Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

GIẢI PHẪU CHI TRÊN XƯƠNG KHỚP CHI TRÊN (Kỳ 8) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.52 KB, 6 trang )

GIẢI PHẪU CHI TRÊN XƯƠNG
KHỚP CHI TRÊN
(Kỳ 8)
Bài giảng Giải phẫu học
Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn
2.2.3. Bao hoạt dịch
Là một bao thanh mạc lót mặt trong bao khớp và dính vào hai đầu xương ở
xung quanh sụn bọc.
2.2.4. Liên quan
Ở mặt trước khớp khuỷu liên quan với hai rãnh nhị đầu trong và màng nhị
đầu ngoài và các bó mạch thần kinh lướt qua.
Ở phía sau khớp khuỷu có cơ tam đầu bám,trong rãnh ròng rọc khuỷu có
dây thần kinh trụ lướt qua.

1,2. Các bó của dây chằng bên quay
3. Dây chằng vòng quay
Hình 2.16. Dây chằng vòng quay
2.2.5. Động tác
- Khớp cánh tay trụ quay có động tác gấp duỗi cẳng tay.
- Khớp quay trụ trên và khớp quay trụ dưới có động tác sấp ngửa bàn tay.
2.2.6. Đường vào khớp
Tuỳ theo mục đích của phẫu thuật có các đường vào khớp khác nhau,
nhưng đường rạch an toàn và mở rộng là đường rạch giữa sau (đọc giữa mỏm
khuỷu) không gây tổn thương cho mạch máu thần kinh và dẫn lưu tốt.
2.3. Các khớp nhỏ khác
2.3.1. Khớp quay - trụ dưới
- Diện khớp gồm có chỏm xương trụ có 2 diện khớp, diện ngoài hình cầu
chiếm 2/3 chỏm; diện dưới hình tam giác và diện khuyết trụ của xương quay.
- Bao khớp dính vào bờ trước và sau của dây chằng tam giác và bao
quanh mặt khớp, rồi được tăng cường bởi dây chằng quay trụ trước và sau.
- Dây chằng tam giác là một tấm sụn sợi căng từ mặt ngoài mỏm trâm trụ


tới bờ dưới khuyết trụ, có tác dụng như một đa khớp chêm vào giữa xương trụ và
xương tháp, xương nguyệt ở cổ tay. Vì vậy, trong chấn thương ít khi có sai khớp
quay trụ dưới riêng biệt mà kèm theo có gãy 2/3 dưới xương quay.
- Bao hoạt dịch: lót ở bên trong bao khớp.
- Động tác sấp ngửa cẳng tay. Khi khớp cánh tay - quay hoạt động thì
diện khuyết trụ xương quay lăn quanh chỏm xương trụ biên độ khoảng 1800.
2.3.2. Khớp quay - cổ tay
- Diện khớp: gồm có đầu dưới, mặt dưới xương quay với 2 diện khớp: diện
ngoài hình tam giác khớp với xương thuyền; diện trong hình tứ giác khớp với
xương nguyệt.
- Bao khớp có đặc điểm dày ở trước và 2 bên, mỏng ở sau.
- Dây chằng: khớp có 4 dây chằng
+ Dây chàng bên cổ tay quay đi từ mỏm trâm quay tới xương thuyền.
+ Dây chằng bên cổ tay trụ đi từ mỏm trâm trụ tới xương tháp và đậu.
+ Dây chằng quay cổ tay-gan tay đi từ 2 xương cẳng tay xuống gan tay.
Phần lớn các thớ sợi tụm lại bám vào xương cả.

tháp.
+ Dây chằng quay cổ tay-mu tay từ xương quay tới bàn tay và xương
- Bao hoạt dịch lót trong bao khớp nhưng do bao khớp mỏng ở mặt sau
nên bao hoạt dịch có thể chui qua tạo túi bịt hoạt dịch.
- Động tác chủ yếu là gấp và duỗi, ngoài ra còn có thể khép và dạng. Cổ tay
gấp nhiều hơn duỗi và khép nhiều hơn dạng, do đó các xương cổ tay sát với
nhau khi duỗi, dạng và lỏng lẻo khi gấp, khép.
2.3.3. Khớp bàn tay
Bàn tay có nhiều khớp: các khớp ở cổ tay (giữa các xương cổ tay với nhau),
các khớp cổ tay-đốt bàn tay, các khớp gian đốt bàn tay, các khớp bàn tay-đốt ngón
tay và các khớp gian đốt ngón tay với nhau (đốt ngón gần và xa )

1. Xương quay

2. Khớp quay -
tr
3. Dây chằng
bên
4. Xương thuyền
5. Xương cả
6. Các dây ch
ằng
7. Các dây ch
ằng
8. Dây chằng
bên
9. Đĩa khớp
10. Xương trụ

Hình 2.17. Thiết đồ cắt ngang qua các khớp cảng- bàn tay



×