các bản án hình sự của tòa Bắc Ailen ( không xét xử phúc
thẩm bản án Scotland )
Điều kiện để thụ lý
đơn kháng cáo phải có giấy phép kháng cáo do chính tòa án đã ra phán quyết cấp hay
do Viện nguyên lão cấp. Tuy nhiên, đối với các vụ án hình sự thì bên kháng cáo phải
có xác nhận của tòa cấp dưới rằng vụ án bò kháng cáo có liên quan đến cộng đồng, xã
hội
Khả năng tạo ra án lệ ;
¾ bản án của viện nguyên lão sẽ trở thành án lệ. Án lệ của viện Nguyên lão có khả

năng ràng buộc tất cả các tòa cấp dưới và ngay cả Viện nguyên lão.
Nhưng từ năm 1966, viện Nguyên lão đã tự cởi trói khỏi nguyên tắc Stare decisis Ỉ
nhằm cởi trói cho thông luật, tạo ra án lệ mới phù hợp với điều kiện tình hình mới.
Ghi chú Nguyên tắc Stare decisis ra đời vào thế kỷ 19 do gặp phải sự cạnh
tranh chưa từng có của luật thành văn ( cái tôi của thẩm phán Anh quá lớn nên
có thể phá vỡ thông luật )
Viện nguyên lão hoạt động như 1 tòa thượng thẩm nghóa là nó có thể tự giữ nguyên, hay hủy
bỏ quyết đònh phúc thẩm mà không đưa ra bản án để thay thế. Các bản án bò hủy, viện
nguyên lão sẽ trả lại cho chính tòa án đã xét xử sơ thẩm kèm theo quan điểm của mình

2.4 Hội đồng cơ mật
Xét xử các vụ án ở các thuộc đòa, phán quyết chỉ có hiệu lực ở các thuộc đòa
Không thể trở thành án lệ nhưng vẫn có giá trò tham khảo rất cao do viện cơ mật bao
gồm những thẩm phán có uy tín nhất, giỏi nhất của Anh

3 Án lệ của hệ thống tòa án Anh
3.1 Các cách hiểu về án lệ
Có 2 cách hiểu chủ yếu
Án lệ là 1 phương thức làm luật của thẩm phán
Án lệ bao gồm các qui tắc đã được lập ra trong 1 bản án ban hành trước đó, có giá trò
ràng buộc đối với thẩm phán khi có sự tương tự về mặt tình tiết.
Tóm lại án lệ được hiểu là bản án đã có hiệu lực pháp luật trong đó có chứa đựng các qui
tắc pháp lý do tòa án ban hành, được sử dụng để làm khuôn mẫu cho những vụ việc về sau
nếu có sự tương tự về mặt tình tiết

3.2 Cấu trúc của án lệ
Bản án thường có 2 phần : phần lập luận và phần phán quyết
Phần lập luận hay còn gọi là phần giải thích cho việc đi đến quyết đònh mới được xem là án
lệ. Phần lập luận lại bao gồm 2 bộ phận :
Phần lý do để ra quyết đònh ( Ratio decidendi ) : là bộ phận có tính ràng buộc đối với

các thẩm phán
Phần nhận xét bình luận ( Orbiter dictum ) : nhận xét mang tính cá nhân của thẩm
phán, không có tính ràng buộc

3.3 Điều kiện để 1 bản án trở thành án lệ
Bản án phải thỏa mãn các điều kiện sau
Bản án phải tuyên bởi tòa án có thẩm quyền tạo ra án lệ
Bản án phải có hiệu lực pháp luật
Bản án phải đảm bảo về hình thức ( tên gọi rõ ràng, cấu trúc mạch lạc )
Nội dung bản án phải có tính mới
Bản án phải được công bố

3.4 Phương thức vận hành của án lệ
Án lệ có 2 phương thức vận hành : theo chiều ngang và theo chiều dọc
Theo chiều dọc : án lệ của tòa án cấp trên sẽ có giá trò ràng buộc đối với các tòa cấp
dưới . Án lệ của viện nguyên lão có giá trò với tất cả các tòa. Án lệ của tòa phúc thẩm
có giá trò với tất cả các tòa cấp dưới thuộc quyền phúc thẩm của tòa này, trừ tòa hình
sự. Án lệ của tòa cấp cao ( high of court ) có giá trò ràng buộc đối với tất cả các tòa
cấp dưới
Theo chiều ngang : là việc tòa án bò ràng buộc bởi chính các án lệ do mình đã tạo ra (
hiện nay chỉ tòa phúc thẩm Anh vận hành theo chiều ngang )
Ghi chú : Mỹ chỉ có thể vận hành theo chiều dọc

III Nghề luật tại Anh
Gíao trình đại học luật Hà nội
Thẩm phán
Luật sư Ỉ quan trọng do tất cả đều xuất phát từ luật sư
Phân loại : Trước 1990, bao gồm luật sư bào chữa và luật sư tư vấn Ỉ tạo sự chuyên môn
hóa cao nhưng quá trình tố tụng phức tạp, chi phí cao
Qúa trình đào tạo của 2 loại luật sư này cũng khác nhau, chú trọng đến kỹ năng hành nghề

Đào tạo dạng nghề kèm nghề

Ghi chú Mỹ không phân loại luật sư
Thẩm phán Mỹ có thể được bổ nhiệm từ các đối tượng khác : giáo sư, học giả …

Ghi chú
Common law có thể được hiểu theo 5 nghóa
“Luật chung” được áp dụng trên toàn nước Anh, để phân biệt với các tập quán mang
tính đòa phương ( 1066 – 1485 )
“Luật” bao gồm common law dùng để phân biệt với equity law
“Án lệ” bao gồm cả common law và equity law, để phân biệt với luật thành văn
“Toàn bộ hệ thống pháp luật Anh”, bao gồm của common law, equity law, luật thành
văn, tập quán … để phân biệt với các hệ thống pháp luật quốc gia khác trên thế giới
“Hệ thống pháp luật bắt nguồn từ thông luật Anh” để phân biệt với hệ thống pháp luật
châu Âu lục đòa.
Câu hỏi
So sánh cơ chế bảo hiến của Pháp và Mỹ
Cơ quan phụ trách
Văn bản qui đònh Pháp HP 1958
Thời điểm, hậu quả, thời hạn, ưu nhược điểm, thành phần



HỆ THỐNG PHÁP LUẬT MỸ

×