Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giải phẫu các tuyến nước bọt (Kỳ 1) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.35 KB, 5 trang )

Giải phẫu các tuyến nước bọt
(Kỳ 1)
Bài giảng Giải phẫu học
Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn

Có nhiều tuyến nước bọt đổ vào miệng, nằm rải rác khắp niêm mạc của
miệng. Trong đó có 3 đôi tuyến lớn là tuyến nước bọt mang tai, tuyến nước bọt
dưới hàm và tuyến nước bọt dưới lưỡi.
Về chế tiết, các tuyến nước bọt chia làm 3 loại tuyến:
- Tuyến nước: tuyến nước bọt mang tai
- Tuyến nhầy: tuyến nước bọt dưới lưỡi
- Tuyến hỗn hợp: tuyến nước bọt dưới hàm.
1. TUYẾN MANG TAI (GLANDULA PAROITIDEA)
1.1. Vị trí, kích thước
Là tuyến nước bọt lớn nhất, nặng từ 25 - 26g, nằm phía dưới ống tai ngoài,
giữa ngành lên của xương hàm dưới và cơ ức đòn chũm. Được bọc trong mạc
tuyến mang tai (do mạc cổ nông tạo nên).
1.2. Hình thể ngoài và liên quan
Tuyến hình tháp có 3 mặt, 3 bờ và 2 cực.
- Mặt ngoài: chỉ có da và mạc nông che phủ, trong tổ chức dưới da
có các nhánh mặt của thần kinh tai lớn và các hạch bạch huyết
nông. Mặt này tuyến nằm rất nông nên khi tuyến bị viêm sưng
trông rất rõ (trong bệnh quai bị).
-

1. TM thái dương nông
2. Tuyến nước bọt mang tai
3. Ống Sténon
4. Cơ cắn
5. Nhánh TK số VII
6. Cơ ức đòn chũm


7. Tuyến nước bọt dưới hàm
8. Thân TM giáp rưỡi mặt
9. Tuyến nước bọt dưới rưỡi
10. TK dưới lưỡi
Hình 4.55. Các tuyến nước bọt

- Mặt trước: áp vào bờ sau ngành lên của xương hàm dưới và cơ cắn, cơ
chân bướm trong và dây chằng chân bướm hàm. Mặt này tuyến còn liên
quan với bó mạch hàm trên và dây thần kinh tai thái dương ở ngang mức khuyết
cổ xương hàm dưới.
- Mặt sau: liên quan với mỏm chũm, giáp với bờ trước cơ ức đòn chũm,
bụng sau cơ hai bụng, mỏm trâm và các cơ trâm. Động mạch cảnh ngoài sau khi
lách qua khe giữa cơ trâm lưỡi và cơ trâm móng, nằm ép và đào thành rãnh vào
mặt này rồi chui vào trong tuyến, động mạch và tĩnh mạch cảnh trong ở trong và
sau hơn ngăn cách với tuyến bởi mỏm trâm và các cơ trâm; thần kinh mặt từ lỗ
trâm chăm đi xuống cũng chui vào trong tuyến ở phần sau trên của mặt này.
- Bờ trước: có ống tuyến mang tai thoát ra (ống Sténon). Ở trên ống
tuyến đôi khi gặp tuyến mang tai phụ (có trong khoảng 20% các trường hợp); các
nhánh của dây thần kinh mặt và động mạch ngang mặt thoát ra khỏi tuyến dọc bờ
này.
- Bờ sau: nằm dọc theo tai ngoài, mỏm chũm và bờ trước cơ ức đòn
chũm.
- Bờ trong: là nơi giao tiếp giữa mặt trước và mặt sau, nằm dọc dây
chằng trâm hàm dưới.
- Cực trên: nằm giữa khớp thái dương hàm (ở trước) và ống tai ngoài (ở
sau; liên quan với bó mạch thái dương nông và dây thần kinh tai thái
dương.
- Cực dưới: nằm giữa cơ ức đòn chũm và góc hàm dưới, liên quan ở
trong với tĩnh mạch, động mạch cánh trong và dây thần kinh dưới lưỡi.


×