Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Bài thảo luận môn kinh tế vĩ mô pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.19 KB, 8 trang )

Đề tài thảo luận Môn: Kinh Tế Vĩ Mô
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KIỀM CHẾ LẠM PHÁT MÀ
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM ĐÃ THỰC HIỆN ĐỂ KIỀM CHẾ LẠM PHÁT
I. Những vấn đề cơ bản về lạm phát
a).Khái niệm:
- Lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá trung bình theo thời gian.
- Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trung bình hay giảm sức mua của đồng tiền.
- Trong phạm vi toàn cầu, khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền
tệ so với các loại tiền khác.
b).Nguyên nhân gây ra lạm phát trên lý thuyết gồm:
- Lạm phát do cầu kéo: Là do sự tăng lên liên tục của tổng cầu. Tốc độ tăng của tổng cầu nhanh
hơn tốc độ tăng của tổng cung.
Ban đầu nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng tại E(Y
*
;P
0
) tại đây tổng cung của nền kinh tế
bằng với tổng cầu. Khi tổng cầu tăng lên làm cho đường tổng cầu dịch chuyển từ AD
1
AD
0
lúc này nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng mới tại E
1
(Y
1
; P
1
) sản lượng tăng từ Y
*
Y


1
đồng
thời giá cũng tăng lên từ P
0
P
1
và gây ra lạm phát.
Nhóm 12 lớp K5-HQ1A Đại Học Thương Mại
E
1
E
0
AS
L
AS
L1
Y
*
Y
1
Y
AD
1
AD
0
0
P
P
1
P

0
Đề tài thảo luận Môn: Kinh Tế Vĩ Mô
Lạm phát do chi phí đẩy: Do giá của các yếu tố đầu vào tăng đặc biệt là các yếu tố đầu vào
cơ bản làm tổng cung suy giảm dẫn đến giá tăng
Ban đầu nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng tại E(Y
*
;P
0
) tại đây tổng cung của nền kinh tế
bằng với tổng cầu. Khi các yếu tố đầu vào tăng lên làm cho tổng cung giảm và đường tổng cung
dịch chuyển từ AS
L0
AS
L1
lúc này nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng mới tại E
1
(Y
1
; P
1
) sản
lượng giảm từ Y
*
Y
1
đồng thời giá cũng tăng lên từ P
0
P
1
và gây ra lạm phát.

- Lạm phát dự kiến: Giá cả tăng đều với một tỷ lệ tương đối ổn định và mọi người có thể dự
tinhd trước được mức độ tăng của nó.
- Lạm phát do tiền: Mức cung tiền tăng lên làm cho tổng cầu tăng và lạm phát cũng tăng cao.
c).Tác hại của lạm phát
- Nếu lạm phát ở mức 2 – 5% sẽ có tác dụng kích thích sản xuất, bôi trơn nền kinh tế, giúp nền
kinh tế tăng trưởng.
- Nếu ở mức quá cao sẽ gây nên rất nhiều hậu quả:
+ Phân phối lại, thu nhập và của cải một cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân, tập đoàn, các giai
tầng trong xã hội.
+ Có những biến động về cơ cấu sản xuất và việc làm trong nền kinh tế.
+ Dẫn tới sự phản ứng mạnh mẽ của các tầng lớp dân cư, sự phản ứng của công chúng xuất phát
từ vấn đề kinh tế này có thể tác động tới sự ổn định về chính trị của một quốc gia.
Do đó phản ứng kinh tế vĩ mô của các chính phủ là tìm mọi biện pháp chống lạm phát và kiềm
chế lạm phát cho dù cái giả phải trả là rất cao.
d). Biện pháp
Để giảm lạm phát chính phủ có thể sử dụng chính sách tài khóa chặt và chính sách tiền tệ thắt
chặt, ngoài ra chính phủ còn phải kiểm soát mức cung tiền trong lưu thông.
Nhóm 12 lớp K5-HQ1A Đại Học Thương Mại
E
1
E
0
AS
L
AS
L1
AS
L0
AD
0

P
P
1
P
0
Y
1
Y
*
Y
Đề tài thảo luận Môn: Kinh Tế Vĩ Mô
II. Tình hình lạm phát ở Việt Nam thời gian qua.
1. Diễn biến lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua.
Ta có bảng số liệu tỷ lệ lạm phát từ 2001 đến 2008 (Đơn vị %)
Chỉ tiêu Năm
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Tỷ lệ tăng GDP 6.89 7.08 7.24 7.7 8.4 8.17 8.48 6.23 5.32
Tỷ lệ lạm phát 0.8 4.0 3.0 9.5 8.4 6.6 12.63 19.89 6.52

2.Nguyên nhân gây lạm phát.
Lạm phát ở Việt Nam do nhiều nguyên nhân như nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp vốn yếu
kém, lạc hậu lại mất cân đối cơ cấu, phụ thuộc nhiều vào yếu tố bên ngoài như: Vốn đầu tư,
nguyên nhiên vật liêu công nghiệp, các dây chuyền sản xuất tiên tiến cụ thể chúng tôi đi phân
tích nguyên nhân gây ra lạm phát trong những năm gần đây.
*. Lạm phát do chi phí đẩy.
- Do giá của các yếu tố đầu vào tăng cao đặc biệt là giá các yếu tố đầu vào cơ bản như vốn
đầu tư, nguyên nhiên vật liệu, giá xăng dầu, lương thực thực phẩm thiết yếu
“4 tháng đầu năm 2008 so với cùng kỳ năm 2007, giá xăng dầu thế giới đã tăng 51,24%, phôi
thép tăng 43%, phân bón tăng 67%, giá ngô tăng 31%, đậu tương tăng 87%, lúa mì tăng
130% ), trong khi đó 70% nhập khẩu của Việt Nam là các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu, máy

móc thiết bị phục vụ sản xuất trong nước; nhiều mặt hàng có tỷ trọng nhập khẩu cao như: xăng
dầu (98%), phôi thép (65% - 70%), nguyên liệu sản xuất thuốc (60%) , phụ thuộc hoàn toàn
vào giá thế giới”
*. Lạm phát do cầu kéo.
-Sự mở rộng mạnh mẽ của nhu cầu chi tiêu, đầu tư tư nhân và công cộng là nhân tố làm cho
tổng cầu tăng nhanh Giá tăng ( theo quy luật cung - cầu).
“ + Thị trường đầu tư toàn XH năm 2007 là 493,6 nghìn tỉ chiếm 43% GDP với số vốn
trực tiếp nước ngoài thực tế đạt 6,4 tỉ USD cao hơn 77% so với năm 2006.
+ Chi tiêu ngân sách chính phủ ngày càng lớn. Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2007 là
399,4 nghìn tỉ đồng vựơt khoảng 11,7% so với dự toán năm. Bội chi ngân sách nhà nước 56,5
nghìn tỉ đồng bằng 4,95% GDP.
*. Lạm phát do tiền tệ.
-Cung ứng lượng tiền quy ước vượt quá mức mà nền kinh tế đòi hỏi, chính sách tiền tệ
được mở rộng trong thời gian dài.
-Quản lý tiền mặt kém hiệu quả: - Tính tới cuối T6/2007 lượng tiền mặt trong lưu thông và
tiền gửi ngân hàng ở VN đã tăng 21,1% so với đầu năm.
Nhóm 12 lớp K5-HQ1A Đại Học Thương Mại
Đề tài thảo luận Môn: Kinh Tế Vĩ Mô
- Cung tiền ở VN tăng mạnh năm 2007 như đã nói ở trên chủ yếu là do vốn nước ngoài chảy
vào tăng đột biến từ đó buộc ngân hàng nhà nước phải đóng vai trò người mua ngoại tệ cuối
cùng và đưa thêm tiền vào lưu thông cùng với chính sách NEO tỉ giá đồng USD nên ngân hàng
nhà nước đã tăng dự trữ ngoại hối từ 11,5 tỉ USD năm 2006 lên 21,6 tỉ USD năm 2007.
*.Một số nguyên nhân khác.
- Do sự tích tụ lạm phát từ những năm trước đó cộng với chính sách kinh tế vĩ mô của những
năm trước chưa triệt để, lạm phát tích tụ và tăng cao vào những năm 2007 – 2008.
- Vòng xoáy lạm phát: Do sự tăng lên liên tục của tổng cung và tổng cầu trong dài hạn nên tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời kéo theo sự gia tăng không ngừng của mức giá. Nhưng
tổng cung (năng lực sản xuất) tăng chậm hơn so với mức độ tăng của tổng cầu nên đã đẩy mức
giá tăng cao hơn đáng kể.
-Do VN gia nhập WTO, đang trong quá trình hội nhập sâu và rộng nên cũng chịu ảnh hưởng

từ nhiều nền kinh tế khác.
3.Tác động của lạm phát đến nền kinh tế Việt Nam.
Từ những nguyên nhân trên đã gây ra tình trạng lạm phát cao ở nước ta trong những năm gần
đây cụ thể là:
+ Năm 2007, chỉ số CPI nước ta tăng 12.63% đặc biệt là những tháng cuối năm.
+ Năm 2008, chỉ số CPI liên tục tăng đến cuôi năm đạt 19.89%.
+ Năm 2009, chỉ số CPI đạt 6.52%.
III. Các chính sách kiểm soát lạm phát ở Việt Nam.
1. Mục tiêu của chính phủ
Nhóm 12 lớp K5-HQ1A Đại Học Thương Mại
Đề tài thảo luận Môn: Kinh Tế Vĩ Mô
Đứng trước tình hình lạm phát ngày càng gia tăng. Ngày 17/4/2008, Chính phủ đã ban
hành Nghị quyết 10/2008/NQ-CP nhằm đạt được những nhiệm vụ và mục tiêu kiềm chế lạm
phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, trong
đó kiềm chế lạm phát là mục tiêu ưu tiên hàng đầu.
2. Các chính sách cụ thể mà chính phủ Việt Nam đã sử dụng trong mấy năm gần đây.
Chính phủ yêu cầu là thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ động, linh hoạt trong việc sử dụng các công cụ chính
sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán và tổng
dư nợ tín dụng. Sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để giảm dần lãi suất huy động
theo hướng thực hiện chính sách lãi suất thực dương. Tăng cường kiểm soát và giám sát chặt
chẽ hoạt động của các ngân hàng thương mại để bảo đảm việc tuân thủ đúng các quy định về
huy động, cho vay và chất lượng tín dụng. Cụ thể:
“Để hút bớt tiền ra khỏi lưu thông, 13/2/2008 thống đốc NHNH đã ban hành quyết định 346
về việc ban hành tín phiếu NHNN với tổng giá trị 20300 tỉ VNĐ dưới hình thức bắt buộc đối với
các NHTM. Nên lượng tiền được rút khỏi lưu thông khoảng 40000 – 60000 tỉ VNĐ.
+Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc ( r
b
). Giữa năm 2007 r
b

là 10% tăng gấp 2 lần so với trước đó
(2005)và đến 16/1/2008 thống đốc NHNN lại ra quyết định về việc tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc
1% với các NHTM để hạn chế tăng trưởng tín dụng. 30/1/2008 NHNN đã thông báo điều
chỉnh tăng các mức lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu áp dụng từ 1/2/2008
Cụ thể: - Lãi suất sơ bản từ 8,25%/ năm tăng lên 8.75%/ năm
- Lãi suất tái cấp vốn từ 6,5%/ năm tăng lên 7,5%/ năm
- Lãi suất chiết khấu từ 4,5%/ năm tăng lên 6%/ năm
Sang năm 2009, để kiềm chế lạm phát chặt chễ hơn chính phủ đã phát hành 55.000 tỷ
trái phiếu, đưa ra mức lãi suất cơ bản là 7%/năm và tăng lãi suất cho vay lên tối đa là
10,5%/năm để giảm đầu tư.”
Đồng thời, Chính phủ cũng điều chỉnh chính sách tài khóa theo hướng kiểm soát chặt chẽ,
nâng cao hiệu quả chi tiêu công gồm tăng thu ngân sách vượt dự toán, giảm chi phí hành chính.
Các hạng mục đầu tư sẽ được rà soát chặt chẽ. Cắt bỏ công trình đầu tư kém hiệu quả, tập trung
vốn cho những công trình sắp hoàn thành. Cụ thể: “ Chính phủ yêu cầu các cơ quan nhà nước
cắt giàm 10% chi tiêu công hành chính, (số tiền tiết kiệm do cắt giảm chi tiêu hành chính lên tới
Nhóm 12 lớp K5-HQ1A Đại Học Thương Mại
Đề tài thảo luận Môn: Kinh Tế Vĩ Mô
300 tỷ VND). Bên cạnh đó chính phủ cũng yêu cầu các cán bộ, địa phương xác định các công
trình kém hiệu quả, công trình chưa thực sự cần thiết để có biện pháp xử lý. Kết quả đầu năm
2008 gần 2000 dự án với tổng số vốn 599 tỷ VND bị ngừng chi.
Song song với 2 nhóm biện pháp nêu trên, Chính phủ cũng yêu cầu tập trung sức phát triển
sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hóa; Đẩy
mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu; Triệt để thực hành tiết kiệm
trong sản xuất và tiêu dùng; đồng thời tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống và sản
xuất của nhân dân, mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội và đẩy mạnh thông
tin và tuyên truyền một cách chính xác, ủng hộ các chủ trương, chính sách của Nhà nước trên
lĩnh vực nhạy cảm này, tránh thông tin sai sự thật có tính kích động, gây tâm lý bất an trong xã
hội.
3. Phân tích kết quả kiểm soát lạm phát ở Việt Nam.
Trong năm 2008 CPI ở ba quí đầu năm liên tục tăng cao tuy nhiên với việc phát hành 20.300

tỷ tín phiếu bắt buộc thì lượng tền trong lưu thông đã giảm khoảng 40.000-60.000 tỷ VND. Bên
cạnh đó việc chính phủ yêu cầu cắt giảm 10% chi tiêu hành chính đã tiết kiệm đươc hơn 300 tỷ
VND và ngừng chi cho các công trình kém hiệu quả, các dự án chưa cần thiết số tiền khoảng
599 tỷ VND. Thì CPI ở quí IV năm đã giảm xuống so với các tháng trước, tháng 10 giảm
0,19%; tháng 11 giảm 0,76%, tháng 12 giảm 0.86%.
Đến năm 2009 cùng với sụ nỗ lực kiềm chế lạm phát của chính phủ giá tiêu dùng 3/2009 đã
giảm 0.17% so với tháng trước, trong những tháng tiếp theo chỉ số giá có tăng lên nhưng nhờ có
sự kiểm soát chặt chẽ của các chính sách nhằm kiềm chế lạm phát của chính phủ, nền kinh tế
duy trì được xu hướng tăng giảm dần ở tháng 6,7,8 (tháng 6/2009 tăng 0,55%; tháng 7/2009
tăng 0,5%; tháng 8/2009 tăng 0,24%)
Việc kiềm chế lạm phát năm 2009 có thể được coi là đạt kết quả, khi giá tiêu dùng tháng 12
năm nay so với tháng 12 năm trước chỉ tăng 6,52% (nếu tính bình quân năm thì tăng 6,88%),
thấp hơn nhiều so với kế hoạch ban đầu (dưới 15%) cũng như kế hoạch đã được điều chỉnh
(dưới 10%).
Nhóm 12 lớp K5-HQ1A Đại Học Thương Mại
Đề tài thảo luận Môn: Kinh Tế Vĩ Mô
Kết luận
Chúng ta nhận thức rằng quá trình lạm phát không đơn giản ngày một ngày hai. Nó là
vấn đề nan giải mà các nền kinh tế đang cố gắng kiềm chế, nhưng việc xòa bỏ hoàn toàn lạm
phát thì cái giá phải trả không tương xứng với lợi ích đem lại. Do đó,tiếp tục hoàn thiện mục
tiêu chống lạm phát và kìm chế lạm phát là mục tiêu hàng đầu để giữ vững ổn định kinh tế vĩ
mô, an sinh xã hội và phát triển bền vững. Phát huy kết quả đạt được trong những năm qua,
Nhóm 12 lớp K5-HQ1A Đại Học Thương Mại
Đề tài thảo luận Môn: Kinh Tế Vĩ Mô
trong thời gian tới cần thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu là: Nghiên cứu và đề xuất thực hiện các
chính sách bình ổn giá cả thị trường, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát. Tiếp tục nghiên cứu điều
chỉnh mặt bằng giá, quan hệ giá sao cho phù hợp với tình hình sản xuất và chi phí sản xuất, cũng
như quan hệ cung - cầu và sự biến động của giá cả thị trường thế giới.
Chính vì thế đảng và nhà nước phải luôn thận trọng với các chính sách kiềm chế lạm phát như
“chính sách tài khóa thắt chặt, chính sách tiền tệ thắt chặt ” để nền kinh tế nước ta phát triển

vững mạnh làm nền tảng để phát triển khoa học giáo dục, đuổi kịp sự phát triển của các nước
trong khu vực và thế giới.
Nhóm 12 lớp K5-HQ1A Đại Học Thương Mại

×